Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa lỗi sơn, xã gia phong, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.72 MB, 168 trang )

Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

BùI THị BíCH LIÊN

GIá TRị VĂN HóA NGHệ THUậT ChùA LỗI SƠN
XÃ GIA PHONG, HUYệN GIA VIễN, TỉNH NINH BìNH
LUậN VĂN THạC SÜ V¡N HãA häc


Hà Nội, Năm 2015Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH

Bộ GIáO

DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC VĂN HOá Hà NộI

********

BùI THị BíCH LIÊN

GIá TRị VĂN HóA NGHệ THUậT ChùA LỗI SƠN
XÃ GIA PHONG, HUYệN GIA VIễN, TỉNH NINH BìNH

Chuyên ngành: Văn hoá học
MÃ số: 60310640

LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HóA học


Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. Nguyễn văn cương

Hà Nội, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Cương. Những nội dung trình bày
trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa
từng được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày ….tháng ….. năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Liên


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ....................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................ 3
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHÙA LỖI SƠN .................................................. 10

1.1. Khái quát về xã Gia Phong .............................................................. 10
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................. 10
1.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế ........................................................... 13

1.1.3. Đời sống văn hóa – xã hội ............................................................ 18
1.2. Diễn trình lịch sử chùa Lỗi Sơn ....................................................... 25
1.2.1. Lịch sử xây dựng ngôi chùa.......................................................... 25
1.2.2. Quá trình trùng tu chùa Lỗi Sơn ................................................... 28
1.2.3. Sự kiện lịch sử liên quan tới chùa Lỗi Sơn ................................... 30
1.3. Phụng thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng .......................................... 36
1.3.1. Truyền thuyết về nữ tướng của Hai Bà Trưng............................... 36
1.3.2. Việc phụng thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng ở chùa Lỗi Sơn ........ 39
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 43
Chương 2 : GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THỂ CHÙA LỖI SƠN ............................. 45

2.1. Giá trị kiến trúc của chùa Lỗi Sơn .................................................. 45
2.1.1. Không gian, cảnh quan ngôi chùa ................................................. 45
2.1.2. Bố cục, mặt bằng tổng thể chùa Lỗi Sơn ...................................... 49
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ngôi chùa .......................................................... 51
2.1.4. Các đơn nguyên kiến trúc khác ..................................................... 61
2.2. Giá trị điêu khắc và hệ thống tượng thờ của ngôi chùa ................. 63
2.2.1. Giá trị điêu khắc trang trí trên kiến trúc ngôi chùa ........................ 63
2.2.2. Hệ thống tượng thờ và các di vật tiêu biểu.................................... 73


2

2.3. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể của chùa Lỗi Sơn ........ 87
2.3.1. Thực trạng của di tích chùa Lỗi Sơn ............................................. 87
2.3.2. Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể. ............................... 88
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 91
Chương 3 : GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CHÙA LỖI SƠN ....................... 93

3.1. Các nghi lễ Phật giáo ở chùa Lỗi Sơn .............................................. 93

3.1.1. Lễ Thượng nguyên (15 tháng 1 âm lịch) ....................................... 93
3.1.2. Lễ Phật đản (Ngày 15 tháng 4 âm lịch)......................................... 94
3.1.3. Lễ Vu lan...................................................................................... 95
3.1.4. Các ngày lễ khác .......................................................................... 96
3.2. Lễ hội chùa Lỗi Sơn.......................................................................... 97
3.2.1. Thời gian và lịch lễ hội ................................................................. 97
3.2.2. Công tác chuẩn bị ....................................................................... 100
3.2.3. Các nghi thức chính của lễ hội .................................................... 101
3.2.4. Các trò chơi dân gian của lễ hội .................................................. 105
3.3. Giá trị của lễ hội với đời sống cộng đồng ...................................... 108
3.3.1. Những giá trị cơ bản của lễ hội chùa Lỗi Sơn ............................. 108
3.3.2. Những lớp văn hóa tích hợp trong lễ hội..................................... 114
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội chùa Lỗi Sơn...................... 116
Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 118
KẾT LUẬN.................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 123
PHỤ LỤC .................................................................................................... 126


3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

a.

Ảnh


Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

tr.

Trang

VH TT DL

Văn hóa Thể thao Du lịch


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm đấu tranh, dựng nước và giữ
nước với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, những dấu ấn của tiến trình lịch
sử ấy một phần được thể hiện qua hệ thống di tích lịch sử - văn hóa như đình,
đền, chùa, miếu… mà chúng ta dễ dàng bắt gặp bất kỳ đâu trên đất Việt, đó là
những di sản văn hóa vơ cùng giá trị mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau.
Di tích lịch sử - văn hóa là điểm tựa của văn hóa dân tộc, là nơi để
người Việt bày tỏ tín ngưỡng, thế giới quan và cũng là nơi các nghệ nhân thể
hiện tài năng của mình, qua bàn tay khéo léo đã tạo tác nên các tác phẩm của
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc…

Ninh Bình là một vùng đất cổ, là kinh đô xưa của nước Việt Nam thế
kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh – Lê –
Lý, với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống dẹp Chiêm và
phát tích q trình định đơ ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Với những đặc
điểm về lịch sử, văn hóa, con người đã tạo cho vùng đất Ninh Bình một hệ
thống các di tích phong phú và đa dạng. Hiện nay, ở Ninh Bình có trên 1.500
di tích, với 354 ngơi chùa, riêng huyện Gia Viễn có khoảng 50 ngơi chùa
trong đó 4 ngơi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia và gần 10 ngơi chùa
được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Chùa Lỗi Sơn hay còn gọi là Am Trạch tự nằm trên địa bàn xã Gia
Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cũng là một trong số các ngơi chùa có
bề dày lịch sử, đã được Nhà nước cơng nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp
Quốc gia vào năm 1995. Chùa Lỗi Sơn có kiến trúc “Tiền Nhất hậu Đinh” với
các kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc chủ yếu mang phong cách và đặc điểm
của thời Nguyễn, ngoài ra cũng có một số di vật, họa tiết điêu khắc mang


