Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Văn hóa ứng xử của người bến tre trong môi trường rừng dừa sông nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.9 KB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU THẢO

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI BẾN TRE TRONG MÔI TRƯỜNG RỪNG DỪA SÔNG NƯỚC

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 70

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NOÄI - 2007


2
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 5
4. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 6
7. Bố cục của luận văn ............................................................................. 7
Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử .................................... 7
Ch−¬ng 1 : ...................................................................................................... 8
1.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử ............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm về văn hóa .................................................................. 8


1.1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử ........................................ 10
1.2. Khái niệm vỊ phong tơc tËp qu¸n .................................................... 12
Chương 2 : .................................................................................................... 15
2.1. Đặc điểm địa lí tỉnh Bến Tre và phân bố các vùng trồng dừa ..... 15
2.1.1. Đặc điểm địa lý .......................................................................... 15
2.1.2. Phân bố các vùng dừa ở Bến Tre ............................................... 18
2.2. Nghề trồng dừa ở Bến Tre, một sắc thái văn minh nông nghiệp đặc
biệt ........................................................................................................... 20
2.3. Những ngành nghề liên quan đến môi trường rừng dừa - sông nước 24
2.3.1. Những nghề liên quan đến môi trường rừng dừa và chế biến
từ nguồn nguyên liệu dừa .................................................................. 25
2.3.1.4. Nghề khai thác lá dừa nước và chằm lá .......................................... 30
2.3.1.9. Nghề bó chổi ................................................................................... 41
2.3.2. Những nghề có liên quan đến môi trường sông nước ............. 53
2.3.2.4. Nghề cào hến ................................................................................... 58
2.4. Một số sinh hoạt đặc biệt của người Bến Tre trong hệ sinh thái
dừa ........................................................................................................... 61
2.4.1. Tìm nấm mối ............................................................................. 61
2.4.2. Săn rắn mối ............................................................................... 63
2.4.3. Săn mật ong ruồi ....................................................................... 64
2.4.4. Săn chuột dừa ............................................................................ 66
2.4.5. Câu cá bống dừa ....................................................................... 67


3
2.5. Một số đặc điểm văn hóa của cư dân xứ dừa thông qua các hoạt động
trong đời sống thường ngày : ăn, ở, đi lại, chữa bệnh... ........................... 70
2.5.1. Văn hóa ẩm thực của c dân vùng rừng dừa - s«ng n−íc BÕn
Tre ....................................................................................................... 70
2.5.2. Đặc trưng về nhà ở và sinh hoạt hàng ngày .............................. 77

2.5.3. Ăn mặc của người Bến Tre trong môi trường sông nước rừng dừa
............................................................................................................. 86
2.5.4. Các phương thức đi lại, vận chuyển trong vùng rừng dừa - sông
nước Bến Tre ....................................................................................... 90
2.5.5. Một số cách chữa bệnh dân gian của người Bến Tre ............. 93
2.6. Chợ buôn bán dừa ............................................................................ 95
2.7. Các phong tục thờ cúng, tập quán liên quan đến môi trường rừng
dừa - sông nước ....................................................................................... 97
2.7.1. Một số phong tục trong việc cưới hỏi và thờ cúng ................. 97
2.7.2. Một số tập quán sinh hoạt đặc biệt trong môi trường rừng dừa sông nước ............................................................................................... 106
2.8. Trò chơi và đồ chơi của trẻ em trong vùng rừng dừa - sông nước
............................................................................................................... 114
2.9. Cây dừa trong lịch sử đấu tranh cách mạng và chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc ....................................................................................................... 117
Chương 3: ................................................................................................... 124
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP ............................. 124
3.1. Xây dựng một hệ thống trưng bày, trình diễn về cây dừa, văn hóa
dừa nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể ............................................................................................. 125
3.2. Phát triển du lịch sinh thái trong hệ sinh thái rừng dừa - sông
nước ....................................................................................................... 126
3.3. Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống sử dụng nguyên
liệu dừa .................................................................................................. 130
3.4. Nghiên cứu tổ chức các lễ hội cho vùng rừng dừa - sông nước hàng
năm hoặc trong những dịp lễ lớn ........................................................... 131
KẾT LUẬN ............................................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 134
III/ Website ............................................................................................... 137
PHUÏ LUÏC .................................................................................................. 143



4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rừng dừa bạt ngàn trong môi trường đảo dừa sông nước là biểu tượng
của Bến Tre, người ta thường gọi Bến Tre là đảo dừa, quê dừa, xứ dừa. Cây
dừa là một trong những nguồn sống chính, một nét đặc trưng trong môi
trường sống của cư dân Bến Tre, môi trường rừng dừa - sông nước. Cây dừa
gắn bó với người Bến Tre từ đời này sang đời khác, trải qua những bước
thăng trầm của lịch sử đã tạo nên một sắc thái văn hóa của xứ dừa, do vậy,
nghiên cứu ứng xử của người Bến Tre với môi trường rừng dừa - sông nước
về cả hai mặt : ứng xử với môi trường tự nhiên cũng như ứng xử với môi
trường xã hội của cư dân xứ dừa sẽ tìm ra được những nét đặc sắc trong
văn hóa của con người Bến Tre.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích :
Trên cơ sở phân tích những biểu hiện của văn hóa ứng xử của người
Bến Tre trên hai phương diện: ứng xử văn hóa với môi trường tự nhiên và
ứng xử văn hóa trong môi trường xã hội của những cư dân sống trong hệ
môi trường đặc biệt ấy, luận văn đề xuất một số phương hướng bảo tồn phát
huy các giá trị tốt đẹp trong ứng xử với tự nhiên cũng như những nét đẹp
văn hóa trong ứng xử giữa con người với con người của người Bến Tre.
Nhiệm vụ :
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau :
+ Mô tả sắc thái đặc biệt của văn minh nông nghiệp trồng dừa của cư
dân Bến Tre.


