Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.91 KB, 66 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi
phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với những đòi hỏi cơ chế kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế. Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt khi Việt
Nam tham gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn
phải đặt ra những chiến lược, kế hoạch mục tiêu và hành động cụ thể để có thể đứng vững
trên thương trường. Để đạt được điều đó, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu
cầu tất yếu.
Công ty cổ phần Tràng An trước đây là Doanh Nghiệp Nhà Nước được cổ phần hóa từ
tháng 10/ 2004. Tồn tại và hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty đã nhanh chóng thích
ứng cũng như thay đổi lối làm việc trước kia. Trong những năm gần đây, công ty đã đạt
được một số kết quả sản xuất kinh doanh tích cực.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về
công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An, em đã lựa
chọn đề tài: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: thực
trạng và giải pháp”
Kết cấu đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng
An.
Chương 2: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ
phần Tràng An.
Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các bác các
cô, các chú và anh chị các phòng ban trong công ty cổ phần Tràng An cũng như các thày cô
Khoa Đầu tư đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này.

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN.
1.1. Giới thiệu chung về công ty.


Công ty cổ phần Tràng An là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh
kẹo.Với hơn 30 năm kinh nghiệm, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Đặc
biệt là từ sau khi cổ phần hóa, hiện tại công ty là một trong 100 doanh nghiệp sản xuất
bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm hàng đầu Việt Nam, liên tục đạt các danh
hiệu: Hàng Việt nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt,Thương hiệu nổi tiếng Việt
Nam ...
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1.1 Quá trình hình thành.
- Tiền thân là xí nghiệp Công - tư hợp danh Bánh - Mứt - Kẹo Hà Nội(Thành lập sau cải
tạo Công thương tư bản, tư doanh ở miền Bắc). Năm 1975 tách thành 2 xí nghiệp là xí
nghiệp Bánh - Mứt - Kẹo Hà Nội(thuộc Sở Thương Nghiệp) và xí nghiệp Kẹo Hà
Nội(thuộc Sở Công Nghiệp).
- Ngày 18/4/1975 Xí Nghiệp Kẹo Hà Nội được thành lập, thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội,
đóng tại 204 Đội Cấn, quận Ba Đình, theo quyết định số 53/CN - UBHCTP.
- Ngày1/8/1989 sáp nhập Xí nghiệp Kẹo Hà Nội với Xí nghiệp chế biến tinh bột mỳ Nghĩa
Đô và đổi tên thành Nhà máy Kẹo Hà Nội, theo quyết định số 169/QĐ - UB. Nhà máy gồm
2 cơ sở là Cầu Giấy thuộc phường Quan Hoa và Nghĩa Đô thuộc phường Nghĩa Đô.
- Ngày 8/12/1992 Nhà máy kẹo Hà Nội đổi tên thành Công ty bánh kẹo Tràng An theo
quyết định số 3128/QĐUB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Địa chỉ Phùng Chí
Kiên - thị trấn Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - TP Hà Nội.
- Ngày 29/12/1999 Cổ phần hóa một bộ phận của công ty bánh kẹo Tràng An tại phường
Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành lập công ty cổ phần dịch vụ thể thao giải trí Quan Hoa
với vốn pháp định 6 tỷ đồng.
- Ngày1/10/2004: công ty bánh kẹo Tràng An chính thức được cổ phần hóa thành Công Ty
Cổ Phần Tràng An(DNNN) với 51% vốn nhà nước theo QĐ số 6238/Q Đ - UB của Chủ
tịch UBND Thành phố Hà Nội
Tên công ty(tiếng Việt) : Công ty cổ phần Tràng An.
Tên công ty(tiếng Anh) : TRANGAN JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch:(viết tắt) : TRANGAN.,JSC.
Trụ sở chính:

Địa chỉ : Số1- Phùng Chí Kiên-Nghĩa Đô-Cầu Giấy-Hà Nội.
Điện thoại:(84-4)2679999 Fax:(84-4) 7564138.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ : 22.200.000.000 đồng (hai mươi hai tỷ, hai trăm triệu đồng).
Giấy CNĐKKD số: 0103005601 : Ngày cấp: 01/10/2004
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội.
Công ty mẹ: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Thành viên:
Công ty cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp thành viên:
 Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp(Lolipop,lạc xốp, hoa quả), Tổng hợp, kẹo
mềm cao cấp-Toffee, Hương cốm, Socola sữa, Sữa dừa…
 Xí nghiệp bánh: Sản xuất bánh quy, Bánh quế, Snack, Gia vị.
 Xí nghiệp cơ nhiệt: xí nghiệp phục vụ(Cơ-Nhiệt-Điện)
1.1.1.2 Ngành nghề và mục tiêu kinh doanh:
- Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghiệp thực phẩm- vi sinh; Xuất nhập khẩu
các loại: vật tư; nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành
công nghiệp thực phẩm - vi sinh.
 Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công
nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành công nghiệp thực
phẩm;
 Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, du lịch, hội chợ,
triển lãm, thông tin, quảng cáo;
 Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
- Mục tiêu kinh doanh:
 Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông;
 Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh;
 Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;
 Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty
1.1.1.3. Sản phẩm chủ yếu.

