Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Giá trị văn hóa nghệ thuật của tranh thờ đạo giáo miền núi ở phía bắc việt nam qua sưu tập của một số bảo tàng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.5 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HỐ - THƠNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ THANH VÂN

GIÁ TRỊ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬTCỦA TRANH THỜ
ĐẠO GIÁO MIỀN NÚI Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM QUA SƯU TẬP
CỦA MỘT SỐ BẢO TÀNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. ĐẶNG QÚY KHOA

Hà Nội, năm 2006


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến :
PGS. Họa sỹ Đặng Quý Khoa trường Đại học Mỹ thuật Hà nội –
người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn hoạ sỹ – nhà nghiên cứu Mỹ thuật dân tộc
Phan Ngọc Khuê, các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học
Văn hoá học khoá 8 – những người thầy đã trang bị cho tơi tri thức và
kinh nghiệm q báu trong lĩnh vực nghiên cứu văn hố dân tộc.
Tơi cũng trân trọng cảm ơn các cô giáo khoa Sau đại học trường Đại


học Văn hoá Hà nội, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Lần đầu tiên tiếp cận với một đề tài nghiên cứu về tranh thờ Đạo
giáo miền núi, người viết luận văn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm
và xử lý tư liệu nên cịn tồn tại nhiều thiếu sót, rất mong Hội đồng và các
đồng nghiệp góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 8 năm 2006
Tác giả
Dương Thị Thanh Vân


MỤC LỤC
Trang
Ký hiệu viết tắt

3
PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

4

2.

Mục đích nghiên cứu

7


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

4.

Nhiệm vụ của đề tài

7

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

8

6.

Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

8

7.

Bố cục luận văn

9


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TRANH THỜ ĐẠO GIÁO MIỀN NÚI
Ở MỘT SỐ BẢO TÀNG VIỆT NAM
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

10

1.1.1. Một số nét khái quát về tranh thờ Đạo giáo miền núi.

10

1.1.2. Nhận thức lý luận về bộ sưu tập.

15

1.2.

17

Tranh thờ Đạo giáo miền núi ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

1.2.1. Vài nét về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

17

1.2.2. Quá trình hình thành bộ sưu tập.

20


1.2.3. Hệ thống tranh thờ trong bộ sưu tập.

21

1.3.

24

Tranh thờ Đạo giáo miền núi ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

1.3.1. Vài nét về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

24

1.3.2. Quá trình hình thành bộ sưu tập.

27

1.3.3. Hệ thống tranh thờ trong bộ sưu tập.

27

1.4.

28

Tranh thờ Đạo giáo miền núi ở Bảo tàng Văn hoá các dân
tộc Việt Nam.


1.4.1. Vài nét về Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

28

1.4.2. Quá trình hình thành bộ sưu tập.

30

1.4.3. Hệ thống tranh thờ trong bộ sưu tập.

31


CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT CỦA
TRANH THỜ ĐẠO GIÁO MIỀN NÚI
2.1.

Ngơn ngữ và hình thức biểu đạt của tranh thờ Đạo giáo

34

miền núi.
2.1.1.

Những tranh có điển tích thần linh, vũ trụ quan, nhân sinh

34

quan, phong cách thể hiện có thể hiện phần nào nguồn gốc
Đạo giáo Trung Hoa, do nghệ nhân Trung Hoa vẽ.

2.1.2.

Những tranh có yếu tố Phật giáo đã được Đạo giáo hoá.

56

2.1.3.

Những tranh bao gồm cả hai phần trên đã được các nghệ nhân

63

thuộc các dân tộc Việt Nam vẽ mang tính chất bản địa hố,
dân tộc hố.
2.2.

Hình tượng nghệ thuật gắn với ý tưởng Đạo giáo.

83

2.2.1.

Tổng quan về giá trị nghệ thuật và sáng tạo của các nghệ nhân.

83

2.2.2.

Đường nét trong tranh thờ Đạo giáo miền núi.


85

2.2.3.

Hình thể trong tranh thờ Đạo giáo miền núi.

88

2.2.4.

Mầu sắc, đậm nhạt và chất cảm trong tranh thờ ĐGMN.

93

2.2.5.

Ý tưởng không gian trong tranh thờ ĐGMN.

95

2.2.6.

Nghệ thuật bố cục của tranh thờ ĐGMN.

96

CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TRANH THỜ ĐẠO GIÁO
MIỀN NÚI TRONG THỜI ĐẠI MỚI.
3.1.


Thực trạng bảo tồn tranh thờ Đạo giáo miền núi.

98

3.1.1.

Thực trạng tranh thờ Đạo giáo miền núi.

98

3.1.2.

Phương pháp bảo quản và phục chế tranh thờ Đạo giáo

101

3.2.

Phát huy giá trị của tranh thờ Đạo giáo miền núi.

104

KẾT LUẬN

109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

111


PHỤ LỤC


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1. Đạo giáo miền núi:

ĐGMN

2. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam:

STBTMTVN

3. Sưu tập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: STBTDTHVN
4. Sưu tập Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam: STBTVHCDTVN