5

phong cách cuối thời nhà Lê Trung hưng. Mặt khác, về giá trị lịch sử chùa Lỗi
Sơn còn được coi là “địa chỉ đỏ” của cách mạng tỉnh Ninh Bình trong kháng
chiến chống Pháp, là căn cứ trọng yếu nằm trong khu căn cứ Cách mạng
Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, hiện nay tài liệu giới thiệu về chùa cịn q ít ỏi, cũng
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu ngơi chùa Lỗi Sơn một cách kĩ càng
hệ thống về các mặt giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa. Điều
này gây hạn chế nhiều trong công tác trùng tu, tôn tạo và bảo tồn những giá trị
văn hóa nghệ thuật của ngơi chùa, đồng thời cũng hạn chế ý nghĩa giáo dục
tâm linh, tín ngưỡng, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong cộng đồng,
đặc biệt với thế hệ trẻ hiện nay. Là một người con của xã Gia Phong, sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất văn hóa truyền thống, việc nghiên cứu, tìm hiểu di

sản văn hóa địa phương, góp phần bảo vệ nét đẹp truyền thống văn hóa dân
tộc và tăng thêm vốn hiểu biết cho cá nhân là việc làm rất có ích.
Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giá trị văn
hóa nghệ thuật chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận của đề tài
- Từ nhiều năm nay các cơng trình nghiên cứu về di tích và lễ hội liên
tục được xuất bản, các cuốn sách quan tâm nhiều đến các khía cạnh của văn
hóa dân tộc, từ hệ thống các khái niệm đến các khảo cứu cụ thể, từ tầm ảnh
hưởng của nó đến đời sống văn hóa đến hướng bảo tồn và phát huy giá trị của
nó trong bối cảnh tồn cầu hóa. Đặc biệt các di tích lịch sử trong đó các ngơi
chùa nổi tiếng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khảo cứu. Các giá trị văn
hóa nghệ thuật trong các ngôi chùa ở Việt Nam đã được đề cập tới trong các
cơng trình nghiên cứu như:
- Cuốn”Chùa Việt”, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội (1996) của
Trần Lâm Biền, đã nghiên cứu tính chất văn hóa, nghệ thuật, kiểu kiến trúc


6

và phong cách tượng Phật giáo tại các ngôi chùa của người Việt từ thời Lý
(thế kỷ XI, XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Ngoài ra, trong cuốn sách
“Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng”, Nxb
Văn hóa Thơng tin, Hà Nội (2008) của Trần Lâm Biền cũng đề cập sơ lược
về ngôi chùa ở vùng đồng bằng sông Hồng, những bước đi của ngôi chùa
Việt, từ sự phân bố, niên đại đến sự phát triển kiến trúc của các ngôi chùa,
tổ chức không gian, kiến trúc, kết cấu và chạm khắc của ngôi chùa Việt qua
các thời, từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn.
- Cuốn “Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo”, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội
(2001) của Chu Quang Trứ nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam với

nền văn hóa dân tộc cổ truyền. Trong đó, tác giả giới thiệu về một số ngôi chùa
và các di vật đặc sắc trong các ngôi chùa ở Việt Nam.
- Cuốn “Vào chùa lễ Phật”, Nxb Hà Nội (2008) của Trần Nho Thìn
nghiên cứu về kiến trúc, kết cấu của một ngơi chùa truyền thống với những
điểm chung nhất, nghiên cứu về bài trí tượng thờ, ý nghĩa và sự tích các pho
tượng thờ, đồng thời miêu tả và biểu đat ý nghĩa của các thế tay điển hình, các
thế ngồi của các pho tượng trong các ngôi chùa Việt Nam.
- Cuốn giáo trình “Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam”,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) của Dương Văn Sáu đưa ra hệ thống
những khái niệm về di tích lịch sử, kiến trúc và trang trí kiến trúc chung của
các di tích kiến trúc nghệ thuật, đồng thời đi sâu vào mô tả giới thiệu về cấu
trúc bình đồ chung của cơng trình và hệ thống tượng thờ trong ngôi chùa Đại
thừa, là tài liệu lý luận sơ khai cho việc nghiên cứu của tác giả.
Các tư liệu đánh máy, viết tay về chùa Lỗi Sơn lưu tại Sở Văn hóa Thể
thao Du lịch tỉnh Ninh Bình, phịng Văn hóa Gia Viễn, phịng Văn hóa xã Gia
Phong, ban Quản lý Di tích chùa Lỗi Sơn, khái quát sơ lược giá trị văn hóa nghệ
thuật của di tích cũng như ảnh hưởng của di tích với đời sống cư dân nơi đây.


7

- Bản đánh máy “Hồ sơ di tích chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia
Viễn” của Sở Văn hóa Thơng tin và Thể thao Ninh Bình (1993) tiến hành
khảo tả di tích, nhân vật và sự kiện liên quan đến di tích, các di vật trong chùa
và xác định giá trị lịch sử văn hóa của ngơi chùa Lỗi Sơn, nhằm mục đích đề
nghị Nhà nước cơng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
- Cuốn sách “Gia Viễn lịch sử văn hóa”do Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn xuất bản nội bộ (2001) cũng chỉ là
trình bày một cách sơ sài, điểm tả về một số hoạt động, sự kiện lịch sử tiêu
biểu diễn ra tại ngôi chùa trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bản đánh máy “Lịch sử Đảng bộ xã Gia Phong 1930 – 1954” do Ban
chấp hành Đảng bộ xã Gia Phong biên soạn (1998), chùa Lỗi Sơn cũng được
nhiều lần nhắc tới nhưng chỉ dưới góc độ là một căn cứ cách mạng, nơi ghi dấu
nhiều sự kiện đấu tranh cách mạng, kháng chiến của địa phương.
Trên đây là một số cơng trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu về ngơi
chùa Việt Nam nói chung và những đánh máy, văn bản chép tay về di tích lưu
tại địa phương, đó là những nguồn tư liệu cơ bản bước đầu giúp cho tác giả
tham khảo, kế thừa và tiếp thu để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và khẳng định giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Lỗi Sơn,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể
và giá trị văn hóa phi vật thể của di tích chùa Lỗi Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề
- Nghiên cứu diễn trình lịch sử ngôi chùa Lỗi Sơn và sự phụng thờ nữ
tướng của Hai Bà Trưng ở chùa Lỗi Sơn.


