Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

10 nuoc co nang luc canh tranh cao nhat the gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.22 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dưới đây là vài nét về 10 nước có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới, theo xếp hạng của IMD năm 2008:. 1- Mỹ GDP bình Tăng trưởng GDP: 2,2%. quân. đầu. người:. 43.987. USD. Mỹ đã liên tiếp đứng đầu danh sách này từ năm 1994 đến nay. Tuy nhiên, năm nay, Singapore cách Mỹ chưa đến 7/10 điểm. Trong khi đó, đầu tàu kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính và nhà đất. 2- Singapore GDP bình Tăng trưởng GDP: 7,7%. quân. đầu. người:. 47.052. USD.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Theo xếp hạng của IMD về năng lực cạnh tranh quốc gia, Singapore đứng thứ 2 thế giới, nhưng dẫn đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ, tỷ lệ thất nghiệp thấp (2,1%), và không có nợ nước ngoài là những điểm cơ bản khiến Singapore trở thành một trong những nền kinh tế lành mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt cao và ngày một tăng, cùng với tình trạng thiếu giáo viên tiểu học và trung học là nhược điểm của đảo quốc này.. 3- Hồng Kông GDP bình Tăng trưởng GDP: 6,3%. quân. đầu. người:. 41.110. USD.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động đầu tư và kinh doanh phát triển mạnh mẽ là thế mạnh của nền kinh tế Hồng Kông, còn điểm yếu là chi phí sinh hoạt và giá cả cao.. 4- Thuỵ Sĩ GDP bình Tăng trưởng GDP: 3,1%. quân. đầu. người:. 38.131. USD. Năm nay Thuỵ Sĩ đã tăng 2 bậc so với năm ngoái về năng lực cạnh tranh và 10 bậc so với năm 2004. Đây là nước có tỷ lệ thặng dư tài khoản vãng lãi lớn thứ 3 thế giới (16,8% GDP), tỷ lệ thất nghiệp thấp (3,6%), và chất lượng cuộc sống cao nhất trong các nền kinh tế được khảo sát. Thuỵ sĩ đứng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính và khả năng ngôn ngữ, đứng đầu về xếp hạng tín dụng, và đứng thứ hai về chi tiêu cho y tế. Điểm yếu của Thuỵ Sĩ là sức mua thấp, phí sinh hoạt cao.. 5- Luxembourg GDP bình Tăng trưởng GDP: 5,2%. quân. đầu. người:. 77.187. USD.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Luxembourg nằm giữa Pháp, Bỉ và Đức, được biết đến với thế mạnh về hệ thống tài chính và luật pháp. Điểm mạnh của nước này là tỷ lệ người tốt nghiệp đại học/cao đẳng cao (37% trong độ tuổi 25-34), tỷ lệ học sinh-giáo viên cao (9:1 ở bậc trung học), và số người sử dụng Internet cao (75% dân số). Điểm yếu của Luxembourg là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người chưa cao, cơ cấu kinh tế kém đa dạng và ít vốn đầu tư cho ngành viễn thông.. 6- Đan Mạch GDP bình Tăng trưởng GDP: 1,8%. quân. đầu. người:. 36.265. USD.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đan Mạch là nước có nền giáo dục phát triển, tỷ lệ đăng ký sử dụng Internet băng thông rộng cao, chế độ lao động có nhiều ưu đãi… Để tăng năng lực cạnh tranh, nước này cần tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ công cộng và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.. 7- Úc GDP bình Tăng trưởng GDP: 4,1%. quân. đầu. người:. 36.460. USD. Năm nay, Úc “nhảy” 5 bậc lên vị trí thứ 7, và chỉ đứng sau Mỹ về năng lực cạnh tranh trong số những nước có dân số trên 20 triệu người, một phần nhờ khả năng hồi phục kinh tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản và lượng sinh viên nước ngoài tăng cao.. 8- Canađa GDP bình Tăng trưởng GDP: 2,7%. quân. đầu. người:. 37.383. USD.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Canađa đang trên đường trở lại vị trí thứ 3 của năm 2004. Năm nay nước này đứng thứ 2 sau Úc về thời gian cần thiết để thành lập một doanh nghiệp, nhưng đứng đầu về cước phí điện thoại di động và số lượng bằng đại học/cao đẳng (54% số người trong độ tuổi 2534).. 9- Thuỵ Điển GDP bình Tăng trưởng GDP: 2,6%. quân. đầu. người:. 34.703. USD. Đây là quê hương của những tên tuổi lừng danh như Ericsson, Ikea, H&M, và Volvo. Thế mạnh của đất nước Bắc Âu này là bình quân số máy tính trên đầu người và số người sử dụng Internet. Kế đến là tỷ lệ học sinh trung học, tính hiệu quả của doanh nghiệp quy mô.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> lớn và kinh phí cho hoạt động R&D. Thuỵ Điển có những điểm yếu về năng lực cạnh tranh quốc gia như chính sách tài chính, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp và chi phí sinh hoạt.. 10- Hà Lan GDP bình Tăng trưởng GDP: 3,5%. quân. đầu. người:. 37.743. USD. Năm nay, Hà Lan đã tụt 2 bậc, nhưng vẫn cao hơn thứ hạng cách đây 4 năm 5 bậc. Điểm yếu của nước này nằm ở chế độ lương thưởng, môi trường doanh nghiệp và chính sách tài chính. Điểm mạnh là lương hưu, thị trường việc làm, thị trường vốn, số người sử dụng Internet băng thông rộng và khả năng thu hút và giữ chân nhân tài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×