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi dân tộc cũng như của tồn thể nhân loại. Văn hóa Việt Nam
là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng
nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt Nam
đã hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt nam làm rạng ngời lịch sử
vẻ vang của dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định "Văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội." Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) đã đề ra một trong các nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hóa là:
Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó chỉ

rõ phải: "Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá
trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.”
1.2 Tranh thờ miền núi là một trong những di sản quý báu, độc đáo,
phong phú, đa dạng của dân tộc ta. Nó khơng những có giá trị về mặt nghệ
thuật mà cịn có giá trị hết sức to lớn biểu đạt ý tưởng của tôn giáo, sinh
hoạt tín ngưỡng, đời sống văn hố của dân tộc. Hiện nay dịng tranh này
ngồi được lưu truyền trong dân gian, còn được trưng bày và lưu giữ tại
một số bảo tàng Việt Nam.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là ba bảo tàng lớn đã có cơng sưu tầm,
bảo quản và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của dịng tranh thờ miền
núi, hiện có khoảng trên 400 bức tranh, trong đó chiếm tới 3/4 là tranh thờ
Đạo giáo. Tại các bảo tàng này đã gìn giữ được nhiều loại tranh thờ Đạo


giáo của bốn dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan - Sán Chỉ, nó phản ánh
nhiều mặt của đời sống văn hố các dân tộc vùng cao phía Bắc, có hình
thức tạo hình rất độc đáo, biểu hiện được ý tưởng tơn giáo, sinh hoạt tín
ngưỡng của mỗi dân tộc. Trong các tranh thờ người ta thấy đã có những bố
cục mang tính đồng hiện, biểu trưng và cả những mô tả ở dạng tâm linh.
Đây là một vốn cổ quý báu cần được trân trọng bảo quản và phát huy giá
trị văn hóa nghệ thuật. Để làm được điều này, những nhà nghiên cứu và
làm công tác bảo tồn, giới thiệu cần phải dựa vào các hình tượng nghệ
thuật trong tranh với phương pháp nghiên cứu về những ý tưởng của Đạo
giáo và phong cách biểu hiện bằng hình tượng nghệ thuật cũng như những
giá trị biểu đạt về hình, mảng, mầu sắc, bố cục. Những hình thức trang trí
vừa gắn với đạo giáo và sinh hoạt tâm linh của các dân tộc, với mong muốn
phát hiện được những giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu đạt ý tưởng tơn giáo –
một hình thức mà hội hoạ tâm linh đã có những phương pháp biểu hiện một
cách độc đáo như những tranh siêu thực của Châu Âu hiện đại, nó lại được

trình bày với phong cách trang trí và những hình thức kết hợp giữa tơn giáo
và sinh hoạt cộng đồng địa phương. Từ đó, có thể giúp những người làm
nghệ thuật hiểu biết một phương pháp đã có trong truyền thống từ các dân
tộc anh em và nội dung biểu đạt là một tơn giáo mang tính siêu thực như
các vị thần tiên của Trung Hoa trong truyền thuyết về Lão Tử, Hoàng Đế
và nhiều vị tiên khác trong Đạo giáo đã được tơn thờ trong tín ngưỡng của
các dân tộc thiểu số Việt nam.
1.3 Tranh thờ Đạo giáo miền núi đã có một số tác giả quan tâm
nghiên cứu. Qua tìm hiểu tư liệu được biết :
Hoạ sĩ – Nhà nghiên cứu mỹ thuật dân tộc Phan Ngọc Khuê đã xuất
bản hai cuốn sách: “Tranh Đạo giáo ở phía Bắc Việt Nam”, “Lễ cấp
Sắc của người Dao Lô Gang”.


Phó giáo sư Chu Quang Trứ viết về tranh dân gian Việt Nam trong
cuốn “Văn hố Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật tập II”.
Trong quyển Kỷ Yếu các số của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có
một số bài viết về tranh thờ miền núi.
Đề tài khoa học cấp Viện “Bước đầu xây dựng sưu tập tranh thờ
nhóm ngơn ngữ Tày – Thái tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt
Nam”, cử nhân Ninh Thị Tuyết làm chủ đề tài.
Trên thực tế đã có một số ít tác giả nghiên cứu về dòng tranh này,
song phần lớn mới dừng ở mặt lý thuyết, lịch sử và những hiện trạng tôn
giáo ở các địa phương, chưa đi sâu nghiên cứu về mặt thẩm mỹ, những
sáng tạo về tạo hình của dịng tranh thờ này và cũng chưa có cơng trình nào
nghiên cứu hệ thống đầy đủ, khai thác giá trị văn hoá nghệ thuật của sưu
tập tranh thờ Đạo giáo miền núi trong các Bảo tàng trên.
1.4 Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật của Tranh thờ Đạo giáo
miền núi là thực sự cần thiết, khi trên thực tế ít người hiểu rõ về ngơn ngữ
và hình thức biểu đạt của dòng tranh này. Tác giả của luận văn này cơng

tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, vì thế việc nghiên cứu đề tài giá trị
văn hoá nghệ thuật của tranh thờ Đạo giáo miền núi là rất phù hợp với
công việc của bản thân. Để bổ sung thông tin khoa học cho những hiện vật
đang trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Việt Nam, cần có cái nhìn tổng thể
và khoa học về hệ thống tranh dân gian nói chung và tranh thờ miền núi
nói riêng. Qua đó, khẳng định những đóng góp của nền Mỹ thuật dân gian
nói chung và dịng tranh thờ Đạo giáo miền núi nói riêng trong đời sống
văn hố tinh thần của các dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước
Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy các giá
trị truyền thống dân tộc đang là nhiệm vụ của mỗi người dân và của tồn xã
hội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là:
“Giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ Đạo giáo miền núi


ở phía Bắc Việt Nam qua sưu tập của một số Bảo tàng Việt
Nam”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ giá trị văn hóa nghệ thuật của dịng tranh thờ Đạo giáo miền
núi tại các bảo tàng qua việc phân loại tranh thờ đạo giáo miền núi, tìm ra
mối quan hệ giữa hình thức thẩm mỹ, ngơn ngữ tạo hình với ý tưởng của
Đạo giáo. Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa nghệ thuật của dịng tranh thờ đạo giáo nói chung, hoàn thiện
hồ sơ khoa học cho bộ sưu tập tranh thờ miền Núi của Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam nói riêng.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tranh thờ Đạo giáo của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan –
Sán Chỉ trong mối tương quan với cộng đồng các dân tộc anh em, những

sinh hoạt tín ngưỡng và những ý tưởng của Đạo giáo truyền vào Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Bộ tranh thờ đạo giáo của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan –
Sán Chỉ đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam,
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
4.1 Nghiên cứu thống kê, phân loại tranh thờ miền núi ở một số
Bảo tàng Việt Nam.