 Kẹo Chewy cao cấp các loại: Được sản xuất từ sữa tươi nguyên chất trên dây chuyền
thiết bị công nghệ hiện đại nhất Việt nam, theo nguyên lý cô chân không màng siêu mỏng
(super thin vacuum cooker) đảm bảo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhờ có nhiệt độ
cô thấp t
o
≤ 93,7
O
C, do đó sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên và vi chất dinh dưỡng,
dễ ăn và thích hợp với mọi lứa tuổi.
 Kẹo cứng hoa quả, Lolipop: Mang hương vị hoa quả đặc trưng, đa dạng của miền nhiệt
đới, kẹo que Lôly đặc biệt được các em nhỏ yêu thích vì có que cắm ăn hợp vệ sinh, rất
phù hợp với picnic.
 Bánh quế: Là sản phẩm bánh quế số 1 Việt nam, bán chạy nhất trên thị trường trong
nhiều năm qua
 Teppy snack: Đi vào thị trường và có ấn tượng tốt với người tiêu dùng vì chất lượng cao,
sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Cộng hoà Pháp với công nghệ đùn ép, rất an toàn cho
sức khoẻ, đặc biệt do công nghệ mới snack không qua chiên ở nhiệt độ cao có nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khoẻ như 1 số sản phẩm khác theo khuyến cáo của WHO.
 Bánh quy Golden coin: Sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhờ chất lượng cao và
chủng loại đa dạng.
 Bánh Pháp- Paris Pancake: Công nghệ của Pháp, là sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất
tại Việt nam. Với các vị kem đa dạng làm từ nguyên liệu cao cấp của Châu Âu, sản phẩm
đem lại cho người tiêu dùng cảm giác thơm ngon, bổ dưỡng.
 Bánh mỳ Pháp TYTI Sức Sống Mới: Bánh mỳ dinh dưỡng, hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm HACCP Code 2003, sản phẩm bảo quản lâu, bao gói tiện dụng, có thể mang theo
mọi lúc mọi nơi, thích hợp với mọi lứa tuổi.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ & cơ cấu tổ chức của công ty.
1.1.2.1. Chức năng.
- Công ty có chức năng cơ bản là sản xuất bánh kẹo và một số mặt hàng thực phẩm khác.
Hàng năm công ty sản xuất khoảng 5000 tấn với hơn70 chủng loại mặt hàng khác nhau,

như: Kẹo tổng hợp, kẹo cà phê, kẹo hoa quả, bánh Snack, bánh quế.. Công ty có thể thay
đổi chủng loại và mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.
- Giới thiệu và đưa sản phẩm của công ty tới nguời tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh
phân phối.
1.1.2.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh
hợp lý.
- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng hóa các chủng loại
sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Sử dụng hiệu quả bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh doanh trên cơ sở có lãi để tái
mở rộng sản xuất.
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không ngừng nâng cao
trình độ của cán bộ công nhân viên.
1.1.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến bao gồm các phòng ban
phân xưởng và các đội sản xuất với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Giám đốc và các Phó Giám đốc công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần
Tràng An được thể hiện cụ thể ở sơ đồ 1.1.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Tràng An










Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
- Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý của công ty, toàn quyền nhân
danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như
chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám Đốc, Phó
Giám Đốc, Kế toán trưởng..
- Giám đốc điều hành: là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
- Phòng Nghiên cứu và Đầu tư phát triển(R&D)
+ Báo cáo các hoạt động kĩ thuật hàng tháng, quí theo yêu cầu.
+ Đăng kí chất lượng, mã số vạch, hệ thống quản lí chất lượng.
Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công ty, pháp lý.
Phát triển: Dự án đầu tư mới , phát triển sản phẩm hoàn thiện qui trình sản xuất đồng thời
nghiên cứu sản phẩm mới. Báo cáo các hoạt động kĩ thuật hàng tháng, quí theo yêu cầu.
Đăng kí chất lượng , mã số vạch, hệ thống quản lí chất lượng.
- Phòng quản lý chất lượng:
+ Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
+ Xây dựng các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập
kho hàng ngày. Kiểm tra chất lượng thành phẩm bảo quản trong kho, thảnh phẩm trả về
của các đại lý và tổ bán hàng.
+ Báo cáo tổng kết chất lượng sản phẩm toàn công ty hàng tháng, quí theo yêu cầu.
- Phòng marketing và bán hàng:
Bán hàng:
+ Xử lý đặt hàng từ các đại lý. Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp.
+ Quản lý bán hàng vùng. Dịch vụ sau bán hàng.
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Marketing:
+Phát triển thị trường mới. Phát triển kinh doanh.
+Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường.
+Xúc tiến thương mại, quảng cáo bán hàng.
- Phòng Kế toán:
+ Chỉ đạo công tác thống kê, thực hiện công tác kế toán và tài chính, sử dụng tốt tài sản,

tiền vốn.
+ Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời những thông tin cần
thiết cho Giám đốc, các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Phòng tổ chức nhân sự:
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân lực,
cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động của công ty trong từng thời kì.
+ Xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ, nhân viên. Lựa chọn các tiêu
chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù hợp.
+ Giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn thôi việc, nghỉ hưu, khen
thưởng, kỹ luật.. và các chế độ bảo hiểm .
- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hành chính, quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các
thiết bị văn phòng, sắp xếp lịch công tác, lịch giao ban, hội nghị tiếp khách, tổ chức công
tác thi đua tuyên truyền.
- Phòng Công nghệ kĩ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện các quá
trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, nghiên
cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật đưa vào sản xuất. Xây dựng kĩ thuật công nghệ, quy trình
công nghệ, quá trình tái chế, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong các dây
chuyền sản xuất.
- Phòng kế hoạch-sản xuất: Xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển của công ty
trong ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Lập kế hoạch
điều độ sản xuất, giá thành kế hoạch. Thanh tra định kì quá trình sản xuất của các phân
xưởng.
- Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng này thực hiện kế hoạch sửa chữa , bảo dưỡng thiết bị,
cung cấp hơi, điện nước và sửa chữa thiết bị máy móc đột xuất tại các phân xưởng sản xuất
trong công ty.
- Phòng bảo vệ y tế: Bảo vệ an ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào, Y tế thực hiện
công tác y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khỏe.
- Các tổ sản xuất: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho công ty.
- Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp.
1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn

gần đây.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
cổ phần Tràng An những năm gần đây.
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Chênh lệch
2008/2007
1
Vốn kinh doanh
Trong đó:
-Vốn cố định và đầu tư
dài hạn
-Vốn lưu động và đầu tư
63.112

