Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

sinh hoat duoi co phap luat va bao luc hoc duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.08 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Sở GD & ĐT Long An


Trường THPT Tân Trụ



Bài giảng Sinh hoạt ngoại khóa


Giáo dục Pháp luật trong trường THPT


Chuyên đề:



“ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG”


Thực hiện quyết định số 1928/QĐ- TTg ngày 20/11/2009 của thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường”. Thực hiện chỉ đạo của sở Giáo dục và đào tạo, sở Tư pháp công văn số 1557 về
việc thực hiện sinh hoạt “Tiết pháp luật” trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Long An. Chúng
ta cùng thực hiện “tiết pháp luật’ với chuyên đề “Phòng chống bạo lực học đường trong nhà
trường”.


I. Mục đích, yêu cầu
<b>1. Mục đích:</b>


- Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong mỗi thanh thiếu niên
học sinh nhà trường. Hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy
ra.


- Tích cực góp phần đảm bảo tốt ANTT, phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường.


<b>2. Yêu cầu:</b>


- Công tác này phải được tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong học
sinh và PHHS. Nhà trường coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt năm
học.


- Phải phối hợp thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức


năng để nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền phịng chống bạo lực học đường và các
hành vi vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên học sinh.


<b>II. Nội dung</b>


Bạo lực học đường gần đây không chỉ dừng lại ở việc đấm đá, những kẻ cơn đồ núp bóng
học sinh cịn tụ tập “băng đảng” dùng đến cả hung khí để chém giết bạn. Tình trạng bạo lực
học đường đã và đang bộc phát ở mức độ nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng, rất cần được
XH nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải "chống".


<b>1. Khái niệm:</b>


Các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng hành vi bạo lực học đường là những hành vi như kết
băng nhóm hăm he bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ
-tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xơ xát đánh nhau
hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí.


<b>2. Số liệu báo động </b>


- Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực
tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành
trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.


- Theo thống kê của Bộ GDĐT , từ đầu năm học 2009 – 2012 đến nay, cả nước đã xảy ra
1.598 vụ học sinh (HS) đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ
luật khiển trách 881 HS, cảnh cáo 1.558 HS và buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1
năm học) tới 735 HS. Tính bình qn, cứ 11.111 HS thì có 1 em bị buộc kỷ luật thơi học có
thời hạn vì đánh nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Ảnh hưởng của truyền thông xấu (phim ảnh, games, thông tin xấu trên Internet);


- Bạo lực từ môi trường sống xung quanh, đặc biệt là từ gia đình và bạn bè.


- Sự bỏ bê, thiếu trách nhiệm của gia đình, và sự thiếu sót, hoặc bất lực của nhà trường
trong việc giáo dục nhân cách cho các em;


- Sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
<b>4. Các vụ án tiêu biểu</b>


* Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, tại TPHCM và Bình Dương đã xảy ra ba vụ án nghiêm
trọng, đỉnh điểm là cái chết của em Đặng Hoàng Tiến (16 tuổi) học sinh lớp 11, trường
THPT Lê Thị Hồng Gấm quận 3. Sau nhiều lần đánh bạn, nữ sinh lớp 11 tên Thắm, trường
THPT Đức Trí huyện Thuận An, Bình Dương đã bị nhà trường kỷ luật buộc thơi học. Cay
cú vì bị đuổi học, Thắm chặn đường nữ sinh Trần Như Huỳnh, học sinh lớp 8 trường THCS
Đức Trí để trả thù, Thắm chặn đường, rượt theo Huỳnh đấm đá tới tấp rồi dùng dao Thái
Lan đâm thẳng vào giữa lưng. Mũi dao xuyên thủng màng phổi khiến em Huỳnh phải nhập
viện cấp cứu trong tình trạng mất nhiều máu, tâm lý hoảng loạn.


* Ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường THPT Đại Mỗ (Hà Nội) bị một
nhóm thanh niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn giản tranh giành nhau chỗ
ngồi ở sân trường. Lưu Danh Thắng, bạn cùng trường với Vũ đã thuê bọn "đầu gấu" xử bạn
mình, gây cái chết cho Vũ.


* Ngày 30-8-2008, Vương Quốc Hà, 15 tuổi, học sinh trường THPT cơ sở xã Nguyễn Ái
Quốc (Hải Dương) trên đường đi học về bị tám thiếu niên vây đánh, khiến em bị trụy tim,
chết tại chỗ.


* Chiều 27.3, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, L.Đ.Hiến, HS lớp 10C8 trường THPT dân lập
Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn
học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết
tại bệnh viện.



<b>6. Các văn bản Pháp luật liên quan </b>


- LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG & BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH.
Bộ luật gồm 6 chương với 46 điều qui định, Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thơng qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Do
chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng ký.


- Luật dân sự
- Luật hành chính
- Luật hình sự


<b>7. Một số quy định cần biết </b>


<i><b>- Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình và</b></i>
<i><b>bạo lực trong học đường</b></i>


Người có hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.


<i><b>- Nghị định 110/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng, chống </b></i>
<i><b>bạo lực gia đình, bạo lực học đường </b></i>


<i><b>+ Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả </b></i>


Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia
đình,bạo lực học đường.. cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức xử
phạt chính sau:



a) Cảnh cáo;


b) Phạt tiền: Mức phạt tiền cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại
Chương II Nghị định này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cịn có thể bị áp
dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:


a) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc xin lỗi cơng khai khi nạn nhân có yêu cầu.


đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi


<i><b>Điều 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe người trong gia đình,</b></i>
<i><b>trong trường học….</b></i>


1. Phạt tiền từ 1.000.000 đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình, trong nhà
trường.


2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho người khác;


b) Khơng kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp
cứu kịp thời, khơng chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo
lực gia đình,trong học đường trừ trường hợp nạn nhân từ chối.


3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:


a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a


khoản 2 Điều này;


b) Buộc xin lỗi cơng khai khi nạn nhân có u cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này.


<i><b>- Điều 104. Bộ luật hình sự 1999:</b></i>


Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11%
đến 30%... thì bị cải tạo khơng giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại đến sức khoẻ người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61%
trở lên hoặc dẫn đến chết người… thì bị phạt tù năm năm đến mười lăm năm.


<i><b>- Luật dân sự</b></i>


<i><b>+ Ðiều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm</b></i>
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:


a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại;


b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại;


c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị
thiệt hại.


Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại


khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh
chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì mức tối đa khơng q ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
<i><b>+ Ðiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm</b></i>


Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:


a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;


c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu
mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.


<i><b> + Ðiều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm</b></i>


Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy
tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:


a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.


Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt
hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa khơng q mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định.


<b>III. Kết luận </b>



- Pháp luật nước ta có những qui định cụ thể với những hành vi xâm phạm sức khỏe, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm..của người khác..(Điều 73 Hiến pháp năm 1992 và điều 93 bộ
luật hình sự nước cộng hào XHCN Việt Nam ).


- Nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, thiếu văn hóa, ảnh hưởng nền đạo đức của dân tộc ta.
<b>IV Trách nhiệm của học sinh </b>


- Là học sinh chúng ta cần rèn luyện : Sống đoàn kết thương yêu nhau, hòa nhã với bạn bè,
giải quyết vấn đề trong thương lượng hịa giải. Những vấn đề khơng giải quyết được sẽ nhờ
Thầy- Cô xử lý.


- Không kết bạn với kẻ xấu, không chia rẽ, bè phái, không dùng sức mạnh trong quan hệ bạn
bè.


- Ln bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống, trong lời nói, cử chỉ, việc làm. Vượt qua mọi
thử thách cám dỗ.


- Luôn chú ý giữ gìn danh dự gia đình, danh dự trường, danh dự bản thân. Rèn luyện trở
thành học sinh ngoan, công dân tốt.


</div>

<!--links-->

×