4.2 Khai thác giá trị Văn hoá nghệ thuật của các bức tranh thờ miền
núi mang mầu sắc Đạo giáo ở Bảo tàng Việt Nam.
4.3 Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy tranh thờ Đạo giáo
miền núi tại các Bảo tàng Việt Nam.


5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
5.1. Phương pháp luận:
- Đề tài dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Dựa vào cơ sở phương pháp luận của các ngành khoa học
khác có liên quan như: Văn hố học, khoa học lịch sử, nghệ thuật học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, Mỹ
thuật học, Văn hoá học, Bảo tàng học, Dân tộc học, Tôn giáo học.
- Phương pháp như khảo sát, miêu tả, so sánh, đối chiếu, phân tích
cấu trúc hình tượng nghệ thuật.

6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

6.1 Thống kê sưu tập tranh thờ của 4 dân tộc: Dao, Tày, Nùng,
Cao Lan – Sán Chỉ đang được trưng bày và lưu giữ tại Bảo Tàng Mỹ
Thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam.
6.2. Xác định giá trị tranh thờ Đạo giáo miền núi hiện đang lưu giữ
tại 3 Bảo tàng Việt Nam, trên cơ sở đó có thể lập hồ sơ khoa học cho các
bức tranh thờ Đạo giáo miền núi của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
6.3 Đề xuất các giải pháp bảo tồn tranh thờ miền núi và phát huy
chúng trong giai đoạn hiện nay.


6.4 Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phục vụ cho công
tác thống kê, đánh giá, phân loại tranh thờ để phục vụ tốt hơn nữa cho đông
đảo khán giả yêu nghệ thuật.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 113 trang. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn
gồm ba chương :
Chương 1: Giới thiệu tranh thờ đạo giáo miền núi ở một số Bảo tàng
Việt nam.
Chương 2: Giá trị văn hoá nghệ thuật của tranh thờ đạo giáo miền núi.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy tranh thờ đạo giáo miền núi trong
thời đại mới.
Luận văn cịn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục bao gồm danh mục tranh thờ Đạo giáo miền núi ở ba bảo tàng mà luận
văn nghiên cứu và ảnh tranh thờ minh hoạ.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TRANH THỜ ĐẠO GIÁO MIỀN NÚI

Ở MỘT SỐ BẢO TÀNG VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Một số nét khái quát về tranh thờ đạo giáo miền núi:
Tranh Đạo giáo là thể loại tranh nghệ thuật có từ lâu đời ở Trung
Quốc, gắn bó với đời sống tinh thần và văn hoá của nhân dân Trung Hoa.
Đạo giáo cũng đã có ảnh hưởng tới đời sống văn hoá và tinh thần của các
dân tộc, các quốc gia trong khu vực Châu Á chịu ảnh hưởng của văn hố văn minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.
Các nhà lý luận hội hoạ Trung Quốc cho rằng: trong hội hoạ, khí
vận là cái thần của bức tranh, là giá trị của Đạo tàng ẩn ở trong tranh. Nếu
như “Văn dĩ tải Đạo” thì tranh vẽ là công cụ đem Đạo của thánh hiền đến
với con người. Tranh là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Các nhân vật trong
tranh có cuộc sống riêng của nó, được coi là thiêng liêng, thần bí, có sự hài
hồ và đồng nhất giữa con người và vũ trụ, được chi phối bởi tư duy vũ trụ
Á đông: Thiên - Địa – Nhân hợp nhất.
ở các tỉnh Trung Du và miền núi Bắc Bộ Việt Nam có nhiều dân tộc
cùng cư trú trên một địa bàn rộng lớn, ở đó có các dân tộc: Tày, Nùng,
Dao, Cao Lan – Sán Chỉ đều có chung nguồn gốc quê hương Trung Quốc,
di cư vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX,
từ miền nam Trung Hoa di cư vào miền núi Bắc Bộ Việt Nam và đã đưa tới
nhiều nguồn tranh Đạo giáo cùng ảnh hưởng của Đạo giáo thời Minh –
Thanh ở vùng này.
Nhìn chung cả 4 dân tộc này đều có một hệ thống tranh chung và đều
vẽ về các vị thần linh của Đạo giáo. Trong xã hội xưa kia, trình độ khoa


học kỹ thuật còn thấp kém, mọi sự hoạ phúc của con người: Sống, chết,
sinh đẻ, đau ốm, mạnh khoẻ, sung túc hay nghèo đói, đều được xem như
gắn liền với thần linh, cho nên hàng năm hoặc theo chu kỳ năm tháng (kỳ
hạn 2, 3 hay 5 năm một lần) các dân tộc này có nhiều lễ trọng để cúng thần
linh, chưa kể đến lễ đột xuất như lễ tang, và đều có dùng đến tranh thờ.