8

- Nghiên cứu giá trị văn hóa vật thể chùa Lỗi Sơn qua kiến trúc và
điêu khắc.
- Nghiên cứu giá trị văn hóa phi vật thể chùa Lỗi Sơn qua sinh hoạt tôn
giáo và lễ hội.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể của chùa Lỗi Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về chùa Lỗi Sơn dưới góc độ giá trị

văn hóa vật thể và phi vật thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian: Chùa Lỗi Sơn trong khơng gian văn hóa xã Gia
Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
4.2.2. Thời gian
- Nghiên cứu chùa Lỗi Sơn trong diễn trình lịch sử tồn tại.
- Khảo sát các sinh hoạt tôn giáo và lễ hội của chùa Lỗi Sơn trong thời
gian từ năm 2010 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên những thơng tin đã có qua phân tích tài liệu, thần tích, thư tịch lưu
giữ tại địa phương để có cái nhìn tổng thể về di tích kết hợp với những tài liệu lí
luận về chùa, kiến trúc chùa Việt Nam, lễ hội cổ truyền để đưa ra những so sánh,
đối chiếu, phân tích để rút ra những lí luận cuối cùng phù hợp với luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Điều tra, khai thác thực địa, chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn trực tiếp
nhằm kiểm tra, đánh giá chính xác những nguồn thơng tin mà tác giả thu
thập được.


9

5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Bao gồm: Văn hóa học, Mỹ thuật học, Bảo tàng học, Sử học, Xã hội
học… những phương pháp này giúp tác giả có những tiếp cận, nghiên cứu và
đánh giá về các hiện tượng, các vấn đề văn hóa một cách khoa học, khách quan.
6. Đóng góp của luận văn
Trước hết, luận văn là cơng trình nghiên cứu bước đầu có tính hệ thống
về các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Lỗi Sơn, đặc biệt là giá trị kiến
trúc, điêu khắc của di tích chùa Lỗi Sơn.

- Đánh giá vai trị vị trí của di tích chùa Lỗi Sơn và lễ hội chùa trong
đời sống cộng đồng.
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích
chùa Lỗi Sơn.
7. Bố cục của Luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chùa Lỗi Sơn
Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể chùa Lỗi Sơn
Chương 3: Giá trị văn hóa phi vật thể chùa Lỗi Sơn


10

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHÙA LỖI SƠN
1.1. Khái quát về xã Gia Phong
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Gia Phong có diện tích tự nhiên là 555,27 ha, nằm ở vùng hữu ngạn
sơng Hồng Long của huyện Gia Viễn, cách trung tâm huyện Gia Viễn7km về
phía Nam. Phía Tây xã Gia Phong giáp xã Gia Minh – Gia Viễn và xã Thanh LạcNho quan.
Phía Bắc giáp xã Gia Lạc - Gia Viễn.
Phía Nam giáp xã Sơn Lai, Sơn Thành - Nho Quan.
Phía Đơng giáp xã Gia Sinh - Gia Viễn.
Phía Nam và phía Đơng Gia Phong là một con sơng bắt nguồn từ RịaNho Quan, xi dịng qua xã Sơn Lai, đổ xuống làm thành biên giới tự nhiên
giữa Gia Phong với xã Sơn Lai ở phía Nam và biên giới Gia Phong với Gia
Sinh ở phía Đơng, rồi đổ ra Âu Lê, nhập vào sơng Hồng Long.
Gia Phong có tuyến đường 477C chạy từ Huyện lỵ Gia Viễn, qua
cầu Đồng chưa vào xã Gia Lạc, thẳng tới dọc xã Gia Phong với

chiều dài thuộc đất Gia Phong 2.873m, vượt qua cầu Lỗi Sơn sang
xã Sơn Lai, nối với ngã ba đường Anh Trỗi, nhánh phía Đơng xi
xuống Bái Đính, Trường n, nhánh phía Nam tới đường 59, có thể
đi Tam Điệp, Cúc phương thuận tiện.
Đất Gia Phong cổ xưa vào thời Hùng Vương thuộc đất Nam Giao.
Thời nhà Tần thuộc đất Tương Quận. Thời Hán thuộc Quận Giao
Chỉ. Đến đời Tấn, đời Lương thuộc đất Giao Châu [5, tr.3].


