Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

HOC NHOM HIEU QUA HOA 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 35 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Nội dung. Trang. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề....................................................................................................1 II. Mục đích của đề tài.....................................................................................2 III. Nhiệm vụ của đề tài...................................................................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu của đề tài..........................................................2 V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................2 VI. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2 VII. Tính mới của đề tài .................................................................................2 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận................................................................................................3 II. Thực trạng...................................................................................................5 III. Nội dung và biện pháp thực hiện...............................................................5 IV. Hiệu quả..................................................................................................29 C. KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được .....................................................................................29 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học........30 III. Phạm vi áp dụng......................................................................................31 IV. Hướng phát triển của đề tài.....................................................................31 V. Kiến nghị..................................................................................................31.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC LỚP 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học. Định hướng này đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học. Phương pháp dạy học hóa học thì rất phong phú đa dạng bao gồm cả phương pháp hiện đại như thảo luận nhóm, dạy học kiến tạo, dạy học dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu kết hợp với thí nghiệm hóa học, phương pháp truyền thống theo kiểu giải thích minh họa (truyền thụ kiến thức đã chuẩn bị sẵn. . .). Đặc biệt phương pháp dạy học thông qua hoạt động thảo luận theo nhóm đã thật sự phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động, mỗi thành viên sẽ bộc lộ suy nghĩ, thái độ để tập thể điều chỉnh, uốn nắn, mang tính hợp tác cao, giúp bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thế nhưng trong thời gian qua, vị thế của môn hóa học còn chưa được nâng cao lắm, giáo viên dạy hóa học thường chuyển tải những nội dung giáo dục mới trong tiết dạy tới học sinh thông qua các phương pháp dạy học cũ nên còn nhiều hạn chế, làm cho học sinh nhận thức một cách thụ động, sao chép, áp đặt, máy móc. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tôi chọn đề tài Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8, nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học đặc biệt là môn hóa học 8. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. - Đúc rút kinh nghiệm của bản thân về vấn đề sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8 với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phương pháp thảo luận nhóm: đây là phương pháp chủ đạo để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. - Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, phương pháp thống kê toán học. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của từng học sinh. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu học sinh khối 8 ở trường THPT Lai Uyên. VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn hóa học 8. IIV. KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ CỦA NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG Mặc dù trường THPT Lai Uyên nằm ở phía bắc của huyện Bết Cát là một vùng nông thôn cách xa thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ phục vụ cho phương pháp giảng dạy hiện đại nhưng với mục đích nâng cao chất lượng học tập của học sinh cho nên tôi đã nghiên cứu phương pháp thảo luận nhóm và đã áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối 8 ở bộ môn hóa học. Qua phương pháp này, phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập, chất lượng bộ môn hóa 8 ngày càng nâng cao rõ rệt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trước những yêu cầu của xã hội thời đại và sự phát triển của khoa học – kĩ thuật mục tiêu dạy học hóa học ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh mà qua đó phải góp phần cùng các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động: tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm: năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng, kiến thức, kĩ năng, để giải quyết những tình huống, vấn đề của cuộc sống, xã hội. - Để đạt được mục tiêu nói trên, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học hóa theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có (hay còn gọi là phương pháp dạy học truyền thống) và thay vào đó là các phương pháp dạy học mới (hay còn gọi là phương pháp dạy học hiện đại) bởi các phương pháp dạy học hiện có như phương pháp giảng dạy, dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan… Vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, mà phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện đang dùng, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta hiện nay. - Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đổi mới phương pháp dạy (cách dạy) của thầy mà còn quan tâm đến phương pháp học (cách học) của trò, phải “dạy cách tự học” cho học sinh. Từ đó, từng bước hình thành cho học sinh năng lực tự học để họ có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suốt đời. - Đa dạng hóa các hình thức dạy học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp, học trong lớp và trên thực địa) nhằm hình thành và phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục, rèn luyện tính tích cực chủ động sáng tạo, yêu cầu đổi mới phương pháp tự thụ động sang tích cực.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoạt động, sáng tạo, việc học sinh tích cực hóa đòi hỏi thầy và trò phải song song đổi mới và tích cực làm việc. - Qua thực tế giảng dạy môn hóa học 8, theo tôi để học sinh hiểu bài có hiệu quả và biết vận dụng vào thực tế, đòi hỏi người giáo viên cần có những phương pháp mới trong giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh nên tôi nghiên cứu đề tài này. * Những ưu điểm phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp dạy học hợp tác tạo thuận lợi cho học sinh được giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để trình bày những hiểu biết của mình cho bạn học nghe, đồng thời được lắng nghe và bàn bạc về nội dung bạn trình bày. + Nhờ vào việc học trong nhóm, học sinh phát triển được năng lực tự đánh giá (trong khi so sánh ý kiến của mình và của giáo viên) và sự tự tin ở bản thân. + Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giáo viên đánh giá được kiến thức, năng lực, phương pháp làm việc và thái độ của học sinh. + Khi làm việc theo nhóm, học sinh sẽ xử lí các tài liệu mới, tự mình tìm hiểu và cung cấp các bạn trong nhóm thảo luận xoay quanh một bài cụ thể. + Hoạt động thảo luận làm việc theo nhóm thường sôi nổi và trong môi trường học tập đó, ngay cả học sinh nhút nhát, ít phát biểu trong lớp cũng sẽ mạnh dạn tham gia xây dựng bài. + Như vậy hoạt động nhóm mang lại cho học sinh những cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau, gắn bó với nhau bởi hoạt động tập thể và tạo nên động cơ để học sinh tích cực hoạt động, đặc biệt khi có yếu tố cạnh tranh (thi đua). - Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, học sinh sẽ sửa các lỗi hiểu sai của nhau trong bầu không khí thoải mái. Với hoạt động làm việc theo nhóm học sinh có thể cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ, đạt được những điều mà các em không thể làm việc một mình. - Phương pháp dạy học theo nhóm đã được chứng minh là phương pháp dạy học có hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi. Học sinh học theo nhóm có.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> điều kiện trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, biết cách hợp tác mọi người, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi. + Được ngành quan tâm cung cấp thiết bị, hóa chất và đồ dùng dạy học. + Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và nhân rộng điển hình tốt về đổi mới phương pháp. +Về phía học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. + Sách giáo khoa mới, rõ có đầy đủ kênh chữ, kênh hình, biểu đồ, thí nghiệm và bản thân tôi được giảng dạy đúng chuyên ngành, thường xuyên học các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học. 2. Khó khăn. + Học sinh bị chi phối về kinh tế gia đình và sống ở vùng nông thôn chủ yếu là hoạt động nông nghiệp. + Nhà trường chưa có phòng chức năng, phòng thực hành để có thể sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. + Ngành cung cấp thiết bị, hóa chất và đồ dùng dạy học chỉ một lượng cơ bản, chưa có sự bổ sung cấp phát thường xuyên. + Năm học lớp 8 là năm học đầu tiên môn hóa học được đưa vào giảng dạy vì là một bộ môn khoa học tự nhiên, trừu tượng cho