Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng viên đình, xã đông lỗ, huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.28 MB, 222 trang )

BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

CAO THỊ SƯƠNG

GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH
(XÃ ĐƠNG LỖ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

HÀ NỘI, 2015


BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

CAO THỊ SƯƠNG

GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH
(XÃ ĐƠNG LỖ, HUYỆN ỨNG HỊA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chun ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HOÁ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Tiến

HÀ NỘI, 2015


XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Bùi Văn Tiến



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Tiến. Các kết quả nghiên cứu và các
kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn
nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Cao Thị Sương


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT __________________________________4
MỞ ĐẦU ____________________________________________________5
1. Lý do chọn đề tài ______________________________________________ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề _______________________________________ 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ________________________________ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _________________________________ 9
5. Phương pháp nghiên cứu_______________________________________ 10
6. Bố cục của luận văn ___________________________________________ 10
Chương 1 ___________________________________________________11
1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG VIÊN ĐÌNH VÀ ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH _11

1.1. Khái quát về làng Viên Đình___________________________________ 11
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành _________________________11
1.1.2. Đời sống kinh tế ______________________________________15
1.1.3. Văn hóa truyền thống làng Viên Đình _____________________17
1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của đình làng Viên Đình_______ 31

1.2.1. Lịch sử xây dựng _____________________________________31
1.2.2. Quá trình tồn tại của đình làng Viên Đình __________________32
Chương 2 ___________________________________________________35
GIÁ TRỊ VĂN HĨA VẬT THỂ CỦA ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH _____35
2.1. Giá trị kiến trúc, nghệ thuật ___________________________________ 35
2.1.1. Không gian, cảnh quan _________________________________35
2.1.2. Bình đồ kiến trúc tổng thể ______________________________36
2.1.3. Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc _________________________38
2.1.4. Nghệ thuật điêu khắc trang trí trên đình làng Viên Đình _______45
*** Đề tài chạm khắc _______________________________________57
*** Kỹ thuật chạm khắc _____________________________________62


2

2.2. Các di vật tiêu biểu tại Đình làng Viên Đình ______________________ 64
2.2.1. Di vật bằng giấy ______________________________________64
2.2.2. Di vật bằng đồng _____________________________________65
2.2.3. Di vật bằng gỗ _______________________________________65
2.2.4. Các di vật khác _______________________________________69
2.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình làng
Viên Đình ____________________________________________________ 70
2.3.1. Thực trạng di tích, di vật tại đình làng Viên Đình ____________70
2.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng Viên Đình __72
Chương 3 ___________________________________________________78
GIÁ TRỊ VĂN HĨA PHI VẬT THỂ CỦA ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH _78
3.1. Lễ hội đình làng Viên Đình ____________________________________ 78
3.1.1. Sự tích vị thần được thờ ở đình làng Viên Đình ______________78
3.1.2. Thời gian, lịch lễ hội ___________________________________81
3.1.3. Cơng tác chuẩn bị lễ hội ________________________________82

3.1.4. Các nghi lễ chính trong lễ hội ____________________________83
3.1.5. Các trò chơi, trò diễn trong lễ hội đình làng Viên Đình ________87
3.2. Vai trị của lễ hội trong đời sống cộng đồng_______________________ 91
3.2.1. Giá trị của lễ hội ______________________________________91
3.2.2. Lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng___________________94
3.2.3. Sự biến đổi của lễ hội đình làng Viên Đình xưa và nay ________96
3.3. Các ngày lễ khác tại đình làng Viên Đình ________________________ 99
3.3.1. Lễ đêm Giao thừa _____________________________________99
3.3.2. Lễ Thượng điền _____________________________________101
3.3.3. Lễ Hạ điền _________________________________________101
3.4. Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội đình làng
Viên Đình ___________________________________________________ 103


3

3.4.1. Thực trạng lễ hội đình làng Viên Đình ____________________103
3.4.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đình làng Viên Đình __106
KẾT LUẬN ________________________________________________ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________ 111
PHỤ LỤC __________________________________________________ 122
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính _________________________________ 123
Phụ lục 2: Hương ước làng Viên Đình___________________________ 126
Phụ lục 3: Bình đồ kiến trúc đình làng Viên Đình _________________ 206
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về đình làng Viên Đình ________________ 206


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

Cm

Cen ti met

GS

Giáo sư

H.

Hình

Ha

Héc ta

KHXH

Khoa học Xã hội

Km

Ki lơ mét

M


Mét

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

TP

Thành phố

Tr.

