Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Su dung PTDH va phan mem trinh dien microsoft powerpointday bai 4 va 5 Dia ly 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ DẠY BÀI LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ (ĐỊA LÍ 12). Họ và tên tác giả: Chức vụ: Đơn vị công tác: SKKN thuộc môn:. Cao Thị Thư Giáo viên Trường THPT Cẩm Thuỷ 1 Địa lí. Năm học: 2008 – 2009. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LỜI MỞ ĐẦU. Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, ngoài yếu tố chủ quan là người dạy thì các phương tiện và thiết bị dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong trong việc đổi mới phương pháp. Đối với bộ môn địa lý thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị hiện đại có thể giúp giáo viên thực hiện các thao tác mô phỏng một quá trình, một hiện tượng địa lí thông qua nhưng đoạn phim, sơ đồ, … giúp học sinh thu nhận thông tin và sự vật và hiện tượng địa lí một cách sinh động, tạo điều kiện để hình thành biểu tượng địa lí cho học sinh. Đặc biệt là với phần địa lí tự nhiên Việt Nam, các đối tượng địa lí khá trừu tượng nên cần phải chú ý đến phương tiện dạy học để giúp học sinh dễ hiểu hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, việc sử dụng các phương tiện và thiết bị hiện đại là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 12 THPT. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chương trình địa lí lớp 12, có nhiều nội dung mới và khó, trước hết là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam. Đây là phần được đưa vào nhằm hệ thống hoá các đặc điểm chủ yếu của tự nhiên nước ta nhằm giúp học sinh một mặt nắm được những đặc điểm chính của sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và mặt khác, hiểu được những vấn đề khai thức hợp lí tự nhiên trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những nội dung mới và khó đó là: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm tự nhiên Việt Nam và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây không phải là nội dung mới hoàn toàn (vì học sinh đã được học ở lớp 8) nhưng lại rất khó vì nó rất trừu tượng. Khi dạy tiết đầu tiên ở 2 lớp 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 12 (cơ bản): 12CC5 và 12CB3 chưa có bản đồ, không sử dụng máy chiếu mà sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa, bản thân tôi rất lúng túng về phương pháp mà kết quả là học sinh không hiểu bài. Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn thiết kế lại bài dạy cải tiến nội dung, và phương pháp dạy học - Sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm trình diễn microsoft powerpoint để dạy bài Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (địa lí 12). B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 12 Cơ bản mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 12CA1, 12CA2, 12A11, 12A12. Nghiên cứu nội dung của bài 4 và 5 (chương trình địa lí lớp 12CB); các phương tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lớp 12 nói trên về tinh thần, học tập, đồ dùng học tập, chất lượng học tập…; nghiên các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị kĩ thuật hiện đại và máy vi tính trong dạy học địa lí ở trường phổ thông. 2. Xác định mục tiêu của bài dạy. Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần phải đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Mục tiêu cụ thể : 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 4, sau bài học, Học sinh cần: a. Về kiến thức - Biết được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ diễn ra rất lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo; biết được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri b. Về kĩ năng Xác định được trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thỏ Việt Nam. Sử dụng thành thạo bảng niên biểu địa chất. c. Về thái độ Tôn trọng và tin tưởng vào cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển lãnh thổ tự nhiên nước ta. Bài 5. Sau bài học, HS cần: a. Về kiến thức Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân kiến tạo