Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng khương thượng trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.46 KB, 130 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

TRẦN THỊ THẮM

BẢO TỐN GIÁ TRỊ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG
KHƯƠNG THƯỢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VĂN BÀI

HÀ NỘI – 2009


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
6. Những đóng góp của luận văn ....................................................................................... 8


7. Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 9
Chương 1 ............................................................................................................................. 10
TỔNG QUAN VỀ LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG ............................................................... 10
VÀ ĐÌNH LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG ............................................................................ 10
1.1. Tổng quan về làng Khương Thượng ......................................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lý làng Khương Thượng ..................................................................... 10
1.1.2. Lịch sử làng Khương Thượng ............................................................................ 11
1.1.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế ............................................................. 17
1.1.4. Giá trị văn hoá truyền thống.............................................................................. 21
1.2. Di tích đình làng Khương Thượng............................................................................ 27
1.2.1. Lịch sử xây dựng đình làng Khương Thượng ................................................... 27
1.2.2. Vị thần được thờ trong đình làng Khương Thượng ........................................... 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 32
Chương 2 ............................................................................................................................. 33
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ LỄ HỘI .......................................................... 33
CỦA ĐÌNH LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG ......................................................................... 33
2.1. Giá trị kiến trúc của đình làng Khương Thượng....................................................... 33
2.1.1. Không gian cảnh quan kiến trúc ........................................................................ 33
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể .................................................................................. 36
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ................................................................................................ 42
2.2. Giá trị điêu khắc của đình làng Khương Thượng ..................................................... 54
2.2.1 Nghệ thuật chạm khắc trang trí trên kiến trúc đình Khương Thượng............................ 54
2.2.2. Các di vật của đình làng Khương Thượng ........................................................ 66
2.3. Lễ hội đình làng Khương Thượng ........................................................................... 72
2.3.1. Thời gian mở lễ hội ............................................................................................ 73
2.3.2. Lịch lễ hội .......................................................................................................... 74
2.3.3. Công tác chuẩn bị .............................................................................................. 75
2.3.5. Diễn trình lễ hội ................................................................................................. 79
2.3.6. Các ngày lễ khác ở đình làng Khương Thượng ................................................. 86
2.3.7. Giá trị của lễ hội dân gian đình làng Khương Thượng trong dịng chảy chung

của văn hố Việt Nam .................................................................................................. 87
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 92
Chương 3 ............................................................................................................................. 93
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG TRONG
Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA ...................................................................................................... 93
3.1. Những biểu hiện của q trình đơ thị hố ................................................................. 93
3.1.1. Biểu hiện về nghề nghiệp ................................................................................... 93


3

3.1.2. Biểu hiện về mặt dân số ..................................................................................... 96
3.1.3. Sự thay đổi về diện mạo của phường Khương Thượng ..................................... 97
3.2. Những tác động của q trình đơ thị hố đến đình làng Khương Thượng ............... 99
3.2.1. Những tác động tới giá trị văn hoá vật thể ........................................................ 99
3.3. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình làng Khương Thượng
trong q trình đơ thị hoá hiện nay ................................................................................ 104
3.3.1. Giải pháp bảo tồn và tơn tạo giá trị văn hố vật thể ....................................... 105
3.3.2. Giải pháp bảo tồn giá trị văn hoá phi vật thể .................................................. 113
3.4.2. Tư liệu hoá, xuất bản sách giới thiệu về di tích ............................................... 118
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 120
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 125


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước, văn hoá được xác định là nền

tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển bền
vững. Văn hoá là một khái niệm rộng và nhiều nghĩa nhưng suy cho cùng
văn hoá là sự ứng xử của con người với tự nhiên với xã hội và với chính con
người. Vì vậy, văn hố là một dịng chảy liên tục kết nối thời gian và không
gian tạo ra sức sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, một tộc người,
một quốc gia dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Đối với dân tộc Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh
hình thành và phát triển. Với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước rất tiêu
biểu, với chế độ làng xã rất đặc trưng đã tạo nên những giá trị văn hố đầy tính
bản sắc trong đó có văn hố đình làng. Đình làng đã trở thành một bộ phận của
văn hố Việt. Vì vậy, đình làng cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu
của văn hố học.
Đình làng Khương Thượng thuộc phường Khương Thượng, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội, thờ vị thần: Phổ Hoá Hoằng Tĩnh Chiêu Cảm đại
vương - vị thần đã phù trợ dân làng “khai sơn phá thạch’’ lập ấp dựng làng,
linh ứng giúp các triều đại xây dựng đô thành Thăng Long, bảo vệ đất nước,
giúp cho làng: vật thịnh dân n. Đình làng Khương Thượng có thể được coi
như sự nối dòng nghệ thuật kiến trúc với các di tích nổi tiếng của xứ Đồi như
đình Đơng Viên, đình Quang Húc (Ba Vì) đình So (Hồi Đức)...
Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, đình làng Khương
Thượng vẫn cịn lưu giữ được những giá trị văn hoá nghệ thuật, những giá trị
này được thể hiện thông qua kiến trúc, điêu khắc và một số cổ vật, hiện vật, di
vật (20 đạo sắc phong thần qua các triều đại: Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn...)


5

cùng những giá trị văn hoá phi vật thể như lễ hội đình làng với những nét đặc
sắc riêng thơng qua những hoạt động văn hoá của cộng đồng cư dân địa phương.
Cho đến nay, di tích đình làng Khương Thượng vẫn bảo tồn đầy đủ

