Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu LỄ CƯỚI NGƯỜI KHƠMER QUA NHỮNG BÀI CA ĐIỆU MÚA ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.03 KB, 3 trang )

LỄ CƯỚI NGƯỜI KHƠMER QUA
NHỮNG BÀI CA ĐIỆU MÚA


Ngoài những nghi thức được tập tục quy định, lễ cưới Khơme còn là hình thức diễn xướng tổng
hợp, trong đó ca hát chiếm một số lượng lớn lên đến vài mươi bài như "mở cổng", "quét chiếu",
"cắt hoa cau", "cắt tóc", "đào thuốc nhuộm răng", "lạy mặt trời" ...

Những bài ca điệu múa này phỏng theo chuyện cổ tích tiêu biểu cho cuộc sống hạnh phúc :
Người múa nhằm chúc lành cho đôi vợ chồng mới. Cô dâu chú rể trong lễ cưới truyền thống ăn
mặt lộng lẫy cách điệu như vua và hoàng hậu. Buổi sáng ngày cưới lễ rước chú rể sang nhà gái
người ta hát bài "Ba khôn".

Lời ca ước lệ cách điệu đó trở nên hiện thực bình dị qua bài hát sau :

Con voi một ngà
Đến gần càng to
Nàng ơi đừng sợ
Đó là voi anh.

Khi đến nhà gái ông Maha (người có tuổi thông hiểu phép tắc cới xin) đại diện cho đàng trai
dừng lại ca và múa bài "mở cổng" bởi cổng nhà gái được chắn bằng một cành gai tượng trưng
cho sự trong trắng, thanh khiết của cô gái. Khi đàng gái bằng lòng rước thì cho người đánh một
hồi cồng dài rộn rã rước chú rể vào ngồi nghỉ tạm ở hàng hiên. Rồi đến lễ "quét chiếu" (Bơc
cântel). Người ta trải hai chiếc chiếu, một chiếc ngửa một chiếc úp tượng trưng cho trai và gái.
Người đại diện nhà trai múa và hát bài "quét chiếu" vừa hát vừa giũ vàng bạc, lễ vật gói trong
chiếc khăn nhỏ màu đỏ cầm nơi tay ra chiếu. Bài hát mang ý nghĩa tốt lành, làm ăn được nhiều
của cải :

Tôi quét chiếu, chiếu thắng lợi vinh quang
Quét ra chín lần, quét vào chín lượt


Quét gom ngọc quét gom ngà
Quét gom vàng, quét gom bạc ...

Buổi sáng chấm dứt bằng buổi tiệc và đêm hôm đó người ta tổ chức lễ "cắt hoa cau". Chọn
người trong họ hàng còn đủ vợ chồng có cuộc sống gia đình ấm êm hạnh phúc hoà thuận đứng
ra cắt ba lần hoa cau trao cho mọi người ngồi quanh cô dâu chú rể. Trong bài ca người ta thấy
niềm tự hào của người mẹ về con gái mình vừa xinh đẹp vừa khôn ngoan xứng đáng : Con gái
mẹ da ngăm mặt mịn - Mẹ đã chọn quảy bông cau - Lên núi xuống núi đã hết cả tháp thành - Đã
xứng đáng với tâm hồn con gái mẹ.

Sau đó là lễ "buộc tay" cho cô dâu chú rể bằng những sợi chỉ trắng có tẩm hương thơm, buộc
vào cổ tay ngụ ý tình duyên hai người được gắn bó lâu dài bền chặt và tung hoa cau vào cô dâu
chú rể. Người lớn tuổi sau đó là cha mẹ, người thân, bạn bè bước đến cột tay cô dâu chú rể
cùng với tặng vật hoặc tiền mừng cưới. Lễ cử hành trong tiếng nhạc lời hát sôi nổi.

Trao con một lượng vàng
Tặng con một đôi trâu
Ruộng đầu làng vài mẫu
Chúc con giàu hạnh phúc.

Sau lễ "buộc tay" là phần vui chơi ca hát kéo dài đến nửa đêm. Xưa kia còn có lễ "nhuộm răng"
cho cô dâu dựa theo truyền thuyết hoàng tử Thông lấy công chúa Rắn. Vì rắn có nọc độc nên
công chúa phải nhuộm răng để khử độc trong lễ cưới. Sáng hôm sau người ta đưa cô dâu ra lạy
mặt trời trong lời ca vui :

Mẹ đã lo cho con lấy chồng
Chồng con là người đứng đắn
Cô gái da ngăm mặt mịn
Bới tóc cài hoa ra lạy mặt trời


Những lời ca điệu múa diễn ra như trên là phần chính của lễ cưới. Ngày nay có thể giản đơn bỏ
bớt những phần rườm rà không thích hợp với điều kiện gia đình, địa phương. Nhưng dù có đơn
giản đến đâu thì người ta vẫn giữ tục lệ mời sư sãi đến tụng kinh chúc phúc cho cô dâu chú rể,
cho hai bên gia đình, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người Khơmer theo đạo Phật Tiểu thừa
như ta thường thấy ở nhiều đám cưới của người Khơmer.