trong hình sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam b. Về kĩ năng - Xác định được trên bản đồ những nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta. - Đọc đực bản đồ cấu trúc địa chất (hình 5, SGK) c. Về thái độ Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở khoa học và thực tiễn 3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện. Kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm được: Bài 4: - Tên và vị trí của các giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam - Cấu trúc và các nội dung cơ bản trong bản niên biểu địa chất. - Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri: - Ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri Bài 5: - Đặc điểm của giai đoạn Cổ Kiến tạo, tân kiến tạo - Ý nghĩa của từng gai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta 4. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Bài 4, cần có các phương tiện sau: - Bảng tóm tắt niên biểu địa chất (giáo viên tóm tắt dựa trên cơ sở bảng niên biểu địa chất trong SGK) - Bản đồ khung Việt Nam - Máy tính và máy chiếu Bài 5, cần có: - Bảng tóm tắt niên biểu địa chất 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Bản đồ khung Việt Nam, bản đồ các mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri (giáo viên tự xây dựng) - Các bản đồ kết quả hình thành lãnh thổ trong hai đại: Cổ sinh và Trung Sinh thuộc giai đoạn Cổ kiến tạo (giáo viên tự xây dựng) - Máy tính và máy chiếu 5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện, đối tượng dạy học mà lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Đối với bài 4 và 5, chọn hình thức tổ chức chủ yếu là hoạt động cá nhân và nhóm nhỏ. Các hình thức tổ chức này được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy. 6. Xác định các phương pháp dạy học Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhận thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy hai bài này là: Đàm thoại gợi mở, Phương pháp Giải quyết vấn đề, Phương pháp bản đồ. 7. Thiết kế các hoạt động dạy học Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để thiết kế các hoạt động II- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa chọn, giáo viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết theo kế hoạch. Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương tiện đã được nêu ở phần trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi không giới 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thiệu toàn bộ phần thiết kế bài giảng mà chỉ giới thiệu về các phương tiện cần thiết mình đã chuẩn bị và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh nắm được nội dung chủ yếu của quá trình hình thành lãnh thổ Việt Nam. Đồ dùng dạy học: Bài 4, gồm có: - Bảng tóm tắt niên biểu địa chất (giáo viên tóm tắt dựa trên cơ sở bảng niên biểu địa chất trong SGK) - Bản đồ khung Việt Nam - Máy tính và máy chiếu Bài 5, cần có: - Bảng tóm tắt niên biểu địa chất (giáo viên tóm tắt dựa trên cơ sở bảng niên biểu địa chất trong SGK) - Bản đồ khung Việt Nam, các mảng nền cổ được hình thành trong giai đoạn Tiền Cambri (giáo viên tự xây dựng) - Các bản đồ kết quả hình thành lãnh thổ trong hai giai đoạn: Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo (giáo viên tự xây dựng) - Máy tính và máy chiếu 2. Tổ chức thực hiện Bài 4: * Những giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam Hoạt động - Tìm hiểu bảng niên biểu địa chất Bước 1: Giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) đọc bảng niên biểu địa chất, tìm ra các nội dung chủ yếu sau: - Tên các giai đoạn, xếp theo thứ tự thời gian từ cổ nhất đến mới nhất; - Tên và thứ tự các Đại (Giới) trong mỗi giai đoạn; 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tên và thứ tự các Kỉ (Hệ) trong mỗi Đại và thời gian cách đây, thời gian diễn ra Còn phần các thế (Thống) , kí hiệu yêu cầu HS khá tìm hiểu thêm Bước 2: GV yêu cầu HS lên điền vào bảng tóm tắt Niên biểu địa chất (GV kẻ trên bảng) sau đó GV chiếu bảng đã hoàn thiện để chuẩn kiến thức (Thông tin phản hồi – Side 1) Hoạt động tìm hiểu giai đoạn 