25.817
73.808

40.572
101.253

49.725
27.445

9.153
ngắn hạn


37.295



29.534


48.943


19.409
2 DT thuần bán hàng 91.059 138.146 201.302 63.156
3 Lợi nhuận trước thuế 2743 4395 4877 482
4 Lợi nhuận sau thuế 2743 3780 4192 412
5 Nộp ngân sách 651 1141 1558 417
6 Số lao động 422 504 569 65
7 Thu nhập bình quân
1,650 1,850 2,400 0,55
Nguồn: Phòng Kế toán-công ty cổ phần Tràng An
Những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty đạt những kết quả đáng khích
lệ. nguồn vốn kinh doanh qua các năm tăng liên tục, năm 2007 nguồn vốn là 73,8 tỷ đồng,
năm 2008 là 101,2 tỷ đồng, tăng tới 37%. Doanh thu và lợi nhuận của công ty nhờ đó liên
tục tăng. Tốc độ tăng của doanh thu năm 2008 so với 2007 đạt 45,71% tương ứng từ 138,1
tỷ đồng tăng lên 201,3 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế là năm 2007 so với 2006 là
37,7% , tuy tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế năm 2008/ 2007 là 10,89% nhưng đã thể hiện
sự cố gắng của công ty trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Đó là do năm 2008 là năm có nhiều biến động và tình hình khó khăn chung của nền kinh
tế, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, do vậy mà giá vốn hàng bán của công ty
cũng tăng lên tương ứng, chính vì vậy lợi nhuận tăng với tốc độ chậm hơn.
Bên cạnh đó, công ty không ngừng mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qui mô vốn kinh doanh năm 2006 là 63,112 tỷ đồng, năm 2007 tăng thêm 10,696 tỷ đồng,
tăng 2008 tăng so với 2007 là 27,445 tỷ, tăng 37,18%. Đây là những con số hết sức khả
quan và dễ hiểu bởi nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Trong đó vốn lưu

động tăng 65,71 %, tốc độ tăng vốn cố định là 22,55%.
Đời sống của người lao động cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Mức lương trung bình/
người/ tháng năm 2006 là 1,65 triệu đồng , năm 2007 là 1,85 triệu đồng, năm 2008 là 2,4
triệu đồng, tăng 0,55 triệu so với năm 2007 tức tăng 29,72%, cao hơn so với mặt bằng
lương chung của thành phố Hà Nội, khiến cho người lao động yên tâm sản xuất kinh
doanh. Không chỉ chăm lo đời sống vật chất cho người lao động mà công ty còn quan tâm
đến đời sống tinh thần của công nhân thông qua các hoạt động tích cực của công đoàn. Các
chế độ BHXH, BHYT được công ty thực hiện một cách nghiêm túc. Do vậy đã khuyến
khích người lao động gắn bó hơn với công ty hơn, tinh thần và trách nhiệm làm việc của
công nhân được nâng cao.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt và công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
nộp thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước năm 2006
là 651 triệu đồng do năm 2006 công ty vẫn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sau cổ
phần hóa, năm 2007 con số này là 1.141 triệu tăng 490 triệu, tức tăng 75%. Năm 2008 số
nộp ngân sách là 1.558 triệu đồng, tăng 417 triệu đồng, tăng 36,55%.
1.2. Năng lực cạnh tranh của các công ty nói chung và
công ty cổ phần Tràng An nói riêng.
1.2.1. Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là một thuộc tính cơ bản của kinh tế thị trường, sẽ không tồn tại kinh tế thị
trường nếu thiếu đi sự cạnh tranh.
1.2.1.1.Định nghĩa cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh: Cạnh tranh , nói chung là sự
phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động
nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học- kĩ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo
ra sản phẩm mới, năng suất và hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có những quan điểm cho rằng
cạnh tranh là quá trình ganh đua, nhằm đánh bại đối thủ để thu lợi ích về mình.
Xét từ góc độ nền kinh tế, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh,
ganh đua giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường giành giật các lợi ích kinh tế về
mình. Các chủ thể ở đây chính là bên bán và bên mua. Bên bán muốn hướng tới mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận bằng việc bán được nhiều hàng hóa với giá cao, còn bên mua thì muốn

mua được hàng hóa có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu với giá cả hợp lý. Chính vì vậy,
các bên bán cạnh tranh với nhau để thỏa mãn nhu cầu của bên mua, giành được phần có lợi
về phía mình.
Xét từ góc độ ngành, một ngành luôn tồn tại sự cạnh tranh bởi các đặc trưng kinh tế,
khi các quá trình kinh tế nội sinh thay thế lẫn nhau.
Xét từ góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được xem là sự ganh
đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh có thể diễn ra
giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc ngoài ngành, giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp nước ngoài. Mục đích của cạnh tranh là giành vị thế trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm để tăng thu lợi nhuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Cạnh tranh thể hiện dưới các hình thức: phấn đấu giảm giá, tăng chất lượng sản phẩm, đưa
sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Ngoài ra, cạnh tranh phát triển đến
một trình độ nhất định sẽ dẫn đến tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, sát nhập ,
hợp nhất và không loại trừ khả năng thôn tính lẫn nhau.
Cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với các doanh nghiệp trong ngành: cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến sự
hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hóa dịch vụ cùng loại. Trong cuộc
cạnh tranh này các doanh nghiệp sẽ thôn tính nhau chiếm thị phần. Doanh nghiệp nào
thành công sẽ mở rộng qui mô sản xuất, ngược lại sẽ phải thu hẹp qui mô sản xuất thậm
chí là phá sản. Cạnh tranh có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu mới về kĩ thuật công nghệ, cải tổ
bộ máy quản lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tăng chất lượng sản phẩm
và dịch vụ … nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao uy tín và vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh giúp cho họ có nhiều lựa chọn về chủng loại, chất
lượng, mẫu mã hàng hóa và dịch vụ theo xu hướng thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm ngày
càng cao hơn với mức giá phù hợp.
- Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: cạnh tranh là động lực thúc đấy phát triển sựu
bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, giải phóng lực lượng

sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Đó cũng là
điều kiện để xóa bỏ tình trạng độc quyền, bất bình đẳng trong kinh doanh, nâng cao chất
lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng, sách báo, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh
doanh…nhưng cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới
chuyên môn về khái niệm, cách thức đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở các cấp độ
quốc gia lẫn ngành và doanh nghiệp. Bởi vì với mỗi một cách tiếp cận khác nhau thì ý
nghĩa của năng lực cạnh tranh lại khác nhau. Đối với một số người cho rằng năng lực cạnh
tranh được thể hiện qua các chỉ số và tỷ trọng tương đối trong mối quan hệ hàng hóa, trong
khi một số khác lại cho năng lực cạnh tranh lại bao gồm cả khả năng sản xuất hàng hóa và
dịch vụ đủ đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế& đảm bảo mức sống cao cho các công
dân trong nước.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế( OECD) đưa ra định nghĩa: “ Năng lực cạnh tranh
là sức sản xuất tạo ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp, ngành, địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền
vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”
Theo định nghĩa của diễn đàn kinh tế thế giới(WEF-1997) : “Năng lực cạnh tranh của
một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính
sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”
Xét trên góc độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp tạo ra
được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ so với
đối thủ cạnh tranh nhằm vượt qua các đối thủ để duy trì và phát triển doanh nghiệp , đáp
ứng nhu cầu thị trường và đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Khả năng này
đòi hỏi phải đạt được bằng nhiều mục tiêu. Doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm có chất
lượng thích hợp, đúng lúc và với giá cả hợp lý, ngoài ra có thể phải cung cấp các sản phẩm
đa dạng để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị
hiếu. Một số yếu tố khác được kể đến đó là khả năng đổi mới của doanh nghiệp, hệ thống
marketing hiệu quả& xây dựng thương hiệu.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu

tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài
chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so
sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị
trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được
đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh.
Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải
tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể
thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng
của đối tác cạnh tranh.
Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta thường đưa ra các tiêu
chí để đánh giá. Tuy vậy đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tiêu chí đánh giá
cũng có sự khác nhau. Các tiêu chí đánh giá thông qua tiêu chí định tính và tiêu chí định
lượng. Các tiêu chí định tính có thể đuợc kể đến như:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng lực tài chính.
- Công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ.
- Trình độ lao động.
- Cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp.
- Hệ thống phân phối.

Các chỉ tiêu định lượng thường xét đến như sau:
- Thị phần của doanh nghiệp: thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm
của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ
sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưa chuộng. Thị phần đuợc thể hiện qua các
chỉ tiêu như giá trị tuyệt đối và tương đối tổng sản lượng của công ty so với thị trường
ngành, doanh thu/tổng doanh thu của các đối thủ mạnh nhất.
- Tỷ lệ chi phí marketing/tổng doanh thu:
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh
cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Thông qua chỉ tiêu này cho thấy
hiệu quả hoạt động của mình. Nếu tỷ lệ này quá cao chứng tỏ công ty đã đầu tư tương đối

lớn vào hoạt động marketing quảng cao sản phẩm, cần điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, nếu tỷ
lệ này quá thấp thì công ty chưa chú trọng đến khâu quảng cáo sản phẩm, quảng bá tiếp thị
cho thương hiệu của công ty…
- Giá trị tài sản cố định huy động trên một đơn vị vốn đầu tư: chỉ tiêu này cho thấy với
một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động Hệ số tài
sản cố định huy động trên vốn đầu tư phản ánh việc vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả hay
không chứ không thể hiện khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra .
- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, doanh thu trên một đơn vị
vốn đầu tư, lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư…
- Các chỉ số đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách giá & sản phẩm,năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm…
1.2.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh .
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu
về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các
kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản vật chất, tài sản tài
chính, tài sản trí tuệ.. và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn.
Hoạt động đầu tư có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp sản xuất thì những khoản đầu tư này thể hiện.
- Đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại.
- Đầu tư cho đào tạo, tuyển dụng nhân viên có trình độ.
- Đầu tư cho hoạt động marketing.
- Chi cho công tác quản lý.
- Chi lập kế hoạch, lập hồ sơ mời thầu.
….
Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hợp lý sẽ làm tăng năng lực của doanh nghiệp từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời năng lực cạnh
tranh có tác động trở lại hoạt động đầu tư. Khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên,
thị phần tăng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, như vậy doanh
nghiệp sẽ có nhiều tiền hơn để tái đầu tư.
Sơ đồ 1.3: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư hợp lý

và năng lực cạnh tranh
Đầu tư hợp lý
năng lực cạnh tranh

Có thể nói, đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại mật
thiết với nhau.Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp phải có chiến lược, có kế hoạch đầu tư
hợp lý để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của mình.
Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã và đang là xu hướng tất yếu khách quan bao trùm hầu hết
các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa phát triển sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn
nhau. Văn kiện Đại Hội Đảng IX đã xác định: “ Đối với nước ta tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với thực hiện các cam kết
quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự
chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế”.
Chính sự khác biệt về các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, chính sách quản lý của
mỗi của quốc gia, mỗi ngành , mỗi doanh nghiệp đã tạo nên những lợi thế cạnh tranh và
tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Như vậy, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia nói
chung và từng doanh nghiệp nói riêng muốn giành được lợi thế trong kinh doanh cần phải
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp mình.
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư
xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh
phù hợp… ngoài ra còn các yếu tố như môi trường luật pháp, các chính sách về tài chính,
các đối thủ cạnh tranh…Doanh nghiệp cần phải đánh giá được sự tác động của các yếu tố
này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ ảnh hưởng, hoặc để nắm bắt
thời cơ, tận dụng những lợi thế sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
mình trên thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh có thể chia thành hai nhóm