Những bài ca điệu múa này phỏng theo chuyện cổ tích tiêu biểu cho cuộc sống hạnh phúc :
Người múa nhằm chúc lành cho đôi vợ chồng mới. Cô dâu chú rể trong lễ cưới truyền thống ăn
mặt lộng lẫy cách điệu như vua và hoàng hậu. Buổi sáng ngày cưới lễ rước chú rể sang nhà gái
người ta hát bài "Ba khôn".

Lời ca ước lệ cách điệu đó trở nên hiện thực bình dị qua bài hát sau :

Con voi một ngà
Đến gần càng to
Nàng ơi đừng sợ
Đó là voi anh.

Khi đến nhà gái ông Maha (người có tuổi thông hiểu phép tắc cưới xin) đại diện cho đàng trai
dừng lại ca và múa bài "mở cổng" bởi cổng nhà gái được chắn bằng một cành gai tượng trưng
cho sự trong trắng, thanh khiết của cô gái. Khi đàng gái bằng lòng rước thì cho người đánh một
hồi cồng dài rộn rã rước chú rể vào ngồi nghỉ tạm ở hàng hiên. Rồi đến lễ "quét chiếu" (Bơc
cântel). Người ta trải hai chiếc chiếu, một chiếc ngửa một chiếc úp tượng trưng cho trai và gái.
Người đại diện nhà trai múa và hát bài "quét chiếu" vừa hát vừa giũ vàng bạc, lễ vật gói trong
chiếc khăn nhỏ màu đỏ cầm nơi tay ra chiếu. Bài hát mang ý nghĩa tốt lành, làm ăn được nhiều
của cải :

Tôi quét chiếu, chiếu thắng lợi vinh quang
Quét ra chín lần, quét vào chín lợt
Quét gom ngọc quét gom ngà

Quét gom vàng, quét gom bạ c ...

Buổi sáng chấm dứt bằng buổi tiệc và đêm hôm đó người ta tổ chức lễ "cắt hoa cau". Chọn niười
trong họ hàng còn đủ vợ chồng có cuộc sống gia đình ấm êm hạnh phúc hoà thuận đứng ra cắt
ba lần hoa cau trao cho mọi người ngồi quanh cô dâu chú rể. Trong bài ca người ta thấy niềm tự
hào của người mẹ về con gái mình vừa xinh đẹp vừa khôn ngoan xứng đáng : Con gái mẹ da
ngăm mặt mịn - Mẹ đã chọn quảy bông cau - Lên núi xuống núi đã hết cả tháp thành - Đã xứng
đáng với tâm hồn con gái mẹ.

Sau đó là lễ "buộc tay" cho cô dâu chú rể bằng những sợi chỉ trắng có tẩm hương thơm, buộc
vào cổ tay ngụ ý tình duyên hai người được gắn bó lâu dài bền chặt và tung hoa cau vào cô dâu
chú rể. Người lớn tuổi sau đó là cha mẹ, người thân, bạn bè bước đến cột tay cô dâu chú rể
cùng với tặng vật hoặc tiền mừng cưới. Lễ cử hành trong tiếng nhạc lời hát sôi nổi.

Trao con một lượng vàng
Tặng con một đôi trâu
Ruộng đầu làng vài mẫu
Chúc con giàu hạnh phúc.

Sau lễ "buộc tay" là phần vui chơi ca hát kéo dài đến nửa đêm. Xưa kia còn có lễ "nhuộm răng"
cho cô dâu dựa theo truyền thuyết hoàng tử Thông lấy công chúa Rắn. Vì rắn có nọc độc nên
công chúa phải nhuộm răng để khử độc trong lễ cưới. Sáng hôm sau người ta đưa cô dâu ra lạy
mặt trời trong lời ca vui :

Mẹ đã lo cho con lấy chồng
Chồng con là người đứng đắn
Cô gái da ngăm mặt mịn
Bới tóc cài hoa ra lạy mặt trời

Những lời ca điệu múa diễn ra như trên là phần chính của lễ cưới. Ngày nay có thể giản đơn bỏ

bớt những phần rườm rà không thích hợp với điều kiện gia đình, địa phương. Nhưng dù có đơn
giản đến đâu thì người ta vẫn giữ tục lệ mời sư sãi đến tụng kinh chúc phúc cho cô dâu chú rể,
cho hai bên gia đình, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người Khơmer theo đạo Phật Tiểu thừa
như ta thường thấy ở nhiều đám cưới của người Khơmer.

L.Lan
(Theo báo Văn hoá số 55 (124) ra ngày 13-07-2001)



×