những nét đẹp truyền thống của một ngơi đình cổ, là một địa chỉ văn hóa của
Thủ đơ Hà Nội. Đây cũng là một cơng trình có giá trị về văn hóa nghệ thuật,
Việc nghiên cứu tìm hiểu một cách tồn diện từ góc độ văn hố học sẽ góp
phần bảo tồn và phát huy được giá trị của di tích trong điều kiện đơ thị hố
hiện nay.
Với những lý do nêu trên, chúng tơi đã chọn đề tài: “ Giá trị văn hoá,
nghệ thuật đình làng Khương Thượng và một số vấn đề đặt ra trong q
trình đơ thị hố’’ làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Văn hố học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu về đình làng và những giá trị tiêu biểu của loại hình
kiến trúc này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, những kết quả nghiên cứu
đã được xuất bản thành sách hoặc đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu thuộc đề tài này cũng đã được một số nhà nghiên
cứu quan tâm tới, như:
Trong tác phẩm “Đình và Đền Hà Nội’’ của tác giả Nguyễn Thế Long
đã giới thiệu 173 ngôi đình. Trong đó đình làng Khương Thượng đã được tác
giả đề cập đến một cách khái quát với một số nét như: thời gian xây dựng và
những lần trùng tu, thần tích vị thần và thành hồng được thờ, giá trị kiến trúc
và mỹ thuật của các di vật cổ trong đình.
Trong tác phẩm “Đình Việt Nam’’ do tác giả Hà Văn Tấn chủ biên.
Ngoài phần giới thiệu tổng quan về đình Việt Nam, các tác giả đã giới thiệu
một số đình làng tiêu biểu ở nước ta. Riêng đình làng Khương Thượng chỉ
được nêu ra trong phần giới thiệu danh mục các di tích đã được xếp hạng ở Hà Nội.


6

Trong tác phẩm “Di tích lịch sử văn hố Hà Nội’’ do tác giả Nguyễn
Doãn Tuân làm chủ biên. Mặc dù cuốn sách này các tác giả đã tập trung giới
thiệu di tích ở Thủ đơ Hà Nội, nhưng thật đáng tiếc đình làng Khương Thượng

lại khơng được các tác giả quan tâm.
Trong cuốn sách “Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam’’, tác giả
Trần Mạnh Thường đã giới thiệu khá đầy đủ về: địa điểm, thời gian xây dựng
và miêu tả những nét nổi bật của một số đình, chùa, lăng tẩm trong cả nước,
nhưng đình làng Khương Thượng cũng chưa được tác giả giới thiệu.
Trong cuốn sách “Khương Thượng những chặng đường lịch sử" của tác
giả Bùi Vinh, đã giới thiệu tóm tắt về: Nguồn gốc hình thành làng Khương
Thượng, kết cấu kinh tế xã hội và những chặng đường cách mạng do Đảng lãnh đạo.
Trong hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích Đình làng Khương Thượng tuy có
hệ thống và đầy đủ hơn nhưng các phần mới chỉ dừng ở mức sơ lược hoặc tóm
tắt, chưa cung cấp có hệ thống những thơng tin chi tiết cần thiết. Cũng do đặc
điểm của hồ sơ quy định, vì vậy những giá trị văn hố phi vật thể, cụ thể là lễ
hội đình làng Khượng Thượng lại khơng được nêu ra trong bộ hồ sơ khoa học này.
Những tài liệu trên đây cho ta thấy, tới nay đình làng Khương Thượng
vẫn chưa có một chuyên khảo nào giới thiệu đầy đủ về các giá trị văn hoá
nghệ thuật của nó mặc dù di tích đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử
văn hóa.
Tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, hệ thống trên cơ sở
khoa học đối với di tích Đình làng Khương Thượng và xem xét sự biến đổi
của các giá trị trong xu hướng đô thị hoá hiện nay.


7

3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố tư liệu, so sánh đối chiếu và đưa ra những nhận xét
tương đối tồn diện về đình làng Khương Thượng.
- Khảo sát, nghiên cứu những giá trị văn hoá vật thể bao gồm kiến trúc,
điêu khắc, các di vật, cổ vật, những giá trị văn hoá phi vật thể bao gồm các

nghi thức, nghi lễ và sinh hoạt văn hoá cộng đồng, trong đó phần lễ hội đình
làng Khương Thượng được xác định là giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu, nên tập
trung nghiên cứu sâu.
- Qua khảo sát thực tế và qua các kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất
một số ý kiến về việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tổng thể di tích đình
Khương Thượng trong q trình đơ thị hố hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là đình làng Khương Thượng
- Nghiên cứu về làng Khương Thượng xưa, nay và những nhận xét cơ bản
được nhìn nhận là khơng gian văn hố làng, nơi có di tích tồn tại.
- Tìm hiểu nghiên cứu giá trị văn hóa nghệ thuật của đình làng Khương
Thượng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi vấn đề nghiên cứu
- Tập trung vào một số vấn đề cụ thể: Giá trị kiến trúc, điêu khắc và lễ
hội của đình làng Khương Thượng.
- Những tác động của quá trình đơ thị hố hiện nay đến các giá trị của di
tích.
-Một số kiến giải trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ
thuật của đình làng Khương Thượng


8

4.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu
Làng Khương Thượng xưa, nay là phường Khương Thượng thuộc quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
4.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Đối với các giá trị văn hoá vật thể, xác định nghiên cứu từ khi đình

làng được khởi dựng cho tới nay.
- Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể luận văn tập trung nghiên cứu lễ
hội đình làng Khương Thượng xưa và lễ hội nay.
- Tìm ra những nét cổ truyền và biến đổi trong xu thế phát triển hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nắm vững quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử trong xem xét đánh giá và nhận thức vấn đề.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học như:
Bảo tàng học, Dân tộc học, Văn hoá học, Sử học, Mỹ thuật học, Xã hội học,
Văn hoá dân gian.
- Phương pháp khảo sát, điền dã: Quan sát, mơ tả, phân tích, phỏng vấn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu các giá trị văn hố nghệ thuật của đình làng Khương Thượng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của đình làng
Khương Thượng trong xu thế đơ thị hố hiện nay. Đồng thời khẳng định vị trí
của đình làng Khương Thượng trong đời sống của cộng đồng cư dân nơi đây.
- Làm phong phú nguồn tư liệu về đình làng ở nước ta.


9

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về làng Khương Thượng và Đình làng Khương
Thượng.
Chương 2: Những giá trị kiến trúc, điêu khắc và lễ hội đình làng Khương
Thượng.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình làng Khương
Thượng trong q trình đơ thị hố.