Trang

VHTT

Văn hóa Thơng tin


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử Việt Nam với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha
ơng ta đã sáng tạo ra nền văn hóa rực rỡ. Trong đó đặc biệt là văn hóa hữu
hình, tồn tại dưới dạng các di tích lịch sử nằm rải rác từ Bắc vào Nam. Di tích
lịch sử văn hóa là cơng trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học. Là
nơi ghi dấu những công sức, tài nghệ sáng tạo của cá nhân, tập thể trong lịch
sử. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt khơng chỉ của một địa
phương, một dân tộc mà còn là tài sản của cả nhân loại. Di tích lịch sử được
xem như những bằng chứng xác thực nhất, cụ thể nhất về lịch sử và bản sắc
văn hóa dân tộc. Mỗi di tích lịch sử văn hóa tồn tại khơng đơn giản là những
cơng trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà bên cạnh đó nó
cịn mang trong mình những hơi thở của thời đại, lịch sử, những phong tục tập
qn, tín ngưỡng, văn hóa dân gian.
Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi hội tụ,
kết tinh những giá trị văn hóa và là niềm tự hào của một làng xã hay cả Tổng.
Cho đến nay, đình làng khơng cịn là nơi bàn soạn việc làng nữa nhưng nó
vẫn giữ vai trị quan trọng là nơi sinh hoạt văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng của
cộng đồng. Nghiên cứu tìm hiểu về đình làng khơng chỉ giúp chúng ta hiểu
hơn về các giá trị văn hóa liên quan đến kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng mà cịn
hiểu hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa
làng xã để từ đó để bảo tồn, khai thác, kế thừa và phát huy những tinh hoa
truyền thống của cha ông làm nền tảng tinh thần, động lực thúc đẩy kinh tế xã
hội phát triển trong thời kỳ mới.


6

1.2. Đình Viên Đình thuộc làng Viên Đình, xã Đơng Lỗ, huyện Ứng
Hịa, thành phố Hà Nội có niên đại khởi dựng vào thế kỷ XVII và đã được Bộ

Văn hóa - Thơng tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
năm 1997 bởi những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật của nó. Đình làng
Viên Đình thờ thành hồng Bảo Quang cư sỹ, thần hiệu Minh Linh đại vương.
Ông là người văn hay võ giỏi được vua Lê Thái Tông trọng tài năng đã gả
công chúa Diệu Hạnh và ban quan lộc. Sau ba năm, vua tiến phong ông làm
“Đô chỉ huy sứ hữu thống quân” sai đi sứ phương Bắc, đối ngoại để yên xã
tắc. Đời vua Nhân Tông, ông tiếp tục được trọng dụng và tấn phong
làm“Điện tiền đô chỉ huy sứ” cầm quân dẹp giặc Chiêm Thành. Ông đã qua
đất Đông Lỗ xây dựng hành cung, ban huệ với dân. Sau khi ơng mất, dân làng
Viên Đình lập đền thờ và được nhiều triều đại truy tặng sắc phong.
1.3. Đình Viên Đình chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể tiêu biểu. Giá trị nổi bật ở đình là hệ thống kiến trúc, điêu khắc thế kỷ
XVII với các bộ khung cột khổng lồ, bộ vì giá chiêng chồng rường con nhị.
Nghệ thuật điêu khắc gỗ tài hoa, nhiều tác phẩm độc đáo với đề tài tứ linh, tứ
quý, quần long, ngũ long, tiên cưỡi rồng. Những tác phẩm điêu khắc theo kiểu
phù điêu, khối tròn, phong cách thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt những bức cốn
chồng rường có chạm khắc hình người như: tiên cưỡi rồng, người cưỡi
voimang đậm màu sắc văn hóa dân gian. Bên cạnh đó là hệ thống di vật, cổ
vật quý mang đậm dấu ấn, phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII và trải dài
đến đầu thế kỷ XX.
Lễ hội đình làng Viên Đình được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng
năm nhằm tưởng nhớ đến công lao của đức Thành hoàng được nhiều triều đại
truy tặng sắc phong. Phần lễ trang nghiêm cùng phần hội với nhiều trò chơi,
trị diễn dân gian vơ cùng đặc sắc và hấp dẫn thu hút dân làng và khách thập
phương nô nức về trẩy hội.


7

1.4. Đình làng Viên Đình với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật

thể tiêu biểu, nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu một cách hệ
thống và tồn diện. Do vậy, tơi đã chọn đề tài “Giá trị văn hóa nghệ thuật
đình làng Viên Đình, xã Đơng Lỗ, huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội” làm
luận văn Thạc sĩ Văn hóa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đình làng Viên Đình là cơng trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật
điêu khắc đình làng thế kỷ XVII. Từ trước đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu
về đình làng Viên Đình đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà học giả; tác giả
luận văn bước đầu tập hợp về những cơng trình đã nghiên cứu về đình làng
Viên Đình như sau:
Hồ sơ khoa học Lý lịch di tích đình làng Viên Đình được Bảo tàng
tổng hợp Hà Tây lập năm 1996 là một trong những cơng trình nghiên cứu đầu
tiên viết về di tích đình làng Viên Đình. Hồ sơ khoa học đã nêu các mục như:
đường đến di tích, lịch sử hình thành, sự kiện và nhân vật được thờ, giá trị
lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, các di vật cổ vật, … để phục vụ cho
công tác xếp hạng và bảo tồn di tích. Hồ sơ lý lịch di tích có nói đến các giá
trị tiêu biểu của di tích đình làng Viên Đình như tại mục 7: Giá trị lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật, văn hóa:
“Giá trị nổi trội nhất của đình Viên Đình là kiến trúc nghệ thuật
điêu khắc. Đình được xây dựng vào thế lỷ XVII. Hệ thống kiến trúc
gỗ của bộ khung cột, vì, xà thời Lê vẫn cịn giữ được giá trị ở hình
thức kiến trúc cổ theo kiểu chữ đinh và chồng rường giá chiêng.
Đặc biệt, trên các bộ vì, xà, bẩy, cốn đều đục chạm hoa văn, nghệ
thuật điêu khắc gỗ tài hoa nhiều tác phẩm độc đáo tứ linh, tứ quý,
quần long, ngũ long, tiên cưỡi rồng,…” [21, tr 11,12].