1- Giai đoạn Tiền Cambri Mục a - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam, GV hướng dẫn HS khai thác bảng tóm tắt (Side 1), trả lời câu hỏi: - Thời gian bắt đầu cách đây bao nhiêu tỉ năm? - Thời gian diễn ra trong bao lâu? - Kết thúc cách đây bao nhiêu triệu năm? HS nêu được: - Thời gian bắt đầu cách đây khoảng 2,5 tỉ năm - Thời gian diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm - Kết thúc cách đây 542 triệu năm Mục b- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên lãnh thổ nước ta hiện nay Bước 1: GV chiếu lên màn hình các mảng nền cổ được hình thành trên bản đồ khung Việt Nam (Side 2), yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về phạm vi diễn ra hoạt động, ý nghĩa của giai đoạn này trong lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta. - HS theo dõi và suy nghĩ Bước 2: HS trình bày nhận xét của mình, GV chuẩn kiến thức: - Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phần lãnh thổ hình thành là: Khối Vòm sông Chảy, Khối Hoàng Liên Sơn, Khối Sông Mã và khối Kon Tum - Đây là những nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam . - Giai đoạn Tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. Bài 5 Phần kiểm tra bài cũ đồng thời khởi động để vào bài mới, các giai đoạn tiếp theo của lịch sử hình thành lãnh thổ, GV sử dụng bản đồ kết quả hình thành lãnh thổ trong giai đoạn Tiền Cambri để kiểm tra một phần của bài cũ – Chiếu bản đồ có các mảng nền được hình thành nhưng chưa có tên, yêu cầu HS nêu tên của mỗi mảng nền, nêu ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri. (Side 3) Phần giảng bài mới: Các phần lãnh thổ tiếp theo lần lượt được hình thành như thế nào? Phần 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo Mục a. Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm GV vẫn sử dụng bảng tóm tắt niên biểu địa chất (Side 1), yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Thời gian bắt đầu cách đây bao lâu, từ Kỉ, Đại nào? - Thời gian diễn ra trong bao lâu? - Kết thúc cách đây bao nhiêu triệu năm? thuộc Đại, Kỉ nào? HS trả lời được: - Thời gian bắt đầu từ kỉ Cambri thuộc Đại Cổ Sinh cách đây khoảng 542 triệu năm - Thời gian diễn ra : khoảng 477triệu năm - Kết thúc cách đây: 65 triệu năm vào Kỉ Krêtathuộc Đại Trung Sinh. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mục b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. Để HS hiểu được kết quả của giai đoạn này có những loại đá nào được hình thành, thời gian hình thành và phân bố ở đâu, GV sử dụng bản đồ khung Việt Nam, thể hiện các loại đá được hình thành theo thời gian và đặt các hiệu ứng để HS hình dung ra quá trình và kết quả hình thành lãnh thổ trong từng Đại, Kỉ của giai đoạn Cổ kiến tạo (Side 4), bao gồm: - Đá trầm tích, mácma biến chất tuổi Cố sinh - Đá Đêvôn, Cácbon – Pecmi - Đá trầm tích, macmaTrung Sinh Các bộ phận lãnh thổ Việt Nam đã được hình thành: - Trong đại Cổ sinh: + Địa khối Thượng nguồn sông Chảy + Khối nâng Việt Bắc + Địa khối Kon Tum; - Trong đại Trung sinh: + Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ + Các dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và nam Trung Bộ. Kết quả: Kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, đại bộ phạn lãnh thổ Việt Nam đã được hình thành (trừ các đồng bằng) Như vậy các đồng bằng nước ta được hình thành vào giai đoạn Tân kiến tạo 3. Giai đoạn Tân Kiến tạo Mục a. GV vẫn sử dụng bảng tóm tắt niên biểu địa chất (Side 1), yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Thời gian bắt đầu cách đây? kéo dài bao lâu? Kết thúc vào kỉ nào? HS trả lời được: Giai đoạn Tân Kiến tạo bắt đầu cách đây khoảng 65 triệu năm, từ kỉ Palêôgen thuộc Đại Tân Sinh đến nay vẫn đang tiếp diễn 1.