10

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG
VÀ ĐÌNH LÀNG KHƯƠNG THƯỢNG

 

1.1. Tổng quan về làng Khương Thượng
1.1.1. Vị trí địa lý làng Khương Thượng
Từ bờ Hồ Hồn Kiếm có thể đi tới đình làng Khương Thượng bằng

đường Hà Nội - Hà Đông, tức là qua các đường Tôn Đức Thắng (đường Hàng
Bột cũ) sang đường Nguyễn Lương Bằng (Nam Đồng Cũ) tới Ngã Tư Sở
(chân cầu vượt mới), theo đường Trường Chinh (đường Chiến thắng B52)
khoảng 150m, bên trái có con đường bê tơng dẫn vào làng và di tích đình làng
nằm ở giữa làng Khương Thượng.
Khương Thượng ngày nay là một trong 24 phường thuộc quận Đống
Đa, nội thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 04km về phía Nam.
Phía Bắc giáp phường Trung Liệt; Phía Đơng giáp Trung Tự; phía Tây giáp
Ngã Tư Sở; Phía Nam ngăn cách với 02 phường Khương Trung, Khương Mai
(thuộc quận Thanh Xuân) bởi đường Trường Chinh.
Khương Thượng vốn là một mảnh đất nằm ở cửa ngõ Tây Nam Kinh
thành Thăng Long xưa, cách Ơ Chợ Dừa chưa đầy 01km về phía Nam theo
đường Hà Nội - Hà Đông (quốc lộ 6), trước gọi là cửa Trường Quảng (thời
Lý - Trần) hay cửa Ô Thịnh Quang (thời Hậu Lê - Nguyễn) vừa nối thủ đô Hà
Nội với miền Tây Bắc vừa là đoạn đầu của đường “thượng đạo” nối kinh

thành Thăng Long với các trấn phía Nam. Theo đường thượng du từ Tây
Thanh Hố - Ninh Bình ra huyện Chương Mỹ - Hà Đông vào Hà Nội phải qua


11

Khương Thượng, nên mảnh đất này đã từng nổi danh trong lịch sử chống
ngoại xâm với những chiến công hiển hách của cha ơng ta, mà điển hình là
trận chiến Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn đánh vào đồn Khương Thượng
do viên Thái thú quận Điền Châu (Mãn Thanh) Sầm Nghi Đống chiếm đóng
để bảo vệ mặt phía Nam thành Đại La (Thăng Long thành ngoại).
Khương Thượng là một mảnh đất màu mỡ nằm bên bờ bắc sông Tô
Lịch và bờ nam sông Kim Ngưu (Trâu vàng) cùng với chi lưu của nó là sơng
Lừ (cịn gọi là sơng Trại) bao bọc lấy mặt phía đơng Khương Thượng, nên lịch
sử tạo lập cuộc sống, hình thành làng xóm nơi đây có điều kiện thuận lợi phát
triển sớm.
 

1.1.2. Lịch sử làng Khương Thượng
1.1.2.1. Sại (Trại) Ơng Đình - Khương Đình - Ba làng Khương
* Sại Ơng Đình: Từ “sại” hay “trại” vốn đồng nghĩa khác âm. Sại đọc

theo âm Việt cổ còn trại đọc theo âm Hán. Cả hai từ này đều chỉ một vùng đất
mang tính chất chuyên canh nơng nghiệp. Cịn “làng” tức “làng q” hay
“thơn làng” là một hình thức cộng cư nơng nghiệp. Sại hay trại có thể nhỏ hơn
làng nhưng cũng có thể đồng nhất với thơn làng. Vì vậy, sại/ trại hay thơn làng khơng phải là những cấp độ hành chính khác nhau.
Sại Ông Đình, theo tài liệu dân gian của địa phương còn lưu giữ lại cho
biết, Khương Thượng đã xuất hiện trong lịch sử với cái tên là “sại Ơng Đình”
được phản ánh qua bài thơ:
“ Từ thủa xa xưa - Trại - Làng,

Ơng Đình sại nhỏ dưới trời Nam.
Ngày nay Khương Thượng theo đời mới
Nhớ ơn tiên tổ dựng xây làng”.


12

Theo tư liệu câu đối của địa phương cũng cho biết: Tên “sại” - sại
Ơng Đình có trước, cịn tên “trại” có sau và thường gắn liền với địa danh
“Khương Thượng”, rất ít khi gọi là “sại Khương Thượng”. Trên thực tế khi
nghiên cứu tài liệu sắc phong, bia đá hiện cịn lưu giữ tại địa phương chúng tơi
nhận thấy:
- Nội dung các bản sắc phong (1642 đến 1924) cho Thành hồng làng
được thờ ở đình làng Khương Thượng, lúc đó gọi là trại.
- Văn bia chùa Sùng Phúc (tức chùa Bộc) có niên đại năm 1791(niên
hiệu Quang Trung năm thứ 4) cho biết, tên gọi Khương Thượng có lúc gọi là
sại, có lúc gọi là trại.
* Khương Đình: Trong văn bia trùng tu chùa Sùng Phúc của làng (niên
đại vào năm 1676) gọi là thôn- Thôn Thượng xã Khương Đình. Từ đó cho
thấy, Khương Đình là đơn vị hành chính cấp xã thuộc vào thời Lê Trung Hưng, Lê Mạt.
Cả ba thôn làng Khương đều nằm trong xã Khương Đình nên đều được
gọi là “làng Đình Gừng”. Đất Khương Đình cũng gọi là đất Đình Gừng.
Người Khương Đình thì gọi là kẻ Đình Gừng. Như vậy “Đình Gừng” khơng
phải là tên có trước khi ba làng Khương được mang tên chính thức của nó, vì
Khương hay Gừng chỉ là cách gọi theo âm chữ Hán hay tên chữ Nôm mà thơi.
Có điều chúng ta thấy rõ là Khương Thượng trong lịch sử xa xưa đã từng gắn
bó mật thiết với miền đất Tam Khương (chỉ ba làng Khương).
Hiện nay có một số ý kiến cho rằng, làng Khương Thượng xưa cịn có
tên gọi là “làng Đình Gừng”. Theo sự giải nghĩa về mặt Hán tự, từ “Khương”
là tên chữ Hán, cịn từ “Gừng” là tên Nơm. Vậy là, trước khi mang địa danh

“Khương Thượng” thì làng này đã có tên gọi là “làng Ơng Đình” hay “làng
Đình Gừng”.