chính đó là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong.
1.2.1.3.1.Nhóm các yếu tố bên ngoài:
- Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quan trọng có tác đông rất lớn tới quyết định cho chiến lược đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng chính là nguồn thu của
doanh nghiệp, số lượng, loại, nhu cầu thị hiếu của khách hàng là yếu tố cần tính đến trong
quá trình hoạch định kinh doanh và chiến lược đầu tư. Nếu xây dựng chiến lược đầu tư mà
không xem xét đến nhu cầu của khách hàng , thị trường thì chiến lược đầu tư đó sẽ không
hiệu quả, rất có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo thì khách hàng ở đây chính là người tiêu dùng.
- Các nhà cung cấp:
Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Đó là
nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… Các nhà cung cấp có thể gây áp lực cho doanh
nghiệp như : giao hàng không đúng hạn, giao hàng không đúng số lượng chủng loại, ép
giá…ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, mối quan hệ của công
ty với các nhà cung cấp cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp tạo dựng được
lòng tin với các nhà cung cấp, có mối quan hệ tốt đẹp với họ thì có thể tranh thủ được
nguồn vốn (khoản phải trả người bán) giảm bớt gánh nặng tài chính trong ngắn hạn của
công ty.
- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Sự hiểu biết tường tận về đối thủ cạnh tranh là yêu cầu đặt ra đối với bất kì doanh nghiệp
nào. Khi xem xét đối thủ cần phải nắm bắt được các loại sản phẩm, qui trình công nghệ sản
xuất, nghiên cứu và ứng dụng, tiềm lực tài chính, chính sách giả cả, phân phối & marketing
, nguồn nhân lực , quan hệ xã hội…Nó cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được thị
trường cũng như đưa ra được sách lược phù hợp để có thể giành ưu thế về mình trong cuộc
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
- Môi trường vĩ mô:
Đó là các nhân tố như tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia, của lĩnh vực sản xuất, tác
động của các nhân tố thuộc về luật pháp và quản lý nhà nước, tác động của các nhân tố kĩ
thuật công nghệ, ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội đến nhu cầu thị hiếu của người

tiêu dùng, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên…
- Môi trường kinh doanh:
Trước hết là ảnh hưởng của môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Các
qui định trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tới
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ không những
tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà còn khiến các doanh nghiệp tự điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với luật pháp đề ra. Ngược lại, môi trường pháp lý
không lành mạnh, minh bạch rõ ràng sẽ không đánh giá đúng thực chất của doanh nghiệp,
doanh nghiệp không có đủ trình độ, năng lực nhưng nhờ những mối quan hệ lại có thể loại
bỏ được những doanh nghiệp có năng lực và trình độ cao hơn. Điều này sẽ gây tổn thất cho
nền kinh tế và trật tự xã hội.
1.2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn tồn tại phải có sức cạnh
tranh so với các đối thủ. Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả thể hiện ở việc
đầu tư vào đúng thị trường, đúng đối tượng, hàng hóa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
như vậy mới có thể tồn tại trên thị trường. Ngoài ra chiến lược hiệu quả của doanh nghiệp
còn thể hiện qua việc lường trước các xu hướng của thị trường, đi đầu các lĩnh vực có tiềm
năng, đề ra các biện pháp thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.
- Năng lực tài chính: năng lực tài chính là nguồn lực hết sức quan trọng đối với bất kì một
doanh nghiệp nào. Khả năng tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động
đầu tư hợp lý từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Năng lực tài
chính lớn, ổn định cho phép doanh nghiệp đối phó với các rủi ro của môi trường tốt hơn,
cũng như giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay tốt hơn các doanh
nghiệp có năng lực tài chính không ổn định.
- Công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ: Một công nghệ tiên tiến sẽ là một lợi thế
cạnh tranh lớn của doanh nghiệp, nó quyết định đến chi phí và chất lượng sản phẩm.Công
nghệ càng tiên tiến, hiện đại thì càng tạo ra sức cạnh tranh lớn. Ngày nay, do nhu cầu của
người tiêu dùng thay đổi rất nhanh, các tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng được cải
tiến vì vậy nếu doanh nghiệp không có khả năng đổi mới công nghệ thì không thể đáp ứng
được yêu cầu của thị trường dẫn tới sức cạnh tranh giảm, thậm chí không thể tồn tại.

- Cơ cấu tổ chức &quản lý của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, hợp
lý, phân công rõ trách nhiệm quyền hạn sẽ hoạt động trôi chảy, năng suất cao.Việc lựa
chọn được mô hình tổ chức hợp lý với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả, thu hút
được các nguồn lực có chất lượng. Đội ngũ quản lý tài giỏi, đủ đức đủ tài sẽ là người cầm
lái doanh nghiệp đạt được mục tiêu, đem lại kết quả và hiệu quả từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Hệ thống phân phối : việc xây dựng hệ thống phân phối hợp lý có tác động rất lớn tới các
chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu không có hệ thống phân phối tốt, việc tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, sản phẩm khó tiếp cận tới tay người tiêu
dùng, đồng thời việc phản hồi thông tin từ phía khách hàng là hạn chế.
1.2.1.4. Các công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp .
- Chất lượng sản phẩm :
Trên thị trường nếu nhiều sản phẩm có cùng công dụng giá cả tương đương nhau và dễ
thay thế thì người tiêu dùng sẵn dàng bỏ tiền mua sản phẩm có chất lượng cao hơn. Hơn
nữa khi đời sống của người dân càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở thành
vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó đây là công cụ đầu tiên và quan trọng
mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh bởi nâng cao chất lượng sản
phẩm dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, kéo dài chu kì sống của sản phẩm, tăng uy tín
và khả năng sinh lời của doan nghiệp. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố: Kĩ
thuật, công nghệ, trình độ tay nghề lao động, nguyên vật liệu, trình độ quản lý.
-Giá:
Giá cả sản phẩm quyết định tới kả năng sinh lời và thị phần của doanh nghiệp.Cạnh tranh
bằng giá thường thể hiện thông qua : kinh doanh với mức chi phí thấp, bán với mức giá
hạ.Muốn kinh doanh với chi phí thấp, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu
trong việc giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng sinh lời của vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả
sử dụng nguyên vật liệu đầu vào. Cách khác là bán với mức giá hạ: đây là phương thức
cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi giá hạ ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khi thu nhập của người đại đa số người dân tăng lên thì
việc sử dụng mức giá giảm chưa phải là biện pháp hữu hiệu , đôi khi còn bị đánh đồng giá
rẻ đồng nghĩa với chất lượng kém.Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần kết hợp linh hoạt