8

Sách Di tích Hà Tây trong số hơn 300 di tích được sách giới thiệu

trong đó có đình làng Viên Đình. Cuốn sách đã cung cấp cho độc giả một số
thơng tin cơ bản về ngơi đình: vị trí địa lý, nhân vật được thờ, bình đồ kiến
trúc, điêu khắc và một số di vật có trong di tích. Nhìn chung, sự giới thiệu này
còn rất khái quát chưa làm nổi bật được nhiều giá trị văn hóa của di tích
nhưng cũng giúp người đọc có những hiểu biết một cách cơ bản về nguồn gốc
và những giá trị của đình làng:“Trên gị đất cao giữa làng là nơi tọa lạc ngơi
đình cổ kính. Đình Viên Đình ngoảnh mặt hướng nam, có hồ bán nguyệt là
đoạn sơng Mang cổ. Đường làng uốn quanh như con rồng đất bao quanh
đình. Khu di tích gồm có: cổng đình, đại bái và hậu cung.” [40, tr.679].
Ngồi ra cịn có một số cuốn sách đề cập đến đình làng Viên Đình
theo tiêu chí thống kê, tiêu biểu như:
- Sách Địa chí Hà Tây của Đặng Văn Tu và Nguyễn Tá Nhí [41],
trong phần thống kê di tích tỉnh Hà Tây (tính đến năm 2007), trang 441 có
danh sách di tích đình làng Viên Đình.
- SáchĐình Việt Nam của Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự [42], trong
phần thống kê các đình đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin cơng nhận di tích
lịch sử văn hóa (tính đến ngày 31/12/1997) có liệt kê tới đình làng Viên Đình
được cơng nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
Như vậy, đình làng Viên Đình bước đầu đã được các tác giả quan tâm
nghiên cứu nhưng mới trên phương diện khái quát về các đặc trưng, giá trị di
tích. Cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu có hệ thống tồn diện về
di tích này, về những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nhất là từ góc độ
Văn hóa học. Vì thế, trên cơ sở thành quả của những tác giả đi trước, tác giả
luận văn sẽ kế thừa và tiếp thu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.


9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tìm hiểu giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích
đình làng Viên Đình.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng
Viên Đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các nguồn tư liệu từ trước đến nay viết về đình làng
Viên Đình để từ đó kế thừa, giải quyết mục tiêu của đề tài.
- Nghiên cứu tổng quan về văn hóa làng truyền thống làng Viên Đình.
- Xác định niên đại xây dựng của Đình và những lần trùng tu, tu bổ.
- Tìm hiểu giá trị kiến trúc, điêu khắc và lễ hội của đình làng Viên Đình
- Tìm hiểu thực trạng của di tích và lễ hội của đình làng Viên Đình,
qua đó đề xuất những giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị của di
tích trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về di tích đình làng Viên Đình dưới
góc độ là một di sản kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh đó, luận văn cũng mở
rộng tìm hiểu các di tích có liên quan đến ngơi đình để có những phân tích bổ
trợ về mối liên hệ giữa ngơi đình và các di tích xung quanh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Luận văn nghiên cứu những giá trị văn hóa vật thể từ khi
đình làng Viên Đình ra đời cho đến nay. Nghiên cứu lễ hội đình làng Viên
Đình xưa và nay, để có cái nhìn tồn diện về diễn trình lịch sử của lễ hội.


10

Khơng gian: Nghiên cứu trong phạm vi làng Viên Đình, xã Đơng Lỗ,
huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội và mở rộng ra các làng xã có tục “kết chạ”
với làng Viên Đình trong lịch sử.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: dân tộc học, văn hóa học,
mỹ thuật học, lịch sử, xã hội học,...
- Phương pháp điền dã, quan sát khảo tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn,
tham dự...
- Phương pháp nghiên cứu so sánh, phân tích, tổng hợp thơng tin tư liệu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về làng Viên Đình và đình làng Viên Đình
Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể của đình làng Viên Đình
Chương 3: Giá trị văn hóa phi vật thể của đình làng Viên Đình