13

Đình Gừng là địa danh do ba làng Khương (gồm Khương Thượng,
Khương Trung, Khương Hạ) tự nhận khi nhắc đến tên làng cổ của làng mình.
Có lẽ một thời kỳ lịch sử cả ba làng Khương cùng chung một cuội nguồn, một
hương hay thuộc cùng một đơn vị hành chính như văn bia chùa Sùng Phúc đã
ghi: Đó là ba thôn nằm liền nhau (gọi là thôn Thượng, thôn Trung, thơn Hạ)
của xã Khương Đình, huyện Thanh Đàm (sau đổi tên là huyện Thanh Trì 1573), Thanh Đàm được coi là một trong tám cảnh phồn vinh của Hà Nội thời
Lê (Thăng Long Bát cảnh).
* Ba làng Khương: Trên thực tế, ba làng Khương đều nằm trên một dải
đất liền khoảnh trải dọc bên bờ trái sơng Tơ, trong đó Khương Thượng nằm ở
phía Bắc (vùng trên thượng), Khương Trung nằm ở giữa (vùng trung tâm trung), còn Khương Hạ nằm ở phía Nam (vùng dưới - hạ), nên các từ Thượng
-Trung - Hạ vốn lúc đầu có ý nghĩa chỉ vị trí tồn tại (lấy vị trí tồn tại để gọi tên
thơn), cịn thực chất cả ba thơn/làng này đều có tên là Khương trong xã
Khương Đình. Chỉ đến khi ba thơn của xã Khương Đình tách thành các đơn vị
hành chính riêng, chúng mới có tên riêng của làng mình là Khương Thượng,
Khương Trung, Khương Hạ. Vì vậy, vấn đề ở đây là tên địa danh“ Khương”.
Tên “Tam Khương” cũng đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử, vì nhiều
câu đối cổ cịn lưu lại ở đình Khương Thượng đều nói đến địa danh
“ Tam Khương”.
Phiên âm: “Quy sơn hiển ứng Tam Khương miếu
Long ngự quang lâm lý lịch triều”.
Dịch nghĩa: “Động rùa hiển ứng từ xưa đến nay
Rộng ngự tỏa ánh hào quang triều Lý xưa”.
Hoặc: “Tam Khương tự điển dĩ lai thần tích tương truyền nguyên thượng tại
Quần quy sơn đỗng chi nhất Ơng Đình di cảm thử trung cầu”.



14

Dịch nghĩa:
“Từ khi ba làng Khương thờ cúng đến nay, sự tích thần truyền lại vẫn cịn
ngun Động núi, bầy Rùa là một nơi mà đất cổ Ơng Đình có thể tìm thấy ở nơi đây”.
Ở đây, các câu đối khơng chỉ nói rõ địa danh “Tam Khương” mà cịn
cho biết rằng thuở xa xưa ba làng Khương vốn cùng chung một nguồn gốc
“Ơng Đình”, qy quần quanh một “Thần Quy Sơn”. Điều đó chứng tỏ thần
Quy Sơn thực sự đã đóng vai trị quan trọng khơng chỉ trong đất sại Ơng Đình
xưa, mà cịn linh thiêng với cư dân cổ của cả ba làng Khương.v.v..
* Khương Thượng: Về mặt hành chính, trong văn bia trùng tu Sùng
Phúc của làng dựng năm 1676 (Vĩnh Trị thứ 01) đã ghi rõ bản qn của chùa
thuộc thơn Thượng, xã Khương Đình, phủ Thường Tín, huyện Thanh Trì, đạo
Sơn Nam, nước Đại Việt. Chỉ đến thời gian sau này thì Khương Thượng mới
tách khỏi xã Khương Đình để thành lập một đơn vị hành chính riêng gọi là
“Khương Thượng sại”, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (theo văn
bia chùa Bộc - 1791). Điều đó cũng có nghĩa là trước thời Tây Sơn, Khương
Thượng vẫn cịn là một trong ba thơn nằm trong xã Khương Đình của đất
Đình Gừng – vùng đất Tam Khương. Trong văn bia tái tạo lại chùa Sùng Phúc
vào 1791 (Quang Trung thứ 04) đã chính thức ghi đầy đủ tên gọi là làng
Khương Thượng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến làng có đình là làng Khương
Thượng và tập trung nghiên cứu chủ yếu ở không gian văn hóa làng Khương Thượng.
1.1.2.2. Làng/ trại Khương Thượng (Thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX)
Chính thức ra đời vào thời Lý, hưng thịnh vào thời Lê, bước vào thời
Nguyễn khoảng từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, Khương Thượng vẫn
không ngừng phát triển với tư cách là một đơn vị hành chính độc lập đã tách
khỏi xã Khương Đình, trở thành một làng trại ven nội trấn Bắc Thành sau là



15

Hà Nội có đầy đủ kết cấu kinh tế - văn hố - xã hội như một thiết chế điển
hình của làng xã nước ta.
Theo địa bạ thời Nguyễn biên soạn vào năm Gia Long thứ 04 - tức năm
1805, đã xác định rõ địa giới của trại Khương Thượng thuộc tổng Hạ, huyện
Quảng Đức, phủ Phụng Thiên rất rõ ràng: Phía Đơng giáp xã Phương Liệt,
huyện Thanh Trì; Phía Tây giáp trại Thịnh Quang (huyện Quảng Đức) và thôn
Trung, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì; Phía Nam giáp thơn Trung, xã
Khương Thượng, huyện Thanh Trì; Phía Bắc giáp xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì.
Lần đầu tiên, làng trại Khương Thượng được ghi rõ trong địa bạ với
tổng diện tích là 267 mẫu 07 sào 09 thước. Một điều đáng chú ý là đất đai và
lịch sử hành chính của Khương Thượng trong suốt thế kỷ XIX đến nửa đầu thế
kỷ XX đã liên tục biến đổi. Năm 1831 (năm Minh Mệnh thứ 12), tỉnh Hà Nội
được thành lập, Khương Thượng trở thành một trong bảy trại/làng của tổng
Hạ, huyện Vĩnh Thuận (ngoại thành). Nhưng đến năm 1897, sau khi vua Đồng
Khánh ký thoả ước với chính quyền Pháp ở Đông Dương nhượng đất Hà Nội
cho chúng, tỉnh lỵ Hà Nội buộc phải chuyển về Cầu Đơ rồi đổi tên thành tỉnh
Hà Đơng, thì Khương Thượng lại thuộc tổng n Hạ, huyện Hoàn Long (lập
ra từ năm 1894) của tỉnh Hà Đơng...
Trong vịng hơn một thế kỷ (1805 - 1945), Khương Thượng ln ln
biến đổi về mặt hành chính: Lúc thuộc trấn Bắc Thành, lúc Hà Nội, Hà Đông,
lúc Quảng Đức, Vĩnh Thuận, Hoàn Long từ tổng Hạ - Yên Hạ đến An Hạ, lúc
thuộc quyền quản lý của triều Nguyễn, lúc thuộc Pháp và cùng với sự thay đổi
hành chính đó là sự biến dạng về diện mạo làng trại của Khương Thượng từ
góc độ tồn cảnh địa văn hố lịch sử đến cấu trúc làng xóm do phải trải qua
những biến cố thăng trầm của lịch sử suốt từ sau chiến tranh chống quân
Thanh xâm lược thời Tây Sơn đến thời Pháp xâm lược, chiếm đóng. Nhìn