với chu kì sống của sản phẩm.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại:
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên khi giá cả hàng hóa của họ thấp hơn giá cả trung
bình trên thị trường. Để đáp ứng mục tiêu hàng đầu là mục tiêu lợi nhuận, các doanh
nghiệp phải biết sử dụng tốt các tài nguyên của mình nhằm tăng năng suất lao động , hạ
thấp chi phí đầu vào , nâng cao chất lượng hàng hóa..Muốn vậy doanh nghiệp phải thường
xuyên cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt trong lĩnh vực bánh
kẹo thì lợi thế cạnh tranh đó là sự đa dạng hóa sản phẩm, do vậy doanh nghiệp phải không
ngừng nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mang tính độc đáo, mới lạ.
- Cạnh tranh về phân phối và bán hàng:
Thể hiện qua các nội dung chủ yếu như: đa dạng hóa kênh phân phối và chọn được kênh
chủ lực, hệ thống bán hàng phong phú, dịch vụ bán hàng& sau bán hàng hợp lý; Kết hợp
hợp lý giữa phương thức bán với phương thức thanh toán …
Ngoài ra một công cụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là kế hoạch đầu
tư đúng đắn. Nếu doanh nghiệp có các kế hoạch đúng đắn về đầu tư cho máy móc thiết bị
công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư marketing… thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của
doanh nghiệp tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam trong
những năm gần đây.
1.2.2.1.Đặc thù của doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung thì doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo có một số chỉ tiêu đặc thù liên quan
đến ngành sản xuất.
- Sản phẩm bánh kẹo là sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến có liên quan trực tiếp đến sức
khỏe của ngưởi tiêu dùng do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải được chú
trọng hàng đầu. Doanh nghiệp nào sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiến tiến,
đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế được công nhận thì chắc chắn sẽ tạo dựng được niềm
tin của người tiêu dùng, được người tiêu dùng tín nhiệm và tiêu dùng sản phẩm. Đó là yếu
tố tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty.
- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau

tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị
truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại
mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh. Chính vì vậy nhà sản xuất phải cân đối việc mở rộng thu
hẹp hay duy trì qui mô kinh doanh hiện tại sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Đặc điểm của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đầu vào của qui trình sản xuất bánh kẹo là
các sản phẩm từ nông nghiệp như gạo, ngô, trứng, sữa, hoa quả…chính vì vậy nếu công ty
nào có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước đồng thời tự chủ
được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ có khả năng cạnh tranh cao. Tuy vậy việc cung
ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu thời tiết dẫn đến giá cả
nguyên vật liệu không ổn định(mà giá cả nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trên
giá thành sản phẩm), điều này rất cần công tác dự báo của doanh nghiệp để bố trí hàng tồn
kho một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, ổn định giá bán sản
phẩm .
1.2.2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam những năm gần
đây.
So với các ngành khác, ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn
định(khoảng 2% năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng tạo
điều kiện cho công ty tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. Hiện nay khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế
giới(14%) , khoảng 3,2% từ năm 2003-2007.
Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam ước tính năm 2008 khoảng 674 triệu USD. Tốc
độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua theo tổ chức SIDA ước tính đạt 7,3-7,5%
năm. Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại
Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn,
tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm
2012 sẽ là 1.446 triệu USD. Tỉ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm,
trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%,
Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia
17,13%…Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng ổn định

và trở thành một thị trường lớn trong khu vực mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang ở giai
đoạn suy thoái và nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Đó là do:
- Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng của dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng hơn 2kg/người/năm (tăng từ
1,25 kg năm 2003).
- Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam chiếm khoảng 60%, bánh
kẹo của các nước lân cận chiếm khoảng 30% và bánh kẹo Châu Âu chiếm khoảng 10%.
Tuy vậy, việc giảm thấp thuế nhập khẩu bánh kẹo từ khu vực mậu dịch tụ do các nước khu
vực AFTA, việc gia nhập vào WTO đã có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới ngành bánh kẹo.
Thuế suất nhập khẩu bánh kẹo giữa các nước ASEAN giảm còn 0-5% trong khi số đông
người tiêu dùng vẫn có tâm lý chuộng đồ ngoại, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép
cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới công nghệ. Điều này mở ra nhiều
cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của
các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước khác.
Việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành không có quá nhiều rào cản, đặc biệt là sản xuất
nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên cần một số yêu cầu nhất định đối với các nhà sản xuất qui mô
công nghiệp như điều kiện về vốn, điều kiện về kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy
vậy, ngành công nghiệp thực phẩm thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng có tốc độ phát triển
khá nhanh và đó là ngành được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy ngày
càng có thêm nhiều các nhà đầu tư vào ngành sản xuất này. Đó sẽ là những đối thủ tiềm ẩn
của doanh nghiệp. Mặt khác sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng dễ thay thế, mẫu mã chủng
loại ngày một phong phú, thị hiếu người tiêu dùng rất hay thay đổi, sự sẵn có của các mặt
hàng cũng là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, tạo áp lực doanh nghiệp phải đa dạng hóa
sản phẩm. Do vậy cạnh tranh trên thị trường là khá gay gắt. Ngành bánh kẹo là ngành hàng
thực phẩm qua chế biến là hàng tiêu dùng thường xuyên, thông dụng. Trong ngành này các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng rất nhiều hình thức: về giá cả, chất lượng sản
phẩm, lợi thế cạnh tranh về phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.
Một số công ty bánh kẹo lớn như : công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô, công ty bánh kẹo
Bibica, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà…
Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô: là công ty trẻ mới gia nhập vào thị trường nhưng là

