Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường nhìn từ góc độ kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.83 KB, 6 trang )

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG NHÌN TỪ
GÓC ĐỘ KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
TS. Nguyễn Thị Hà Lan*
HVCH. Chế Dạ Thảo**

1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, dƣ luận xã hội liên tiếp lên tiếng nhiều về
tình trạng bạo lực học đƣờng (BLHD) với những lo ngại về sự diễn biến phức tạp.
Thực chất đây không còn là vấn đề mới mẻ nhƣng càng ngày mức độ nguy hiểm và
tính chất của hành vi này càng gia tăng với những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Nó tác
động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các
thầy cô giáo. BLHD giờ đây không chỉ còn là những cuộc ẩu đã, cãi nhau, đánh nhau
thông thƣờng mà đang diễn ra với phạm vi lớn hơn, phức tạp hơn, số lƣợng tham gia
nhiều hơn có tổ chức, cả nam lẫn nữ sinh cùng với sự xuất hiện của các loại hung khí
nguy hiểm nhƣ: gậy, dao, súng, và các vũ khí tự chế. Xét dƣới góc độ tâm lý, BLHĐ
cũng có nguyên nhân từ việc mâu thuẫn trong hoạt động giao tiếp (HĐGT) diễn ra
hàng ngày, hàng giờ giữa những học sinh với nhau. Vì vậy, muốn ngăn chặn BLHĐ,
thiết nghĩ cần trang bị cho học sinh các kỹ năng xử lý tình huống (KN XLTH) trong
HĐGT trong các nhà trƣờng hiện nay.
2. Khái niệm về bạo lực học đƣờng
Bạo lực học đƣờng đƣợc nhiều ngƣời coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia.
Theo nghiên cứu về BLHĐ [5], ở nƣớc ngoài, bên cạnh thuật ngữ bạo lực học
đƣờng, ngƣời ta thƣờng nói tới thuật ngữ bắt nạt học đƣờng. Bắt nạt học đƣờng cũng là
một phần của bạo lực học đƣờng và thậm chí nhiều lúc ngƣời ta còn đồng nhất giữa bắt
nạt và bạo lực học đƣờng.
Dan Olweus [5], trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và
chúng ta có thể làm gì” đã đƣa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong
trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc
nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự


bảo vệ bản thân” .

*
**

Trƣờng Đại học Hồng Đức
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

149


Milton Keynes (1989) định nghĩa: “Bắt nạt là một hành động lặp đi lặp lại một
cách hiếu chiến để cố ý làm tổn thương về tinh thần hoặc thể xác cho người khác. Bắt
nạt là đặc trưng của một cá nhân hành xử theo một cách nào đó để đạt được quyền lực
trên người khác” .
Ở Việt Nam, Có nhiều tác giả nghiên cứu và đƣa ra quan điểm của mình về
BLHĐ, có tác giả xem BLHĐ là biểu hiện lệch lạc, trái với chuẩn mực đạo đức và qui
tắc của nhà trƣờng [4] BLHĐ là là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh. BLHD
là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội,
nội quy của nhà trường mà các em là thành viên. BLHD có thể được biểu hiện thông
qua nhận thức, thái độ và hành vi.
Nhƣ vậy, theo tác giả, BLHĐ là tất cả những biểu hiện của nhận thức, thái độ và
hành vi của học sinh, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội và nội qui của nhà trƣờng.
Bạo lực học đƣờng không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không
chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo
viên với học sinh.
3. Vài nét về thực trạng BLHĐ
Theo báo cáo của phòng Gíao dục & Đào tạo thành phố Hạ Long năm 2008 thì
trong khoảng vài tháng đầu năm học 2009 - 2010 toàn thành phố có 53 vụ BLHĐ.Với
số liệu đƣợc đƣa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng

học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì từ đầu
năm 2009-2010, cả nƣớc đã có 1598 vụ học sinh đánh nhau. Gần đây nhất, kết quả
khảo sát trên diện rộng ở các trƣờng THCS và THPT tại Hà Nội (từ tháng 3-9.2014)
cho thấy có tới 73% số học sinh đƣợc hỏi cho biết đã hứng chịu bạo lực tinh thần trong
trƣờng học và 19% bị bạo lực tình dục.
Hiện nay, BLHD không chỉ gia tăng về số lƣợng mà về tính chất, mức độ nguy
hiểm và hậu quả của nó cũng ngày một trở nên nghiêm trọng. Câu chuyện BLHD
không chỉ dừng lại ở xích mích giữa con trẻ mà diễn biến phức tạp với nhiều hình thức,
có tổ chức đã gây ra bao nhiêu vụ việc thƣơng tâm, biết bao sự ra đi đột ngột của
những mái đầu xanh ở tuổi đời đẹp nhất.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tƣờng [6], trong những năm gần đây, bạo lực học
đƣờng trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tƣợng học
sinh đánh nhau là một hiện tƣợng không mới, nhƣng những hiện tƣợng đánh nhau của
học sinh ở một số địa phƣơng trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy
hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong
trƣờng học, trƣớc cổng trƣờng, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu
quả nghiêm trọng và bức xúc trong dƣ luận xã hội. Đặc biệt, còn có hiện tƣợng học
sinh hành hung thầy giáo, cô giáo ngay trên bục giảng. Và ngƣợc lại cũng có các hiện
tƣợng thầy giáo, cô giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để “giáo dục” học
sinh. Ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ Trƣởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên, Bộ
150


GD & ĐT Việt Nam cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến
năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần
đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đƣờng nhƣ: nữ sinh tụ tập đánh nhau hội đồng, làm
nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trƣờng học. Ở
nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết
bạn giữa sân trƣờng. Theo thống kê của Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 ngƣời
chƣa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em.

Trung bình mỗi năm, trên cả nƣớc có 4.746 ngƣời chƣa thành niên phạm tội bị phát
hiện. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm
2010, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay
cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha, mẹ: Tiểu học 22%,
THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành an toàn giao thông: Tiểu học 4%,
THCS 35%, THPT 70%, ... Những con số này cho thấy, càng lớn ý thức đạo đức của
học sinh càng đi xuống. Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THCS ở TP. Hồ Chí
Minh cho thấy: 32,2% có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy,
cô trong trƣờng, còn ra đƣờng thì... không quen biết; 38,8% cho biết thƣờng xuyên
chửi thề, nói tục; 53,6% thỉnh thoảng nói tục. Năm 2008, PGS.TS. Hoàng Bá
Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
ĐHQG Hà Nội cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về hành vi bạo lực của nữ sinh
trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trƣờng THPT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội). Kết
quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh đƣợc hỏi cho rằng ở trƣờng các em học có xảy
ra hiện tƣợng nữ sinh đánh nhau. Kết quả khảo sát cũng cho biết có tới 64% các em nữ
thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Trong các em nữ từng đánh
nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và
19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho
rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thƣờng” (57,3%) và “chấp nhận đƣợc” (39,6%).
4. Biện pháp khắc phục thực trạng BLHD từ góc nhìn kỹ năng xử lý tình
huống trong hoạt động giao tiếp
Trong một hệ thống những vấn đề, lí do dẫn đến tình trạng bạo lực học đƣờng,
chúng ta không thể bỏ qua một vấn đề hết sức quan trọng là nhóm nguyên nhân từ phía
học sinh. Việc phân tích nhóm nguyên nhân này có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta
có thể vạch ra những giải pháp cụ thể, giúp cá nhân học sinh chủ động phòng và chống
hành vi BLHD, từ đó, góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng này.
Nhƣ đã trình bày trên, ta có thể thấy đƣợc, từ phía học sinh, có ba nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến hành vi lệch chuẩn trong môi trƣờng học đƣờng, ở đây chúng tôi
quan tâm khai thác nguyên nhân thứ ba, đó là nguyên nhân từ việc học sinh thiếu kỹ
năng sống trong việc ứng phó với các tình huống trong hoạt động giao tiếp. Với cách

tiếp cận này, chúng tôi đề xuất 2 biện pháp sau:

151


Thứ nhất, trang bị kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
học sinh
Giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Giao tiếp
tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ hữu ích, thành công trong
công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tƣợng, đẹp trong mắt bạn bè và những
ngƣời xung quanh. Thực tế cho thấy, những hành vi BLHĐ thƣờng xuất phát từ những
xích mích, hiểu lầm, mâu thuẫn giữa học sinh với nhau. Những nguyên nhân này phần
lớn là nảy sinh trong hoạt động giao tiếp, từ việc nói năng, cử chỉ, hành vi…dẫn đến
mâu thuẫn, tiếp đến nếu không đƣợc giải quyết kịp thời thì ắt hẳn sẽ nảy sinh BLHĐ.
Vì vậy, cần chú ý trang bị cho học sinh các kiến thức về giao tiếp, hình thành kỹ năng
giao tiếp cho học sinh.
Nội dung về giao tiếp cũng nhƣ các kỹ năng giao tiếp đƣợc thể hiện trong các nội
dung về văn hóa học đƣờng cũng nhƣ các chuẩn mực ứng xử của xã hội. Để thực hiện
đƣợc biện pháp này, các nhà trƣờng cần chú trọng xây dựng và hƣớng dẫn yêu cầu về
giao tiếp và ứng xử trong môi trƣờng học đƣờng để hƣớng dẫn, bắt buộc học sinh
nghiêm túc thực hiện. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà sƣ phạm cần thể hiện phong cách
giao tiếp, kỹ năng giao tiếp mẫu mực để học sinh học tập và noi theo.
Thứ hai, cần phải tổ chức nhiều hoạt động giáo dục để học sinh rèn luyện và
hình thành kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp
Hình thành cho ngƣời học những hiểu biết và qui tắc ứng xử, giao tiếp để họ có
sự tự tin, chủ động trong giao tiếp thông thƣờng đã là một công việc không đơn giản.
Vì vậy, để hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý tình huống trong giao
tiếp lại càng khó hơn. Bởi lẽ, học sinh không phải mọi lúc, mọi nơi đều thực hiện các
nguyên tắc ứng xử trong những tình huống thông thƣờng (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,
trò chuyện, quan tâm…) mà đôi khi trong những tình huống đó, lại nảy sinh những vấn

đề phức tạp, mà sử dụng nguyên tắc giao tiếp thông thƣờng không thể giải quyết đƣợc.
Vì vậy, trong những tình huống này, buộc học sinh phải có kỹ năng ứng xử linh hoạt,
nghệ thuật, sáng tạo để giảm nguy cơ xung đột, hiểu nhầm, cải thiện các mối quan hệ,
và đặc biệt, nâng cao vốn sống, vốn văn hóa cho bản thân.
Vì vậy, trong nội dung hoạt động giáo dục trong các nhà trƣờng, cần xây dựng
nội dung ứng xử thông minh trong các tình huống giao tiếp (xử lý, xử trí). Và trang bị
cho học sinh cơ sở của các kỹ năng ứng xử đó để giúp các em tự rèn luyện kỹ năng
trong các hoạt động, nhằm nâng cao kỹ năng sống, thích ứng với môi trƣờng xã hội
đang biến đổi thƣờng xuyên và phức tạp. Và đặc biệt, các em có thể hình dung trứơc
những hoàn cảnh và tình huống có thể nảy sinh ra hành vi bạo lực, từ đó, mà hạn chế
đến mức tối đa. Phòng tốt hơn là chống, ngoài việc tránh đƣợc các tình huống có thể
xảy ra hành vi bạo lực còn giúp các em duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong quá trình
giao tiếp với ngƣời khác.
152


5. Kết luận
Tóm lại, Bạo lực học đƣờng là mối lo ngại của không những các nhà giáo dục,
các nhà quản lý xã hội mà còn của mỗi gia đình, của chính bản thân học sinh. Xây
dựng một môi trƣờng học đƣờng văn minh, lành mạnh và thân thiện không chỉ là trách
nhiệm mà còn là mong muốn của nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, với cách
tiếp cận BLHĐ dƣới góc độ xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp của học sinh
đƣợc xem là một trong những biện pháp hữu hiệu, có ý nghĩa cấp thiết đối với quá
trình giáo dục học sinh hiện nay. Vì vậy, để ngăn chặn BLHĐ, bên cạnh các biện pháp
kiểm tra, xử lý triệt để và kịp thời, nhà trƣờng cần chú trọng trang bị kiến thức, hình
thành kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động giao tiếp của học sinh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Lan Anh, Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học
đường của học sinh trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHXH&NV,

2012
[2]. Ông Thị Mai Thƣơng, Hành vi bạo lực trong nữ sinh Trung học phổ thông,
khóa luận tốt nghiệp, ĐH KHXH&NV, 2010
[3]. Lƣu Song Hà, Một số giải pháp tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục hành vi
bạo lực của học sinh trung học cơ sở, tr.117- tr. 128 Hội thảo “Nhu cầu, định
hƣớng đào tạo tâm lý học đƣờng tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc tế,
Hà Nội, tháng 8/2009.
[4]. Phan Mai Hƣơng (08/2009), “Thực trạng bạo lực học đường hiện
nay”, Hội thảo “Nhu cầu, định hƣớng đào tạo tâm lý học đƣờng tại Việt
Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà nội, tr. 28 - 33
[5]. />[6]. Thực trạng bạo lực học đƣờng hiện nay: />
153


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận
t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC



×