5
+ Các phương thức ứng xử của cư dân Bến Tre với môi trường tự

nhiên trong vùng sinh thái rừng dừa - sông nước.
+ Một số ứng xử đặc biệt trong cộng đồng cư dân sống trong môi
trường rừng dừa - sông nước.
+ Đề xuất một số phương hướng bảo tồn phát huy các giá trị tốt đẹp
trong ứng xử với môi trường rừng dừa - sông nước và trong cộng đồng xã
hội của người Bến Tre.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là con người Bến Tre và những
biểu hiện của họ trong văn hóa ứng xử với môi trường rừng dừa - sông nước
cũng như cách ứng xử trong cộng đồng cư dân sống trong môi trường ấy.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
Đề tài tập trung nghiên cứu ở năm huyện Mỏ Cày, Châu Thành,
Giồng Trôm, Bình Đại và Chợ Lách ( thuộc tỉnh Bến Tre ).
4. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù ở Bến Tre cây dừa có một tầm quan trọng như vậy nhưng cho
đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo về ứng xử văn hóa của người
Bến Tre trong môi trường rừng dừa - sông nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghóa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước về văn hóa văn nghệ, cụ thể như :
+ Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 5 (khóa VIII)
“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”.


6
+ Kết luận Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 10 (khóa IX) về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 5

(khóa VIII ).
+ Đề án phát triển hoạt động văn hóa thông tin khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2010 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Luận văn cũng đồng thời sử dụng các phương pháp liên ngành văn
hóa học, tâm lý học, xã hội học, dân tộc học, địa lí nhân văn…
Sưu tầm tư liệu tại thực địa, thu thập hiện vật, phỏng vấn, đo đạc, ghi
chép mô tả, ghi hình …
Phân tích, tổng hợp ( khai thác các tư liệu qua Internet, sách và báo
chí … )
6. Đóng góp của luận văn
- Bản thân tác giả luận văn hiện đang công tác tại Bảo tàng Bến Tre,
nếu thực hiện tốt đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ có cơ sở khoa học để góp
phần xây dựng những đề cương trưng bày, các sưu tập hiện vật nhằm nêu
bật bản sắc văn hóa của con người Bến Tre qua ứng xử với môi trường rừng
dừa - sông nước, một đặc trưng văn hóa quan trọng của cư dân Bến Tre, một
nội dung không thể thiếu trong Bảo tàng .
- Việc hiểu biết sâu sắc về văn hóa Bến Tre thông qua tìm hiểu ứng
xử văn hóa với môi trường rừng dừa - sông nước và giữa những con người
xứ dừa nhằm gìn giữ bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của xứ dừa sẽõ góp
phần thúc đẩy những hoạt động du lịch, phát triển các làng nghề thủ công
có liên quan đến sông nước - rừng dừa đồng thời góp phần gìn giữ môi
trường, phát triển kinh tế - xã hội.


7
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, luận văn được
chia làm ba chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử
Chương 2: Những phương thức ứng xử của người Bến Tre với môi trường

rừng dừa - sông nước
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong ứng xử với môi
trường rừng dừa - sông nước của người Bến Tre


8

Ch−¬ng 1 :

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ệNG Xệ
1.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Thuật ngữ văn hóa ở phơng Tây vốn bắt nguồn từ tiếng la tinh Colere,
sau trở thành cultura với nghĩa cày cấy, vun trồng. Từ nghĩa hạn hẹp ban đầu
dần dần cùng với thời gian nghĩa của thuật ngữ này đà phát triển thành ý nghĩa
vun trồng, bồi đắp hoạt động tinh thần của con ngời. Ơ Trung quốc thời Tây
Hán ( 206 TCN - 25 SCN ), s¸ch Thut Un ChØ Vị cđa L−u H−íng cã câu :
Thánh nhân cai trị thiên hạ, trớc dùng văn ®øc råi sau míi dïng vị lùc”
[10,tr31]. Theo L−u H−íng văn hóa là văn trị giáo hóa, dùng văn để cảm hóa
con ngời, hớng con ngời tới các giá trị chân - thiện - mỹ.
Văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều nét đặc trng cho từng
khía cạnh khác nhau ví nh văn hóa xà hội, văn hóa gia đình, văn hóa kinh
doanh, văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ứng xử... mỗi lĩnh vực văn hóa có vị
trí và đặc điểm riêng.
Cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, nhận thức của con ngời về
văn hóa không ngừng biến đổi và luôn đợc bổ sung những nội dung mới,
những cách nhìn mới. Do có những khác biệt trong cách tiếp cận dẫn đến sự
khác nhau trong việc xác định khái niệm văn hóa. Tùy theo sự quan tâm nghiên
cứu đến khía cạnh nào của văn hóa mà ta lựa chọn khái niệm về văn hóa cho
phù hợp.

