Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kiem tra gua ky 1 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.81 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG PT THÁI BÌNH DƯƠNG. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011. ĐỀ CHÍNH THỨC. Mã đề: 010. MÔN: SINH HỌC – KHỐI 7. Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề). Học sinh làm bài trên giấy thi I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.. Câu 1: Nếu đưa bình nuôi cấy trùng roi vào trong tối vài ngày thì A. màu xanh diệp lục sẽ biến mất. B. điểm mắt màu đỏ ở gốc roi biến mất. C. điểm mắt màu đỏ ở gốc roi nhân đôi D. các hạt diệp lục màu xanh tăng số lượng lớn. Câu 2: Sán lá gan kí sinh ở đâu? A. Kí sinh ở bắp cơ của trâu, bò.. B. Kí sinh trong gan và mật của trâu, bò. C. Kí sinh trong máu của trâu, bò.. D. Kí sinh trong ruột trâu, bò.. Câu 3: Miệng của sứa có đặc điểm gì khác so với miệng của thủy tức? A. Lỗ miệng của sứa quay xuống phía dưới. B. Lỗ miệng của sứa to hơn C. Lỗ miệng của sứa quay lên trên. D. Lỗ miệng của sứa ở mép dù.. Câu 4: Đặc điểm chung của các loài ruột khoang là A. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. B. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi. C. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công D. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là A. trùng biến hình, trùng sốt rét. B. trùng roi xanh, trùng giày.. C. trùng giày, trùng kiết lị.. D. trùng sốt rét, trùng kiết lị.. Câu 6: Đại diện nào của ngành Động vật nguyên sinh trong quá trình dinh dưỡng xuất hiện enzim tiêu hóa? A. Trùng biến hình.. B. Trùng kiết lị.. C. Trùng roi.. D. Trùng giày.. Câu 7: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng biến hình. B. Trùng sốt rét.. C. Trùng roi xanh.. D. Trùng giày.. Câu 8: Quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng biến hình là quá trình tiêu hoá A. vừa nội bào vừa ngoại bào. B. nội bào hoặc ngoại bào tuỳ từng giai đoạn phát triển. C. ngoại bào. D. nội bào. Câu 9: Bộ phận nào của san hô dùng để trang trí? A. Phần thịt của san hô. B. Phần thịt và lớp trong của san hô.. C. Khung xương bằng đá vôi của san hô. D. Lớp trong của san hô.. Câu 10: Kiểu di chuyển của sứa là: A. Kiểu lộn đầu.. B. Co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược. C. Kiểu sâu đo.. D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.. lại. Câu 11: Hiện tượng tái sinh ở thủy tức có được coi là một hình thức sinh sản không? Vì sao? A. Có, vì một phần cơ thể sẽ tạo những cơ thể mới. B. Không, vì không tạo ra cơ thể mới. C. Không, vì nó chỉ xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi D. Có, vì cơ thể được tái sinh lại toàn vẹn Câu 12: Loài nào thích nghi với lối sống bám?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Sứa Thủy tức.. B. San hô, hải quỳ.. C. Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ. D.. Câu 13: Ngành giun đốt gồm các đại diện nào sau đây? A. Giun đỏ, giun móc câu, giun kim, giun rễ lúa B. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa C. Giun đỏ, giun đất, rươi, đĩa. D. Giun đũa, giun đỏ, giun móc câu, giun rễ lúa. Câu 14: Sán dây có cấu tạo như thế nào? A. Đầu nhỏ có giác bám, thân gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm, mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, đốt cuối cùng chứa đầy trứng. B. Thân gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm. C. Đầu nhỏ có giác bám. D. Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, đốt cuối cùng chứa đầy trứng. Câu 15: Vì sao giun đũa không bị tiêu hóa trong ruột non người? A. Vì giun đũa không ra hút dịch dinh dưỡng ở ruột non khi đang tiêu hóa thức ăn. B. Vì lớp vỏ bọc ngoài cơ thể cứng, không bị tác động bởi dịch tiêu hoá trong ruột. C. Vì lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người. D. Vì giun đũa găm sâu trong thành ruột non, nên không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người Câu 16: Khi gặp điều kiện bất lợi trùng roi xanh có hiện tượng gì? A. Đa số bị chết. Câu 17: Đ. B. Kết bào xác.. C. Sinh sản nhanh. D. Sinh sản chậm. ỉa không có đặc điểm nào sau đây?. A. Sống kí sinh ngoài. lượn sóng.. B. Có giác bám.. C. Nội kí sinh trong vật chủ. Câu 18: Trùng biến hình di chuyển bằng cách nào?. D. Bơi kiểu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Dồn dòng chất nguyên sinh về một phía tạo thành chân giả. Không bào co bóp co bóp nước tạo áp lực đẩy cơ thể đi B. Không bào co bóp co bóp nước tạo áp lực đẩy cơ thể đi. C. Dồn dòng chất nguyên sinh về một phía tạo thành chân giả. D. Không bào co bóp và không bào tiêu hóa cùng phối hợp để cơ thể di chuyển. Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không có ở Sán lá gan và Sán dây? A. Giác bám phát triển.. B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.. C. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.. D. Mắt và lông bơi phát triển.. Câu 20: Môi trường sống của Sán lông là A. các vùng nước ven biển. B. các vùng ao, hồ nước ngọt. C. các vùng đầm lầy. D. trong cơ thể động vật. Câu 21: Thủy tức có hệ thần kinh A. dạng sợi.. B. dạng mạng lưới. C. dạng chuỗi hạch. D. dạng ống.. Câu 22: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào? A. Có thành xenlulôzơ. B. Có roi.. C. Có điểm mắt.. D. Có diệp lục.. Câu 23: Hầu hết các loài ruột khoang sống ở đâu? A. Biển, nước ngọt, nước lợ.. B. Biển.. C. Nước ngọt.. D. Nước lợ.. Câu 24: Do thói quen nào ở trẻ em mà giun khép kín được vòng đời? A. Ăn uống không vệ sinh. C. Thói quen mút tay. tay.. B. Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. D. Ăn uống không vệ sinh, thói quen mút. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. Tại sao người bị sốt rét da tái xanh, sốt cao và run lên cầm cập ? (1 đ) Câu 2. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không? (1 đ) Câu 3. Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất như thế nào? Nêu những lợi ích của giun đất. ( 2 đ) ---HẾT---.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> IV. ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM- 6 điểm ( Gồm 24 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm) Đề 1: 1-A; 2-B; 3-A; 4-C; 5-D; 6-D; 7-C; 8-D; 9-C; 10-B; 11-A; 12-B; 13 –C; 14 –A; 15 –C; 16 – B; 17 – C; 18 – A; 19 – D; 20 –A; 21 –B; 22- D; 23- B; 24-D.. B. PHẦN TỰ LUẬN – 4 ĐIỂM CÂU CÂU 1. NỘI DUNG  Người bị sốt rét là do trùng sốt rét kí sinh. 1 điểm. ĐIỂM 0.25. trong hồng cầu.  Vì chu trình sinh sản của trùng sốt rét đồng. 0.5. loạt, nên khi sinh sản chúng phá huỷ hàng tỉ hồng cầu. 0.25. => Làm cho người bênh xanh xao, lên cơn sốt và người run cầm cập CÂU 2.  San hô chủ yếu là có lợi. Các lợi ích của san. 1 điểm. hô như: làm sạch nước, làm chổ ở cho động. 0,5 đ. vật biển, tạo cảnh quan, cung cấp đá vôi, làm vật chỉ thị địa chất….. 0,5 đ. ( HS chỉ nêu có lợi, cho dưới 3 VD thì được 0,25đ)  Vùng biển nước ta rất giàu san hô như : Vịnh Hạ Long, Nha Trang, vùng biển Côn Đảo ( HS trả lời có, không cho VD được 0.25 đ) Câu 3.  Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với đời. 2 điểm -. sống chui rúc như sau:. 0,25 đ. Cơ thể thuôn dài, thuôn 2 đầu => dễ chui. 0,25 đ. luồn trong đất. -. Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có 1 vòng tơ => vòng tơ làm điểm tựa giúp giun đất di chuyển.. -. Cơ thể phủ chất nhầy => Giảm ma sát khi di. 0. 5 đ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chuyển.. 0. 5 đ.  Lợi ích của giun đất: Làm dất trồng xốp thoáng, giúp đất màu mỡ. 0.5 đ. Hết.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×