16

chung, Khương Thượng vẫn không ngừng phát triển với tư cách là một vùng
chuyên canh nông nghiệp lúa nước thuần t với tính cố kết cộng đồng cao
nên khơng tạo ra độ chênh lệch quá lớn giữa các bộ phận dân cư cũng như sự
thay đổi về diện mạo vật chất và tinh thần. Đó chính là ngun nhân khiến cho
Khương Thượng khơng vượt ra ngồi quỹ đạo của một làng/trại kinh tế nông
nghiệp tiểu nông, cho dù ở sát thành phố. Từ thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ
XX, về cơ bản Khương Thượng vẫn không thay đổi đáng kể, đó là bộ mặt của
một làng xã điển hình thời trung đại Việt Nam.
1.1.2.3. Những chặng đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam( từ 1930 đến nay)
Sau năm 1882 thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, sau đó Hà Nội chính
thức trở thành địa bàn của Pháp, với thoả ước được ký kết giữa vua
Đồng Khánh và chính quyền Pháp ở Đơng Dương, vào năm 1888. Từ đó cho
đến Cách mạng tháng Tám – 1945, trải qua hơn nửa thế kỷ, Khương Thượng
cũng đã bắt đầu có những biến chuyển trong đời sống kinh tế- xã hội và văn
hoá so với thời kỳ trước.
Về phong trào đấu tranh cách mạng, trước khi có cuộc vận động của
Đảng, ở Khương Thượng cũng đã xuất hiện những người con ưu tú, những
gương đấu tranh hy sinh anh dũng chống thực dân Pháp. Họ đã xung phong
tham gia vào phong trào Công Hội Đỏ (1927 - 1929), phong trào truyền bá
chữ quốc ngữ (1936 - 1939), nổi lên có các cụ Vũ Huy Tồn, Nguyễn Đình
Hang, Giang Đức Cường, Nguyễn Đình Sơ… Trước cách mạng tháng Tám –
1945, cùng với nhân dân thủ đô, nhân dân Khương Thượng tiến hành xây
dựng lực lượng Việt Minh, tiến lên giành chính quyền từ tay Phát xít Nhật.
Giai đoạn 1945 – 1954, nhân dân Khương Thượng thực hiện Chỉ thị
kháng chiến kiến quốc, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, chính sách vườn



17

khơng nhà trống, chính sách chiến đấu trong lịng địch do Ban chấp hành
Trung ương Đảng đề ra. Nhiều người con của quê hương đã tham gia vào việc
bảo vệ Trung ương Đảng, như: Nguyễn Đức Tuyển, Nguyễn Văn Sích, Trần
Thọ Châu…
Trong giai đoạn chống mỹ cứu nước (1954 - 1975), dưới sự lãnh đạo
của chính quyền địa phương, nhân dân đã từng bước ổn định đời sống kinh tế,
văn hoá, xã hội, tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng tổ đổi công; Bắt đầu
xây dựng khối phố và thành lập chi bộ Đảng Khương Thượng, từng bước
chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tiến hành xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, bảo
vệ an ninh khu vực… Người dân nơi đây cùng nhân dân cả nước tích cực xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Từ năm 1975 đến nay, cùng với sự phát triển lớn lao của đất nước, thì
diện mạo Khương Thượng đã có sự biến đổi lớn về tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, kinh tế phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân ngày một ấm
no, an ninh trật tự của địa phương ngày càng được củng cố…
 

1.1.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế
* Dân cư
Xưa kia, làng Khương Thượng nằm cạnh các con sông: Sông Tô, sơng

Kim Ngưu, sơng Lừ, vì vậy những dải đồng áp sát làng ln có nước tưới, tạo
điều kiện cho nơng nghiệp phát triển. Địa lý thuận lợi đó khiến nơi đây sớm có
cư dân đến lập cư, sinh sống. Câu chuyện truyền thuyết về thần rùa đã phản
ánh những khó khăn của người dân trong buổi đầu đến khai hoang, lập làng.
Dựa vào truyền tích cho biết, nhân dân vùng này đã góp cơng sức xây

dựng phịng tuyến sơng Tơ đánh quân xâm lược nhà Lương vào năm 545 (thế
kỷ VI). Nơi này có giếng Cao Biền là một yểm giáp vòng quanh thành Đại