nên học sinh luôn cảm thấy khó khăn dẫn đến chất lượng học tập không cao. Tuy khó khăn, song với trách nhiệm người đứng lớp, với mong muốn học sinh tiếp thu bài tốt hơn nên tôi nghiên cứu đề tài này. III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khái niệm Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập theo các nhóm học sinh nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác. Học tập theo nhóm giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe ghi lại và chia sẽ kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> và quan điểm khác nhau của mọi người, đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề chung. Cách vận dụng - Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận. - Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề này. - Chia học sinh thành các nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ để các nhóm tiến hành thảo luận ra khổ giấy lớn. - Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến. - Nhóm trưởng hoặc thư kí ghi chép ý kiến. - Quy định rõ thời gian thảo luận. - Đại diện (hoặc từng thành viên thay nhau) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp lắng nghe nêu các ý kiến khác với kết quả thảo luận (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. - Giáo viên tổng kết, đi sâu làm rõ nội dung nhận thức kèm theo uốn nắn, sửa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc. - Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học và sát với trình độ nhận thức học sinh. - Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt. 2. Một số biện pháp dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm .1.Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép: ưu điểm là mọi thành viên trong nhóm đều tham gia trả lời câu hỏi Cách vận dụng - Vòng 1: Cả lớp được chia làm 3 nhóm: đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ. Mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao - Vòng 2: Hình thành 3 nhóm người mới (1 người từ nhóm đỏ, 1 người từ nhóm xanh và 1 người từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa mới thành lập để giải quyết. .2.Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” ưu điểm là mọi thành viên trong.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhóm đều tham gia trả lời câu hỏi, học sinh nhận xét lẫn nhau. Cách vận dụng - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số và thành viên của nhóm. - Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. - Treo sản phẩm trình bày. 3. Vận dụng thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm vào 1 số bài hóa học 8 .1.Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 bài luyện tập 1 phần I.1 sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:. - Tôi yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa hoàn thành sơ đồ theo một số cách, tôi cho lớp thảo luận theo 3 nội dung sau: + Nhóm 1, 2: Nội dung 1: Điền mũi tên vào chỗ trống trong sơ đồ còn chưa có mũi tên để xác định mối liên hệ giữa các khái niệm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Nhóm 3, 4: Điền các khái niệm vào vị trí còn trống trong sơ đồ đã có mũi tên. + Nhóm 5, 6: Tự xây dựng sơ đồ: điền cả tên các khái niệm và cả các mũi tên chỉ mối quan hệ giữa các khái niệm. - Thời gian thảo luận 4 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét bổ sung. Sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung, tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung. - Tương tự nhóm 3, 4 và 5, 6 cũng theo tiến trình trên.. Phi kim. Đơn chất (tạo nên từ. một nguyên tố). Kim loại. Hạt hợp thành là nguyên tử,. phân tử. Vật thể (tự nhiên và. nhân tạo ). Chất (tạo nên từ. nguyên tố hóa học ). Hợp chất. vô cơ. Hạt hợp thành là phân tử. 2 nguyên tố trở lên). Hợp chất (tạo nên từ. Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học. sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. .2.Ví dụ 2: Khi dạy bài 19 Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và. lượng chất, phần I.1 xây dựng công thức về mối liên hệ giữa lượng chất (số mol). Hợp chất. hữu cơ. và khối lượng chất, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: Tôi nêu bài tập: Hãy tính khối lượng (m) của 1 mol, 0,25 mol và n mol. khí CO2 (biết C = 12, O = 16). - Tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau: + Tính khối lượng của CO2?