Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng PTDH và phần mềm trình diễn microsoft powerpoint dạy bài 4 và 5 Địa lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.95 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ
PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ DẠY BÀI
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
(ĐỊA LÍ 12)
Họ và tên tác giả: Cao Thị Thư
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thuỷ 1
SKKN thuộc môn: Địa lí
Năm học: 2008 – 2009
1
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU
Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, ngoài yếu tố chủ
quan là người dạy thì các phương tiện và thiết bị dạy học có vai trò và ý
nghĩa rất lớn trong trong việc đổi mới phương pháp. Đối với bộ môn địa lý
thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị hiện đại có thể giúp giáo viên thực
hiện các thao tác mô phỏng một quá trình, một hiện tượng địa lí thông qua
nhưng đoạn phim, sơ đồ, … giúp học sinh thu nhận thông tin và sự vật và
hiện tượng địa lí một cách sinh động, tạo điều kiện để hình thành biểu tượng
địa lí cho học sinh. Đặc biệt là với phần địa lí tự nhiên Việt Nam, các đối
tượng địa lí khá trừu tượng nên cần phải chú ý đến phương tiện dạy học để
giúp học sinh dễ hiểu hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, việc sử dụng các
phương tiện và thiết bị hiện đại là một trong những nội dung quan trọng của
đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí
tự nhiên Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 12 THPT.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương trình địa lí lớp 12, có nhiều nội dung mới và khó, trước
hết là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam. Đây là phần được đưa vào nhằm hệ
thống hoá các đặc điểm chủ yếu của tự nhiên nước ta nhằm giúp học sinh


một mặt nắm được những đặc điểm chính của sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên
và mặt khác, hiểu được những vấn đề khai thức hợp lí tự nhiên trong phát
triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong những nội dung mới
và khó đó là: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm
tự nhiên Việt Nam và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Đây không phải là nội dung mới hoàn toàn (vì học sinh đã được học
ở lớp 8) nhưng lại rất khó vì nó rất trừu tượng. Khi dạy tiết đầu tiên ở 2 lớp
2
12 (cơ bản): 12CC5 và 12CB3 chưa có bản đồ, không sử dụng máy chiếu mà
sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa, bản thân tôi rất lúng túng về phương
pháp mà kết quả là học sinh không hiểu bài.
Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn thiết kế
lại bài dạy cải tiến nội dung, và phương pháp dạy học - Sử dụng phương
tiện dạy học và phần mềm trình diễn microsoft powerpoint để dạy bài Lịch
sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam (địa lí 12)
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện
Để thực hiện được bài dạy theo thiết kế của mình, tôi chọn các lớp 12
Cơ bản mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp:
12CA1, 12CA2, 12A11, 12A12.
Nghiên cứu nội dung của bài 4 và 5 (chương trình địa lí lớp 12CB); các
phương tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lớp 12 nói trên về tinh
thần, học tập, đồ dùng học tập, chất lượng học tập…; nghiên các tài liệu có
liên quan đến việc sử dụng thiết bị kĩ thuật hiện đại và máy vi tính trong dạy
học địa lí ở trường phổ thông.
2. Xác định mục tiêu của bài dạy.
Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một
cách cụ thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành
của học sinh về kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần

phải đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung
của bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Mục tiêu cụ thể :
3
Bài 4, sau bài học, Học sinh cần:
a. Về kiến thức
- Biết được lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ diễn ra rất lâu dài
và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến
tạo, giai đoạn Tân kiến tạo; biết được đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn
Tiền Cambri
b. Về kĩ năng
Xác định được trên bản đồ các đơn vị nền móng ban đầu của lãnh thỏ Việt
Nam. Sử dụng thành thạo bảng niên biểu địa chất.
c. Về thái độ
Tôn trọng và tin tưởng vào cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc và
quá trình phát triển lãnh thổ tự nhiên nước ta.
Bài 5. Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân kiến
tạo trong hình sử hình thành và phát triển lãnh thổ tự nhiên Việt Nam
b. Về kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ những nơi đã diễn ra các hoạt động chính trong
giai đoạn Cổ Kiến tạo và Tân kiến tạo ở nước ta.
- Đọc đực bản đồ cấu trúc địa chất (hình 5, SGK)
c. Về thái độ
Nhìn nhận, xem xét lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở khoa học
và thực tiễn
3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học
Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học là việc làm cần thiết đối với tất
cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu

4
phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho
học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện.
Kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm được:
Bài 4:
- Tên và vị trí của các giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo
trong lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
- Cấu trúc và các nội dung cơ bản trong bản niên biểu địa chất.
- Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:
- Ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri
Bài 5:
- Đặc điểm của giai đoạn Cổ Kiến tạo, tân kiến tạo
- Ý nghĩa của từng gai đoạn trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
nước ta
4. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học
Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích
hợp để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được xem là
“điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực
tư duy của các em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư
duy, hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học
sinh nắm vững kiến thức hơn.
Bài 4, cần có các phương tiện sau:
- Bảng tóm tắt niên biểu địa chất (giáo viên tóm tắt dựa trên cơ sở bảng niên
biểu địa chất trong SGK)
- Bản đồ khung Việt Nam
- Máy tính và máy chiếu
Bài 5, cần có:
- Bảng tóm tắt niên biểu địa chất
5
- Bản đồ khung Việt Nam, bản đồ các mảng nền cổ được hình thành trong

giai đoạn Tiền Cambri (giáo viên tự xây dựng)
- Các bản đồ kết quả hình thành lãnh thổ trong hai đại: Cổ sinh và Trung
Sinh thuộc giai đoạn Cổ kiến tạo (giáo viên tự xây dựng)
- Máy tính và máy chiếu
5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và
phương tiện, đối tượng dạy học mà lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Đối
với bài 4 và 5, chọn hình thức tổ chức chủ yếu là hoạt động cá nhân và nhóm
nhỏ. Các hình thức tổ chức này được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy.
6. Xác định các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy
học, vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học.
Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai
đoạn nhận thức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục
vụ cho việc dạy học.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy hai bài này là: Đàm thoại
gợi mở, Phương pháp Giải quyết vấn đề, Phương pháp bản đồ.
7. Thiết kế các hoạt động dạy học
Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có
để thiết kế các hoạt động
II- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học
Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa
chọn, giáo viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện
cần thiết theo kế hoạch. Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương
tiện đã được nêu ở phần trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi không giới
6

×