Tuy vậy người ta cũng phân biệt: có loại tranh thờ chỉ dùng trong lễ tang
mà thơi, cịn các loại tranh khác có thể dùng phổ biến – kể cả trong lễ tang.
Tuỳ theo tính chất cuộc lễ nằm trong mục đích cầu phúc và qui mơ tổ chức
ở gia đình hay dịng họ hay bản làng mà treo tranh thờ thần linh nhiều hay
ít, đầy đủ hay chỉ dùng đến một vài bức tranh thờ vị thần chủ yếu nào đó
“chủ về việc” mà người đời muốn cầu xin trong buổi lễ ấy, để phù hợp với
tính chất cuộc lễ. Vì vậy, khơng phải lúc nào cũng xuất hiện tồn bộ hệ
thống tranh thờ trước mắt người đời và cũng không phải vị thầy Tào nào
cũng có đầy đủ số tranh này.
Điều đáng lưu ý là trong trong các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan –
Sán Chỉ chỉ có tầng lớp thầy Tào là có tranh thờ loại Đạo giáo này. Thầy
Tào là loại hành nghề Đạo giáo phù thuỷ ở vùng này. Thầy Tào là dịch từ
chữ Đạo – sư (Hán) mà ra. Thầy (sư), Tào (Đạo) có nguồn gốc từ Trung
Quốc. Theo Dương Kim Bội, trong sách Lời Hát Then, do Sở Văn hố
Thơng tin khu tự trị Việt Bắc in năm 1975, thì “chữ thầy ở đây dùng đúng
chức năng, thứ bậc của nó là bậc thầy, thầy của các loại hình mê tín. Với
hàng mấy gánh sách cúng chữ Hán, tranh thờ, bộ nhạc cụ khá ồn ào: thanh
la, chũm choẹ, chiêng trống, não bạt, kèn, tù và, thầy Tào giữ vai trò chủ
chốt trong những việc lớn như đám ma, ma khô, thụ pháp (độ sư), phong
chức. Những việc lớn này bất đắc dĩ mới dùng đến Then, Pụt (các thầy
cúng theo tín ngưỡng Phật giáo). Có nơi ngồi thầy Tào ra, khơng loại hình
nào có thể thay thế giải quyết được những trường hợp đại sự như thế. Ngôn
ngữ của Tào là ngôn ngữ bạch thoại, chữ viết là chữ Hán cổ. Khi cúng lễ


sướng lên theo sách, cho dù có học thuộc lịng nhưng cúng vẫn phải giở
sách cho đúng dòng, đúng đoạn. Tuy khơng ai hiểu gì thứ ngơn ngữ xa lạ
đó, nhưng nghe mãi thành quen cũng có người mê giai điệu của nó”. Tranh
thờ do thầy Tào tự vẽ hoặc mua, hoặc thuê các thầy Tào khác có tài vẽ
tranh, cung cấp cho họ, họ lưu giữ tranh tại nhà và truyền lại cho con cháu

cho dù cháu con không ai theo nghề thầy Tào nữa, cháu con được cất giữ
hoặc nhượng bán sau khi thầy Tào chết. Không chôn tranh, huỷ tranh theo
người chết, trừ trường hợp đốt theo lễ tang của chính thầy Tào một bức
tranh Dẫn Hương Lộ. Điều đó cho thấy những dân tộc này có những bản
sắc văn hố riêng, và sự phân cơng xã hội lâu bền trong dân tộc còn thể
hiện ở điểm sau: tầng lớp thày Tào cùng các loại thầy cúng khác: Sấy, Pụt,
Then tuy cùng nắm giữ vững vàng các nghi lễ thầy cúng dân gian, song
phải có điều kiện nhất định là phải biết đọc sách chữ Hán, chữ Nơm, phải
có 5 con trai (theo tục ngữ: Sam lao gọn pia, hả lao hết tào nghĩa là: có 3
con trai thì làm thợ rèn, có 5 con trai thì hãy làm tào) và chỉ có đàn ơng làm
tào. Nữ giới không được tiếp xúc với loại tranh thiêng này.
Khác với dân tộc Cao Lan, Tày, Nùng (thuộc ngữ hệ Tày - Thái)
dân tộc Dao (thuộc ngữ hệ Mông – Dao) có nhiều điều liên quan đến tranh
thờ. Theo phong tục, tập qn khi gia đình có người con trai đến tuổi
trưởng thành đều phải làm lễ Cấp sắc. Sau lễ này, người con trai đó mới
được làm nghề thầy Tào, nếu muốn, và còn được thụ lễ phong sắc (tiến lên
các chức sắc cấp bậc cao hơn, có tới 7 bậc). Điều quan trọng là: sau lễ Cấp
sắc mới có được pháp danh để đăng ký với tam tào (Thiên tào, Nhân tào,
Âm tào) để khi chết mới có tên trong sổ nhập thiên đình, và được có mũ áo
hành lễ, được sắm một bộ tranh thờ, được truyền lại tranh thờ cho con trai.
Bao nhiêu con trai, nhà có bấy nhiêu bộ tranh thờ. Điều này cho thấy sự
phổ biến tranh thờ cúng ở dân tộc Dao. Song khi thầy Tào chết mà khơng
có con trai, thì gia đình phải đón thầy Tào khác về làm lễ huỷ bỏ tranh thờ.


