Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE THI THU HOC KI I HOA 12A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.06 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I 2010-2011 Câu 1: Cho 20,16 gam phôi bào sắt để ngoài không khí. Sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng m gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho B tác dụng hòan toàn với dung dịch HNO 3 được 4,48 lít NO (duy nhất, đkc). Giá trị của m là A 24 gam B 7,5 gam C 9,2 gam D 10,08 gam Câu 2: X và Y là kim loại trong số các kim loại sau: Al, Fe, Ag, Cu, Na, Ca, Zn. X tan trong dung dịch HCl, dd HNO3 đặc nguội, dung dịch NaOH mà không tan trong nước. Y không tan trong dung dịch NaOH, dung dịch HCl mà tan trong dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3 đặc nguội. X và Y lần lượt là: A Ca và Ag B Zn và Cu C Al và Cu D Na và Ag Câu 3: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm ba oxit Fe 2O3 , MgO, ZnO tan vừa đủ trong 500ml dung dịch HCl 0,1M, thu được m gam hỗn hợp các muối khan. Giá trị của m là A 5,215 B 4,843 C 4,185 D 6,05 Câu 4: Hỗn hợp X gồm 2 đồng phân, công thức C 2H7O2N tác dụng đủ với dung dịch NaOH/t0, thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z chứa hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm, tỉ khối hơi so với H 2 là 13,75). Khối lượng khí nặng hơn trong hỗn hợp Z là A 6,5 gam. B 15,7 gam. C 4.65 gam. D 14,3 gam. Câu 5: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, cô cạn dung dịch được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu cho 3 amin trên trộn theo tỉ lệ mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là A C3H9N, C4H11N, C5H13N. B C2H7N, C3H9N, C4H11N. C C3H7N, C4H9N, C5H11N. D CH5N, C2H7N, C3H9N Câu 6: Cho các polime sau: polietilen; xenlulozơ; protein; tinh bột; nilon-6; nilon-6,6; polibutađien. Số chất polime tổng hợp là A 6. B 5. C 4. D 3. Câu 7: Số phản ứng xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3 là A 2 B 3 C 5 D 4 Câu 8: Hợp chất X có công thức CH3OOCCH2CH3. Tên của X là A metyl propionat B metyl axetat C etyl axetat D propyl axetat Câu 9: Axit aminoaxetic và etylamin đều phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây A Dung dịch KCl và dung dịch H2SO4. B Dung dịch HCl và dung dịch Br2. C Dung dịch KOH và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH. D Dung dịch HCl và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH. Câu 10: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là A tơ tằm B nilon-6,6 C tơ capron D tơ visco Câu 11: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A C2H5OH và (CH3)3N. B C6H5CH2OH và (C6H5)2NH. C C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. D (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. Câu 12: .Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A poli(etylen terephtalat) B teflon C poli(ure-fomađehit) D poli(phenol-fomanđehit) Câu 13: Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, glixerol, ancol etylic, anđehit axetic. Số hợp chất tạp chức có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là A 3. B 5. C 4. D 6. Câu 14: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quì tím ẩm và dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị đúng của m là: A 15 gam B 21,8 gam C 5,7gam D 12,5 gam Câu 15: Thủy phân 4,4 gam este (X) có công thức phân tử C 4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 2,3 g ancol (Y) và m gam muối. Giá trị của m là A 4,1g B 4,2g C 8,2g D 3,4g.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 16: Cho các chất: glixerol, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam là A 5. B 2. C 3. D 4. Câu 17: Khi thủy phân hoàn toàn một polipeptit ta thu được các aminoaxit X, Y, Z, E, F. Còn khi thuỷ phân từng phần thì thu được các đi- và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Trình tự các aminoaxit trong polipeptit trên là A X – E – Y – Z – F. B X–Z–Y–E–F C X – Z – Y – F – E. D X – E – Z – Y – F. Câu 18: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl với điện cực trơ màng ngăn xốp. Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (chương 5/bài 24/ riêng NC/mức 3) A b= 2a B b> 2a C 2b= a D b< 2a Câu 19: .Clo hóa PVC thu được một polime chứa 61,383% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắc xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho C=12; H=1; Cl=35,5) A 4. B 2. C 3. D 5. Câu 20: .Cho các chất: (1) amoniac, (2) metylamin, (3) anilin, (4) dimetylamin. Lực bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A (1) < (2) < (3) < (4) B (3) < (1) < (2) < (4) C (1) < (3) < (2) < (4) D (3) < (1) < (4) < (2) Câu 21: Cho sắt tác dụng với từng dung dịch sau: FeCl3, CuSO4, ZnSO4, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 (đặc, nóng, dư), HNO3 (dư), NaNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là A 3 B 5 C 4 D 2 Câu 22: Khử CH3CH2COOCH3 bằng LiAlH4, to thu được CH3OH và A CH3CH2CH2OH B CH3CH2COOH C CH3CH2CHO D CH3CH2OH Câu 23: .Để xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo có chỉ số axit là 7 người ta phải dùng 0,35 mol KOH, khối lượng glixerol thu được là (cho K= 39, C=12, O=16, H=1) A 16,7 gam. B 10,35 gam. C 94,3 gam. D 9,43 gam. Câu 24: Cho 18,5 gam hỗn hợp X(Fe, Fe3O4) phản ứng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất(đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là A 0,64 B 0,32 C 3,2 D 6,4 Câu 25: Este khi xà phòng hóa tạo ra các sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc là A CH3COOCH3 B HCOOCH=CH2 C CH2=CHCOOCH3 D HCOOC2H5 Câu 26: .Hợp kim Zn-Cu tiếp xúc với dung dịch chất điện ly, thì A Cu bị ăn mòn hóa học. B Cu bị ăn mòn điện hóa. C Zn bị ăn mòn hóa học. D Zn bị ăn mòn điện hóa. Câu 27: Để phân biệt các kim loại Na, Al, Fe và Cu ta có thể dùng A H2O, dung dịch HCl B dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2 C H2O, dung dịch NaOH D dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch H2SO4 đặc nguội Câu 28: Cho các chất: glixerol, glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tác dụng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam A 4. B 3. C 5. D 2. Câu 29: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được gồm: A Cu, Fe, Zn, Mg. B Cu, Fe, Zn, MgO. C Cu, FeO, ZnO, MgO. D Cu, Fe, ZnO, MgO. Câu 30: Từ phương trình phản ứng: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 cho thấy: A Cu có thể khử Fe3+ thành Fe2+ B Cu có tính khử mạnh hơn Fe C Fe3+ vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá D Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Fe3+.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đáp án : 01 1. A 9. D 17. D 25. B. 2. B 10. D 18. B 26. D. 3. C 11. C 19. D 27. A. 4. C 12. B 20. B 28. A. 5. B 13. C 21. C 29. B. 6. C 14. D 22. A 30. A. 7. D 15. A 23. B. 8. A 16. D 24. C.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×