Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu BIẾT MÌNH, BIẾT NGƯỜI, BIẾT LUẬT: TRĂM TRẬN, TRĂM THẮNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.33 KB, 2 trang )

BIẾT MÌNH, BIẾT NGƯỜI, BIẾT LUẬT: TRĂM TRẬN, TRĂM THẮNG
"Rất nhiều công ty nước ngoài đến Việt Nam với chủ định lợi dụng sự thiếu hiểu
biết của các doanh nghiệp để kiếm chác. Để an toàn, điều quan trọng nhất với các
doanh nghiệp Việt Nam là phải tìm hiểu đối tác và chọn luật rõ ràng khi ký kết hợp
đồng".
Đây là lời khuyên của bà Lucy Wayne, Giám đốc hãng luật Lucy Wayne &
Associates, người đã có kinh nghiệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Bà Lucy Wayne
so sánh một cách hình tượng rằng, các công ty nước ngoài ngắm nghía doanh nghiệp
Việt Nam rất kỹ trước khi ký hợp đồng trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường
không để ý nhiều đến đối tác.
"Nước ngoài cũng có nhiều công ty ma. Nếu phía Việt Nam là người bán hàng,
đừng bao giờ tin chắc người mua sẽ trả tiền đầy đủ, trước tiên hãy tìm hiểu họ", bà
nhấn mạnh. Tất cả các nước đều có sổ đăng ký các công ty, ghi rõ ràng giám đốc là
ai, tài sản thế nào, đã thế chấp chưa...Việc tìm hiểu đối tác trước khi ký hợp đồng
nên thực hiện qua các bước sau.
Thứ nhất, đề nghị đối tác cung cấp giấy phép thành lập công ty, bản điều lệ
hoạt động, báo cáo tài chính. Ở các nước, nhất là tại châu Âu, việc hỏi báo cáo tài
chính là bình thường vì các công ty phải thực hiện công khai tài chính. Trong trường
hợp đối tác nước ngoài lưỡng lự hoặc từ chối cung cấp những báo cáo trên chắc chắn
đến 90% là họ có vấn đề.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét thận trọng vốn của đối tác. Vốn
được phép phát hành của một công ty nước ngoài có thể lên tới hàng tỷ USD. Vốn
này lớn chưa hẳn đã chứng minh rằng, đối tác là công ty mạnh. Vốn phát hành thực
tế (cổ đông đã đóng hoặc cam kết đóng vào) của công ty nước ngoài mới là quan
trọng. "Doanh nghiệp Việt Nam không nên ngần ngại khi hỏi vốn đã phát hành thực
sự của đối tác là bao nhiêu", luật sư Lucy Wayne lưu ý.
Thứ ba, nếu công ty trong nước là người bán hàng thì nên có một mẫu hợp
đồng chung áp dụng cho mọi khách hàng. Khi thay đổi đối tác, công ty chỉ cần thay
đổi phụ lục, số lượng tiêu chuẩn hàng hóa phù hợp cho từng vụ. Mỗi khi đối tác nước
ngoài yêu cầu áp dụng mẫu hợp đồng mua bán của họ, công ty Việt Nam phải đọc và
hiểu rõ từng điều khoản. Với những hợp đồng có giá trị lớn, tốt nhất nên thuê các


luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình tư vấn.
Khi ký kết một hợp đồng quốc tế, việc chọn lựa luật điều chỉnh là tối quan
trọng. Luật điều chỉnh là hệ thống pháp luật của một nước được chọn lựa để giải
thích các vấn đề quy định trong hợp đồng. Bà Lucy Wayne khẳng định. "Nếu tôi là
người bán hàng, vấn đề đầu tiên đối với tôi là làm sao lấy được tiền của người mua.
Tôi sẽ chọn luật điều chỉnh của một nước nào đó có lợi cho việc thu tiền nhất. Người
Việt Nam thường chọn luật Việt Nam bởi có thể họ nghĩ sẽ hiểu hơn đối tác nước
ngoài và luật Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp họ. Nhưng trên thực tế nhiều khi luật
Việt Nam rất rắc rối. Vì thế, phải chọn luật điều chỉnh rõ ràng có lợi cho mình".
Khi chọn luật điều chỉnh hợp đồng, cần xem vị trí của doanh nghiệp Việt Nam là
người bán, người mua hay người tiêu dùng. Luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt
Nam rất ít, trong khi Mỹ có nhiều luật bảo vệ người tiêu dùng. Nếu người bán chọn
luật Mỹ để làm luật điều chỉnh thì một khi xảy ra kiện cáo sẽ phải bồi thường rất
nặng. Theo bà Lucy Wayne, luật của Anh tương đối rõ ràng, lâu đời và được áp dụng
ở nhiều nước tại châu Á như Ấn Độ, Myanmar, Singapore.

×