Điều này lại cho thấy sự không bảo tồn được nhiều tranh q có từ lâu đời
trong những trường hợp nhiều thế hệ đã từng làm nghề thầy Tào (có tranh)
mà phải tuyệt tự, thì tranh cũng mất theo. Tuyệt đại đa số những tranh thờ
q có niên đại khoảng gần 200 năm mà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu
tầm được đều do những người “bạo gan – không sợ ma qủy), đã cứu tranh

từ nơi huỷ diệt để cung cấp cho chúng ta.
Cũng như người Việt, tín ngưỡng đa thần, tư duy vật linh luận hồn
nhiên và phác thực cịn được gìn giữ một cách đậm đà trong các phong tục,
tập quán, lễ nghi của các dân tộc ít người ở miền núi, thể hiện trong đời
sống như: Thờ các vị Thần bảo vệ Bản làng, đất mường. Thờ các vị Thần
bảo hộ mùa màng gia súc. Thờ các vị Thần bảo vệ hạnh phúc gia đình: sinh
đẻ, ốm đau. Thờ các vị Thần bảo hộ linh hồn thể hiện trong tang lễ. Bên
cạnh hệ thống tranh chung, tranh thờ còn mang rất rõ dấu ấn nghệ thuật của
mỗi dân tộc, hình thành từ cội nguồn văn hố và phong tục tập quán riêng
như :
Tín ngưỡng thờ thuỷ tổ Bàn Vương của dân tộc Dao, là dấu vết của tô
tem giáo cổ đại. Trải qua hàng ngàn năm ly tán trong không gian rộng lớn
từ các tỉnh trong miền Hoa nam cho tới phía bắc các nước Đơng nam Á
người Dao đã xây dựng nên một tục lệ chung của dân tộc Dao là thờ cúng
Bàn Vương – thuỷ tổ của dân tộc, mang tinh thần tôn giáo nghiêm ngặt
nhằm củng cố và mở rộng huyết thống của cộng đồng người Dao. Để thực
hiện tinh thần tôn giáo nghiêm ngặt ấy, người Dao đã khéo léo kết hợp tục
tệ thờ cúng Bàn Vương với lễ thụ pháp của Đạo giáo. Biến lễ thụ pháp Đạo
giáo (lễ cấp sắc) mang tính chất như một lễ thành đinh của dân tộc Dao.
Trong lễ cấp sắc này, người Dao có thể cơng nhận đứa con trai ni của
dân tộc mình, dù có xuất xứ huyết tộc từ dân tộc khác - sau khi được làm
lễ cấp sắc, sẽ được mang pháp danh và chính thức ngang bằng trách nhiệm
và quyền lợi như các người con đẻ khác. Trong lễ này người ta trang hoàng


điện thờ bằng tất cả tranh vẽ thần linh Đạo giáo theo qui định, và ngoài
cùng là lớp tranh vẽ về sự tích Bàn Vương: Ngũ kỳ binh mã, Thuyền Quan
và cưỡi cá. Điều đó mang ý nghĩa đề cao Bàn Vương coi trọng sự chứng
giám của ông đối với lễ thành đinh của cháu con. Qua các tranh thờ Đạo
giáo của người Dao, các thần linh vẽ trên tranh đều là các vị Thần linh

được tôn thờ phổ biến trước thời Minh – Thanh. Có những bức tranh thần
linh rất quan trọng vẽ về các thần linh của thần thoại cổ đại Trung Hoa chỉ
được thờ trong dân tộc Dao (còn các dân tộc khác ở Việt Nam, đến nay
khơng thấy có), như Hồng Đế Hiên Viên – thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa
đồng thời được coi là thuỷ tổ của Đạo giáo cổ sơ - tức đạo Hoàng Lão, như
Đại Vũ nhà Hạ, như Thánh chúa – vị thần coi tiên tịch của thần Đạo giáo,
hay tranh Thiên Phủ tức vị thần linh Trung Huy Thiên Bắc Cực Tử Vi
Đại Đế chưa có hình tượng của vua Minh Thành Tổ (Chu Lệ) như trên
tranh của người Cao Lan, Tày, Nùng. Các vị thần linh có xuất xứ từ Phật
giáo, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc được Đạo giáo hố phổ biến từ thời
Minh Thanh, khơng xuất hiện trong hệ thống tranh thờ Đạo giáo của người
Dao mà chỉ có phổ biến trong hệ thống tranh thờ Đạo giáo của người Cao
Lan-Sán Chỉ, Tày, Nùng (thuộc ngôn ngữ Hán Hoa) mà thơi. Điều đó cho
thấy phần nào sự gìn giữ truyền thống cổ điển của Đạo giáo Trung Hoa
trong dân tộc Dao. Đặc biệt sự Dao hoá một số tranh Đạo giáo quan trọng
thể hiện là các nhân vật trên tranh đều mặc y phục nam, nữ của dân tộc
Dao và các cảnh sinh hoạt, lễ nghi với các chi tiết hiện thực.
Loại tranh Đạo giáo của người Tày và Nùng cho thấy ảnh hưởng của
các loại tranh thờ Đạo giáo và các thần thánh khác nói chung của các dân
tộc ít người ở khu tự trị Choang (nam Trung Quốc) và mang dấu ấn thời
điểm khá rõ nét là thời Thanh. Ngoài niên đại nghi ở lạc khoản cịn có
trang phục của các thần linh là kiểu trang phục phong kiến thời Mãn Thanh
thống trị Trung Quốc. Dân tộc Tày có tranh vẽ chúc phúc trường thọ,
Tranh Cầu Hoa. Dân tộc Nùng có tranh Phân y thí thực, tế cô hồn (chia áo


nhường cơm giúp các cô hồn), tranh này được treo trên bàn thờ ở phía
ngồi, bên cạnh cửa chính của ngơi nhà mỗi dịp đón tết Ngun Đán. Tại
bàn thờ này người ta đặt các loại bánh trái, hoa quả, vàng mã và hương
khói suốt ba ngày tết. Theo quan niệm của bà con thì xung quanh có vơ số