18

La, cách đây khơng lâu dấu vết của nó vẫn còn lưu lại ở giếng Tiền Dực trên
đất Khương Thượng, các sự kiện trên đã cho chúng ta một ý niệm nào đó về
lịch sử sơ khai của vùng đất này (với niên đại bắt đầu từ nửa sau của thiên
nhiên kỷ đầu công nguyên - từ thời Tiền Lý đến thời thuộc Đường - thế kỷ VI
- IX) cư dân đã sinh sống tại đây. Căn cứ vào sự tích gị Động Rùa truyền lại
rất có thể vùng đất này mới được khai phá sau thời Lê Lợi đánh xong giặc
Minh, có lẽ như vậy thì đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV vùng các làng
Khương mới có người đến định cư, khai phá đất đai lập làng và gắn liền với
truyền thuyết về vị thần, đồng thời đây cũng là thời kỳ cư dân Việt đã khai phá
xong vùng châu thổ Bắc bộ.
Đến năm 1933, làng Khương Thượng đã phát triển thành hai giáp: Giáp
Đoài và giáp Bắc. Về mặt quy mơ cũng như vị trí xã hội có thể coi hai giáp
này là những tổ chức trung gian giữa làng và các xóm, nhưng khơng đơn thuần
mang tính chất hành chính hay chính trị, mà giáp là tổ chức xã hội nhằm định
hướng và ràng buộc người đàn ông vào những luật tục cổ truyền theo những
quy ước đã định sẵn về ngôi thứ, tuổi tác trong các nghi lễ quan - hôn - tang tế. Giáp ở Khương Thượng được tổ chức khá chặt chẽ. Mỗi một giáp đều có
trùm giáp, trưởng giáp, trưởng bạ để ghi chép sổ sách và thủ quỹ riêng, quản
lý các khoản thu tiền nhập đinh, lên ngôi thứ, lên lão, cổ lễ, ruộng kỵ hậu,
nhân công tạp dịch…
Theo các cụ trong làng cho biết, làng Khương Thượng có tổng số trên
10 dịng họ và 03 dịng họ có nhà thờ, đó là truyền thống của các dịng họ.
Dịng họ nào đến đây lập cư sớm nhất thì cũng chưa có tài liệu nào đề cập đến.
Nhưng dịng họ chiếm số đơng trong làng là dịng họ Lê, Trần và họ Nguyễn.
Đây là các dòng họ định cư lâu đời ở làng, đến nay đã được trên 15 đời và số

lượng con cháu đông đúc nhất làng. Bên cạnh nhiều dịng họ đó, trong làng
cịn có những dịng họ, gia đình mới từ nơi khác đến sinh sống vào những năm


19

đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1946, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”,
người dân Khương Thượng tản cư đi khắp nơi, sau kháng chiến họ trở lại quê
hương sinh sống. Điều đó nói lên q trình định cư tương đối ổn định của cư
dân Khương Thượng, đó cũng chính là nhân tố tạo nên bản sắc văn hoá truyền
thống của các làng cổ trong nội thành Hà Nội.
Cũng như mọi ngôi làng cổ trong nội thành Hà Nội, ở làng Khương
Thượng xóm là đơn vị chung cư của người dân. Làng có 05 xóm: Xóm Tư,
xóm Dộc, xóm Trước Cửa, xóm Đồng. Hiện nay, các xóm này được mang
thêm các tên khác như: Khu dân cư, tổ dân phố, sự phân chia này nhằm mục
đích để phường tiện lợi trong việc quản lý và điều hành mọi công việc.
Về dân số, hiện làng Khương Thượng thuộc diện khá đông trên địa bàn
thủ đô Hà Nội, với xấp xỉ gần 12.000 dân. Một bộ phận cư dân từ nơi khác
đến mua đất lập nghiệp và sinh sống tại đây. Tuy thành phần nông dân vẫn
chiếm số đông, nhưng các thành phần khác cũng đa dạng, xuất hiện quan hệ
giao lưu mở rộng vì có nhiều lớp cư dân, cơng chức nhà nước, tiểu thương và
người làm nghề khác… thành phần dân cư đa dạng phần nào đã tác động tới
lối sống, nếp sống, nếp nghĩ cũng như sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. tuy
nhiên, trong từng hộ gia đình truyền thống hiện nay vẫn còn giữ lại nhiều nét
truyền thống xưa, thể hiện trong những đặc trưng văn hoá về nhân khẩu, xã hội.
* Đời sống kinh tế
Ngày nay Khương Thượng là một nơi văn hiến nằm trong nội thành Hà
Nội. Với bản chất cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động nên Khương
Thượng đang phát huy thế mạnh của một phường nội đô, để đến ngày hôm
nay đã đạt được nhiều thành tựu đóng góp cho cơng cuộc xây dựng đất nước,

trong xu hướng từng bước hội nhập với quốc tế.


20

Nông nghiệp: Khương Thượng cũng là vùng đất màu mỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nơng nghiệp. Khi xưa nó được coi là nghề
chính: trồng lúa, hoa màu: ngô, khoai, sắn. Cây cối tốt tươi, chăn nuôi phát
triển... Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét: “Ruộng cấy lúa mùa rất tốt, việc
làm ruộng đều phồn thịnh… Phong tục, nhân vật hơn cả một xứ” [35 - tr.20].
Thương nghiệp: Chỉ có một bộ phận nhỏ người dân làm nghề buôn bán
nhỏ. Mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng phục vụ sinh hoạt và chủ yếu bán tại
chợ Đồng Xuân và các nơi khác của Hà Nội.
Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, xu hướng đơ thị hố cũng
tác động mạnh tới khung cảnh làng xã xưa. Vì vậy, như các làng xã cổ của Hà
Nội, Khương Thượng cũng đang bị tác động mạnh mẽ bởi thực tế trên. Hiện
nay tổng diện tích tồn phường là 33 ha, trải qua q trình đơ thị hố rất
nhanh, diện mạo đã có sự thay đổi lớn, diện tích đất nơng nghiệp khơng cịn,
người dân nơi đây đã chuyển đổi hình thức kinh tế từ nơng nghiệp sang công
nghiệp, buôn bán. Các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, cơng ty, hàng qn mọc lên
tấp nập. Các dịch vụ công cộng được đáp ứng cao để phục vụ cho nhu cầu của
cộng đồng dân cư nơi đây.
Diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi thành các cơng ty, nhà máy, xí
nghiệp… Do đó người nơng dân đã phải thay đổi tư duy cho đến cách thức
làm kinh tế. Đại bộ phận người dân chuyển sang kinh doanh, buôn bán, đi làm
thuê, một bộ phận làm trong công sở, nhà máy, xí nghiệp…
Do nhiều nguyên nhân cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn tới nhưng nguyên
nhân chủ yếu do q trình đơ thị hố đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Q
trình đơ thị hoá đã mang lại cho người dân đời sống cao hơn rất nhiều. Một bộ