một công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị
trường.Hiện công ty đang chiếm thị phần lớn nhất khoảng 20%, có danh mục sản phẩm
phong phú đa dạng lên tới hơn 250 mặt hàng , sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại
bánh với mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã
hội.Ngoài ra công ty còn có dòng sản phẩm bánh trung thu chất lượng cao, mẫu mã đẹp,
sang trọng rất được ưa chuộng. Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp, các hoạt động
hỗ trợ bán và xúc tiến bán được diễn ra thường xuyên, công tác tiếp thị quảng cáo rất mạnh
và gây được lòng tin lớn của người tiêu dùng. Chiến lược cạnh tranh của công ty là chú
trọng đến kênh phân phối, tăng cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị trường.
Kinh Đô thực sự là đối thủ mạnh của tất cả các công ty trong ngành bánh kẹo.
Công ty cổ phần Bibica: chiếm khoảng 10% thị phần , hệ thống sản phẩm rất đa dạng và
phong phú trên hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại gồm các chủng loại chính : Bánh
quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột
ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha..v.v.. khoảng 180 chủng loại mặt hàng với
nhiều mẫu mã bao bì. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty ở phía Nam vì đây là thị
trường gần về khu vực địa lý và sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng phía
Nam.Công ty sử dụng công cụ cạnh tranh là giá và sản phẩm.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà: HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh
nhất Việt Nam, sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
"Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay. Xác định sản
phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm cao cấp, bánh phủ sôcôla và
các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của HAIHACO. Hệ thống phân phối
của công ty trên 200 đại lý giúp cho việc tiêu thụ được thuận tiện. Công ty sử dụng chiến
lược về giá, chính sách hỗ trợ xúc tiến bán hàng, chính sách phân phối để tiếp tục củng cố
thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường phía trong.
1.2.3. Vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An..
Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên
tuổi. Tràng An là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc, Hải Hà, Hải Châu …
Tràng An được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và snack, Đức Phát mạnh bởi dòng

bánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, snack, trong khi Bibica lại mạnh về
kẹo và bánh bông lan. Tràng An chiếm khoảng 4% thị phần bánh kẹo cả nước, Hải Hà
chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô
chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các
cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác. Các cơ sở này ước tính chiếm
khoảng 30-40% thị phần.
Tràng An sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam và các sản phẩm có
uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm từ 1998 tới nay. Gần đây nhất Tràng An
được bình chọn danh sách một trong 500 thương hiệu mạnh Việt Nam-VCCI quyết định,
Sản phẩm bánh kẹo Tràng An được công nhận là 1/10 sản phẩm chủ lực của thành phố Hà
Nội.
Thương hiệu Tràng An đã được đăng kí sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và một
số nước như Trung Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ…
Nhiều sản phẩm của Tràng An chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị
thơm ngon đặc trưng, giá cả hợp lý như kẹo cốm,kẹo Chewy, bánh quế, snack Teppy và
dòng sản phẩm mới tung ra thị trường được người tiêu dùng tín nhiệm là bánh Pháp, bánh
mỳ Pháp Tyti. Hiện công ty vẫn đang giữ độc quyền tại Việt Nam về công nghệ sản xuất
Bánh Pháp và bánh mỳ Pháp, đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của công ty.
Sản phẩm của Tràng An khá đa dạng về kiểu dáng và chủng loại đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng. Các loại kẹo mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho, dâu, cam… mang
hương vị sang trọng như cà phê, sô cô la, caramen… hương vị đồng quê như đậu đỏ, cốm,
taro…Chất lượng sản phẩm đồng đều, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên được
người tiêu dùng đặc biệt là thị trường miền Bắc tín nhiệm.
Thị trường chủ yếu sản phẩm bánh kẹo của công ty là các quận huyện nội thành Hà Nội,
các tỉnh Miền Bắc và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra(gần 30 tỉnh thành). Do có sự đầu tư
chú trọng phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh ở Miền Bắc, do vậy địa bàn chủ
yếu của công ty được củng cố và là nguồn thu chính của công ty.
Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm bảo để ổn định
nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu. Các nhà cung cấp đầu vào của