Khi phát động thập kỷ Thế giới phát triển văn hóa (1988 - 1997), Tổng
Giám đốc UNESCO Ferico Mayor Zaragoza đà đa ra định nghĩa về văn hóa:
Văn hóa là một tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đà hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc
tính riêng của mỗi dân tộc [10,tr33] .
Nhà sử học Đào Duy Anh đà có khái niệm về văn hóa : Văn hóa chỉ
những học thuật t tởng của loài ngời, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất


9
cao thợng đặc biệt. Thực ra không phải nh vậy, học thuật t tởng cố nhiên là
phạm vi của văn hóa bao hàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xà hội
cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thờng lại không phải là ở trong
phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung các phơng
diện sinh hoạt của loài ngời. Cho nên ta có thể nói rằng: văn hóa là sinh
hoạt[3,tr13].
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc ta, một danh nhân
văn hóa thÕ giíi, trong trang ci cđa b¶n th¶o “NhËt ký trong tù đà nhận xét
nh sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng nh mục đích của cuộc sống, loài ngời mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phơng thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài ngời đà sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi cđa sù sinh tån” [12,tr 431].
Gi¸o s− - TiÕn sÜ Hoàng Vinh đa ra nhận xét về văn hóa Văn hóa là toàn
bộ sự sáng tạo của con ngời, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xà hội, đợc đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xà hội, biểu hiện thông qua
vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng ngời. Hệ giá trị xÃ

hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xà hội, nó
có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con ngời
sống trong cộng đồng xà hội ấy [11,tr 43].
Ngoài ra còn có những định nghĩa nhấn mạnh vào sự thích ứng của con
ngời với môi trờng tự nhiên hay nhấn mạnh vào ph−¬ng thøc øng xư.

B¬ - lin - men - tan cho r»ng :


10
Văn hóa bao gồm toàn bộ tạo phẩm do con ngời làm ra trong qúa trình
thích ứng với môi trờng[10,tr 27].
Còn theo Đau - xơn Văn hóa là nếp sống, là sự thích ứng đặc biệt của con
ngời với môi trờng tự nhiên và các nhu cầu kinh tế [10,tr 27].
Theo F.Mê - rin Văn hóa là cách ứng xử mà các thành viên trong xà hội
học đợc [10,tr 28].
Qua tiếp cận một số khái niệm theo hớng văn hóa do chính con ngời
sáng tạo ra, tạo nên bản sắc riêng của từng cộng đồng, là sự thích ứng của con
ngời trong môi trờng tự nhiên, chúng ta có cơ sở lý luận để nghiên cứu về
văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử của con ngời đối với thiên nhiên,
với xà hội nói riêng.
1.1.2. Khái niệm ứng xử và văn hóa ứng xử
Theo từ điển tiÕng ViƯt cđa Trung t©m Khoa häc X· héi Nh©n văn Quốc
gia thì ý nghĩa của từ ứng xử mang nội dung chính sau: ứng xử là có thái
độ, hành động, lời nói nh thế nào đó trong một tình huống giao tiếp nhất định
[28,tr 1283].
Từ góc độ sinh học, các nhà khoa học cho rằng ứng xử có nghĩa là: toàn
thể những phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế, có
một hệ thống thần kinh, thực hiện để đáp trả lại những kích thích, và những
kích thích này, cũng khả quan sát khách quan, đợc đem lại do môi trờng

trong đó cơ chế Êy sèng.ThÝ dơ: khi trêi thay ®ỉi con cãc nghiÕn răng, hoặc
ếch nhái kêu khi trời sắp ma, v.v... Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy
(những ứng xử, xử lý để đáp ứng) đợc diễn theo cách tơng ®èi ỉn ®Þnh
[6,tr123].
øng xư trong x· héi häc ( trong đó có tâm lý học xà hội ) là mợn từ đó.
Nó dùng để chỉ cách hành động (và nói) nh thế nào đó của một vai trò xà hội
này đối diện với một vai trò khác (tức một cặp vai trò nh vợ/ chồng, cha/ con,
cấp trên/ cấp dới,v.v...). Và đó là những hành động, hoặc gọi là phản øng, theo


11
một cách tơng đối. ứng xử không chỉ giới hạn ở giữa các vai trò xà hội với
nhau, còn ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên [6,tr124].
Theo nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc để xác định một cách ứng xử nào đó
có là ứng xử văn hóa hay không ngời ta thờng xét 4 yếu tố sau:
- ứng xử đợc thờng xuyên lặp đi lặp lại, tức là tính thời gian của ứng xử;
- ứng xử đợc lặp lại tơng đối theo cùng một cách bởi nhiều ngời, tức là
tính không gian của ứng xử;
- øng xư Êy cã t¸c dơng chØ nam, mÉu mùc hoặc qui tắc cho các thành
viên của một nhóm hoặc mét x· héi;
- øng xư Êy chøa ®ùng mét ý nghĩa xà hội nào đấy, tức là nó biểu thị kiến
thức t tởng hoặc tình cảm mà chủ thể đà đạt đợc; nói cách khác, nó là cái
mang vác một giá trị (kinh tế, chính trị, lý luận hoặc thẩm mỹ) [6,tr 66].
Song, văn hóa ứng xử chỉ thực sự có ý nghĩa, thực sự đợc phản ánh và
trao truyền khi nó đợc cụ thể hoá qua những khuôn mẫu, hành vi, lời nói, t
duy, tâm lý, chuẩn mực, biểu tợng.
Các chủ thể hành động nhằm ứng biến đối phó với các đối tợng khác.
Chủ thể ấy có thể là một cá thể, một nhóm ngời, một giới (nam hoặc nữ), cũng
còn là cộng đồng, một dân tộc hay toàn bé d©n téc, x· héi.
Trong lý ln cịng nh− trong thực tiễn, văn hóa ứng xử của những chủ thể

nêu trên đợc bộc lộ trên nhiều phơng diện khác tựu trung lại đợc nhìn nhận,
đánh giá chủ yếu dới các mèi quan hƯ lín :
- Quan hƯ gi÷a ng−êi víi tự nhiên
- Quan hệ giữa ngời với xà hội
- Quan hệ giữa con ngời với chính bản thân mình
Trong phạm vi luận văn này, xin nêu ra một số nét về văn hóa ứng xử của
con ngời với môi trờng tự nhiên và môi trờng xà hội .
Con ngời luôn chịu ảnh hởng chi phối bởi điều kiện tự nhiên, môi
trờng sống, điều kiện sinh hoạt. Con ngời cần ứng xử một cách hài hòa với