ma quỉ không được thờ cúng (quỉ vô tự), khi đi qua thấy bàn thờ và đồ
cúng, nếu muốn thì nhận lấy khỏi vào nhà quấy nhiễu gia chủ.
Tín ngưỡng và tôn giáo của ngườ Cao Lan-Sán Chỉ cũng là theo Đạo
giáo dân gian, du nhập nhiều ảnh hưởng của Phật giáo và các vị thánh thần
của dân gian Trung Hoa, nhưng đã Cao Lan – Sán Chỉ hóa rất nhiều. Điều
đặc biệt trong toàn bộ tranh thờ của Cao Lan – Sán Chỉ là việc tôn thờ các
tổ nghề nghiệp: Thần Nông (tổ nghề nông), Địa Trạch (tổ nghề chăn nuôi),
Tứ Mục Tiên(tức Thương Hiệt – thần tạo ra chữ Hán), Phục Dược Bà, Phát
Dược Tiên, Trị Bệnh Công Tào (thần tổ nghề thuốc), Tam Nãi Phu Nhân
(thần bảo hộ nghề đi biển) mà trong tranh của các dân tộc Dao, Tày, Nùng
khơng có.
1.1.2. Nhận thức lý luận về bộ sưu tập:
xét cho cùng, các hoạt động của Bảo tàng đều lấy hiện vật làm đối
tượng sưu tầm, trưng bày, giới thiệu, nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu, tu
sửa, bảo quản, phục chế... Đứng trên quan điểm biện chứng về lịch sử, tính
phản ánh của các hiện vật biệt lập, riêng lẻ thường thiếu hụt và khơng hồn
thiện. Nếu các hiện vật được liên kết lại trên cơ sở một hoặc nhiều thuộc
tính chung nào đó thì giá trị phản ánh sẽ phong phú hơn nhiều, đầy đủ hơn
và chính xác hơn. Sự liên kết đó chính là sưu tập.
Sự hình thành các bảo tàng hầu hết khởi đầu bằng sự hình thành các
sưu tập. Chính trên cơ sở các sưu tập ban đầu đó, phần trưng bày của bảo
tàng đã ra đời. Từ đó sự tồn tại và phát triển của một bảo tàng là sự nghiên
cứu để khai thác tới mức tối ưu lượng thông tin của các sưu tập ban đầu, sự


sưu tầm bổ sung hồn thiện nó, hình thành các sưu tập mới, giới thiệu sưu
tập với công chúng, giữ gìn bảo quản lâu dài các sưu tập.
Bất cứ bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập. Các sưu tập
hiện vật là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả
lao động của mỗi bảo tàng. Vì vậy việc xây dựng các sưu tập hiện vật được

coi là một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng.
Đối với các bảo tàng Việt Nam, để có được một nhận thức tương
đối thống nhất và toàn diện về sưu tập hiện vật bảo tàng thì trước hết cần
có một nhận thức chung về khái niệm cũng như các yếu tố nội hàm chứa
đựng trong khái niệm đó.
Qua tham khảo đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Xây dựng sưu tập hiện
vật ở các bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội” của nhóm tác giả gồm các
cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam do tiến sĩ Phạm Mai
Hùng là chủ nhiệm đề tài, trên cơ sở định nghĩa của các đồng nghiệp Liên
Xô, kế thừa nhận thức của các đồng nghiệp Việt Nam, kết hợp thực tiễn
của bảo tàng nước ta, nhóm tác giả cho rằng:
Sưu tập hiện vật là một tập hợp các hiện vật bảo tàng hiện lưu giữ
tại kho cơ sở, cùng có một hay nhiều dấu hiệu chung và cùng phản ánh một
vấn đề nào đó.
Chúng tơi cũng nhất trí với định nghĩa này, bởi nó bao gồm 4 yếu tố
nội dung:
a/ Yếu tố thứ nhất: Sự tập hợp các hiện vật bảo tàng - đây là
yếu tố quan trọng nhất của định nghĩa, vì nó liên quan trực tiếp đến
một ngun lí cơ bản của Bảo tàng học : Hiện vật gốc là nguồn tư liệu
đầu tiên của kiến thức, là đối tượng trực tiếp nhận thức cảm tính. Để
trở thành hiện vật bảo tàng thì nó mang đủ 4 giá trị: pháp lí, nội dung,


xuất sứ, bảo quản lâu dài và đương nhiên, hiện vật bảo tàng trước hết
cần phải là hiện vật gốc.
b/ Yếu tố thứ hai: hiện vật lưu giữ tại bảo tàng – sưu tập hiện vật
của một bảo tàng là tài sản của bảo tàng đó. Vì vậy, chỉ có những hiện vật
bảo tàng thuộc quyền sở hữu của chính bảo tàng đó mới được đưa vào sưu
tập.
c/ Yếu tố thứ ba: Cùng có một hay nhiều dấu hiệu chung nào đó về

tên gọi, chất liệu, kỹ thuật chế tác, công năng, địa danh, tác giả, sự kiện
lịch sử...
d/ Yếu tố thứ tư: cùng phản ánh một vấn đề lịch sử nào đó. Hiện
vật bảo tàng là loại tư liệu đa nội dung. Bản thân chúng chứa đựng và
phản ánh nhiều nội dung khác nhau. Khi chúng được tập hợp lại, liên kết
lại thành một sưu tập, những nội dung chính mà mỗi hiện vật cần phản
ánh là nội dung của sưu tập, tức thuộc tính chung đã liên kết chúng lại
với nhau. Nhận thức được yếu tố này sẽ giúp trong việc lựa chọn hiện
vật đưa vào sưu tập được chính xác.
Dựa trên cơ sở 4 yếu tố của định nghĩa về bộ sưu tập hiện vật bảo
tàng giúp chúng tơi từ nhận thức lí luận đến thực tiễn để nghiên cứu xây
dựng bộ sưu tập tranh thờ Đạo giáo miền núi của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam.