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Xây dựng công thức chung. - Tôi cho lớp thảo luận theo nội dung trên. - Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ + Nhóm 1, 2 tính khối lượng của 1 mol CO2. + Nhóm 3, 4 tính khối lượng của 0,25 mol CO2. + Nhóm 5, 6 tính khối lượng m của n mol CO2 có khối lượng mol M. + Nhóm 7, 8 chuyển đổi khối lương chất thành khối lượng mol, lượng chất - Thời gian thảo luận 5 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét bổ sung. Sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung, tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung. - Tương tự các nhóm còn lại cũng theo tiến trình trên. Các bước chung Tính khối lượng của 1 mol CO2. Thực hiện cụ thể M = 12 + 32 = 44 (g). - Tính phân tử khối của CO2 - Tính khối lượng 1 mol CO2(M) Tính khối lượng của 0,25 mol CO2. n = 0,25 mol; M = 44 (g) khối lượng m của 0,25 mol CO2 là:. m = 44.0,25 = 11 (g) Khái quát chung: Tính khối lượng Khối lượng của n mol bằng khối lượng m của n mol CO2 có khối lượng của 1 mol nhân với số mol. mol M? Công thức biến đổi. m = M.n (g) Từ công thức m = M.n, suy ra: n=. m M. (mol). M=. m n. (g/mol) Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. .3.Ví dụ 3: Khi dạy bài 24: Tính chất của oxi, bài tập 4, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau: Đốt cháy 12,4 g photpho trong bình chứa 17 g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, trắng)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tôi yêu cầu học sinh đọc đề và dựa vào hiểu biết của mình tính khối lượng sản phẩm. - Tôi chia lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1, 2 tính khối lượng sản phẩm dựa vào P. + Nhóm 3, 4 tính khối lượng sản phẩm dựa vào oxi. + Nhóm 5, 6 tính khối lượng sản phẩm theo cách giải đúng nhất. - Thời gian thảo luận 8 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét, bổ sung. Sau khi đã nghe 2 nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung tôi chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ ghi sẵn nội dung. - Tương tự như nhóm 3, 4 và nhóm 5, 6 cũng theo tiến trình trên: Tính sản phẩm dựa vào P Số mol của P tham gia phản ứng:. Tính sản phẩm dựa vào oxi Số mol của oxi tham gia phản ứng:. 12 , 4 n ❑P = 31 = 0,4 (mol). 17 n ❑O = 32 = 0,53 (mol). 4P. 4P. + 5O2. 2. 2P2O5. ⃗ to. +. 5O2. ⃗ to. 2P2O5. 4mol. 2mol. 5mol. 2mol. 0,4mol. 0,2mol. 0,53mol. 0,212mol. Khối lượng P2O5 được tạo thành: m ❑P O 2. 5. = 0,2. Khối lượng P2O5 được tạo thành:. 142 = 28,4 m ❑P O 2. 5. = 0,212. 142 = 30,104 (g). (g) Cách giải đúng nhất Số mol của P tham gia phản ứng: 12 , 4 n ❑P = 31 = 0,4 (mol). Số mol của oxi tham gia phản ứng: 17 n ❑O = 32 = 0,53 (mol) 2. 4P. +. 5O2. ⃗ to. 4mol. 5mol. 0,4mol. 0,53mol. Lập tỉ lệ:. 0,4 4. ¿ ¿ ¿. 0 ,53 5. 2P2O5. ⇒ P hết, oxi dư sau phản ứng. Tính toán.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> theo lượng đã dùng hết 0,4mol P 4P. + 5O2. ⃗ to. 2P2O5. 4mol. 2mol. 0,4mol. 0,2mol. Khối lượng P2O5 được tạo thành: m ❑P O 2. 5. = 0,2. 142 = 28,4 (g). Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. .4.Ví dụ 4: Khi dạy bài 31 Tính chất - Ứng dụng của hiđro phần III, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:. Hình 5.3: Ứng dụng của hiđro.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tôi yêu cầu học sinh quan sát Hình 5.3 sách giáo khoa và dựa vào hiểu biết của mình về các tính chất vật lý, hóa học hãy nêu ứng dụng của hiđro. - Tôi chia lớp thành hai nhóm 1, 2, hai nhóm tìm hiểu hiđro có những ứng dụng gì trong đời sống, trong sản xuất. - Thời gian thảo luận 4 phút sau đó tôi yêu cầu đại diện nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét, bổ sung kết hợp với bức ảnh Hình 5.3. Sau khi đã nghe 2 nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung tôi chuẩn xác kiến thức bằng bảng phụ ghi sẵn nội dung. Chất khử để điều chế kim loại ỨNG. Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không kkhông.. DỤNG. SẢn xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ. CỦA. Làm nhiên liệu HIĐRO. Hàn cắt kim loại. Nội dung bảng trên sẽ được học sinh xem dần theo sự trình bày của học sinh bằng cách tôi chuẩn xác phần nào tháo giấy che phần đó. .5.Ví dụ 5: Khi dạy bài 33 điều chế khí hiđro – phản ứng thế phần II phản ứng thế là gì, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” như sau: Trong ba phản ứng: Zn. +. 2HCl . ZnCl2. +. H2 ↑. (1). Fe. +. H2SO4 . FeSO4. +. H2 ↑. (2). Fe. +. CuCl2. FeCl2. +. Cu. . (3). Nguyên tử của đơn chất Zn, Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit, của muối đồng (II) clorua (CuCl2)? Ba phản ứng hóa học trên được gọi là phản ứng gì? Nêu định nghĩa của.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> các phản ứng đó? - Vòng 1: Cả lớp tôi chia thành 3 nhóm: đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ. + Nhóm đỏ phản ứng 1 + Nhóm xanh phản ứng 2 + Nhóm vàng phản ứng 3. - Thời gian thảo luận 5 phút, sau đó mỗi thành viên trong nhóm đều tự trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. - Vòng 2: Tôi hình thành thêm nhóm mới (1 em từ nhóm đỏ, 1 em từ nhóm xanh, 1 em từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa mới thành lập để giải quyết. Sau đó tôi gọi các em trả lời nhận xét bổ sung, sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung: Nhận xét Zn + 2HCl  ZnCl2 +. H2 ↑. Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 ↑. Phân loại Định nghĩa. phản ứng Nguyên tử của Thế đơn chất Zn đã. là phản ứng hóa. thay thế nguyên. học giữa đơn. tử của nguyên tố. chất. hiđro trong hợp. chất, trong đó. chất HCl Nguyên tử của Thế. nguyên tử của. đơn chất Fe đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hiđro trong hợp. Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu. Phản ứng thế. chất H2SO4 Nguyên tử của Thế đơn chất Fe đã thay thế nguyên. và. hợp. đơn chất thay thế nguyên tử của. một. nguyên tố trong hợp chất..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tử của nguyên tố hiđro trong hợp chất CuCl2 .6.Ví dụ 6: Khi dạy bài 34 luyện tập 6 ở phần II bài tập 4, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” như sau: a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: Cacbon đioxit. + Nước. Lưu huỳnh đioxit. + Nước. Kẽm. +. axit cacbonic (H2CO3).  axit sunfurơ (H2SO3). axit clohiđric . Điphotpho pentaoxit Chì (II) oxit. . + nước . (1) (2). kẽm clorua + H2↑. (3). axit photphoric (H3PO4). (4). 0. t. + hiđro - - - > chì (Pb) + H2O. (5). b) Mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng nào, vì sao? - Tôi yêu cầu học sinh đọc đề và lập phương trình hóa học Cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng nào? Vì sao? - Vòng 1: Cả lớp tôi chia thành 3 nhóm: đỏ, xanh, vàng - Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ. + Nhóm đỏ phản ứng 1, 2 + Nhóm xanh phản ứng 3, 4 + Nhóm vàng phản ứng 5 - Thời gian thảo luận 4 phút, sau đó mỗi thành viên trong nhóm đều tự trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ được giao - Vòng 2: Tôi hình thành thêm nhóm mới (1 em từ nhóm đỏ, 1 em từ nhóm xanh, 1 em từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa mới thành lập để giải quyết. - Sau đó tôi gọi các em trả lời nhận xét bổ sung, sau khi nghe các nhóm nhận xét báo cáo, bổ sung tôi chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung: Phản ứng hóa học CO2 + H2O → H2CO3. Thuộc loại phản ứng Giải thích Hóa hợp 1 chất được tạo thành từ 2. SO2 + H2O → H2SO3. chất tham gia phản ứng 1 chất được tạo thành từ 2. Hóa hợp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Zn + 2HCl. →. ZnCl2 + Thế. chất tham gia phản ứng Nguyên tử Zn thay thế. H2 ↑ P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Hóa hợp. nguyên tử H trong HCl 1 chất được tạo thành từ 2. PbO + H2 ⃗t Pb + H2O. chất tham gia phản ứng - Nguyên tử của H2 thay. o. - Thế. thế nguyên tử nguyên tố chì - oxi hóa – khử. - Xảy ra đồng thời sự khử (CuO) và sự oxi hóa (H2). .7.Ví dụ 7: Khi dạy bài 36 Nước, phần III vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” như sau:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Tôi yêu cầu học sinh quan sát ảnh cho biết vai trò của nước trong đời sống và sản xuất? Chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm? - Tôi chia lớp thành 4 nhóm. + Nhóm 1: tìm hiểu thảo luận vai trò của nước. + Nhóm 2: tìm hiểu thảo luận nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. + Nhóm 3: tìm hiểu thảo luận hậu quả của ô nhiễm nguồn nước. + Nhóm 4: tìm hiểu thảo luận biện pháp khắc phục nguồn nước không bị ô nhiễm. - Thời gian thảo luận 5 phút. - Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. - Treo sản phẩm trình bày. Bảng dưới đây là phần ô chính giữa tôi đã chuẩn xác lại kiến thức cho chung 4 nhóm:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Vai tròNguyên nhânHậu quảBiện phápNước rất cần cho sự sống, giúp con người, thực vật, động vật trao đổi vận chuyển thức ăn, tham gia vào các phản ứng hóa học và các mối liên kết cấu tạo trong cơ thể. Có thể nói ở đâu có nước là ở đó có sự sốngDo các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp…Thiếu nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp Xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái Không được vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông. Phải xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải vào hồ, sông, biển. 4. Ban hành những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc về xử lý chất thải Xài nước tiết kiệm. 3. 2.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3.8. Ví dụ 8: Khi dạy bài 40 dung dịch, ở phần I dung môi – chất tan – dung dịch, tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” như sau:. 3. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số và thành viên của nhóm. - Tôi chia nhóm thảo luận 2 nhóm: + Nhóm 1: Thực hiện thí nghiệm 1: Cho 1 thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ, quan sát, nhận xét, rút ra kết luận dung môi, chất tan, dung dịch. + Nhóm 2 : Thực hiện thí nghiệm 2: Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào 2 cốc riêng biệt đựng xăng và đựng nước, khuấy nhẹ, quan sát, nhận xét, rút ra kết luận dung môi, chất tan, dung dịch. - Thời gian làm thí nghiệm và thảo luận 8 phút.