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> GV: Đây là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên nước ta Mục b, để HS biết được phần lãnh thổ được hình thành trong giai đoạn này, GV cho hiện trên bản đồ phần lãnh thổ các đồng bằng : đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung (Side 5). – Là giai đoạn hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước có diện mạo như hiện nay và giai đoạn này vẫn đang tiếp diễn. Phần củng cố và đánh giá , GV sử dụng Side 6 và Side 7 - Sử dụng Side 6 để mô tả lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam - Sử dụng Side 7 và một số câu hỏi để kiểm tra viết 5’. Nội dung kiểm tra: Câu hỏi 1: Điền chú giải các loại đá trong hình (Side 7) Câu hỏi 2: Nêu tên các giai đoạn, các Đại thuộc mỗi giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Câu hỏi 3: Cho biết giai đoạn nào hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ, tên các địa khối được hình thành trong giai đoạn đó. Câu hỏi 4: Lãnh thổ Việt Nam hiện nay về cơ bản được định hình từ khi kết thúc giai đoạn nào? Đáp án: Câu 1. Nội dung trả lời Tên các loại đá - Đá biến chất Tiền Cambri. Điểm 3,0 0,5. - Đá trầm tích, macma biến chất tuổi cổ sinh. 0,5. - Đá Đê vôn, Các bon – Péc mi. 0,5. - Đá trầm tích, macma trung sinh. 0,5. - Đá Badan tân sinh. 0,5 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. 3. 4. - Trầm tích đề tứ. 0,5 Các giai đoạn, các đại trong mỗi giai đoạn 3,0 - Giai đoạn Tiền Cambri, gồm hai đại: Thái Cổ và Nguyên 1,0 sinh. 1,0. - Giai đoạn Cổ kiến tạo, gồm hai đại: Cổ sinh và Trung sinh. 1,0. - Giai đoạn tân kiến tạo, gồm một đại: Tân sinh Giai đoạn đặt nền móng ban đầu, tên 4 địa khối 3,0 - Giai đoạn Tiền Cambri của lãnh thổ Việt Nam 1,0 - Tên 4 địa khối được hình thành: khối Vòm sông Chảy, 2,0 khối Hoàng Liên Sơn, khối sông Mã, địa khối Kon Tum. Lãnh thổ Việt Nam cơ bản được hình thành từ sau khi kết 1,0 thúc giai đoạn Cổ kiến tạo Đối với 2 lớp dạy đối chứng 12CC5 và 12CB3, do không có máy. chiếu nên tôi thay câu hỏi 1 bằng một câu hỏi khác: Kể tên các loại đá được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo 3. Kết quả kiểm tra BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HS. 12CC5 12CB3 Tổng số 12CA1 12CA2 12A11 12A12. Sĩ số 48 43 91 45 52 52 50. Yếu SL % 16 33.3 13 30.2 29 31.9 0 0 1 1.9 1 1.9 0 0.0. Điểm Trung bình Khá SL % SL % 24 50 8 16.7 23 53.5 3 7.0 47 51.6 11 12.1 12 26.7 0 16.0 20 38.5 18 34.6 20 38.5 19 36.5 17 34.0 20 40.0. Tổng số. 154. 2. 69. Lớp Lớp Đối chứng Lớp Thực nghiệm. Ghi chú:. 1.3. 44.8. SL – Số lượng. Tổng hợp kết quả theo nhóm lớp : 1. 57. 37.0. Giỏi SL % 0 0 0 0 0 0 17 37.8 13 25.0 12 23.1 13 26.0 55 35.7.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Điểm (%) Trung bình Khá 51.6 16.5. Yếu. Nhóm lớp Đối chứng. 31.9. Thực nghiệm. 1,01. 34.7. Giỏi 0. 40.7. 23.6. Vẽ biểu đồ 60 51.6. 50 40.7. 40 34.7. 31.9. 30 23.6. 20. 16.5. 10 0. 0. 0 Yếu. Trung bình Lớp đối chứng. Khá. Giỏi. Lớp thực nghiệm. BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH. - So sánh kết quả, nhận xét Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: Lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh có điểm yếu khá cao (31,9%), tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên là 62,1% nhưng điểm khá và giỏi rất thấp, chỉ đạt 16,5% trong đó không học sinh đạt điểm giỏi. Lớp thực nghiệm: Tỉ lệ HS có điểm yếu thấp (1,0%), tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên là 99%, trong đó tỉ lệ điểm khá, giỏi rất cao (40,7% điểm khá và 23,6% điểm giỏi) Từ kết quả so sánh trên cho thấy việc sử dụng phương tiện hiện đại đã đem lại hiệu quả rất cao trong dạy học địa lí,chất lượng ở các lớp thực nghiệm rất khả quan, đặc biệt học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 23,6%. Có thể nói, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> phương tiện hiện đại như trên là đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí ở trườngởphor thông. Với cách làm này, chúng ta có thể vận dụng để giảng dạy các bài khác kể cả tự nhiên và kinh tế – xã hội và tất cả các khối lớp.. C- PHẦN. KẾT LUẬN. 1- Những kết quả đạt được của đề tài Dựa vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, căn cứ vào kết quả cụ thể của quá trình thực hiện việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm trình. diễn microsoft powerpoint trong dạy học địa lí lớp 12 THPT (Bài 4 và. 5) đề tài đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: a. Trên cơ sở của lí luận dạy học tích cực và căn cứ vào nội dung bài học đồng thời sử dụng phương tiện hiện đại và phần mềm trình diễn. microsoft powerpoint trong dạy học, căn cứ vào điều kiện thực tiễn giảng dạy, đề tài đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đồng thời sử dụng các phương tiện hiện đại để xây dựng một số bản đồ phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài dạy và sử dụng đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 12 ở trường THPT. b. Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy đã chứng minh tính khả thi của việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm trình. diễn microsoft powerpoint để dạy bài 4 và 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam trong chương trình Địa lý THPT ở trường THPT Cẩm Thuỷ I. c. Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, giáo viên đã nắm vững hơn lí luận dạy học và vận dụng tốt các phương pháp tích cực trong 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> giảng dạy bộ môn, đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học, kết hợp các phương tiện hiện đại với các phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao. 2. Một số hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, đề tài của tôi vẫn còn có những hạn chế nhất định, đó là: mới chỉ tiến hành thực nghiệm được trong một năm học và ở một số ít lớp. Vì vậy, trong những năm học tới chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện để đạt được kết quả vững chắc hơn. 3. Một số kiến nghị Qua việc thực hiện đề tài nhỏ này, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: - Việc việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Vì vậy, chúng ta cần thực sự quan tâm đến vấn đề này. - Giáo viên địa lí cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn; cần phải biết sử dụng các phương tiện hiện đại kết hợp với việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị công tác, từng lớp dạy mà xây dựng và sử dụng các bản đồ thích hợp để đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy. - Giáo viên không nên lạm dụng CNTT, phụ thuộc vào máy móc, mà phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, trình độ của học sinh từng khối lớp mà sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm trình diễn microsoft powerpoint trong dạy học địa lí thì mới đạt được hiệu quả cao. Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài Sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm trình diễn microsoft powerpoint để dạy bài Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (địa lí 12), chúng tôi cũng mới thực hiện được trong một năm học và ở một số lớp, vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục tỉnh nhà quan tâm 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> giúp đỡ để chúng tôi rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo.. Xin chân thành cảm ơn.. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1- Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2001. 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2- Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 3- Nguyễn Hải Châu, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Địa Lí, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 4- Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) Nguyễn Kim Chương – Phạm Xuân Hậu – Đặng Duy Lợi - Phạm Thị Sen – Phí Công Việt, Địa Lý 12, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 5- Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) Nguyễn Kim Chương – Phạm Xuân Hậu – Đặng Duy Lợi - Phạm Thị Sen – Phí Công Việt, Địa Lý 12 sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 6. Phạm Thị Sen (Chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, môn Địa Lí, Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. PHỤ LỤC. 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Khối Vòm sông Chảy.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Khối Sông Mã. Khối Kon tum. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

×