Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

de thi li 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.72 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỰ NỔI Tóm tắt lý thuyết: 1. Khi nào vật chìm, vật nổi. Gọi P là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy acsimet tác dụng lên vật khi vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng. Vât chìm xuống khi: P > FA Vật nổi lên khi: P < FA Vật lơ lửng trong chất lỏng: P = FA 2. Độ lớn của lực đẩy acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. FA= d.V d: trọng lượng riêng của chất lỏng. V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. * Chú ý: Thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng không phải là thể tích của vật. * Bài tập: 1) Có ba vật nhúng trong một bình đựng chất lỏng nằm ở các vị trí khác nhau như hình vẽ. Hãy vẽ các vec tơ trọng lực và lực đẩy acsimet cho từng trường hợp và giải thích cách vẽ Bài 2: Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước, thấy vật chỉ bị chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi trên mặt nước. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3 3) Một vật có khối lượng 0,75kg và khối lượng riêng 10,5g/cm 3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao?Tìm lực đẩy Acsimet tác dụn lên vật. Biết dnước = 10000N/m3. Bài 4: Một vật có khối lượng riêng D= 400kg/m3 thả trong một cốc đựng nước có khối lượng riêng D’ = 1000kg/m3. Hỏi vật bị chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước? Bài 5: Một cục nước đá có thể tích V=400cm 3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm 3, trọng lượng riêng của nước là dn= 10000N/m3. Bài 6: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy ½ thể tích của vật bị chìm trong dầu. a) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là D = 800kg/m3 b) Biết khối lượng của vật là 0,28kg. Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật? Bài 7: Một cục nước đá có thể tích V = 360cm3, nổi trên mặt nước. a) Tính thể tích của phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước dn= 10000N/m3. b) So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn? Bài 8: Trong một bình đựng nước có một quả cầu nổi, một nửa chìm trong nước, quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cái bình cùng quả cầu đó lên một hành tinh mà ở đó trọng lực gấp đôi so với Trái Đất? Bài 9: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau ghép liền đáy. Người ta đổ vào một ít nước sau đó bỏ vào trong nó một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 40g thì thấy mực nước mỗi ống dâng cao 3mm. Tính tiết diện ngang của ống của bình thông nhau. Cho khối lượng riêng của nước là 1g/cm3..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 10: A. O. B. Cho hệ như hình vẽ . Thanh AB có khối lượng không đáng kể, ở hai đầu có treo hai quả cầu bằng nhôm có trọng lượng P A và PB. Thanh được treo nằm ngang bằng một sợi dây tại điểm O hơi lệch về phía A. Nếu nhúng hai quả cầu này vào nước thanh còn cân bằng không? Tại sao?. PB PA Bài 11: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ có tiết diện đáy lần lượt là S 1 và S2 = 2s1 nối thông đáy. Người ta đổ vào bình một ít nước sau đó bỏ vào trong nó một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 45g thì thấy mực nước mỗi ống dâng cao 24mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống. Cho khối lượng riêng của nước là 1g/cm3. Bài 12: Một quả cầu có trọng lượng riêng d 1= 8200N/m3, thể tích V1= 100m3 nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu. Cho trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là d 2= 7000N/m3 và d3= 10000N/m3. Bài 13: Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều để gặp nhau thì sau 10 giây khoảng cách giữa hai vật giảm 20m. Nếu đi cùng chiều thì sau 10 giây, khoảng cách giữa hai vật chỉ giảm 8m. Hãy tìm vận tốc của mỗi vật? ( v1 = 1,4m/s; v2 = 0,6m/s) Bài 14: Một vật hình khối lập phương đặt trên mặt bàn nằm ngang, tác dụng lên mặt bàn một áp suất 36000N/m2. Biết khối lượng của vật là 14,4kg. Tính độ dài một cạnh của khối lập phương ấy? Bài 15: Người ta dựng một ống thủy tinh vuông góc với mặt thoáng của nước trong bình, hai đầu ống đều hở, phần ống nhô trên mặt nước có chiều cao h = 7cm, sau đó rót dầu vào ống. Ống phải có chiều dài bằng bao nhiêu để nó có thể hoàn toàn chứa dầu? Biết dnước = 10000N/m3.. CÔNG CƠ HỌC 1. Công thức tính công: A = F. s ( A: Công cơ học (J); F: lực tác dụng vào vật (N); s: quãng đường vật dịch chuyển(m) 2. Các loại máy cơ đơn giản thường gặp: - Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực - Ròng rọc động: lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi. - Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi. - Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.. 3> Bài tập: Bài 1: Một vật có khối lượng 6kg rơi từ độ cao 2,5m xuống đất. Lực nào đã thực hiện công? Tính công trong trường hợp này. Bỏ qua sức cản của không khí. Bài 2: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực 7500N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường 8km. Bài 3: Một người đi xe máy trên đoạn đường 5km, lực cản trung bình của chuyển động là 70N. Tính công của lực kéo của động cơ trên quãng đường đó. Coi chuyển động của xe là đều?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×