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Các thành viên trong nhóm tiến hành làm thí nghiệm. Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa - Treo sản phẩm trình bày Bảng dưới đây là phần ô chính giữa tôi đã chuẩn xác lại kiến thức cho chung 2 nhóm: 1. Thí. Quan sát. Nhận xét. Kết luận. nghiệm 1. - Đường tan - Đường là chất - Dung môi là chất vào nước tạo tan, thành. nước. là có khả năng hòa tan. nước dung môi của chất khác để tạo. đường. Không đường.. Nước thành dung dịch.. thể phân biệt đường là dung - Chất tan là chất. 2 4. đâu là đường, dịch.. bị hòa tan trong. đâu là nước.. dung môi.. Cốc 1: Xăng hòa Xăng là dung - Dung dịch là tan được dầu ăn môi của dầu ăn, hỗn. hợp. đồng. tạo thành hỗn nước không là nhất. của. dung. hợp đồng nhất dung môi của môi và chất tan. dầu ăn và xăng.. dầu ăn.. Cốc 2: Lớp dầu ăn ở trên, nước ở dưới. Nước không hòa tan dầu ăn. Phân biệt được dầu ăn và nước.. 3. 2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> .9.Ví dụ 9: Khi dạy bài 43 pha chế dung dịch phần I cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, bài tập 1. Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 4%. Tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” như sau: - Tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước: + Xác định phương hướng giải. + Trình bày lời giải. - Lớp chia làm 4 nhóm - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số và thành viên của nhóm. + Nhóm 1, 2 thảo luận xác định khối lượng CuSO4 và khối lương nước cần lấy. + Nhóm 3, 4 thảo luận xác định cách pha chế. - Thời gian thảo luận 5 phút. - Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa. - Treo sản phẩm trình bày. Bảng dưới đây là phần ô chính giữa tôi đã chuẩn xác lại kiến thức cho chung 4 nhóm: 1. Tính toánCách pha chế- Khối lượng CuSO4: m= = 2 (g) - Khối lượng nước: m= 50 – 2 = 48 (g)Cân 2 gam CuSO4. 4. Đong 48 ml nước cất tương đương 48 gam. Cho CuSO4 khan vào nước cất và khuấy đều. 3. 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> . Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm vào 1 bài học cụ thể: Sau đây là bài giảng minh họa Bài 4: NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra chất mới, nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. - Electron có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-) - Biết được hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Proton có điện tích ghi bằng dấu (+), còn nơtron không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Biết số proton = số electron trong 1 nguyên tử. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. 2. Kĩ năng - Quan sát, tưởng tượng. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp cho học sinh. 3. Thái độ Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học bộ môn hóa. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: +Bảng phụ + Sơ đồ nguyên tử Neon, hiđro, oxi, natri. * Học sinh: Xem lại kiến thức về nguyên tử (chương trình Vật lý 7). III. Phương pháp: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thảo luận nhóm..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> IV. Hoạt động dạy – học. 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ a) Cho ví dụ chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau? b) Dựa vào đâu để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp? 3. Bài mới. Đặt vấn đề: Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy còn chất được tạo ra từ đâu? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này Hoạt động 1: Nguyên tử là gì? 10’ Hoạt động của giáo. Hoạt động của học sinh. viên - Yêu cầu học sinh đọc - Đọc sách giáo khoa sách giáo khoa (bài đọc. Nội dung cần đạt 1. Nguyên tử là gì? - Định nghĩa. thêm). + Là hạt vô cùng nhỏ. - Giới thiệu: hình dung. + Trung hòa về điện. nguyên tử như quả cầu cực nhỏ bé, đường kính 1. cỡ 10-8 cm ( 108. cm). - Cấu tạo +. Hạt nhân mang. điện tích (+) + Vỏ tạo bởi 1 hay. - Cho học sinh quan sát - Quan sát tranh vẽ sơ đồ nhiều electron tranh vẽ sơ đồ nguyên nguyên tử heli. điện tích (-) tử heli. *Đặt vấn đề: Môn vật lí 7 đã được học sơ lược cấu tạo nguyên tử. - Từ các thông tin trên em có nhận xét gì về nguyên tử? - Nguyên tử có cấu tạo. mang.