Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.6 KB, 2 trang )


Phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus

“Cháu bé 3 tháng tuổi bắt đầu nôn nhiều lần, đi ngoài phân lỏng 9 - 10 lần trong
ngày, sốt nhẹ. Mẹ cháu đã mua thuốc cho cháu uống, nhưng cháu lại tiếp tục nôn
nhiều, cháu lả người đi nên mẹ cháu nhanh chóng đưa cháu vào bệnh viện. Tại đây,
cháu được các bác sĩ chẩn đoán tiêu chảy cấp mất nước nặng và được truyền dịch ngay
lập tức” những trường hợp như vậy xảy ra hàng ngày ở phòng cấp cứu các bệnh viện ở
các tuyến khác nhau của nước ta.

Cho trẻ uống vaccin rotarix.
PGS.TS. Nguyễn Gia Khánh, Chủ nhiệm Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung
ương, cho biết: “Nhiều trẻ mắc tiêu chảy được đưa đến viện quá muộn”. Khoa Tiêu
hóa của Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ có 40 giường nhưng tình trạng quá tải luôn xảy
ra, đặc biệt là những ngày gần đây.
Tại Việt Nam, từ năm 1982 đã triển khai chương trình phòng chống tiêu chảy,
đến nay tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu hóa giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, vào những thời
điểm thời tiết thay đổi, nhất là mùa nắng nóng trẻ dễ mắc nhiều loại bệnh trong đó có
tiêu chảy.
Tiêu chảy cấp thể nặng tiếp tục là một gánh nặng cho trẻ, mỗi gia đình và toàn
xã hội ở Việt Nam:
- Đối với trẻ, có thể gây tử vong nếu không bù nước kịp thời, sẽ tạo nguy cơ suy
dinh dưỡng nếu không được chăm sóc đúng.
- Đối với từng gia đình, mất ngày công lao động cha và mẹ, giảm thu nhập,
giảm tích lũy.
- Đối với xã hội, nếu trẻ mất nước nặng hơn sẽ đe dọa tính mạng, cần truyền
dịch, do đó sẽ gia tăng giá thành điều trị do chi phí dịch truyền, công chăm sóc, thời
gian nằm viện kéo dài hơn. Dù hiện nay trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí nhưng số tiền
mất vào khoản này khá lớn. Có thể có ích hơn nếu tiết kiệm được chúng và đưa vào
các chương trình khác như tiêm chủng chẳng hạn.
Nguyên nhân thường gặp tiêu chảy cấp mất nước nặng là do nhiễm rotavirus.


Trên thế giới, 95% trẻ em (bất kể chủng tộc và tình trạng kinh tế) đều bị nhiễm
rotavirus một lần trong giai đoạn trước 3 - 5 tuổi. Điều quan trọng là nhiễm rotavirus
không thể dự phòng được bằng các biện pháp vệ sinh chuẩn mực đơn lẻ như rửa tay,
dùng nước sạch, điều này thể hiện rõ qua số mới mắc nhiễm rotavirus đều tương tự
nhau ở các nước phát triển và đang phát triển.
Đặc điểm tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus
Bệnh lây phổ biến qua đường tiêu hóa, qua lan truyền virut từ phân người bệnh
lên các đồ vật trong môi trường như bàn tay, đồ dùng, đồ chơi... virut sống lâu trong
môi trường nên có tính lây lan mạnh, lây từ người sang người. Nhiễm rotavirus sẽ gây
viêm dạ dày, ruột cấp với biểu hiện nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, sốt, đau bụng
với hậu quả là cơ thể mất nước nhanh và khó bù dịch đủ qua đường uống.
Tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus gây mất nước nghiêm trọng hơn dẫn đến:
- Trẻ dễ mất nước nặng và đe dọa tử vong.
- Kéo dài thời gian nằm viện.
- Nếu tái phát nhiều lần có thể gây suy dinh dưỡng.
Gánh nặng của bệnh
Tại các quốc gia khí hậu nhiệt đới như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam bệnh
không có tính chất theo tháng rõ rệt.
Trước 5 tuổi hầu như trẻ đều bị ít nhất một lần tiêu chảy do nhiễm rotavirus, cứ
293 trẻ nhiễm rotavirus thì có 1 trẻ tử vong. Đa số tử vong do nhiễm rotavirus xảy ra ở
các nước đang phát triển. Nhiễm khuẫn do rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu
chảy nặng và ói mửa ở trẻ 6 - 24 tháng trên toàn thế giới, trẻ càng nhỏ thì nguy cơ
càng lớn.
Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm rotavirus theo các nghiên cứu đã báo cáo của GS.
Nguyễn Văn Mẫn khoảng 56% các ca tiêu chảy cấp nhập viện, và theo công bố của
PGS. Nguyễn Thị Kim Tiến nhiễm rotavirus là nguyên nhân của khoảng 6,4% ca tiêu
chảy cấp trong cộng đồng lưu vực sông Mêkông.
Điều trị và phòng ngừa rotavirus
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho nhiễm rotavirus. Hiện nay, chỉ có
những phương pháp làm dịu các triệu chứng gây ra bởi rotavirus như bù dịch bằng

đường uống hoặc truyền tĩnh mạch và hạ sốt. Về phòng ngừa, có thể sử dụng vaccin để
bảo vệ cho trẻ và cộng đồng khỏi bị nhiễm rotavirus.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định việc phát triển rotavirus vaccin là ưu
tiên hàng đầu cho y tế cộng đồng. Vaccin dạng uống là loại vaccin mới nhất phòng
chống bệnh đường tiêu hóa do rotavirus. Loại vaccin mới này đã được chứng minh
hiệu quả bảo vệ lên đến 90% cho trẻ em khỏi bệnh đường tiêu hóa do rotavirus.

×