11

Chương 1
1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG VIÊN ĐÌNH VÀ ĐÌNH LÀNG VIÊN ĐÌNH
1.1. Khái qt về làng Viên Đình
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về phía nam trên Quốc lộ 1A, qua
ga Văn Điển, Thường Tín, Phú Xuyên đến Cầu Giẽ, rẽ phải vào đường 75
(Cầu Giẽ - Vân Đình) qua Cống Thần, xã Minh Đức rẽ trái vào xã Kim Đường,
đi tiếp khoảng 7km là đến làng Viên Đình, xã Đơng Lỗ, huyện Ứng Hịa,
Thành phố Hà Nội. Trước năm 2008, làng Viên Đình thuộc tỉnh Hà Tây.
Thời cổ đại, đất Hà Tây thuộc quận Giao Chỉ và huyện Gia Ninh; đến
thời Đinh, Tiền Lê thuộc đạo Quốc Oai.
Đến đời Lý, vua Lý Thái Tổ đổi thập đạo của thời Đinh, Tiền Lê
thành 24 lộ và đất Hà Tây thuộc lộ Quốc Oai.
Sang đời Trần, đất Hà Tây thuộc châu Quốc Oai, châu Đà Giang và

trấn Quảng Oai. Trong đó, châu Quốc Oai gồm các huyện Sơn Minh, Ứng
Thiên, Thanh Oai, Đại Đường, Thượng Phúc và huyện Phù Lưu. Huyện Sơn
Minh tương đương với địa giới huyện Ứng Hòa ngày nay.
Thời thuộc Minh huyện Sơn Minh đổi thành huyện Sơn Định, thuộc
Châu Uy Man. Đến năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê
Thánh Tông chia đất nước làm 12 thừa tuyên. Đất Hà Tây thuộc 2 thừa tuyên:
Sơn Nam và Quốc Oai. Huyện Sơn Định được`đổi lại thành huyện Sơn Minh
thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam.
Đến triều Nguyễn đất Hà Tây có hai trấn là trấn Sơn Tây và Sơn Nam
Thượng. Trấn Sơn Tây có hai phủ là: Quốc Oai và Quảng Oai. Sơn Nam Thượng


12

có hai phủ là: Thường Tín và Ứng Thiên. Niên hiệu Gia Long thứ 13, phủ
Ứng Thiên được đổi làm phủ Ứng Hòa.
Năm Minh Mệnh thứ 12, lấy 3 phủ Ứng Hịa, Lý Nhân và Thường Tín
thuộc Sơn Nam đặt riêng làm tỉnh Hà Nội. Huyện Sơn Minh thuộc phủ Ứng
Hịa có 8 tổng gồm: Sơn Minh, Bạch Sam, Xà Cầu, Phương Đình, Đạo Tú,
Trầm Lộng, Đại Bối và Đơng Lỗ.
Tổng Đông Lỗ gồm 12 xã, thôn: Ngọc Đường, Xuyết Lưu, Tiêu
Thiều, Mạnh Tân, Đào Xá, Viên Đình, Kim Giang, Cung Thuế, Nhân Trai,
Kim Bồng, Mãn Đường và xã Tu Lễ.
Thời thuộc Pháp đất Hà Tây nằm ở 2 tỉnh: Sơn Tây và Hà Nội. Tỉnh
Hà Nội được chia nhỏ thành tỉnh Hà Nam (1890), tỉnh Cầu Đơ (1902) tức là
tỉnh Hà Đơng. Tỉnh Hà Đơng có 4 phủ: Hồi Đức, Thường Tín, Ứng Hịa và
Mỹ Đức; và 6 huyện: Đan Phượng, Hoàn Long, Chương Mỹ, Phú Xuyên,
Thanh Oai, Thanh Trì.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đơn vị hành chính của hai tỉnh Sơn
Tây và Hà Đơng vẫn được giữ nguyên như thời kỳ Pháp thuộc.

Đến năm 1965, Ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hà
Đông và tỉnh Sơn Tây thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây.
Năm 1976, tại kỳ họp lần thứ tư của Quốc hội khoá VI, quyết định sát
nhập hai tỉnh Hà Tây và Hồ Bình thành một đơn vị hành chính lấy tên là tỉnh
Hà Sơn Bình.
Năm 1991, tại kỳ họp thứ IX của Quốc hội khố VIII quyết định tách
tỉnh Hà Sơn Bình thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây và tỉnh Hồ Bình.
Năm 2008, tồn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào địa phận Thành
phố Hà Nội, làng Viên Đình thuộc xã Đơng Lỗ, huyện Ứng Hịa, thành phố
Hà Nội.


13

Xã Đơng Lỗ nằm ở phía Nam huyện Ứng Hịa phía Đơng Bắc giáp xã
Châu Can, phía Tây giáp xã Đại Cường; phía Tây Bắc giáp xã Kim Đường,
phía Đơng Nam giáp xã Duy Hải (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), phía Nam
giáp xã Đại Cương (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Xã Đơng Lỗ có 7 thơn:
Nhân Trai, Ngọc Trục, Mạnh Tân, Nhuế Lưu, Tiêu Thiều, Đào Xá và Viên Đình.
Theo như lời kể của các bậc cao niên trong làng thì Viên Đình
đượcthành lập thời kỳ Nhà nước Văn Lang và địa điểm tụ cư đầu tiên thuộc
địa phận xóm Đình. Hai anh em họ Đình tức Đình Giang và Đình Trợ chính là
những người đầu tên đến vùng đất khai khẩn đất hoang và lập nên xóm làng.
Như vậy, phải chăng tên gọi Viên Đình cũng bắt nguồn từ đó.
Viên Đình xưa có 6 dịng họ: Đình, Nguyễn, Dương, Đinh, Phùng và
Ngô. Tuy nhiên về sau không cịn ai mang họ Đình và thêm vào đó là sự xuất
hiện của họ Tạ, Bùi. Cho đến ngày nay thì dịng họ Nguyễn được xem là dịng
họ lớn và có số nhân đinh nhiều nhất trong làng.
Viên Đình nằm giữa lưu vực các con sông: Nhuệ, Hát (Sông Đáy),
Ngoại Độ, Mang, lượn khúc uốn quanh, đó chính là địa điểm tụ cư lý tưởng