1.2. TRANH THỜ MIỀN NÚI Ở BẢO TÀNG MỸ THUẬT
VIỆT NAM.
1.2.1 Vài nét về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Ngày 26-6-1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức
khánh thành mở cửa đón khách tham quan trong nước và quốc tế, giới


thiệu những giá trị thẩm mỹ đặc sắc của dân tộc – tinh hoa nghệ thuật
tạo hình từ thời tiền sử – sơ sử cho tới ngày nay.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có địa chỉ tại ngơi nhà số 66 phố
Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Thủ đơ Hà Nội do người Pháp xây
dựng từ những năm 30 được sửa sang thành bảo tàng. Đây là một ký
túc xá, một tổ chức kinh doanh của Giáo hội Gia tô mang tên “Gia
đình Gian - đa” (Famille de Jeanne d Arc) dành cho con gái các quan
chức thực dân Pháp ở khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. Phải mất
gần 4 năm vừa sưu tầm tư liệu, hiện vật, chuẩn bị nội dung vừa cải tạo

từ một cơng trình kiến trúc mang phong cách kiểu Âu tây để có hình
thức Việt Nam và phù hợp với yêu cầu trưng bày tác phẩm Mỹ thuật.
Trải qua 40 năm hoạt động, hệ thống trưng bày của bảo tàng đã
nhiều lần chỉnh lý, sắp xếp lại cho khoa học, nội dung thể hiện ở 5 chuyên
đề :
- Mỹ thuật thời Tiền Sử – Sơ Sử.
- Mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX (qua các thời Lý – Trần –
Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng Tây Sơn – Nguyễn).
- Tranh tượng thế kỷ XX.
- Mỹ thuật dân gian.
- Nghệ thuật gốm Việt Nam thế kỷ XI đến thế kỷ XX.
Bắt đầu từ bức phù điêu chạm mặt người và đầu thú trên vách đá
hang Đồng Nội ở Hoà Bình thời tiền sử, hình dáng và hoa văn trên gốm
Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Sa Huỳnh, Oc Eo... đến thạp, trống,
vũ khí, cơng cụ sản xuất bằng đồng chạm khắc tinh xảo, đẹp nổi tiếng của
văn hố Đơng Sơn cách nay mấy ngàn năm. Tác phẩm điêu khắc tượng
trịn, điêu khắc trang trí kiến trúc thời Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, nghệ thuật


tạc tượng Chăm Pa... Những di sản tiêu biểu như tượng Phật Quan Âm
chùa Hội Hạ, tượng Phật Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Hoàng Hậu Trịnh
Thị Ngọc Trúc, Bộ cánh cửa chùa Keo, tranh Vua Lý Nam Đế và Hoàng
Hậu... phù điêu chạm lộng trong đình chùa thế kỷ XVI, XVII, XVIII hàm
chứa tinh thần dân dã, lạc quan là thành tựu rực rỡ trong mỹ thuật cổ đại.
Phần mỹ thuật thế kỷ XX phân chia thành hai thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: nửa đầu thế kỷ, giai đoạn tiếp xúc đầu tiên với
nghệ thuật phương Tây và sự ra đời trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương tại Hà Nội năm 1925. Tác phẩm trưng bày gồm các chất liệu từ sơn
mài, lụa, mầu dầu, khắc gỗ đến tượng đồng, tượng gỗ... sáng tác theo xu
hướng lãng mạn với mảng đề tài phong cảnh và thiếu nữ, đồng thời cũng

có một bộ phận đi vào đề tài nơng thơn, phản ánh hiện thực xã hội đương
thời.
Những nghệ sĩ tạo hình xuất hiện ở giai đoạn này như Tơ Ngọc
Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ,
Vũ Cao Đàm, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn
Khang, Lê Quốc Lộc... đã sản sinh ra nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao nghệ
thuật, tên tuổi và sự nghiệp của họ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
của nền mỹ thuật Việt Nam về sau.
Cũng ở nửa đầu thế kỷ XX, sự kiện Cách mạng Tháng Tám thành
công năm 1945, rồi 9 năm trường kỳ chống ách đơ hộ của thực dân Pháp
thì những hoạ sĩyêu nước đã nhập ngay vào hàng ngũ văn nghệ sĩ kháng
chiến thực hiện khẩu hiệu “Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng
chiến” theo sát mọi nẻo đường chiến dịch vẽ tại chỗ, sáng tác tại chiến khu
nhiều bức tranh sinh động mang hơi thở náo nhiệt, hào hùng. Những tác


phẩm trực hoạ ấy nói lên tinh thần quả cảm, hy sinh anh dũng của quân và
dân ta có giá trị lâu dài cả về nội dung và nghệ thuật.
- Thời kỳ thứ hai: Sau chiến thắng Điên Biên Phủ, hồ bình lập lại
trên miền Bắc, miền Nam cịn tiếp tục chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay
sai, giải phóng quê hương; điều kiện kinh tế, xã hội mới là tiền đề cho nghệ
thuật tạo hình nở rộ. Hoạ sĩ, nhà điêu khắc có cơ hội phát huy trí tuệ và tài
năng khai thác thế mạnh của các chất liệu chuyên sâu hơn cho việc trau dồi
nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Đến đây, Bảo tàng trưng bày theo phân loại
vềchất liệu: tranh sơn mài, tranh lụa, tranh giấy, tranh mầu dầu.
Phần Mỹ thuật dân gian được trưng bày riêng. Mỹ thuật dân gian
bao gồm những dòng tranh rực rỡ sắc mầu làng Hồ, Hàng Trống, tranh thờ
Độc Lôi, Vũ Di, mặt nạ, rối nước của miền xuôi, tranh thờ của các dân tộc
miền núi phía Bắc, tượng nhà mồ Tây Nguyên... thể hiện ý nguyện của
nhân dân cầu mong tốt đẹp, hạnh phúc, phục vụ tín ngưỡng và biểu lộ tâm