11

- Năm 669 (đời Đường), đất Gia Phong thuộc huyện Nhu Viễn sau đổi
thành Uy Viễn. Thời Đinh Lê (968-1009) Gia Phong trong vùng kinh đô của
nước Đại Cồ Việt.
Thời Lý, đất Gia Phong thuộc phủ Trường Yên. Đến thời Trần, đất Gia
Phong thuộc đất huyện Lê Gia. Đến thời Lê, hai huyện Lê Gia và Uy Viễn
hợp làm một là huyện Gia Viễn cho tới nay. Thời Nguyễn, xã Gia Phong
thuộc tổng Vân Trình là tổng lớn của huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên.
Từ cách mạng thành công năm 1945 xã Gia Phong hợp nhất với xã
Ngọc Động thành xã Hùng Uy thuộc Huyện Gia Viễn.
Năm 1949 xã Hùng Uy hợp nhất với xã Gia Minh (có cả Gia Lạc)
thành xã Gia Phong.
Năm 1953 xã Gia Phong hợp nhất tách ra thành xã Gia Minh, xã Gia
Lạc và xã Gia Phong (vốn là xã Hùng Uy). Tên xã Gia Phong tồn tại cho đến
ngày nay.
Năm 1977 huyện Gia Viễn sát nhập với huyện Nho Quan thành huyện
Hoàng Long.
Tháng 4/1981 chia huyện Hoàng Long thành huyện Hoàng Long và
huyện Gia Viễn. Huyện Gia Viễn khi đó có 20 xã trong đó có xã Gia Phong [26].
Đến năm 2008 Gia Phong là một trong 147 xã, phường, thị trấn của

Tỉnh Ninh Bình, 1 trong 21 xã, thị trấn của huyện Gia Viễn với diện tích tự
nhiên 555,27 ha, dân số 4.087 người.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình : Xã Gia Phong có địa hình tương đối bằng phẳng, hai phần
ba diện tích đồng Chiêm trũng, một phần ba Đồng Rộc.
Trong bình đồ cấu trúc địa chất miền Bắc Việt Nam vùng đất Gia
Phong nằm trong địa võng chìm, có cấu trúc phức tạp. Phần tầng dưới có
chiều sâu tới 2000m gồm cát, bột kết, đá phiến sét, cát kết màu xám, màu đen,


12

phớt lục, màu đỏ. Chuyển lên trên là đá sét, vơi, bột kết vơi, có nhiều nếp lồi,
nếp lõm khơng hồn chỉnh, có nguồn gốc sơng, đầm lầy, lịng chảo, phù sa
chưa lấp đầy tạo thành ruộng chiêm trũng [5].
Dưới vùng đất Gia Phong có nước ngầm, do vậy nhân dân đã đào giếng
khai thác được mạch nước có chất lượng tốt. Tuy vậy, nước ngầm nông này
cần phải qua xử lý mới đảm bảo nước sạch, bởi lẽ nước ngầm nơng thường bị
nhiễm mặn 240mg/lít, nồng độ sắt cao 18mg/lít, số lượng conifom cao, nhiễm
sắt nặng [5].
Vùng đất Gia Phong xưa là vùng đồng chiêm trũng, đến tháng 7 tháng
8 âm lịch hàng năm nước lũ từ trên nguồn tràn về ngập cả xóm làng. Sau này,
để chống lụt và ngập úng, qua các giai đoạn lịch sử các con đê được xây dựng
để ngăn nước lũ. Mỗi mùa mưa nước lũ rút để lại một lớp phù sa màu mỡ,
tôm, cua và cá ở lại trong các con mương, ao hồ, đây là nguồn thủy sản góp
phần cải thiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
- Thủy văn: Gia Phong chịu ảnh hưởng lớn của sơng Hồng Long, nhánh
lớn nhất của sông Đáy, do bốn chi lưu hợp thành là sông Bôi, sông Đập, sông
Lạng, sông Rịa. Độ dốc của các sông khá cao, do vậy lũ xuống rất nhanh.
Dịng chảy sơng Hồng Long chịu ảnh hưởng của dịng chảy sơng Đáy.

Vùng cửa sơng Đáy chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều vịnh Bắc Bộ. Những
khi mưa bão vùng Ninh Bình, gặp thủy triều lên cao, dịng chảy sơng Hồng
Long bị tắc nghẽn tại Gián khẩu, đẩy dịng Hoàng Long nước dâng cao. Theo
thống kê 38 năm (1960-1997) các năm 1968, 1971, 1978, 1985, 1994, 1996
vùng Gia Phong và cả tỉnh Ninh Bình đã sảy ra lũ lụt gây úng nghiêm trọng, có
khi vỡ đê, điển hình là năm 1985 nước tại bến Đế sơng Hồng Long dâng cao
5,46m, đê hữu ngạn Hồng Long khi đó bị nhút sâu 0,5m, đê tả ngạn Hoàng
Long bị vỡ ở Gia Trung. Vùng Gia Viễn, Nho Quan bị lụt lớn chưa từng có.


13

Năm 2007, các xã Gia Phong, Gia Lạc, Gia Minh lại lần nữa chịu một trận lụt
lớn, ảnh hưởng lớn đời sống kinh tế, vụ mùa của người dân [5].
- Khí hậu: Xã Gia Phong mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng khí hậu Đơng Bắc. Thời tiết trong năm chia
làm 4 mùa: Xn, hạ, thu, đơng.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 25oC – 29oC, nhiệt độ trung bình
cao nhất 38oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 12oC. Độ ẩm khơng khí
tương đối cao trung bình trong năm từ 80 – 90%, số giờ nắng trong
năm trung bình 1.600 – 1.800 giờ/ năm, lượng mưa trung bình trong
năm khá lớn 1.700 – 1.800mm. Trong năm, lượng mưa phân bố
không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Hàng năm, có
từ 5 – 7 cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn xã, chủ yếu ảnh hương gây
mưa lớn thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp [17, tr.3].
Hướng gió hàng năm thịnh hành là Đơng bắc và Đơng nam. Gió mùa
Đơng bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa
Đơng nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung, với địa hình và thời tiết của vùng trung du miền núi nên

việc canh tác cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa ảnh hưởng
lớn tới nơng nghiệp tồn xã.
1.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế
1.1.2.1. Thành phần dân cư
Năm 2010, dân số xã Gia Phong là 4.087 người, với 1.124 hộ dân, đều
là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,0%, tỷ lệ tăng cơ học ở 0,2%.
Trên địa bàn xã có 5 cụm dân cư tập trung và 7 cụm nhỏ nằm rải rác.
Tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã là 1.656 người/ tổng số dân, chiếm