của cư dân Việt cổ thuở ban đầu khi tràn từ miền núi trung du xuống chiếm
lĩnh đồng bằng:“Đất nước Văn Lang hình thành trên lưu vực các con sông:
sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Đáy, sơng Tích” [49, tr.47]. Trong khi
đào ao ở xóm Giữa, thôn Tu Lễ, xã Kim Đường, người dân đã phát hiện ra 02
ngơi mộ dưới ao hãy cịn ngun. Mộ nằm ở độ sâu từ 1,7m - 2m so với
đường đi; quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng với tấm thiên và tấm địa úp
nhau dài 2,20m - 2,30m. Hiện vật chôn theo làm bằng gỗ như tấm che ngực,
gối, kiếm, thước, tượng. Cũng tại xóm Chùa, thơn Tu Lễ đã tìm thấy dấu vết
khu cư trú cổ với tầng văn hoá ken dày mảnh gốm và than tro. Và trên cánh
đồng Thành Nội thuộc xã Châu Can, huyện Phú Xun, các nhà khảo cổ học
cịn tìm thấy một khu mộ gồm 8 ngôi mộ cổ, quan tài hình thuyền, trong có


14

nhiều hiện vật tùy táng. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học thì chủ nhân
khu mộ này là một người Việt cổ sống vào khoảng thế kỷ IV - VI trước Cơng ngun.
Dấu ấn văn hố của thời kỳ lập ấp dựng làng vẫn còn để lại tên đất tên
làng. Xưa kia, làng Viên Đình có tên gọi Kẻ Kiệu, dân gian thường gọi làng
Kẹo với 2 chạ: chạ Đông và chạ Tây. Theo các nhà dân tộc học, ngơn ngữ học
thì những tên làng Việt cổ thường có tên gọi gắn với từ Kẻ, Chạ… và thường
khó xác định được ngữ nghĩa: “Làng xuất hiện rất sớm từ thời Hùng Vương
dựng nước gọi là Chạ…” [25, tr.637].
Nét nổi bật trong cơ cấu tổ chức của làng Viên Đình là lấy thiết
chế theo địa vực và theo lớp tuổi làm khung tổ chức điều hành việc làng.
Thiết chế theo địa vực là các xóm ngõ gồm các gia đình có quan hệ láng
giềng kết hợp với quan hệ huyết thống.
Khơng gian văn hóa và tụ cư làng Viên Đình được chia thành 5 xóm
bao gồm: Đình, Mãn, Dương, Đơng và Cộng Hịa. Xóm Cộng Hịa xưa tục
gọi là xóm Trong nằm phía sau Đình và tách biệt với các xóm cịn lại. Bốn

xóm: Đơng, Mãn, Dương, Đình nằm dọc theo một bên đường trục làng theo
kiểu hình “răng lược, răng bừa” – có thể xem đây như một cấu trúc khơng
gian văn hóa làng Việt cổ tiêu biểu vùng ven sơng, ven đê.
Mỗi xóm đều tổ chức bầu trưởng xóm để điều hành các cơng việc như
sửa đường, nạo vét giếng làng, khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, thờ
thần bản thổ, trong phạm vi từng cụm dân cư đó. Các gia đình trong xóm có
mối quan hệ rất thân thiết “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “tối lửa tắt
đèn có nhau”, tương trợ giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình có việc tang ma, cưới
hỏi hay những lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
Như vậy, làng Viên Đình có lịch sử hình thành lâu đời, xưa kia với tên
gọi Kẻ Kiệu là nơi quần tụ của cộng đồng cư dân Việt cổ suốt từ những thế kỷ


15

trước Công nguyên cho đến ngày nay. Ở vào vị trí giao thơng thủy bộ thuận
lợi thuộc lưu vực các con sông và quốc lộ 1A, đường 75, đường 38 nên từ xưa
hoạt động giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế của làng Viên Đình có điều
kiện phát triển mạnh mẽ; và đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của ngơi đình
Viên Đình góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Đời sống kinh tế
Đông Lỗ là một xã đồng bằng nằm phía nam huyện Ứng Hịa, thành
phố Hà Nội thuộc lưu vực các con sơng chính: Nhuệ (phía Đơng), Đáy (phía
Tây), Ngoại Độ (phía Nam), Mang (phía Đơng Bắc). Sông không chỉ cung
cấp nước tưới cho ruộng đồng mà cịn đảm bảo giao thơng thủy bộ thuận tiện,
có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế giữa
các địa phương.
Xã Đông Lỗ có tổng diện tích:“Đất tự nhiên là 1.934 mẫu Bắc Bộ,
diện tích canh tác: 1.680 mẫu, thổ cư: 82 mẫu, mặt nước ao hồ: 57 mẫu, giao
thông đường xá: 11 mẫu, diện tích khác: 94 mẫu” [28, tr.8]. Trung bình diện

