Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kiem tra gua ky 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.72 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỪA KỲ I NGỮ VĂN LỚP 12 – Thời gian 150 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong Chương trình 12 - Khảo sát một số nội dung kiến thức trọng tâm theo nội dung: Kiến thức văn học sử và Làm văn - Mục đích đánh giá kiến thức đọc - hiểu, sử dụng tiếng Việt và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận Cụ thể là: 1. Văn học sử: Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu. 2. Làm văn: - Tích hợp kiến thức, kĩ năng làm một bài văn NLXH khoảng 400 từ. - Tích hợp kiến thức, kĩ năng làm một bài văn thể hiện cảm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của một đoạn thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra). Mức độ Nhận biết Chủ đề Chủ đề 1 Câu hỏi tự luận ngắn. Số câu: 1 Số điểm: 2 Chủ đề 2 Nghị luận xã hội. Số câu: 1 Số điểm: 3 Chủ đề 2 Nghị luận văn học. Thông hiểu. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. Chuẩn KT – KN cần kiểm tra Bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu Số câu: 1 Số điểm: 2. Cộng. Số câu: 1 Số điểm:. 2. Chuẩn KT – KN cần kiểm tra: lý tưởng của thanh niên đối với đất nước Số câu: 1 Số điểm: 3 Chuẩn KT – KN cần kiểm tra: bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Số câu: 1 Số điểm: 5 Tổng số câu 3 Tổng số điểm 10. Số câu: 1 Số điểm: 5 Tổng số câu 3 Tổng số điểm 10. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: SỞ GD- ĐT CẦN THƠ TRƯỜNG PT THÁI BÌNH DƯƠNG. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I. Năm học: 2011-2012 ĐỀ CHÍNH THỨC. MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể phát đề Câu 1: (2điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Câu 2: (3 điểm) Nêu ý kiến của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ thanh niên ngày nay với đất nước qua các câu thơ: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời…” Câu 3: (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm hôm bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nên cối đều đều suối xa…. Họ tên học sinh:………………………………số báo danh……………… V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu. Câu 1. ĐÁP ÁN ĐIỂM - Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc, tháng 7- 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, hòa bình lập lại, miền 1,0 Bắc được giải phóng, một trang sử mới của đất nước mở ra - Tháng 10 - 1954, cơ quan Trung ương Đàng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Hà Nội. nhân sự kiện thời sự có tính lịch 1,0 sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2. Câu 3. a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đủ các ý chính; - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Đất nước là kết tinh, hóa thân trong mỗi con người cho nên con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở - Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến của tuổi trẻ thời đại ngày nay - Phê phán những thái độ sống chỉ biết hưởng thụ, thờ ơ, vô trách nhiệm của một số bạn trẻ - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên (cần nêu ý kiến riêng của bản thân) a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt… b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Trong hoài niệm của nhà thơ Việt Bắc không chỉ những ngày mưa rừng, sương núi mà còn một vùng đất thơ mộng, thanh bình, yên ả, gợi bao nỗi nhớ niềm thương. + Nhớ về Việt Bắc như nhớ người yêu. Đó là nỗi nhớ cồn cào, da diết khôn nguôi… + Nhớ những đêm trăng sáng yên ả, thanh bình, những buổi chiều nắng trải vàng ấm áp trên nương, nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa bập bùng trong đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hôm sớm… + Nhớ con người Việt Bắc nghèo nhưng nghĩa tình sâu nặng: Những người cùng gánh vác trên vai mối thù đế quốc, cay đắng, ngọt bùi, bát cơm, manh áo chia sẻ có nhau ấm tình quân dân như cá với nước trong đại gia đình dân tộc (người mẹ Việt bắc). - Cuộc sống của đồng bào và cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu đời, gắn bó bên nhau: Nhớ lớp học i tờ, nhớ những giờ liên hoan, nhớ ngày tháng ở cơ quan… - Nghệ thuật: Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc (lục bát), cách hô gọi ta – mình gần gũi thân thuộc… - Đánh giá chung về đoạn thơ và giá trị bài thơ. 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5. 0,5 2,0. 1,0. 1,0 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×