14

38,94% dân số trong tồn xã. Nhìn chung lực lượng lao động trong xã làm
nơng nghiệp là chính, ngồi ra cịn một số ít tham gia làm tại các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện.
Đặc điểm nổi bật của cư dân Gia Phong đến cư trú thời kỳ tiền sử cách
đây hơn 600 năm hầu hết là những người có trí lớn về vùng xa xơi hẻo lãnh
này ẩn dật, chờ thời cơ thực hiện ý chí.
Ở làng Lỗi Sơn theo sự cung cấp của các vị trưởng ban chấp hành các
dịng họ và các bơ lão, thì các dịng họ đến sớm là họ Đặng, họ Trần (ông
Vượng), họ Đinh, họ Quách, họ Trương, sau đó là họ Lê, họ Chu, họ Đoàn,
họ Phạm, họ Dương, họ Vũ..., hầu hết đã mấy trăm năm lịch sử.
Ở làng Ngọc Động người đến cư trú đầu tiên khi vùng đất còn hoang sơ
là 2 gia đình cụ Phạm Chịm, Đinh Thổng về ở ẩn vào cuối đời nhà Hồ (14061407) lập nên làng, dân vùng xung quanh gọi là làng Chòm. Nối tiếp, vào
năm 1455 cụ Bùi Chân Tĩnh dòng dõi tướng lĩnh từ La Mai - Gia Khánh tới
lập ấp. Họ Bùi tại đây phát triển mạnh mẽ về trí tuệ. Năm 1470 vua Lê Thánh
Tông hiệu Hồng Đức vời bà Bùi Thị Ngọc Cung, Bùi Thị Ngọc Nhan làm
cung phi, đặt tên chữ cho làng Chòm là làng Ngọc Động, nâng lên thành xã
Ngọc Động có 2 thơn Thượng và thôn Hạ. Năm 1555 cụ Tổ họ Đinh Huy đến
cư trú tại thôn Ngọc Thượng. Nối tiếp mấy thế kỷ sau, họ Trần thôn hạ là vị

tuần tổng từ Bát Tràng vào. Họ Nguyễn Ngọc từ Hành thiện - Nam Định chạy
giặc vào cư trú. Tới nay làng Ngọc Động có 02 họ Đinh, 03 họ Trần, 02 họ
Lê, 04 họ Nguyễn, 01 họ Mai, 01 họ Hoàng...[5].
Cư dân xã Gia Phong xưa và nay mặc dù còn vất vả trong cuộc mưu sinh,
cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn cố gắng cho con học chữ để làm người. Gia
Phong tự hào là miền quê có truyền thống hiếu học. Từ cuối thế kỷ 15 và thế kỷ
16 họ Bùi làng Ngọc Thượng đã nổi tiếng “Tụ thần tinh” trong triều đại nhà Hậu


15

Lê họ Bùi có đến bốn, năm đời liên tiếp có người học giỏi đỗ cao trở thành đại
quan của triều đình. Đó là Văn Hồi Quốc Cơng - có con là tiến sỹ Bùi Khám
Trạch hàn lâm đại học sỹ; có cụ Bùi Thái Nhạc khâm thiên phó đốn quốc sự; có
cụ Bùi Ức giám sinh quốc tử giám; có cụ ngh Duệ Chí sinh ra Hn Tướng
Chiêu Dun, Huân Tướng Phấn Nghĩa và quan Quảng Vũ Hầu Bùi Diễn Văn.
Họ Lê Ngọc Thượng có Lê Triều chỉ huy sứ.
Họ Đinh Huy Ngọc Động có Huyện thừa Phương Trực sinh ra hàn lâm
đại học sỹ Đinh Huy Đạo. Họ Trần (Danh Động) có liên triều tướng quân
Trần Huy Hiệu [5].
Ở Thơn Lỗi Sơn có quan triều Trương Khắc Tiên, tiến sỹ Chu Khắc
Kế, tiến sỹ Chu Khắc Thiệu. Hai vị tiến sỹ đã được nhà vua phong sắc [5].
Gia Phong xưa trong thời hán học thịnh vượng, ở mỗi làng đều có rất
nhiều thày dạy chữ nho. Ở Lỗi Sơn tiêu biểu là cụ Đồ Bạt. Ở Ngọc Động,
nhiều cụ đã đi dạy học ở nhiều vùng trong huyện.
Khi triều Nguyễn bỏ thi hương chữ Hán, chữ quốc ngữ được truyền bá,
người đầu tiên ở Gia Phong đi học trường sư phạm quốc ngữ ở Hà Nội là cụ
Bá Kỷ (Chi 3 họ Đinh Thổng). Năm 1927 trở về là thầy giáo dạy chữ quốc
ngữ đầu tiên ở Gia Phong - Gia Viễn với chức Tổng Sư [5].
Từ Cách mạng thành công, rồi kháng chiến bùng nổ, Gia Phong là vùng

tự do nhiều trường công lập, tư thục về đóng, con em xã Gia Phong hăng hái học
tập. Từ đó cộng với sự thơng minh, lớp lớp con em xã Gia Phong đã trưởng
thành trên lĩnh vực học tập, cơng tác, chiến đấu, được Đảng, Nhà nước giao phó
những nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm rạng danh nhân dân Gia Phong tài trí.
1.1.2.2. Đời sống kinh tế
Xã Gia Phong là một xã thuần nơng, có diện tích đất nơng nghiệp là
363,72 ha, chiếm 65,50% tổng diện tích đất tự nhiên. Địa hình đa dạng có