phận đất thổ cư ở làng Khương Thượng đã đem ra mua bán để xây dựng nhà


21

cửa hoặc cho th kinh doanh, diện tích đất nơng nghiệp khơng cịn để dành
chỗ cho xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, nhà trẻ, chợ, nhà máy, xí
nghiệp…đời sống của nhân dân được nâng cao từng ngày theo xu hướng phát
triển chung của xã hội với những ngơi nhà cao tầng, khép kín hồn tồn, cùng
với tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Nếu như ngôi nhà truyền thống được lựa chọn
chủ yếu theo lối kiến trúc mở, tức là tối đa hố khơng gian sinh hoạt chung
của gia đình thì xu hướng kiến trúc nhà hiện đại lại khép kín hồn tồn. Khi đó
tính cộng đồng khơng còn được chú trọng, quan hệ theo tinh thần “Tối đèn tắt
lửa có nhau” hay “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giảm đi rõ rệt. Vì
vậy, nó trở thành một trong những nguyên nhân của những cảnh báo về sự
biến động trong lối sống, nếp sống, truyền thống của người dân Việt Nam.
Đến nay, đời sống của nhân dân Khương Thượng đã được nâng cao, có
khoảng 55% số hộ có thu nhập cao, 40 % số hộ có đời sống kinh tế ổn định,
chỉ cịn 05 % thu nhập trung bình, khơng có hộ gia đình đói kém.
 

1.1.4. Giá trị văn hoá truyền thống
* Truyền thống học hành
Xưa kia, Khương Thượng cũng được coi là mảnh đất văn hiến có truyền

thống khoa cử, với 02 vị tiến sĩ, 05 tú tài và nhiều ông đồ dạy học. Ngày nay,
kế thừa truyền thống của tổ tiên, làng Khương Thượng có 05 Phó Giáo sư; 10
Tiến sỹ người; 20 Thạc sỹ; Nhiều cử nhân, kỹ sư, bác sỹ đã tốt nghiệp. Có rất
nhiều sinh viên, học sinh đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề. Số lượng học sinh được cử đi thi học sinh giỏi

ngày càng tăng, trẻ em đến tuổi đi học đều được cắp sách đến trường.
Hội khuyến học cũng đã được thành lập nhằm động viên, khích lệ thế
hệ trẻ kế thừa truyền thống cha ông, tiếp tục phấn đấu học tập và trở lại quê


22

hương đưa kiến thức đã học, ở trường cùng địa phương, làm rạng danh quê
hương, đất nước.
* Phong tục tập quán
- Cưới xin: Ở làng Khương Thượng cũng như mọi nơi khác của thủ đô
Hà Nội, hôn nhân và cưới xin là việc không chỉ của riêng cá nhân mà của cả
gia đình và dịng họ, người con trai đến tuổi lấy vợ, khơng chỉ là nhằm duy trì
nịi giống, thờ phụng tổ tiên, nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, nhiều khi còn
tăng sức lao động để phát triển kinh tế và uy thế về sự lớn mạnh của dịng họ
mình trong mối quan hệ với các dịng họ khác.
Hơn nhân bắt buộc khơng cịn nữa, thanh niên trong làng tự do lựa chọn
tìm hiểu người bạn đời của mình. Khi sự tìm hiểu đã chín muồi, người con trai
thưa chuyện với cha mẹ mình để chuẩn bị lễ vật sang nhà gái xin cưới. Tục lệ
thách cưới, nộp cheo ngày nay khơng cịn tồn tại và lễ cưới được tổ chức đơn
giản hơn. Song, lễ cưới ở đây vẫn có những thủ tục nhất định như:
Lễ chạm ngõ: Sau khi được sự đồng ý của gia đình nhà gái, nhà trai
chọn ngày lành tháng tốt sắm sửa một cơi trầu sang nhà gái nói chuyện ngỏ ý
cho đơi trai gái đi lại tìm hiểu nhau.
Lễ ăn hỏi: Chọn ngày lành tháng tốt sau khi hai gia đình thống nhất nhà
trai phải có một cơi trầu để xin hỏi, Lễ vật ăn hỏi gồm: Mâm để 01 buồng cau
và 50 lá trầu; Mâm để 70 cặp bánh xu xê và 80 cái bánh cốm; Mâm để chè,
thuốc lá, rượu; Mâm để các loại bánh kẹo. Sau đó, tất cả được phủ vải đỏ, bốn
thanh niên trẻ khoẻ chưa vợ đội lễ đi đầu đoàn, tiếp đến là đầy đủ các thành
phần, các lứa tuổi đã được chọn đi dự lễ ăn hỏi.

Lễ cưới: Thường được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng
Chạp âm lịch. Đây là những tháng có tiết xn mát mẻ, cơng việc bớt bận rộn.
Sau khi ấn định được ngày lành tháng tốt, nhà trai cùng nhà gái tiến hành tổ


23

chức đám cưới cho đôi trai gái. Trong ngày cưới, họ hàng, bạn bè thân hữu
gần xa và nhân dân trong khu đến dự để chúc mừng cho gia đình nhà trai và
nhà gái.
Đúng giờ đã định, nhà trai gồm khoảng 25 đến 30 người đầy đủ các
thành phần, vai vế, nội ngoại và bạn bè đến nhà gái. Đại diện họ nhà trai có lời
xin đón dâu. Được sự đồng ý của đại diện nhà gái, cô dâu chú rể làm lễ gia
tiên. Tối hơm đó cơ dâu ngủ lại nhà trai một đêm (đêm tân hôn). Sáng hôm sau
nhà trai sửa một cái lễ cùng cô dâu và chú rể sang nhà gái để lại mặt.
- Tang ma: Nếu cưới xin là việc vui đánh dấu việc trưởng thành của đời
người, thì tang ma lại là việc buồn kết thúc chu trình của một đời người. Việc
tổ chức đám tang với sự chứng kiến của cộng đồng, dân làng. Đám tang được
tổ chức có mặt đơng đủ nội ngoại, xóm làng, khu phố, bằng các nghi thức và
sự phân công chặt chẽ theo tục lệ cổ truyền của làng. Khi tổ chức đám tang
thường có các nghi thức sau:
Khi người thân sắp qua đời, gia chủ gọi con cháu ruột thịt đến nhìn mặt
lần cuối và nghe những lời dặn dị sau cùng (nếu có thể) của người sắp qua
đời. Sau đó người nhà cử một số người chăm sóc, đun nước lá thơm tắm rửa
gội đầu, chải tóc, chờ đến lúc tắt thở rồi thay quần áo mới. Một số anh em ruột
thịt túc trực bên người quá cố suốt đêm. Sau đó chờ con cháu, người thân ở xa
về đông đủ mới tiếp tục liệm, nhập quan, phát tang. Con cháu, anh em đội
khăn tang theo thứ bậc và tỏ lòng thương tiếc người chết. Đồng thời, lập bài
vị, hương đèn, hoa quả để làm lễ tiếp khách phúng viếng. Con trai trưởng, con
dâu trưởng đứng đáp lễ, đồng thời cử thêm một người trong nhà đứng đáp lễ,