12
thiên nhiên, thích nghi với môi trờng sống để tồn tại. Quá trình tìm hiểu lựa
chọn thích nghi đà nảy sinh yếu tố văn hóa gọi là văn hóa ứng xử với môi
trờng tự nhiên , yếu tố văn hóa ®ã ®· thĨ hiƯn rÊt râ trong sinh ho¹t cđa các
cộng đồng c dân sống trong mọi môi trờng tự nhiên khác nhau .
Theo sách Văn hóa sinh thái nhân văn (do Trần Lê Bảo chủ biên), văn
hóa ứng xử với môi trờng tự nhiên bao gồm hai thành tố:
- Văn hóa tận dụng môi trờng thiên nhiên (khai thác và sử dụng thiên
nhiên vì sự tồn tại và phát triển của ngời và xà hội).
- Văn hóa ứng phó với môi trờng thiên nhiên, ứng phó với thiên tai: nắng,
ma, bÃo lũ, hạn hán và ứng phó với những rủi ro thiên nhiên mang lại cho con
ngời nh động đất, núi lửa.v.v.. [30,tr19]
Văn hóa ứng xử của ngời Bến Tre biểu hiện ở hai mặt, thứ nhất là ứng xử
với môi trờng sông nớc - rừng dừa. Trong quá trình khai khẩn lu dân Bến
Tre đà biến một vùng đất hoang vu, sình lầy, với nhiều cọp beo, cá sấu thành
rừng dừa bạt ngàn xanh tốt, biến hệ sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái nông
nghiệp với năng suất cao để thỏa mÃn nhu cầu sinh sống và phát triển xà hội.
Ngời Bến Tre với trí thông minh, nghị lực phi thờng đà biết đắp đập
ngăn mặn, đào kênh dẫn nớc, lên liếp trồng cây, biến vùng nê địa thành vờn

dừa, vờn cây ăn trái, đồng lúa trĩu hạt, ao mơng nuôi tôm cá.
Mặt ứng xử thứ hai tøc øng xư gi÷a nh÷ng con ng−êi sèng trong cïng môi
trờng tự nhiên và ứng xử với ngời ở nơi khác đến xứ dừa Bến Tre.
Quá trình đó biểu hiện văn hóa ứng xử của ngời Bến Tre với môi trờng
thiên nhiên cũng nh với môi trờng xà hội để tạo ra những giá trị văn hóa đặc
sắc riêng biệt .
1.2. Khái niệm về phong tục tập quán
Theo từ điển tiÕng ViƯt cđa Trung t©m Khoa häc X· héi Nh©n văn Quốc
gia thì ý nghĩa của từ phong tục mang nội dung sau:
Phong tục là thói quen đà ăn sâu vào đời sống xà hội, đợc mọi ngời
công nhận và lµm theo” [28,tr 937].


13
Theo nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc, Tập quán là những tác phong đợc
lặp lại trong thời gian ở cá thể hay tập thể (Tập nghĩa là năng làm, quán là
quen). Tập quán là bao hàm những thói quen về suy nghĩ, về mọi mặt trong
sinh hoạt xà hội cũng nh− lao ®éng, thÝ dơ vỊ suy nghÜ : lêi chào cao hơn mâm
cỗ, bớt bát mát mặt, v.v... về lao động là những lề lối canh tác nh cày cấy,
nuôi cá ruộng, du canh du c, v.v...về sinh hoạt : ăn trầu, hút thuốc lào, cách
nấu nớng, mời đÃi bôi, đi ăn xin lấy khớc, kiêng cho nuớc đầu năm.v.v.. Nói
chung tập quán có một giai dộ rộng lớn, ở tập quán tính cách bắt buộc bắt đầu
hé mở, song còn dao động giữa tình trạng bắt buộc với rất đáng làm theo. Bởi
vậy mà áp lực xà hội cũng không nặng nề đối với ai vi phạm, thờng chỉ là dị
nghị phê bình.
Phong tục qua hai chiều tuyển chọn - không gian và thời gian - một số tập
quán và nề nếp sống trở thành phong tục. Phong nghÜa lµ thãi, tơc cịng lµ thãi
nh−ng cã ý nghÜa từ lâu đời hơn và ăn sâu vào đời sống.
Phong tơc cịng cã mét giai ®é réng lín nh− tËp quán nhng điều căn bản
phân biệt phong tục với tập quán là ở chỗ: phong tục là những khuôn mẫu ứng

xử phải theo nghĩa là có tính cách bắt buộc đối với mọi thành viên vì chúng
đợc coi là những ứng xử cần thiết cho lợi ích công cộng (sự phån vinh, sù an
ninh vµ trËt tù cđa nhãm vµ cộng đồng). Điều đặc biệt khác là phong tục bao
giờ cũng ở trình độ cả một cộng đồng (làng ngày xa là đơn vị cộng đồng cơ
bản), hoặc một vùng, hoặc nữa cả một quốc gia.
Ơ trình độ phong tục, các khuôn mẫu ứng xử mang trong chúng những
chuẩn mực ®¹o ®øc, thÈm mü, khoa häc cđa mét x· héi”. [6,tr 129-130].
Nội dung phong tục tập quán bao hàm mọi hoạt động xà hội.
Phong tục tập quán là một dạng thể chế, pháp luật cũng là một dạng thể
chế khác. Có thể nói phong tục tập quán là một dạng thể chế mềm, dựa vào sức
mạnh của d luận xà hội để điều tiết hành vi các thành viên trong cộng đồng xÃ
hội. Còn luật pháp thuộc loại thể chế cứng, lấy bạo lực của nhà nớc làm
phơng tiện chế tµi x· héi.


