Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 2 trang )
Không gian xanh trong kiến trúc bể thuỷ sinh
Hiện nay, có nhiều cách đưa không gian xanh vào nhà phố. Nhưng có
một phương pháp mà dù diện tích nhà hẹp hay rộng đều có thể thực hiện
được, đó là sử dụng bể thủy sinh.
Bể cá thủy sinh sẽ mang lại một ảnh
hưởng thị giác và cảm giác tâm lý rất đặc biệt
vì nó như một khu vườn thu nhỏ, sống động.
Chiếm ít diện tích nên nó dễ dàng giúp không
gian trở nên đẹp hơn, khắc phục được điểm
yếu về ánh sáng, tạo cảm giác thư giãn.
Bể cá cảnh thủy sinh thường được trình bày với ánh sáng đèn, hệ thống lọc
chuyên dụng, cây thủy sinh thực, kết hợp với các loại cá sống theo đàn được nuôi
dưỡng bằng phân bón... Bể được chiếu sáng bằng loại đèn daylight (ánh sáng như
tự nhiên) nên có hiệu ứng chiếu sáng đặc biệt, tương phản khi bố trí tại các vùng
không gian thiếu sáng. Bể thường sử dụng các chất liệu kính cường lực, chống va
đập. Có màu sắc xanh mát và sự lung linh của nước nên bể cũng tạo ra hiệu ứng
tương phản với các chất liệu như gỗ, tường đá, các mảng chất liệu xù xì khác trong
không gian nội thất.
Bạn sẽ có được một bể cá phù hợp với màu sắc, chất liệu và tỷ lệ căn phòng
nếu được sự tư vấn từ kiến trúc sư. Người chơi có thể yêu cầu trang trí tái tạo một
lạch suối, một vạt rừng, một góc rừng hay thậm chí trình bày lại theo khu vườn
của nếp nhà xưa...
Như vậy, bể cá cảnh thủy sinh sẽ mang lại hơi nước và sự sinh động cho
không gian, sự thư thái cho con người. Nó còn có vai trò như một vật trang trí, tiểu
cảnh để làm mềm không gian kiến trúc. Theo quan niệm phong thủy, bể cá cảnh
thủy sinh sẽ điều hòa không gian, hướng sinh khí vào không gian sống và làm
việc, là vật hội tụ đủ các yếu tố ngũ hành.
Không chỉ nhà ở gia đình mà các khu công cộng như văn phòng, nhà hàng,
quán cafe nếu biết vận dụng bể thuỷ sinh vào trang trí nội thất cũng sẽ tạo được
cảm giác sinh động, gần gũi cho không gian nội thất. Hiện ở Hà Nội, bạn có thể tự