ghi chép phúng viếng. Lễ phúng viếng tuỳ theo mối quan hệ giữa người đi
phúng viếng với người q cố. Ví dụ, thơng gia thì có thẻ nhang, tiền; Đoàn


24

thể có vịng hoa, bức chướng, tiền. Đội trống kèn thờ liên tục phát ra những
âm thanh tiếc thương người quá cố đến lúc hết người phúng viếng thì nghỉ.
Đưa tang ở làng Khương Thượng gọi là đưa ra đồng, mọi việc đều được
tổ chức phân công chu đáo, thứ bậc rõ ràng. Việc đưa tang bây giờ khác rất
nhiều so với ngày xưa: Nếu xưa kia, đưa tang bằng hình thức đi bộ, khiêng
linh cữu người chết bằng kiệu thì nay, đưa thi hài người quá cố bằng xe ôtô
chở tang (khoảng 03 đến 04 chiếc xe ôtô). Trên đường đưa tang có rắc vàng
thoi bằng giấy, tiền âm từ nhà gia chủ ra đến huyệt để người chết nhớ đường
về nhà mình. Khi hạ huyệt thường có thầy cúng hoặc vị sư làm phép trì huyệt,
các cụ bà đọc kinh trước mộ. Động thái này cho rằng, cúng trì huyệt mới xua
đuổi được tà ma cũ để cho ma mới được yên ổn.
Ngày nay, trong tang ma của làng Khương Thượng vẫn còn tục lệ hay
nghi thức đội mũ rơm, chống gậy, những người có “bụi” khơng được vào đình
tế, lễ và xem hội; Nếu đang giữ chức ông đám (chủ tế) thì phải xin thôi; Phải
chờ hết tang cha hoặc mẹ ba năm mới được cưới; Tết nguyên đán, mồng 01,
02, 03 âm lịch không được xông nhà hay đến nhà người khác chơi tết.
- Lên lão: Từ xưa đến nay, người đàn ông cứ hết tuổi 59 bước sang tuổi
60 đều được lên lão. Theo phong tục của làng, vào đầu xuân mới người lên lão
sửa một cái lễ (khơng bắt buộc) mang ra đình trình Thành hoàng làng. Ở nhà
gia chủ làm cỗ khao vọng để mời thân bằng cố hữu đến tham dự chúc mừng.
Đến tuổi 80, 90 là thượng thọ và thượng thượng thọ thì tổ chức lớn hơn. Tuổi
80, 90 xưa nay rất hiếm nên gia đình nào có người thượng thọ hoặc thượng
thượng thọ là đã đạt được một trong tam phúc (ba điều phúc): Phúc - Lộc Thọ.
* Di tích lịch sử văn hóa: Khi xưa ngồi đình làng, làng Khương

Thượng cịn có các di tích khác như: Chùa Sùng Phúc (chùa Bộc), miếu, văn


25

chỉ. Nhưng hiện nay, các di tích của làng Khương Thượng khơng cịn được
ngun vẹn như xưa.
- Chùa Sùng Phúc: Như đã trình bày, làng Khương Thượng có một ngơi
chùa mang tên là Sùng Phúc, dân làng thường gọi là chùa Bộc. Chùa ở cách xa
đình, ngoảnh hướng Tây Nam. Ngơi chùa cịn mang nhiều đường nét của điêu
khắc thời Nguyễn. Trong chùa ngồi hệ thống bia, cịn có một số di vật quý
như: Tượng Quang Trung, chuông đồng... Với những giá trị to lớn, chùa đã
được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa. Nhưng hiện nay, do việc phân tách
đơn vị hành chính nên ngơi chùa này khơng nằm trong địa hạt của làng
Khương Thượng.
- Miếu: Làng Khương Thượng có ngơi miếu được dựng từ lâu, ngơi
miếu nằm ở vị trí gần đường Trường Chinh ngày nay và là nơi thờ thần của
làng. Hiện nay ngôi miếu này khơng cịn nữa, chỉ cịn lại 03 gian tiền tế đã
được chuyển về dựng tại chùa Bộc.
- Văn chỉ: Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, khi xưa cư dân nơi
đây đã dựng lên bên cạnh phía bên phải gò Động Rùa một văn chỉ để thờ các
vị nho sỹ và những người khai sơn phá thạch lên vùng đất này. Hiện nay, văn
chỉ đã bị phá hủy và vị trí của nó gần với đường Trường Chinh bây giờ.
* Đời sống văn hóa tâm linh
- Tục thờ cúng tổ tiên: Đối với người Việt, tục thờ cúng tổ tiên có vai
trị quan trọng trong tín ngưỡng nói chung. Đó là sự bày tỏ lịng thành kính,
biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đồng thời cũng thể
hiện lòng biết ơn của lớp người sau đối với công sức của lớp người trước. Tác
giả Phan Kế Bính đã viết trong Việt Nam phong tục: “Xét cái tục phụng sự tổ
tiên của ta rất là thành kính ấy cũng là một lịng bất vong bản, ấy cũng là nghĩa

cử của người” [14, tr. 35].


×