tích đất canh tác bình qn đạt 2.5 sào/người. Nhờ đất đai màu mỡ, người dân
lại cần cù trong lao động sản xuất nên xã Đơng Lỗ nói chung và làng Viên
Đình nói riêng đã có một nền sản xuất nơng nghiệp khá phát triển.
Làng Viên Đình ở phía Nam xã Đơng Lỗ với địa hình bằng phẳng; đất
phù sa màu mỡ; khí hậu ơn hịa thuận lợi cho cây trồng cùng mạng lưới sơng
ngịi và ao hồ dày đặc thuận lợi cho chăn ni thủy cầm phát triển.
Nhờ có diện tích đất màu mỡ cùng hệ thống sơng ngịi, thủy lợi nội
đồng đảm bảo cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ hoạt động canh tác nên năng
xuất sản lượng thường đạt sản lượng ở mức cao, an ninh lương thực được
đảm bảo. Bên cạnh trồng lúa nước, nhân dân cịn phát triển nghề chăn ni
thủy cầm, đánh bắt cá và khai thác các nguồn lợi tự nhiên.


16

Theo các bậc cao niên thì nghề đánh cá sơng và đầm hồ ngày xưa rất
phát triển, sản phẩm ngư nghiệp không chỉ cung cấp thực phẩm cho dân làng
mà cịn bán cho nhiều địa phương khác trong vùng:
“Đơng Lỗ có địa thế tương đối thấp, nhiều ruộng vụ hè. Hàng năm
mùa hè, mùa thu mưa nhiều, dân được nguồn lợi cá sống bằng nghề
đánh cá. Tháng 11,12 ở vùng thấp nước chưa cạn hết, thường có
lồi chim nước tục gọi là Mòng Két tụ tập lại kiếm ăn, người ta
nhân lúc sương mù giăng lưới bắt chim đem bán để sinh sống” [46,
tr.27].
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, làng Viên Đình cịn có các nghề thủ
cơng mây tre đan, nghề mộc…, mà trong đó, nghề mộc đã hình thành và phát
triển hàng trăm năm qua. Chính những hiệp thợ, hội thợ các giáp làng Viên
Đình với những bàn tay tài hoa và óc sáng tạo phong phú đã tạo dựng nên
ngơi đình làng bề thế, uy nghi với những đường nét chạm khắc tinh xảo còn
được bảo lưu đến ngày nay. Nhờ nghề mộc mà đời sống nhân dân làng Viên

Đình phát triển phồn thịnh nhất trong giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII.
Ngồi hoạt động sản xuất nơng nghiệp, nghề thủ cơng, Viên Đình cịn
là địa phương duy nhất của xã Đơng Lỗ có chợ. Chợ Đình Dương hay tục gọi
là chợ Kẹo là nơi giao lưu buôn bán các sản phẩm nơng nghiệp, hàng hóa tiểu
thủ cơng nghiệp như lúa gạo, mắm muối, tôm tép,… của cư dân quanh vùng.
Tuy nhiên, do chính sách “trọng nơng ức thương” của chế độ phong kiến
cũng như những hạn chế của vùng đất nên chợ Kẹo hoạt động buôn bán hạn
chế, quy mơ nhỏ và khơng có điều kiện phát triển. Cho đến nay, hàng năm
chợ chỉ họp 2 phiên vào các ngày 5/5 và 27 tháng chạp. Chợ Kẹo là nơi buôn
bán của những thương lái nhỏ bán các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công,
quà bánh và đồ chơi cho trẻ em nên còn gọi là “chợ Mục Đồng”.


17

1.1.3. Văn hóa truyền thống làng Viên Đình
1.1.3.1. Các di tích lịch sử văn hóa
Ngồi đình Viên Đình sẽ được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong luận
văn này, làng Viên Đình cịn có các di tích lịch sử văn hóa khác, đó là:
- Chùa Vĩnh Long
Ngơi chùa Việt cùng với đạo Phật trong q khứ ln giữ vai trị
quan trọng, chi phối hầu hết mọi mặt của đời sống từ những sinh hoạt vật
chất cho đến tinh thần. Ngày nay, ngơi chùa Việt vẫn giữ vai trị là trung tâm
sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hóa
truyền thống, là bộ phận của kho tàng di sản văn hoá làng xã nói riêng, dân
tộc Việt Nam nói chung.
Chùa làng Viên Đình có tên chữ là Vĩnh Long Tự, được dựng trên
khu đất cao, rộng cách đình 50m về phía tây, mặt nhìn hướng chính nam.
Chùa Vĩnh Long với bình đồ kiến trúc chính hình chữ “cơng” có tam
quan kiêm gác chng là cơng trình kiến trúc thời Lê 2 tầng 8 mái, các đầu