công ty là các công ty có uy tín và có quan hệ lâu dài với công ty, do vậy khâu đầu vào của
công ty khá ổn định.
Hiện tại 4 doanh nghiệp ngành bánh kẹo đã niêm yết trên thị trường chứng khoán là công
ty cổ phần Kinh Đô(KDC), công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc(NKD),
công ty cổ phần Bibica(BBC), công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà(HHC) là những doanh
nghiệp có qui mô lớn, khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam.
Việc các công ty trên niêm yết đã tăng vị thế cạnh tranh của chính họ trên thị trường đồng
thời nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường. Trong khi đó công ty cổ phần Tràng
An cổ phần hóa từ cuối 2004, cổ phiếu chưa được niêm yết, các cổ đông chủ yếu trong nội
bộ công ty, do vậy khả năng huy động vốn còn hạn chế, đồng thời chưa quảng bá được tên
tuổi của công ty sâu rộng thị trường. Chính vì vậy công ty đang có kế hoạch tiến hành niêm
yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong năm 2009.
1.2.4. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội- đe dọa(SWOT)
Việc xác định năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An và xây dựng chiến lược
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty được thực hiện thông qua mô hình phân
tích SWOT(Strengths-Weaknesses-Oppoturnities- Threats). Đây là công cụ hữu hiệu cho
việc nắm bắt và đưa ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kì doanh nghiệp nào.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp nào
nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và đối phương, biết phát hiện những cơ hội và đe
dọa của môi trường, doanh nghiệp đó sẽ nắm được thế chủ động, có đối sách phù hợp và
chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác.
Để lập ma trận SWOT phải tiến hành các bước sau:
1. Liệt kê các điểm mạnh của công ty.
2. Liệt kê các điểm yếu của công ty.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.
4. Liệt kê các đe dọa lớn bên ngoài công ty.
5. Đưa ra chiến lược tận dụng các lợi thế của công ty để tận dụng cơ hội
thị trường(S/O).
6. Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua điểm yếu của công ty
để tận dụng cơ hội thị trường(W/O).

7. Đưa ra các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ
thị trường(S/T)
8. Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa
các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ thị trường(W/T).
1.2.4.1.Điểm mạnh(Strengths)
- Sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần Tràng An có uy tín trên thị trường. Một số sản
phẩm của công ty trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.
- Hệ thống phân phối tương đối rộng khắp trên địa bàn các tình phía Bắc và Bắc Trung
Bộ với các đại lý và cửa hàng bán lẻ, vị trí địa lý thuận tiện, gần thị trường tiêu thụ
chính(miền Bắc)
- Công ty có giá cả cạnh tranh so với các đối thủ.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt.
- Hệ thống quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000
- Các sản phẩm của công ty liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Đội ngũ cán bộ công ty có trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với
công ty, đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và điều hành.
- Máy móc thiết bị công nghệ đã và đang được chú trọng đầu tư, đáp ứng được nhu cầu về
chất lượng sản phẩm, mẫu mã mặt hàng .
- Có sản phẩm thế mạnh là snack và kẹo cứng. kẹo mềm hương cốm
- Có các chế độ thưởng phạt hợp lý, các hoạt động thể thao văn hóa văn nghệ khuyến
khích tinh thần lao động của công nhân viên.
1.2.4.2.Điểm yếu(Weaknesses) .
- Chất lượng lao động tương đối thấp, chưa đủ trình độ chuyên môn trong việc vận hành
các máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy công ty mất thêm chi phí để đào tạo lại lực lượng
lao động này.
- Chi phí sản xuất trên tổng giá vốn hàng bán còn cao dẫn đến lợi nhuận thấp, khó khăn
trong tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất.
- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ.
- Kinh phí dành cho các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng còn hạn hẹp, tần xuất qui mô
của các hoạt động quảng bá tiếp thị là quá ít so với các đối thủ cạnh tranh.

- Cơ sở hạ tầng sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị
trường.
1.2.4.3.Cơ hội(Opportunities):
- Môi trường chính trị ổn định. Chính phủ có những chính sách khuyến khích hoạt động
đầu tư , đặc biệt là các hoạt động đầu tư phát triển .
- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu tiềm năng.
- Cơ sở hạ tầng , mạng lưới thông tin ngày càng hiện đại tạo điều kiện cho công ty cập
nhật những thông tin mới nhất trên thị trường để nhanh chóng có quyết định kịp thời.
- Sản phẩm của công ty có sức hấp dẫn với khu vực thị trường chính(thị trường nông thôn).
- Tình hình tăng trưởng kinh tế ổn định, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu
tiêu dùng các sản phẩm của công ty có xu hướng tăng.
- Gói kích cầu của chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi là cơ hội
cho công ty tiếp cận với nguồn vốn đầu tư với chi phí rẻ.
- Ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời với uy tín và
thương hiệu của công ty có thể kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, giảm áp lực
về vốn lưu động.
1.2.4.4. Đe dọa (Threats).
- Sản phẩm của công ty ngày càng bị cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn như công ty
Kinh Đô, Công ty Hải Hà, công ty Biên Hòa…các loại bánh kẹo nhập khẩu và các sản
phẩm thay thế khác.
- Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến cho doanh nghiệp phải tăng giá bán, dẫn đến giảm
cầu tiêu dùng sản phẩm.
- Bất ổn từ nền kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng và phát triển
chung của nền kinh tế.
- Trong tương lai gần, chính phủ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu, vì thế hàng nhập
khẩu sẽ cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của công ty về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nhất là
các sản phẩm bánh kẹo từ Trung Quốc có giá cả rất cạnh tranh mặc dù chất lượng không
được kiểm định.
- Việc thu hút đầu tư nước ngoài qua việc cải thiện các chính sách pháp lý,môi trường đầu
tư… tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tham gia lĩnh vực bánh

kẹo, và đây sẽ là những đối thủ tiềm năng của công ty.
- Ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời đòi hỏi công ty phải đổi mới công nghệ và có
đội ngũ công nhân sử dụng thành thạo công nghệ đó, nếu không sẽ bị tụt hậu.
- Điều kiện thời tiết khí hậu cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế khiến cho giá
nguyên vật liệu trong thời gian gần đây không ổn định, khiến cho việc định giá sản phẩm
và công tác dự báo gặp nhiều khó khăn.
- Nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, tính năng sản phẩm khá cao và thường xuyên thay
đổi. Việc đáp ứng được những thay đổi này là bài toán hóc búa đối với công ty trong chiến
lược xác định khách hàng và thị phần.
Từ việc phân tích điểm mạnh điểm yêu, cơ hội đe dọa ở trên , ta có thể tiến hành xây dựng
mô hình SWOT cho công ty cổ phần Tràng An:
Bảng 1.4: Ma trận SWOT công ty cổ phần Tràng An

×