16

vùng chiêm trũng, sơng ngịi và gị đồi núi thấp xen kẽ. Kinh tế nơng nghiệp
đóng vai trị chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương, trong đó chủ yếu là
trồng lúa nước và rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 hệ thống đê điều, thủy lợi chưa có
như ngày nay nên dân ở đây chỉ cấy có một vụ lúa chiêm là chính. Diện tích
canh tác ít, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản xuất manh mún, phụ
thuộc nhiều vào thời tiết nên việc canh tác mất nhiều thời gian, công sức nhưng
năng suất lúa lại không cao, ước tính khoảng 80 – 90 kg một sào Bắc bộ.
Tùy vào thời gian nông nhàn trong năm hoặc căn cứ nhu cầu sinh hoạt,
chi tiêu của gia đình mà phát sinh rất nhiều nghề khác ngoài cấy lúa trong mỗi
gia đình như trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, đan lát, làm thợ mộc, thợ nề, thợ
rèn, thợ may...vv. Do sống ở vùng thường xuyên lụt lội “6 tháng đi chân, 6
tháng đi tay” nên nghề thuyền nan phát triển phổ biến.
Trong năm 6 tháng lụt lội, đồng trắng nước trong, nhiều người làm
nghề kiếm củi, cắt cỏ bán. Nhiều người đi làm thuê ở vùng đồng mùa, ở đồn
điền Chu Văn Luận, nhiều người còn phải đi tha phương cầu thực ở đồn điền
xứ Nam kỳ, mỏ vàng Vạn Yên, Sơn la, Sầm Nưa (Lào), Tân thế giới. Nhiều
người ra đi khơng có ngày trở về.
Nhân dân thơn Tĩnh khê sống chính bằng nghề chài lưới, chở đị, sống

ven sông trên những chiếc thuyền, những chiếc nhà bè, nên xưa gọi là làng bè.
Trong những năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bộ máy thống
trị làng xã do thực dân Pháp lập nên rất tàn bạo. Bọn cường hào địa chủ dùng
đủ mọi thủ đoạn bóc lột, cướp hết ruộng tốt, nơng dân chỉ cịn những mảnh
ruộng xấu, bình qn mỗi người chỉ có 13 thước đến 1 sào.
Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đời sống kinh tế của
xã Gia Phong còn nhiều khó khăn, cực nhọc trong khi đó người dân nơi đây


17

lại bị chịu nhiều tầng áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Với các
loại sưu cao, thuế nặng mà tàn bạo nhất là nạn thuế thân nên mặc dù quanh
năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống của người nông
dân vẫn cùng cực, nghèo đói, có đến trên 90% dân số khơng biết chữ, 95%
nơng dân nghèo đói quanh năm, nhà ở tồi tàn. Theo số liệu điều tra trong cải
cách ruộng đất, nạn đói năm 1945 cả xã có 169 người chết đói, có một số gia
đình bị chết khơng cịn ai.
Sau hịa bình lập lại, được Đảng và chính quyền địa phương, đặc biệt là
Nhà nước quan tâm, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu ứng dụng khoa học kỹ
thuật, sản xuất tập trung quy mô lớn, đầu tư giải quyết vấn đề thủy lợi, đắp đê
ngăn nước lũ tràn về trong mùa mưa bão, do đó diện tích đất đã canh tác được
mở rộng, đã có thể cấy lúa 02 vụ lúa/năm, nhờ đó năng suất lúa đã tăng
nhanh. Ngồi sản xuất lúa, nhân dân cịn tận dụng các bãi bồi ven song để
đánh bắt thủy sản, trồng dâu nuôi tằm… để cải thiện sinh hoạt hàng ngày của
người dân.
Ngày nay, trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
nhờ điện khí hóa nền kinh tế, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công
tác khuyến nơng của địa phương được đảm bảo. Trong tồn xã, đất nơng
nghiệp chiếm chiếm 65,50 % tổng diện tích đất tự nhiên, năng suất cây trồng

cũng tăng cao, trung bình khoảng 150 – 160 kg/1 sào, có vụ bội thu năng suất
đạt trên 200kg/1 sào [17].
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, các ngành nghề cơng nghiệp cơ khí, dịch
vụ đã từng bước phát triển đem lại nhiều việc làm và thu nhập khá cho người
dân. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng phát triển, nhà cửa khang trang,
toàn xã khơng cịn nhà tranh vách đất, 100% là nhà ngói, nhà mái bằng. Cơ sở
hạ tầng như hệ thống điện thắp sáng đã về tới các thơn, xóm trong xã. Hệ thống


18

thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng. Hệ thống đê điều, các cơng trình thủy
lợi hữu ngạn sơng Hồng Long, Bắc sơng Rịa và xây dựng hai trạm bơm điện
đã góp phần ngăn được nạn úng lụt từ xưa. Với tinh thần tự lực nhân dân trong
xã đã làm được các con đường bê tông liên xã, liên huyện giữa xã Gia Phong
đến các xã tiếp giáp, các trục đường liên thôn trong xã cũng được đổ bê tơng
làm mới, xóa bỏ cảnh giao thơng bằng thuyền, bè trước đây. Hầu hết các gia
đình đều có tivi, xe máy, con em trong xã được học hành, nhân dân tin tưởng
vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Tất cả những điều đó làm cho đời
sống kinh tế của xã Gia Phong ngày càng cải thiện, phát triển.
1.1.3. Đời sống văn hóa – xã hội
1.1.3.1. Phong tục tập qn (tang ma, hơn nhân)
Gia Phong có nhiều phong tục tập quán như các địa phương khác, tiêu
biểu như :
* Tục lệ khi sinh: Nhiều gia đình giàu có khi sinh con (nhất là sinh con
trai) thì tổ chức ăn mừng, cúng mụ để đứa trẻ được khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Bé trai sinh được 7 ngày, bé gái sinh được 9 ngày thì được gọi là “đầy cữ”.
Vào ngày “đầy cữ” người nhà thường lấy kéo hơ qua ngọn lửa, cắt 3 chỏm tóc
của đứa trẻ với quan niệm làm như thế đứa trẻ sẽ nhẹ vía.
Phụ nữ sau khi sinh thì phải ăn kiêng, chỉ ăn thịt nạc kho săn kỹ, kiêng