14
Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu.
Về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hởng, bắt chớc và có những
điểm giống nhau.
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu bám rễ trong tiềm thức mỗi
ngời dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
Ngời Bến Tre qua mấy trăm năm sống trong môi trờng rừng dừa, sông
nớc đà hình thành nên những phong tục tập quán riêng, biểu hiện trong lao
động sản xuất cũng nh trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại...). Những phong tục
tập quán mà chỉ có thể tìm thấy ở xứ dừa Bến Tre, tạo nên phong cách văn
hóa riêng, sắc thái riêng của ngời Bến Tre.


15


Chương 2 :
NHỮNG PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI BẾN TRE
VỚI MÔI TRƯỜNG RỪNG DỪA - SÔNG NƯỚC
2.1. Đặc điểm địa lí tỉnh Bến Tre và phân bố các vùng trồng dừa
2.1.1. Đặc điểm địa lý
Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành
bởi ba cù lao lớn An Hóa, Bảo và Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu
Long là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ
thành.
Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở
thượng nguồn các nhánh sông lớn, giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía
đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.315,01km2 , phía bắc giáp tỉnh Tiền
Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vónh
Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp
biển Đông với chiều dài bờ biển 65km.
Đường bộ nối liền thị xã Bến Tre với thành phố Hồ Chí Minh ( qua
Tiền Giang, Long An ) dài 86km.
Là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long nằm sát biển, Bến
Tre có địa hình bằng phẳng, độ chênh giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất
là 3,5m. Trong vùng rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn,
không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi ( rừng cây thưa, không có
cây cổ thụ ) và những dải rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông.
Bốn bề đều có sông nước bao bọc, Bến Tre có một hệ thống đường
thủy gồm những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính ( cửa
Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên ), ngược về phía thượng


16
nguồn và một hệ thống kênh, rạch chằng chịt đan vào nhau như những mạch
máu chảy khắp ba dải cù lao nên rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng

như thủy lợi. Chỉ tính những đường thủy quan trọng Bến Tre có khoảng 45
sông và rạch loại lớn, 15 kênh đào ( 325km sông ; 339,5km kênh, rạch ).
Mạng lưới vận tải đường thủy là một thế mạnh của Bến Tre. Từ thị
xã Bến Tre có thể đi bằng đường thủy đến các huyện xã, xóm, ấp cũng như
đi lên các tỉnh miền Đông và xuống miền Tây Nam bộ. Tàu bè từ thành phố
Hồ Chí Minh đi về miền Tây và ngược lại đều đi qua đất Bến Tre. Tỉnh có
176 tuyến giao thông đường thủy trong đó có 69 tuyến liên tỉnh, 107 tuyến
nội tỉnh, 138 bến đò.
Nằm ở vó tuyến gần xích đạo, ven biển nên Bến Tre chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều. Con nước lên xuống hai lần trong một ngày.
Theo kinh nghiệm thực tế vào ngày rằm hàng tháng nước lớn lúc 12 giờ trưa
và 24 giờ khuya. Sau đó mỗi ngày thời điểm nước lớn cứ chậm đi nửa giơ.ø
Người làm nghề sông nước lâu năm chỉ ngước nhìn trăng cũng có thể đoán
đúng giờ nước ròng nước lớn. Ven sông rạch thường có loài chim báo nước
sinh sống - chim bìm bịp cất tiếng kêu bịp bịp khi con nước vừa “nhửng” lớn
( nước không chảy ra cũng không chảy vào, giao thời giữa con nước ròng và
con nước lớn ).
Cư dân sông nước thuộc lòng cách tính con nước để biết cách sắp xếp
tính toán mọi công việc từ hoạt động sản xuất như đánh bắt thủy sản hay cả
việc trồng trọt cũng phải tùy vào con nước mà gieo trồng. Ngoài ra việc trao
đổi mua bán sản vật, học hành, thăm viếng, cưới xin … đều liên quan đến
con nước lớn con nước ròng. ( Liệt kê đầy đủ ta thấy có hơn hai mươi loại


17
con nước có thể kể như nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước
nhửng lớn, nước ương, nước sát, nước kiệt, nước đứng, nước cân… )
Ca dao có câu :
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi ,
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê

Người vùng sông nước sử dụng âm lịch để tính con nước. Thông
thường ngày mùng 5 có con nước ương, còn gọi là nước cân, thời gian này
con nước không ròng không lớn diễn ra mấy giờ liền. Trong bài vè nói
ngược có câu “ 30 nước kém, mùng 10 nước rong”, ta phải hiểu ngược lại :
mùng 10 nước kém, 30 nước đầy. Nói về con nước còn có câu thành ngữ
“Mười bảy nước nhảy khỏi bờ” để nói về con nước rong từ 14 cho đến 17
âm lịch, nước rong thường lên rất nhanh.
Lướt qua một số đặc điểm của các con nước để thấy đời sống cư dân
vùng sông nước có mối quan hệ chặt chẽ với “con nước” và thông thuộc tự
nhiên.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rõ người Bến Tre sống trong vùng
đất thấp, trên các cù lao, ở gần biển, nơi có chế độ bán nhật triều của
miền cận xích đạo, trong một miền đất chằng chịt sông rạch. Nhà cách
nhà, vườn cách vườn bởi những kênh mương và nối với nhau bởi những
cây cầu khỉ cheo leo. Đi lại, vận tải và mọi mặt sinh hoạt đều gắn liền
với sông nước. Bởi thế, sống bao đời trong môi trường này khiến người
Bến Tre đã tạo nên một thế ứng xử rất độc đáo mang đậm đà bản sắc
của nhóm cư dân sống trong vùng sông nước - rừng dừa.


