Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Thành công không có chỗ cho sự chủ quan! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.1 KB, 2 trang )

Thành công không có chỗ cho sự chủ quan!

Các loại rủi ro
Những rủi ro trong đầu tư thường được hiểu là xác suất có thể xảy ra một
thiệt hại. Nó là sự may rủi về một hậu quả không có lợi hay tiến triển dẫn tới việc
gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Theo Mark Spencer, một chuyên gia phân tích
đầu tư nổi tiếng của Anh thì rủi ro có hai loại, rủi ro theo suy tính và rủi ro thuần
tuý.
Rủi ro theo suy tính là kiểu rủi ro bao gồm khả năng thua lỗ và lợi nhuận.
Một công ty có thể đầu tư nhiều cho công nghệ mới để đưa ra thị trường một sản
phẩm mới, cũng có thể doanh thu không bù đắp nổi chi phí quá lớn, nhưng cũng
có khả năng thứ hai là sản phẩm mới ấy sẽ tạo ra một đột phá nào đó đẩy uy tín và
sức bán hàng của doanh nghiệp lên cao. Các nhà đầu tư đã suy tính trước và cơ hội
thắng lợi hoặc rủi ro có thể ngang nhau. Rủi ro thuần tuý là những kết cục không
may có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra như thiên tai, hoả hoạn.
Cũng theo Mark, ngoài ra cũng có thể chia rủi ro thành hai nhóm, đó là
nhóm rủi ro khách quan và nhóm kia là những rủi ro do chủ quan mang đến.
Rủi ro khách quan là những yếu tố môi trường kinh doanh dẫn tới rủi ro
làm cho doanh nghiệp không giải quyết kịp thời khó khăn. Một thay đổi trong các
quy định pháp luật kinh doanh mà bạn không lường trước được đó là rủi ro khách
quan. Rủi ro chủ quan có nhiều dạng, một trong số đó nằm ở chính các chủ đầu
tư và quản lý điều hành doanh nghiệp, khi chủ đầu tư thiếu kiến thức đầu tư kinh
doanh hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên sự thất thoát, đổ vỡ cho doanh
nghiệp. Những sai lầm khác như chọn lầm lĩnh vực đầu tư, không nghiên cứu kỹ
đối tượng đầu tư, đầu tư hoặc liên kết khi đối tác sắp phá sản,… đều là những rủi
ro chủ quan trong quá trình đầu tư.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Trong hoạt đồng đầu tư, rủi ro là chuyện thường tình và đến từ nhiều phía.
Có khi một doanh nghiệp trong một thời điểm đồng thời phải đương đầu với quá
nhiều rủi ro như là “hoạ vô đơn chí”. Vì thế đòi hỏi bản lĩnh của người “cầm lái”


con thuyền trước những sóng gió đầu tư.
Vậy làm sao để phòng ngừa và giảm bớt rủi ro? Nhiều chuyên gia đã đưa ra
một số kỹ thuật để “quản trị rủi ro” trong hoạt động đầu tư. Theo họ thì không thể
tránh được rủi ro hoàn toàn nhưng có thể dự báo, lường trước và có các biện pháp
thì sẽ giảm được thiệt hại. Những biện pháp ngăn chặn thiệt hại được mở rộng từ
phạm vi nỗ lực cá nhân đến toàn thế nhân viên trong doanh nghiệp.
Theo John Templeton, một nhà đầu tư nổi tiếng tại phố Wall, các doanh
nghiệp trước khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nên nhờ các ngân hàng tư vấn tài
chính, đặc biệt các công ty kiểm toán thường xuyên kiếm tra, đánh giá thực trạng
tài chính của doanh nghiệp để lường trước tình hình. Vấn đề thông tin được đặc
biệt chú trọng, đặc biệt là thông tin có liên quan đến hoạt động đầu tư, thông tin từ
ngân hàng tài chính thị trường trong và ngoài khu vực. Thiếu thông tin khi đầu tư,
doanh nghiệp giống như người mù mò mẫm trên đường và dễ gặp rủi ro là điều
khó thể tránh khỏi.
Tại Mỹ, người ta thống kê là cứ 100 rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi
tiến hành các hoạt động đầu tư có tới 30% do các hoạt động quản lý điều hành
mang lại, 30% do nhân viên và 40% do các tác động bên ngoài. Nhiều chuyên gia
đã đưa ra ví dụ cụ thể. Công ty Amex, Mỹ đầu tư tiền vào sản xuất kinh doanh với
đối tác nước ngoài, hợp đồng liên doanh đã được ký kết chưa đến thời gian thanh
toán nhưng tỷ giá hối đoái có biến động lớn. Doanh nghiệp Amex cần làm gì trước
rủi ro này? Câu trả lời là, trước hết Amex phải tuân thủ theo hợp đồng dù có thiệt
hại, sau đó hy vọng vào sự đàm phán nào đó giảm thiệt hại về phía mình. Còn theo
nhiều chuyên gia kinh tế khác thì điều cần thiết là Amex phải dự đoán biến động
này trước khi ký kết hợp đồng đầu tư vì đây là một cách thức quản trị rủi ro trong
đầu tư. Amex có thế đặt ra vấn đề khoảng dao động tối đa, tối thiểu của tỷ giá hối
đoái để có những giải pháp kịp thời. Trong trường hợp này, Amex có thể giải
quyết trả sớm trước hợp đồng bằng cách vay nội tệ chuyển qua một ngoại tệ mạnh
và ổn định khác để thanh toán và chụ lãi suất bằng đồng nội tệ.
Một ví dụ khác, khi doanh nghiệp bạn đầu tư vào trái phiếu của một công ty
khác ở nước ngoài. Thời gian sau đó, doanh nghiệp của bạn biết rằng công ty ấy

rất dễ bị phá sản. Doanh nghiệp của bạn cần làm gì để đòi được số tiền đã mua trái
phiếu. Các chuyên gia kinh tế đã thống nhất một số giải pháp đối với trường hợp
này là cần phải theo dõi chặt chẽ thông tin từ phía công ty đó, bởi luật phá sản
nước nào cũng quy định tuyên bố phá sản sẽ được thực hiện công khai, tìm hiểu
kỹ pháp luật của nước họ và nhờ các cơ quan tư vấn giúp đỡ. Trong trường hợp
còn thời gian thì có thể dùng giải pháp chuyển nợ cho một doanh nghiệp khác ở
nước họ theo sự thoả thuận chiết khấu. Nghĩa là doanh nghiệp nhận nợ có điều
kiện hơn về mặt pháp lý, địa vị,.. và cơ may đòi nợ từ trái phiếu cũng cao hơn.
Như thế thay vì lấy lại được từ trái phiếu 100%, doanh nghiệp của bạn dù sao cũng
thu về được một khoản tiền nhất định và thiệt hại cũng giảm đáng kể.

×