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> như thế nào? Hạt nào mang? - Giáo viên cho hoạt động nhóm, chia hai - Học sinh hoạt động nhóm thảo luận. nhóm. Đại diện nhóm. * Hai nội dung thảo báo cáo, nhóm khác nhận luận:. xét, bổ sung.. 1. Nguyên tử là gì? 2. Cấu tạo nguyên tử? điện tích của các hạt trong cấu tạo nguyên tử? Giáo viên tổng hợp báo cáo, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức theo bảng sau: Định nghĩa. Nguyên tử + Là hạt vô cùng nhỏ. Cấu tạo. + Trung hòa về điện + Hạt nhân mang điện tích (+). + Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích (-) Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt viên - Có hàng chục triệu chất khác nhau nhưng. Electron:. chỉ có trên 100 loại. + Kí hiệu: e. nguyên tử. - Nghe và ghi. + Điện tích -1. - Thông báo về đặc. + Khối lượng vô cùng. điểm của hạt electron Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử: 10’. nhỏ (9,1095.10-28 g). Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh viên - Yêu. cầu. học. Nội dung cần đạt. sinh - Nghiên cứu sách giáo .Hạt nhân nguyên tử. nghiên cứu thông tin khoa, trả lời và ghi bài sách giáo khoa trả lời:. Tạo bởi proton và nơtron..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> +. Cấu tạo của hạt. .Hạt proton:. nhân? +. - Kí hiệu: p Đặc điểm của. - Điện tích: +1. từng loại hạt?. -. - Giới thiệu đặc điểm. 1,6726.10-24 g. từng loại hạt:. .Hạt nơtron:. + Proton. - Kí hiệu: n. + Nơtron. - Không mang điện..  Hạt proton. - Khối. Khối. lượng:. lượng:. 1,6748.10-24 g. o Kí hiệu: p o Điện tích: +1 o Khối. lượng:. 1,6726.10-24 g  Hạt nơtron o Kí hiệu: n o Không. mang. điện. o Khối. lượng:. 1,6748.10-24 g - Thế nào là nguyên tử cùng loại?. - Phát biểu:. * Nguyên tử cùng loại có. Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt cùng số proton trong hạt nhân.. - Giáo viên treo sơ đồ. nhân * Trong một nguyên tử. nguyên tử hiđro, oxi,. số proton luôn bằng số. natri giới thiệu. - Nhận xét gì về số hạt proton, electron trong nguyên tử? Giải thích?. electron. - Trong một nguyên tử số proton. luôn. bằng. Số p = Số e. số. electron (vì nguyên tử * Khối lượng của hạt.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> trung hòa về điện) -. nhân được coi là khối. So sánh khối lượng p và n có cùng khối lượng của nguyên tử.. của 1 hạt electron với lượng.. mnguyên tử = mhạt nhân. khối lượng của 1 hạt E có khối lượng rất nhỏ proton?. (bằng 0,0005 lần khối. Vì vậy, khối lượng của lượng của p) hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. Bằng nhiều thí nghiệm chứng minh 99% khối lượng tập trung vào hạt nhân. Chỉ có 1% là khối lượng các hạt e. Hoạt động 3: Lớp electron:16’ Hoạt động của giáo Hoạt động của học sinh. Nội dung cần đạt. viên Giáo viên dùng sơ đồ minh. họa. cấu. 3. Lớp electron. tạo. - Electron chuyển động. nguyên tử hiđro, oxi,. rất nhanh quanh hạt nhân. natri, giải thích: Vòng. và sắp xếp thành từng. tròn nhỏ trong cùng là. lớp.. hạt nhân, mỗi vòng tiếp. - Mỗi lớp có 1 số. theo là 1 lớp e.. electron nhất định.. ? Nhận xét sự sắp xếp e - Học sinh phát biểu: e - Nhờ có e mà các trong nguyên tử?. sắp xếp thành từng lớp, nguyên tử có khả năng. Nhờ có e mà các mỗi lớp có 1 số electron liên kết. nguyên tử có khả năng nhất định. liên kết.. - Học sinh nêu được:. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về số 2e. + Lớp 1 chứa tối đa.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> e trong từng lớp? + Lớp 1 chứa tối đa 2e + Lớp 2 chứa tối đa 8e. + Lớp 2 chứa tối đa 8e + Lớp 3 chứa tối đa 8e. + Lớp 3 chứa tối đa 8e - Giáo viên đưa ra bài tập: quan sát sơ đồ một số - Học sinh hoạt động nguyên tử. Yêu cầu học nhóm. Treo sản phẩm sinh thảo luận điền bảng trình bày. Nguyên tử Số p trong Số e hạt nhân. trong Số. nguyên tử. lớp Số. electron. e. lớp. ngoài cùng. Hiđro Magie Nitơ Canxi. Giáo viên tổng hợp báo cáo, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức theo bảng sau: 1. Nguyên tửSố p trong hạt nhânSố e trong nguyên tửSố lớp electronSố e lớp ngoài cùngHiđro1111Magie121232Nitơ7725Canxi202042 4. 2. 3.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4. Củng cố. 5’ 1) Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? Tên kí hiệu, điện tích của các hạt đó? 2) Điền vào ô trống ở bảng sau:. Nguyên tử. Số p trong Số hạt nhân. e. trong Số. nguyên tử 13 6 14 2. lớp Số. electron. e. lớp. ngoài cùng. Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng 1 (sách giáo khoa trang 42) tra tên từng loại nguyên tử Nguyên tử. Số p trong Số. Nhôm Cacbon Silic Heli. hạt nhân 13 6 14 2. e. trong Số. nguyên tử 13 6 14 2. lớp Số. electron 3 2 3 1. e. lớp. ngoài cùng 3 4 4 2. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 (sách giáo khoa) - Nghiên cứu bài mới bài 5 Nguyên tố hóa học. - Đọc bài đọc thêm. IV/ HIỆU QUẢ Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy và học tại trường Trung học phổ thông Lai Uyên. Thông qua kết quả kiểm tra ở học kì I năm học 2010– 2011 của học sinh lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4 chất lượng chỉ đạt được: Lớp 8A1 8A2 8A3 8A4. Sĩ số 29 33 29 24. Giỏi SL % 3 10,35 2 6,06 1 3,45 2 8,33. khá SL % 4 13,79 6 18,18 3 10,35 5 20,83. TB SL % 9 31,03 13 39,4 10 34,48 8 33,34. SL 13 12 15 9. Yếu % 44,83 36,36 51,72 37,5. Kém SL % 0 0 0 0 0 0 0 0.