18
2.1.2. Phân bố các vùng dừa ở Bến Tre
Dừa là loại cây trồng lâu năm chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống
cây trồng của Bến Tre. Cây dừa và hoạt động sản xuất, chế biến dừa đã tạo
nên một diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường đặc biệt trên vùng
đất này. Diện mạo ấy không ngừng biến đổi và gắn liền với lịch sử hình
thành, phát triển xứ dừa Bến Tre .
Cả nước hiện có khoảng 200.000 ha trồng dừa thì Bến Tre là tỉnh dẫn
đầu trên hai mặt : diện tích ( 37.595ha) và sản lượng( 260 triệu quả/ năm).
Bến Tre là những cụm cù lao cuối cùng nhận đẫm phù sa của dòng Mê

kông trước khi chảy ra biển cả, nhờ đó cây dừa cũng xanh tốt hơn, năng suất
cao hơn các vùng khác, ba huyện có diện tích dừa lớn ở Bến Tre là Giồng
Trôm, Châu Thành và Mỏ Cày.
Tỉnh Bến Tre được chia thành 3 vùng kinh tế, sinh thái khác nhau :
vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng nước mặn.
Cây dừa có khả năng phát triển ở cả 3 vùng sinh thái : ngọt, lợ và
mặn như vùng Châu Hòa, Châu Bình - huyện Giồng Trôm, một số xã ở
huyện Bình Đại và Mỏ Cày. Riêng vùng nước lợ thích hợp với sự sinh
trưởng nên quả dừa ở đây cho hàm lượng dầu cao hơn các vùng khác trong
tỉnh.


19
Bảng thống kê diện tích, năng suất, sản lượng dừa của Bến Tre
STT

Năm

Diện tích ( ha )

Năng suất

Sản lượng

(trái/ha/năm)

( triệu trái )

1


1990

41.863

5.601

137,88

2

1995

31.919

6.939

208,18

3

2000

37.758

7.016

231,66

4


2003

35.018

6.784

220,93

5

2004

35.885

7.350

241,66

6

2005

37.595

7.700

258,78

Trích báo cáo: “Một số thực trạng về ngành dừa tỉnh Bến Tre (tháng 5.2006)”


Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhất là sau khi nước ta đã gia nhập
WTO, Bến Tre có nhiều điều kiện phát huy lợi thế xuất khẩu các sản phẩm
từ dừa, giúp hàng ngàn hộ dân ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, xóa đói
giảm nghèo. Tỉnh rất chú trọng đến công tác thủy lợi, khuyến nông, bảo vệ
thực vật… cùng với những chương trình khuyến khích trồng dừa, ban hành
chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lónh vực chế biến các sản phẩm từ
dừa. Ngành nông nghiệp đang thực hiện dự án trồng xen 10.000 ha cacao
trong vườn dừa, triển khai dự án phát triển trồng mới 5.000 ha dừa ở 55 xã
của 5 huyện, giai đoạn 2005 - 2010 .
Hàng năm Hội Nông dân lập danh sách đăng ký trồng dừa, hỗ trợ cây
giống cho nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng dừa, diện tích
đất trồng dừa ngày càng mở rộng, tạo ra những tiền đề quan trọng để Bến
Tre tiếp tục phát triển “kinh tế dừa” đồng thời gìn giữ, phát huy bản
sắc văn hóa độc đáo của vùng đất được mệnh danh “xứ dừa”.


20
2.2. Nghề trồng dừa ở Bến Tre, một sắc thái văn minh nông nghiệp đặc
biệt
Lưu dân Bến Tre bắt đầu công cuộc khai phá mảnh đất cù lao cửa
biển vào khoảng thế kỷ 17, lúc đầu người ta chọn những vùng đất cao ráo,
có nguồn nước ngọt, khí hậu ít độc hơn vùng rừng rậm để sinh sống, khai
phá cải taùo thieõn nhieõn.
Vùng đất này có lắm sông, nhiều rạch và độ mặn dao động theo mùa nên
việc lựa chọn cây dừa, một loại cây đặc biệt thích nghi với vùng lợ, là một lựa
chọn rất phù hợp với môi trờng nơi đây.
Khaực vụựi cử daõn trong luựa hay ủaựnh cá, nuôi trồng thủy sản, nông dân
trồng dừa ở Bến Tre có một nền văn hóa sản xuất rất đặc trưng được thể
hiện ở một số mặt dưới đây:
+ Lên liếp trồng dừa - một giải pháp biến rừng hoang đất trũng

thành một môi trường lý tưởng để trồng dừa.
ViƯc đào mơng lên liếp trồng dừa có thể nói là một trong những lối ứng
xử độc đáo của ngời dân BÕn Tre víi m«i tr−êng sèng. Họ đã tạo nên một
môi trường thuận lợi cho cây dừa sinh sống và phát triển, thuận lợi cho việc
tưới tiêu, thu hoạch và nuôi thủy sản đồng thời với việc trồng dừa. Nhờ có
hệ thống mương cộng với chế độ bán nhật triều của sông rạch xứ dừa người
ta có thể lấy bùn đẫm nặng phù sa để vun đắp cho cây xanh tốt.
Có thể tóm lược quá trình hình thành rừng dừa như sau:
Buổi đầu bắt tay trồng dừa người ta đo đạc tính toán kỹ lưỡng về cự ly
- mật độ rồi cặm vè ( đánh dấu ) sau đó đắp những cái mô ở những vị trí đã
định. Mô có đường kính độ 1m, khoảng cách giữa các mô khoảng 7,5m là
vừa đủ để dừa có thể phát triển tốt. Giữa các mô dừa vẫn có thể trồng màu,