đao cong, lợp ngói ri cổ. Trên bờ nóc đắp hình tượng “lưỡng long chầu
nguyệt” bằng xi măng. Phía trong lầu gác treo quả chng đồng thời Nguyễn
đời vua Minh Mệnh.
Qua Tam quan có đường gạch nhỏ chạy song song với sân vườn, dưới
bóng những cây cổ thụ dẫn chúng ta vào khu tiền đường, thượng điện. Tiền
đường và thượng điện được dựng trên nền cao 30cm so với mặt sân.
Nhà tiền đường xây kiểu tàu đao lá mái với các đầu đao vút cong. Mái
lợp ngói di, lót ngói chiếu. Bờ nóc, bờ dải đắp bằng xi măng soi gờ, chính
giữa đường bờ nóc đắp nổi hình bánh xe chuyển pháp luân, hai đầu bờ nóc
đắp hai con kìm chầu vào. Tiền đường được chia làm ba gian hai chái, các bộ
vì làm theo kiểu “giá chiêng, kẻ chuyền”.


18

Thượng điện là một nếp nhà ba gian xây gạch nối với gian giữa tiền
đường. Bộ vì liên kết giữa thượng điện và tiền đường cũng có dạng “chồng
rường, kẻ chuyền”. Trong lòng thượng điện xây những bệ gạch cao dần từ
ngồi vào để bài trí hệ thống tượng Phật.
Nối giữa tiền đường và thượng điện là tòa ống muống để tạo thành bố
cục hình chữ “cơng”.
Giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ tập trung ở hệ thống tượng tròn, các
cấu kiện cấu trúc phần lớn được bào trơn đóng bén soi vỏ măng, một số ít
trang trí vân mây hoa lá hình hồi văn. Hệ thống tượng được bài trí quy củ tuân
theo nguyên tắc truyền thống.
Chùa Vĩnh Long hiện bảo tồn và lưu giữ được tổng số 19 pho tượng có
niên đại tạo tác từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Nhìn chung, hiệu quả nghệ thuật chùa Vĩnh Long là sự kết hợp hài
hoà của hàng loạt các yếu tố nghệ thuật có tính đồng bộ và tương tác. Nghệ
thuật phối cảnh không gian, nghệ thuật tạo lập không gian nội ngoại thất,

đặc biệt là nghệ thuật tạc tượng. Các pho tượng được tạo tác một cách tỷ
mỉ, công phu mang đậm chất dân gian được biểu hiện qua sự phá vỡ
nguyên tắc truyền thống “toạ tứ lập thất” gần với người thực tạo một
phong cách thần thái vừa trang nghiêm vừa sống động cùng không gian
kiến trúc góp phần tạo nên những giá trị văn hố nghệ thuật của di tích.
- Đền Cả
Đền Cả được dựng cách đình Viên Đình 45m về phía tây, trên địa
thế cao, mặt ngoảnh hướng nam. Xưa kia, Đền Cả là nơi thờ đương cảnh
thành hoàng Bảo Quang Cư sĩ, thần hiệu Minh Linh đại vương.
Đền Cả gồm 1 đơn nguyên kiến trúc 1 gian 2 dĩ, tàu đao bốn mái, lợp
ngói di.Các bộ vì có kết cấu theo kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền”
bốn hàng cột.


19

Trang trí chạm nổi tập trung trên các bức cốn, ván mê với đề tài “tứ
linh”, “lưỡng long chầu nguyệt, “long mã”, “vân xoắn”,... Các cấu kiện
kiến trúc còn lại được bào trơn đóng bén soi vỏ măng.
Đền Cả là một cơng trình kiến trúc nhỏ có tính chất bộ phận trong mối
tương quan với tổng thể ngơi đình. Theo như các bậc cao niên thì cứ đến
ngàyhội, dân lại tổ chức đám rước long trọng đưa bài vị, long ngai đức Thành
hồng về đình để hành lễ. Như vậy, đền Cả chính là nơi ngự thường niên của
đức Thành hoàng. Nhưng đến nay qua sự biến thiên của lịch sử, đền Cả khơng
cịn thờ Thành hồng mà đã trở thành nhà bia tưởng niệm vong linh các anh
hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Đền Mẫu
Đền Mẫu từ lâu đã trở thành địa điểm quan trọng trong đời sống tâm
linh của người dân Viên Đình. Đền tọa lạc tại vị trí đầu làng, thờ “Thánh mẫu
thượng đẳng tôn thần” và “Công Chúa Phù Vân”.

Đền có bình đồ kiến trúc hình chữ “nhất” gồm 1 đơn nguyên kiến trúc
1 gian 2 dĩ ngoảnh hướng tây nam.
Đền Mẫu được xây theo lối kiến trúc giả cổ cũng với hệ thống tàu đao,
4 mái lợp ngói ri, đường bờ nóc trang trí đề tài “lưỡng long chầu nguyệt”.
Đền Mẫu cùng với đền Cả, Đình, Chùa đã hình thành nên hệ thống
các cơ sở sinh hoạt văn hóa tơn giáo tín ngưỡng điển hình của làng Viên Đình
nói riêng và làng q vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
- Văn chỉ
Văn chỉ làng Viên Đình xưa tọa lạc tại xóm Dương, là nơi thờ tiên
Thánh, cùng các bậc tiên hiền, hương hiền của địa phương, những người đỗ
đạt cao ra làm quan hay không đều được phụng thờ,“xuân thu nhị kỳ” tế lễ.