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Qua quá trình giảng dạy cho học sinh, tôi nhận thấy sau khi đưa ra phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy học sinh lớp 8A 1, 8A2, 8A3, 8A4 kết quả ở học kì II năm học 2010 – 2011 như sau: Lớp Sĩ số 8A1 8A2 8A3 8A4. 29 33 29 24. Giỏi SL % 4 13,79 5 15,15 3 10,34 4 16,67. SL 11 14 8 11. Khá % 37,93 42,43 27,59 45,83. TB SL % 7 24,14 8 24,24 11 37,93 4 16.67. Yếu SL % 7 24,14 6 18,18 7 24,14 5 20,83. Kém SL % 0 0 0 0 0 0 0 0. Như vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học như trên đã thấy được chất lượng bộ môn hóa học 8 tăng cao nhằm góp phần vào số lượng học sinh giỏi của trường, vào đội tuyển học sinh giỏi của trường, số học sinh loại giỏi, khá tăng lên, còn số lượng học sinh yếu kém giảm đáng kể. C. KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được - Học sinh tiếp thu bài tốt và thích thú bộ môn. - Kiến thức học sinh thu được trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. - Khi tranh luận không khí trở nên cởi mở nên học sinh mạnh dạn hơn, các em học được cách trình bày của bạn mình, bám sát lắng nghe ý kiến của bạn, từ đó giúp các em dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. - Học sinh có thể nhớ sâu hơn, khắc sâu hơn về kiến thức thảo luận. - Học sinh hiểu nhiều về môi trường, về thực nghiệm trong đời sống. - Học sinh yêu thích bộ môn hơn, bài này tôi có thao giảng đạt tiết giỏi. - Tỉ lệ bộ môn tôi giảng dạy đạt 78% trên trung bình - Mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng thân thiện hơn thông qua những tiết học sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học Qua việc thực hiện phương pháp dạy học theo cách thảo luận nhóm trong dạy hóa học lớp 8 để thực hiện tốt cần đảm bảo các yếu tố sau:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> * Về phía giáo viên: Phải chuẩn bị kỹ nội dung bài để nắm bắt, hiểu lúc nào cần đưa câu hỏi thảo luận nhóm, gợi ý khi câu hỏi tương đối khó với học sinh. Chia nhóm phải có nhiều đối tượng: khá giỏi, trung bình, nhắc nhở các em phải hoạt động tập trung tránh cãi vã ồn ào. Câu hỏi phải vừa sức học sinh, không nên đánh đố các em. * Về phía học sinh: Trước giờ học, các em phải chuẩn bị bài tốt, gạch dưới những phần khó hiểu để chú ý kỹ khi nghe cô giáo giảng bài. Khi thảo luận phải trật tự và tập trung suy nghĩ, từng thành viên đều đưa ra những ý kiến của mình. Nhóm trưởng và thư ký phải chọn lọc ghi đáp án để trả lời khi giáo viên yêu cầu. Qua đó, phát huy tính tích cực của học sinh, lớp học sẽ sôi nổi hơn, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài mới một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi trong việc dạy học hóa học hiện nay, phương pháp này cũng gặp những khó khăn phổ biến như lớp học đông, bàn ghế khó di chuyển theo ý muốn, nội dung tiết học nhiều, thời gian cho tiết học không thể thêm hơn quy định… nên phần lớn GV phải chạy đuổi thời gian cho kịp giáo án, do vậy việc tổ chức thảo luận còn vội vàng, nhiều khi không thể nghe hết được ý tưởng của các em. Nhưng, trong quá trình đổi mới chúng ta không thể ngồi chờ có đủ điều kiện mới làm mà phải vận dụng phù hợp, tận dụng hết lợi thế đang có để thầy trò làm quen với cách dạy học hóa học không thụ động, bỏ hẳn cách dạy một chiều, thuộc lòng. III. Phạm vi áp dụng Kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Hóa học 8” có thể áp dụng cho kiểu bài luyện tập trong chương trình hóa học trung học cơ sở. Ngoài ra kinh nghiệm này còn có thể áp dụng cho một phần hay cả bài của các kiểu bài lên lớp khác. IV. Hướng tiếp theo của sáng kiến kinh nghiệm Điều chỉnh những thiếu sót, vận dụng sau khi đồng nghiệp góp ý vào giảng dạy nơi công tác để đưa đề tài này có tính thực tiễn cao. V. Kiến nghị.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (phòng chức năng, đầy đủ phương tiện dạy học…) cho các trường. - Có giáo viên phụ trách dạy thí nghiệm hóa học đối với các tiết thực hành. - Có chế độ thích hợp đối với giáo viên dạy hóa học khi thực hành làm thí nghiệm. Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra qua các tiết luận môn hóa học lớp 8, tôi mong muốn rằng các Thầy cô nhận xét bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm tôi hoàn thiện hơn. Lai Uyên, ngày….tháng…năm 2012 Người viết. Phan Thái Thanh..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học trung học cơ sở 2. Sách giáo khoa hóa học 8 3. Sách giáo viên hóa học 8 4. Sách thiết kế bài giảng hóa học 8 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> CỦA NHÀ TRƯỜNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×