21
cấy lúa cho đến khi dừa trưởng thành. Từ tháng ba đến tháng sáu cuốc vồng
trồng dưa leo, cà tím, khoai lang… từ tháng sáu có thể trồng khoai mỡ hoặc
ban vồng khoai xuống mà cấy lúa mùa. Phù sa bồi tụ vào các mương khoai,
mỗi mùa cứ dày lên. Người ta lấy phù sa đắp lên mô dừa. Mô dừa mỗi năm
mỗi cao mỗi rộng hơn cho dừa đủ đất phát triển.
Độ ba, bốn năm sau, khi dừa sắp ra lưỡi mèo (búp hoa ) người ta thôi
trồng màu trồng lúa mà đào các mương khoai sâu xuống lấy đất đắp nối các
mô lại theo hàng dọc đã định tạo thành bờ, tuy còn thấp nhưng đã thành
hình dáng của một vườn dừa .
Trên bờ đất người ta tiếp tục trồng xen đu đủ, ớt, cà, dưa leo... Phân,
nước bón cho các loại hoa màu cũng chính là bón cho cây dừa.
Ngày nay đi trong rừng dừa không ai có thể hình dung được cái buổi
mới trồng dừa. Phải mất nhiều năm phù sa bồi tụ mới có thể biến ruộng
thấp thành vườn dừa. Nhờ hệ thống kênh mương mà phù sa có thể vào tận
mọi ngõ ngách của vườn. Trước lúc nước ròng có một khoảng thời gian nước

đứng, ấy là lúc phù sa lắng lại trước khi nước rút ra để chuẩn bị cho một chu
kỳ mới. Trong mùa nước nổi bao rác rưỡi sâu bọ sẽ bị cuốn đi và nước ngọt
rửa phèn mặn làm cho vườn dừa mỗi ngày một xanh tốt. ( ảnh số 1,2 )
Diện tích dừa ở Bến Tre mỗi năm tăng dần và nơi đây được gọi là xứ
dừa bởi có diện tích và sản lượng dừa cao nhất nước.
Việc chọn giống ươm dừa phải hết sức kỹ càng vì dừa trồng xuống
phải 4 - 5 năm mới cho trái, và có thể khai thác trên năm mươi năm.
Nguyên tắc chọn giống theo phương thức “dừa tơ, cau lão”, nghóa là chọn
giống ở những cây dừa tơ độ 10 - 15 tuổi. Dừa mẹ có một gốc to vừa phải
không thưa lá, quày dừa sai quả, không bỏ bẹ, tức quày luôn nằm trên bẹ


22
nếu không sẽ bị sút buồng; trái dừa to vừa, vỏ mỏng, cùi dày. Muốn lấy
dừa giống đợi dừa qua giai đoạn rám vỏ, cắt nguyên buồng dòng dây xuống
đất không được để rơi làm dập quả. Người kỹ tính am tường việc chọn giống
thường bỏ những quả đầu và những quả cuối. Còn lại cắt rời từng quả thả
xuống nước.Theo kinh nghiệm quả nào “bơi đứng” phần cuống thẳng lên là
tốt nhất, sẽ có mọi đặc tính giống cây mẹ. Cũng có người đánh dấu phần
nổi lên trên, khi ươm cũng đặt đúng chiều này thì cây mới lên mầm tốt. Dừa
giống đặt nơi đất tốt có độ ẩm thích hợp, khi dừa lên mộng độ gang tay, rễ
vừa bén đất thì đem trồng. Không nên để quá to khi bứng đi bị đứt rễ, dừa
phát triển kém.
Trong vườn người ta trồng nhiều giống dừa khác nhau để dừa thụ
phấn chéo sẽ lai tạo thành những giống dừa ưu việt. ( ảnh số 6 )
Nhờ hệ thống mương mà người ta có thể “lùa dừa” về bến một cách
dễ dàng .
Dừa được giật bằng sào hay trèo lên cây hái. Dựa vào đặc điểm sông
nước và chế độ bán nhật triều và đặc tính “nổi” của dừa - người trồng dừa
tìm ra cách vận chuyển dừa vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả. Cách thu hoạch

này chỉ có ở vùng sông nước.
Cách 1: Khi đào mương, lên liếp trồng dừa người ta có chủ ý đào sao
cho các mương ăn thông với nhau và chảy về hướng gần nhà nhất. Đến kỳ
thu hoạch người ta chặn một tấm đăng ở đầu mương này; khi bẻ dừa người
ta quẳng tất cả xuống mương, lúc nước “ròng” dừa sẽ tự trôi về, chủ vườn
chỉ việc vớt lên.