20

Hương ước làng Viên Đình có ghi: “Hàng năm cứ đến ngày Đinh (ngày tốt)
tháng 8, mỗi giáp phải sửa một cỗ đệ ra văn chỉ kính tế tiên Thánh, hành lễ
xong cho kính biếu Tư văn”[27].
Tuy nhiên, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, văn chỉ làng Viên Đình đã bị phá hủy. Hiện nay, những dấu tích
cịn lại là hai cây ruối cổ trước lối cổng vào văn chỉ xưa và những điều được
ghi chép trong hương ước; ngồi ra tại đình còn lưu 02 bức cuốn thư với bài
minh văn cùng chiếc chuông đồng được đúc năm Đinh Dậu triều vua Thành
Thái thứ 9 do hội Tư văn cung tiến mà thơi!
1.1.3.2. Phong tục tập qn
Theo Phan Kế Bính thì:
“Mỗi nước có một phong tục riêng, phong tục ấy thoạt kỳ thuỷ hoặc
bởi từ một vài người bắt chước nhau mà thành ra thói quen, hoặc
bởi ở phong thế, cách giáo dục trong nước mà thành ra, hoặc bởi cái
phong trào ở ngoài tràn vào rồi dần dần tiêm nhiễm thành tục,

nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải lâu tháng, lâu năm mới
thành được” [10, tr. 7].
Trong thực tế, phong tục tập qn cịn mang tính chất nội sinh, bản địa
nghĩa là ngay tại làng quê đó tự nảy sinh, sản sinh ra cái phong cách riêng
trong sinh hoạt đời sống để thích nghi với hồn cảnh tự nhiên.
- Cưới hỏi
Hơn nhân nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của lồi người nên nó được
coi là việc đại sự trong cuộc đời mỗi người. Xưa kia, hôn nhân ở làng Viên Đình
đa phần đều do cha mẹ quyết định “phụ mẫu chi mệnh”. Khi cha mẹ chàng trai
thấy ưng con gái của gia đình nào thì nhờ người làm mối đến đánh tiếng.


21

Nếu gia đình cơ gái đồng ý thì người mối xin tên, tuổi, giờ sinh tháng
đẻ của cô gái. Thầy tướng số xem tuổi của chàng trai và cô gái có hợp và lấy
nhau được khơng. Nếu hai tuổi tương hợp thì người mối cùng cha mẹ chàng
trai đem cơi trầu đến nhà gái giao ước tục gọi là “dấm trầu” hay “đóng cọc”
để cơng khai báo cho dân làng biết hai bên gia đình đã qua lại với nhau. Tiêu
chuẩn chọn dâu rể của các gia đình Viên Đình chủ yếu về phương diện sức
khoẻ, đạo đức, tính cách “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” đặc biệt hai gia
đình phải “mơn đăng hộ đối”.Sau lễ “dấm trầu” chàng trai phải thường xuyên
đi lại trong các ngày lễ tết tục gọi là “xêu tết”.
Lễ xin cưới hay còn gọi lễ ăn hỏi gồm những thứ mà nhà gái yêu cầu
tục gọi là “thách cưới”.Trong lễ ăn hỏi nhà trai phải đem sang nhà gái những
thứ như trầu cau chè, rượu, thịt lợn, xơi đặc biệt có khoản tiền đặt cọc mà số
lượng nhiều hay ít tuỳ yêu cầu của nhà gái. Lễ cưới thường được cử hành sau
đó vài ngày.
Trước khi cử hành lễ cưới ngoài việc làm đủ thủ tục về lễ nghi đối với
nhà gái, nhà trai cịn phải trình Hội đồng và Lý phó trưởng để hoàn tất việc

nộp cheo cho làng:“Con gái lấy chồng trong làng phải nộp cheo toàn dân một
đồng bạc, một trăm cau. Ngoài làng, một đồng cheo, một đồng thay lệ ăn
uống, hai trăm cau, còn biếu hàng giáp, hàng xóm thì thơi cả” [27]
Ngày cưới, giờ rước dâu cũng phải được lựa chọn kỹ càng cẩn thận
tránh những ngày giờ xấu như “thập ác, ly sào, tam nương”… trên cơ sở xem
ngày sinh tháng đẻ của cô dâu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà coi tuổi đàn
ông”. Cha mẹ cô dâu chỉ tiễn con ra cổng rồi trở vào nhà.
Đó là việc cưới xin ngày xưa, ngày nay ở Viên Đình hơn nhân được
xây dựng trên cơ sở trai gái tự do tìm hiểu. Thủ tục cưới vẫn trải qua các bước
như dạm ngõ, ăn hỏi, cưới nhưng đã được đơn giản hố khơng cịn tục thách
cưới và nộp cheo nữa.


×