Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.17 KB, 5 trang )
Choi Lưới: loài cây thuỷ sinh khó tính nhất
Điểm cơ bản của choi lưới: Bất cứ ai khi nhìn thấy loài cây thuộc xứ sở
Madagascar này đều kinh ngạc vì vẻ đẹp của nó. Choi lưới luôn tạo điểm nhấn khi
bạn trồng chúng vào hồ. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi thấy 1 cây choi còi cọc hay
1 cái củ choi trần trụi. Rất khó khăn và tốn kém khi vận chuyển 1 cây choi lưới
hoàn chỉnh, vì vậy mọi người thường tin tưởng khi bắt đầu trồng bằng củ. .
Tên gọi: Trong vài thập kỷ gần đây, tên khoa học của loài này được đổi từ
A. fenestralis sang A. madagascariensis. Bạn thường thấy cả 2 tên này ở mọi nơi.
Vậy không hay lắm, Fenestra tiếng latin có nghĩa là cửa sổ - từ này hàm ý miêu tả
chiếc lá đặc trưng. Tuy nhiên hầu hết cây họ choi đều xuất xứ từ madagascar, để
tránh nhầm lẫn, ta cứ gọi là choi lưới.
Bắt đầu trồng bằng củ như thế này trông không ấn tượng nhưng ít tốn kém.
Vừa đủ lá để khoe rằng choi lưới đấy! vừa đủ rễ để ta chắc rằng nó sẽ sống.
Chậm lớn: so với các loài choi khác, choi lưới phát triển rất chậm. Nếu đem
so với loài bolbitis thì choi lưới lại nhanh hơn. Cây thường được ươm từ củ (nơi
dự trữ năng lượng), có vẻ như nó sẽ mọc hoài, nhưng không hẳn thế.
Về chất nền. Hầu hết các loại cây thích nghi với sỏi nhỏ. Các cây họ choi
vẫn phát triển cho dù bạn trồng chúng hay không, chất nền sẽ tạo ra chút khác biệt.
Ta thường trộn thêm chất khoáng vào nền vì hay quên bón phân định kỳ. Tuy
nhiên nếu bạn đều đặn bón thêm chút ít phân, sẽ cho kết quả khác ngay.
Ngay cả những lá non cũng bằng bàn chân.
Lá đặc trưng. Nhìn chiếc lá ta sẽ hiểu vì sao gọi là lưới hay cửa sổ. Đối với
nhiều người, chiếc lá mong manh sẽ hút tầm mắt nhưng cũng là lý do loài này khó
trồng. Nhiều ánh sáng thì sợ tảo, ít thì sẽ làm cây chậm lớn. Plecostomus và silver
dollars là những loài cá nguy hiểm cho những chiếc lá. Đôi khi cái vợt của bạn
vướng vào lá choi lưới và làm bật cả rễ cây lên. Tuy nhiên, choi lưới cũng mau
chóng hồi phục hoàn toàn trở lại.
Phần rễ lộ ra có màu xanh của diệp lục, không phải tảo.