23
Cách 2 : Không đợi nước ròng, nhảy xuống mương dùng tay lùa dừa
từ các mương nhánh về bến, công việc cũng nhẹ nhàng. Nếu phải gánh số
dừa ấy về nhà công việc sẽ nặng nhọc bội phần. ( ảnh số 7 )
Trong vườn dừa thường được trồng xen các loại cây ăn trái, tùy theo
sinh thái của mỗi vùng mà lựa chọn loại cây trồng xen thích hợp, vùng nước
ngọt trồng ca cao, bòn bon, măng cụt … Vùng nước lợ trồng các loại cây có
múi, trồng cỏ nuôi bò… Việc trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao so với
những vườn chỉ chuyên trồng dừa, qua đó ta thấy sự thông minh, năng động,
sáng tạo của cư dân xứ dừa trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên
nhiên. (Về doanh thu nếu trồng dừa chuyên canh lợi nhuận bình quân từ 8,5
đến 11,6 triệu đồng/ha/năm. Nếu dừa trồng xen với các loại cây ăn trái lợi
nhuận bình quân từ 17 đến 41 triệu/ha/năm).
Người xứ dừa khai thác cây dừa và các tài nguyên động, thực vật
khác trong hệ sinh thái một cách khoa học và sáng tạo. Họ biết sống hòa
thuận với thiên nhiên, biết tận dụng nguồn nước, nguồn phù sa vô tận vào
việc vun bồi, giữ gìn hệ sinh thái ổn định lâu dài .
Tính văn hóa cao của cư dân xứ dừa trong ứng xử với môi trường
tự nhiên được thể hiện qua việc giữ gìn đa dạng sinh học, khai thác tài
nguyên một cách hợp lý bền vững, sống hài hòa với môi trường tự nhiên.
( Tài liệu thu thập được qua phỏng vấn nhân dân ở xã Lương Hòa, xã
Hưng Nhượng - huyện Giồng Trôm; xã An Phước, xã Phú An Hòa - huyện

Châu Thành; xã Tân Phú Tây, xã Thành An, xã Thạnh Ngãi, xã Thanh Tân,
xã Đa Phước Hội - huyện Mỏ Cày)


24
2.3. Những ngành nghề liên quan đến môi trường rừng dừa - sông nước
Chúng ta đều biết lao động sản xuất là một thuộc tính rất quan trọng,
nó quyết định diện mạo của mỗi nền văn hóa. Dân cư sống trong vùng sản
xuất lúa gạo thì việc sản xuất và chế biến các sản phẩm lúa gạo mang
những sắc thái riêng. Khác với sản xuất lúa gạo, dân cư vùng rừng dừa sông nước do hoàn cảnh sinh sống với một môi trường tự nhiên đặc biệt ở
vùng cửa sông nên đã lấy nghề trồng dừa và khai thác chế biến các sản
phẩm từ cây dừa cùng với nghề khai thác chế biến các nguồn lợi trên sông
nước làm hoạt động sinh sống chủ yếu. Bởi vậy, khi xem xét các hoạt động
sản xuất mang tính đặc trưng này của cư dân sống trong rừng dừa - sông
nước, luận văn này muốn tìm ra và làm nổi bật cái bản sắc văn hóa trong
việc ứng xử với môi trường rừng dừa – sông nước thông qua hoạt động
lao động sản xuất của họ. Để tiện cho việc nghiên cứu, ở phần này chúng
tôi xin trình bày làm hai phần riêng :
+ Các ngành nghề liên quan đến sản xuất và chế biến, khai thác các
sản phẩm từ cây dừa và các sản phẩm có trong môi trường rừng dừa. Các
hoạt động ấy bao gồm: trồng và chăm sóc dừa, chế biến các sản phẩm từ
nguyên liệu dừa, khai thác các sản phẩm tự nhiên trong rừng dừa cũng như
các hình thức tổ chức lao động giữa những nhóm tham gia sản xuất.
+ Các ngành nghề liên quan đến cuộc sống sông nước bao gồm nghề
khai thác thủy hải sản trên sông, nghề buôn bán trên sông nước…


25
2.3.1. Những nghề liên quan đến môi trường rừng dừa và chế biến
từ nguồn nguyên liệu dừa

2.3.1.1. Nghề bồi vườn
Trong nghề trồng dừa, một trong những khâu chăm sóc không thể
thiếu là bồi đắp bùn cho từng gốc dừa mà người ta quen gọi là bồi vườn.
Đây cũng là một nghề lao động đặc thù ở xứ dừa Bến Tre.
Hàng năm người trồng dừa cần làm cỏ, bồi bùn vài lần, bổ sung ít
phân chuồng, hóa học đủ giúp dừa cho trái quanh năm.
Việc bồi bùn thường được tiến hành vào mùa khô, tùy thời gian thích
hợp mà chủ vườn dặn trước với thợ. Dịp này người ta thường đợi con nước
kém, ròng sát vào buổi sáng để tháo hết nước trong mương, bắt tôm cá xong
lúc 7,8 giờ thì bắt đầu công việc. Bùn nhão thường dùng gàu xúc, bùn dẽo
dùng tay móc quăng lên hai bờ. Vùng Mỏ Cày người ta đợi cho bùn khô mới
dùng cuốc trải ra khắp vườn. Vùng Giồng Trôm trái lại, họ dùng tay khỏa
bùn ngay và khéo léo đắp các mép bờ vuông vắn rất đẹp. Do bùn tích tụ
phù sa châu thổ sông Cửu Long nên dù bồi cách nào dừa cũng tốt.
Thợ bồi vườn là người trong vùng, có người chuyên nghiệp ăn công
nhật hoặc lãnh khoán với giá thỏa thuận nhưng cũng có người làm theo kiểu
vần công đổi công, qua lại giúp nhau. Đây là công việc dành cho nam giới
nhưng có nơi thiếu lao động phụ nữ cũng tham gia.
2.3.1.2. Nghề phát vườn (làm cỏ vườn)
Từ xưa trong dân gian ta đã có câu “ Công làm là công bỏ, công làm
cỏ là công ăn”. Đó là câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng trong việc chăm
sóc ruộng lúa sao cho khỏi bị cỏ dại lấn át. Đối với vườn dừa, tuy cỏ dại
không lấn nổi cây dừa nhưng nếu không làm cỏ thì năng suất cũng bị hạn


×