linh. Mỹ thuật dân gian là một thành phần thiết yếu trong nền văn hoá nghệ thuật dân tộc, tranh thờ là loại hình nổi trội có thể nói bộ sưu tập tranh
thờ là thể loại từ cõi thiêng được đưa về cõi trần thế để phục vụ đông đảo
người xem, đã được thưởng thức vẻ đẹp của một loại tranh vừa trữ tình vừa
sâu sắc về mặt triết lí nhân sinh và vũ trụ quan của người xưa để lại.
Thông qua hệ thống trưng bày hơn 1400 trong tổng số gần hai vạn
hiện vật và tác phẩm theo trình tự thời gian, theo chuyên đề chất liệu, loại
hình, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đem lại cho người xem có thể nhìn
nhận, hiểu một cách khái qt tiến trình phát triển của nền mỹ thuật Việt
Nam giàu tính nhân văn, mang đậm bản sắc văn hố dân tộc. Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam là niềm tự hào của đất nước, xứng đáng ở vị thế một bảo
tàng Quốc gia trong sứ mạng thiêng liêng gìn giữ và phát huy vốn văn hoá
mỹ thuật đối với cộng đồng và giao lưu hội nhập quốc tế.


1.2.2. Quá trình hình thành Bộ sưu tập Tranh thờ Đạo giáo Miền
núi.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với tính chất là một Bảo tàng Mỹ
thuật quốc gia, việc bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật mang tính
bác học, cịn là những giá trị nghệ thuật dân gian. Nghệ thuật dân gian là
một thành tố quan trọng của mỗi nền văn hoá dân tộc. ở Việt Nam nghệ
thuật ấy bao gồm nghệ thuật của dân tộc Kinh (Việt) tại các vùng châu thổ
và nghệ thuật của các dân tộc Miền Núi, tất cả hợp thành nền văn hố đa
sắc tộc có cội nguồn lịch sử sâu sa. Vì vậy, trong hệ thống trưng bày phần
Mỹ thuật dân gian bên cạnh các dịng tranh nổi tiếng như: Đơng Hồ (Tỉnh
Bắc Ninh), Hàng Trống (Thành phố Hà Nội), Kim Hồng (Tỉnh Hà Tây),
Làng Sình(Thừa Thiên Huế)... cịn có trưng bày bộ sưu tập tranh thờ Miền
núi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, mục đích bảo tồn và tôn vinh những
giá trị thẩm mỹ đặc sắc của dân tộc – tinh hoa nghệ thuật tạo hình của nền
Mỹ thuật Việt Nam trên cơ sở đóng góp những giá trị Mỹ thuật đặc sắc
riêng của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với ý đồ như

vậy, bộ sưu tập tranh thờ Miền Núi có một vị trí rất quan trọng khơng thể
thiếu trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, để giới
thiệu với cơng chúng trong và ngồi nước về một nền di sản Mỹ thuật dân
tộc rất đặc sắc và phong phú của Việt Nam.
Năm 2005, bước sang tuổi 40 nguồn cung cấp tài liệu về bộ sưu tập
tranh thờ miền núi mà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm được trong
một địa bàn rộng lớn như: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai,
Bắc Thái, Hà Tuyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Của các dân tộc: Dao, Tày,
Nùng, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), cho phép đủ điều kiện xây dựng hồ
sơ khoa học cho bộ sưu tập tranh thờ miền núi. Đây là những tài liệu hiện
vật rất phong phú và đa dạng, chứa đựng nhiều thông điệp về lịch sử, dân


tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, nghệ thuật... Xác định tên cho bộ sưu tập này là
bước khởi đầu rất quan trọng, phản ánh nội dung của sưu tập và việc tiếp
theo là phải xác định được tên của từng bức tranh, bộ tranh, chức năng của
chúng. Để làm được đòi hỏi phải nghiên cứu tồn bộ tranh thờ có trong kho
và trên hệ thống trưng bày, đặc biệt là công trình nghiên cứu của hoạ sĩ nhà
nghiên cứu mỹ thuật Phan Ngọc Khuê, người đã có nhiều năm nghiên cứu
và trực tiếp đi sưu tầm tranh thờ ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ những
năm 70 và 80 của thế kỷ XX. Song song với việc nghiên cứu tư liệu, chúng
tôi kết hợp nghiên cứu các sưu tập tranh thờ của Bảo tàng dân tộc học Việt
Nam, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam để đối chiếu, so sánh, từ đó
có được những thơng tin cần thiết đáp ứng cho mục đích nghiên cứu của đề
tài. Quá trình nghiên cứu cho thấy đây là loại tranh thờ rất phong phú,
mang nhiều sắc thái tín ngưỡng cổ sơ dân gian của từng dân tộc gắn với tín
ngưỡng Đạo giáo. Ngồi những tranh có xuất xứ từ Quảng Tây (Trung
Quốc), cịn có các tranh của những nghệ nhân là người Kinh, Tày, Nùng,
Dao, Cao Lan – Sán Chỉ lưu giữ trong các bản làng hẻo lánh ít được xuất
hiện trước công chúng và giới nghiên cứu khoa học xã hội, văn hoá nghệ

thuật.

1.2.3. Hệ thống tranh thờ trong Bộ sưu tập.
Dưới đây là hệ thống tranh thờ của từng dân tộc được sắp xếp ,
phân loại theo chức năng sử dụng.
Tranh thờ Dân tộc Dao: gồm 26 bức tranh , trong đó có 5 bộ tranh
và 13 bức tranh lẻ.
- Tranh sử dụng trong lễ nghi trọng thể nhất của Đạo giáo như lễ Cấp
sắc, lễ Phong sắc… là các tranh:


×