ăn đồ tanh, đồ lạnh, kiêng nói chuyện với người lạ để tránh “vía xấu” cho đứa
trẻ. Mỗi khi đứa trẻ đi chơi thì phải đánh dấu, cầm cành dâu hoặc cầm củ tỏi,
con dao để tránh “tà ma” không đến gần đứa trẻ. Nếu gặp người lạ, mà sau đó
đứa trẻ khóc nhiều, người nhà cho rằng gặp phía “vía dữ”, khi người khách đi
khỏi, bố mẹ tiến hành “đốt vía” dữ đó đi. Sau khi sinh được một tháng, người
mẹ đi chợ người ta gọi là đi đổ “phong long” tức là đi đổ vía dữ…. Nếu đứa
trẻ nào sinh vào giờ phạm, khắc bố khắc mẹ thì người dân thường làm lễ bán


19

khốn cho Đức Ơng ở chùa (hay vào đền nếu bán ở cửa Đức Thánh), đến năm
đứa trẻ 13 tuổi thì làm lễ xin chuộc về. Trong thời gian làm con nuôi, vào các
ngày lễ trọng hàng năm như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên
đán, bố mẹ và đứa bé (khi đã lớn) đến cửa Đền, Chùa thắp hương khấn lễ
“cha nuôi”.
* Cưới xin: Hôn nhân là một việc quan trọng của mỗi người, tuy
nhiên nó cịn là vấn đề liên quan đến gia đình, nhiều khi liên quan đến cả
dòng họ nên trước ngày cưới đều do cha mẹ quyết định, con cái khơng
được tự mình quyết định. Nếu con cái không nghe theo mà trái lệnh cha mẹ
thì bị mang tiếng là bất hiếu. Lấy vợ, lấy chồng phải xem tuổi, xem có mơn
đăng hộ đối hay khơng.
Trước kia, cưới xin gồm có 6 lễ (lễ vấn danh, lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ
xin cưới, lễ cưới và lễ lại mặt). Ngày nay, nhân dân trong vùng làm theo 4 lễ:
Thứ nhất là lễ vấn danh hay còn gọi là lễ dạm hỏi. Đây là lần đầu tiên hai bên
cha mẹ gặp nhau để nói chuyện, so sánh tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của con
mà định đoạt hôn nhân. Hai bên thống nhất ngày giờ ăn hỏi, lễ vật ăn hỏi. Lễ
vật dạm hỏi thường là chè, cau, bánh, quả.
Tiếp đến là lễ ăn hỏi: Nhà trai và chú rể mang sính lễ sang nhà gái để ra
mắt họ hàng, gia đình bên vợ. Dẫn đầu đoàn nhà trai đi ăn hỏi thường là vị

trưởng đồn, là người lớn tuổi trong gia đình, tiếp theo là bà mẹ, bà dì, bà
cơ…nhà trai thường chọn nam giới chưa vợ để bưng các mâm lễ vật, nhà gái
lại chọn các cô gái để đỡ lễ vật nhà trai. Lễ vật thường được chia làm 3 phần.
Một phần để đặt lên bàn thờ và bố của cô dâu sẽ khấn tổ tiên báo cáo về ngày
mà con cháu họ sắp lập gia đình. Phần cịn lại đưa về bên ngoại để lễ gia tiên
bên ngoại. Một phần còn lại, nhà gái thường bỏ vào mâm lễ vật biếu lại nhà
trai gọi là lại quả. Hai bên thông gia định ngày cưới, giờ tổ chức hôn lễ và lễ
vật thách cưới. Lễ vật tùy vào tình hình kinh tế giàu nghèo.


20

Tiếp theo là lễ cưới: Trước giờ đón dâu, nhà trai thường cho một bà
bác, bà cô cùng một thanh niên mang một cơi trầu, một be rượu đến là lễ xin
dâu, báo trước giờ mà đoàn nhà dâu sẽ đến để nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón
tiếp. Khác với một số vùng, địa phương có tục lệ kiêng mẹ chồng, hoặc bố
chồng đi đón nàng dâu. Tuy nhiên, ở xã Gia Phong thì ngược lại, mẹ chồng
đi đón con dâu, khi đi đón thì mang theo một cái nón buộc 1 bên quai, bên
quai nón cịn lại thì con dâu sẽ là người buộc với ý nghĩa mẹ chồng nàng dâu
sẽ chung sống hòa thuận, cùng vun đắp cuộc sống gia đình. Trong lễ cưới
nhà trai, nhà gái đều làm cỗ mời họ hàng, bạn bè đến dự đám cưới. Người ta
thường chọn một người “mát tay” nghĩa là người đó vợ chồng song tồn,
sinh đủ con trai con gái, tính tình hịa nhã, điềm đạm để trải chiếu cho vợ
chồng mới cưới với ý niệm “con cháu đầy đàn” yên ấm, hạnh phúc cho đôi
vợ chồng trẻ.
Cuối cùng là lễ lại mặt: hay còn gọi là lễ nhị hỷ, là một trong những
phong tục cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa người Việt Nam. Lễ lại mặt
thường tiến hành vào ngay sáng hôm sau ngày cưới, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về
nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ lại mặt có khi sau hai ngày hoặc
bốn ngày sau ngày cưới tùy theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà

định ngày. Vợ chồng trẻ sau lễ tạ gia tiên, sẽ thay mặt cho gia đình nhà trai
mời bố mẹ và gia đình nhà gái sang nhà trai, với ý nghĩa đây là lần đầu tiên
sau lễ cưới mẹ cô dâu được nhìn thấy cuộc sống của con gái khi về nhà
chồng. Mặt khác, lễ lại mặt là dịp để 2 bên gia đình cùng trao đổi rút kinh
nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ
trong việc tác thành cuộc sống của vợ chồng trẻ trong tương lai.
* Tang ma: Khi gia đình có người chết thì phải báo tử với chính quyền
địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông tin trên loa đài của
địa phương. Các hộ gia đình trong xóm cử ít nhất một người lớn tuổi tham gia


21

buổi tổ chức tang lễ và tham gia cùng với chính quyền, các đồn thể, ban tổ
chức tang lễ và nhân dân, các hộ gia đình trong xóm đó cùng với gia đình
tang chủ lo tổ chức tang lễ và đưa người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Khi đưa tang con trai phải chống gậy tre, đầu đội mũ chuối, mặc áo sổ
gấm. Người cha mất thì các con đi sau linh cữu, cịn mẹ mất thì phải đi giật
lùi trước linh cữu (quan niệm cha đưa, mẹ đón). Trong khi đám tang đi trên
đường, có lệ rắc các thoi vàng giấy, giấy tiền dọc bên đường vì tin rằng ma
quỷ bám theo quan tài, nhờ tiền và vàng giấy tống tiễn chúng để nhẹ bớt dễ
đi. Với những người chết đã quy y cửa Phật thì các vãi đội cầu bát nhã làm
đường cho vong hôn đi sang Tây thiên. Sau khi báo tử với chính quyền, tang
chủ đã làm cỗ mời họ hàng, làng xóm ăn uống. Tùy thuộc từng gia đình mà
làm cỗ to nhỏ khác nhau. Trước kia, nhà nào có người mất thì phải tổ chức ăn
uống tốn kém, ngày nay tục lệ này đã được hạn chế.
Những người mới chết bao giờ cũng được lập bàn thờ riêng, ở ngay tại
nhà thờ hoặc ở một gian nhà ngang. Tại bàn thờ xung quanh treo đối trướng
hoặc của chính gia chủ hoặc của người thân thuộc bạn bè phúng viếng.
Người chết sau ba ngày phải làm lễ tống thần, phục hồn bùa chú làm

phép trừ tà. Sau bẩy ngày cúng một lần gọi là cúng tuần, cầu siêu và cúng
cơm, cúng cho đủ bẩy tuần tức 49 ngày thì lập đàn tràng đọc kinh cầu cho
linh hồn người chết được thanh thản. Theo quan niệm của người dân trong
vùng thì 49 ngày là ngày rất quan trọng, sau 49 ngày linh hồn người chết
được siêu linh. Những người quy Phật thì 49 ngày thân nhân thường tổ chức
cúng chay, đưa vong hồn người chết lên chùa cho mát mẻ, để nương nhờ cửa
Phật, thịnh độ cho con cháu. Hôm sau, người nhà sẽ tổ chức cỗ mặn tại nhà và
mời họ hàng thân thích đến ăn.
Trong suốt một trăm ngày sau khi chơn cất người chết, dù nhà giàu hay
nhà nghèo cũng cúng cơm mỗi ngày hai bữa. Bữa ăn thường thế nào thì cúng


22

người chết như thế ấy. Việc “cúng cơm” hàng ngày có ý nghĩa thể hiện lịng
hiếu thảo của con cháu trong thời gian cư tang.
Người chết đã được 100 ngày là đến tuần Tốt khốc. Từ tuần này trở đi,
con cháu sẽ khơng cịn khóc nữa, cũng khơng cịn cúng cơm mỗi này hai bữa.
Vào tuần này, con cháu cúng tế lần cuối cùng.
Sau đó, là đến ngày giỗ Tiểu tường, tức là ngày giỗ đầu tiên của người
chết. Trong ngày này, con cháu mặc trang phục như ngày đưa ma, để chứng
tỏ với vong hồn người chết nỗi nhớ thương của con cháu.
Ngày Đại tường (giỗ hết) là ngày giỗ năm thứ hai kể từ khi người thân
qua đời. Trong ngày này, con cháu vẫn mặc tang phục để cúng giỗ và để đáp
lễ khách tới lễ giỗ và đây là lần mặc tang phục cuối cùng. Trong ngày giỗ hết
(hay còn gọi là giỗ bỏ khăn), tùy từng gia đình nhưng thường vào ngày này,
cỗ bàn rất linh đình, khách khứa cũng được mời rất đơng. Sau ngày giỗ này,
các ngày giỗ năm sau chỉ là ngày giỗ thường (kỵ nhật) và việc cúng lễ sẽ cử
hành như những người đã qua đời trước. Do vậy, ngày Đại tường (giỗ hết)
được coi là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả các ngày giỗ.

Sau khi chôn được ba năm, người ta làm lễ cải táng. Đây là giai đoạn
cuối cùng trong tang lễ, lễ cải táng được thực hiện tốt, suôn sẻ vừa mang ý
nghĩa mang đến sự bình an, mạnh khỏe cho con cháu, vừa giúp người đã
khuất sớm siêu thoát về nơi tây phương cực lạc. Việc cải táng thường diễn ra
từ cuối thu đến trước ngày đơng chí của năm, tiến hành vào ban đêm hoặc tờ
mờ sáng khi chưa có ánh nắng mặt trời, với quan niệm cho rằng nếu thực hiện
vào buổi sáng, ánh nắng chiếu vào làm cho xương cốt của người đã khuất bị
teo tóp lại, ảnh hưởng đến vong linh người đã khuất.
Có những ngơi mộ gọi là mả kết thì con cháu sẽ khơng cải táng mà chỉ
sửa sang lại mộ phần cho người đã khuất. Làm như vậy thì người đã khuất sẽ


×