Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của múa hầu đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 165 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ văn hoá, thể thao và du lịch

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
-------------------------

nguyễn thu trang

tìm hiểu đặc điểm và giá trị của
múa hầu đồng

LUậN VĂN THạC Sĩ VĂN HOá HọC

Người hướng dẫn khoa học:
pGS. TS. lê ngọc canh

Hà NộI - 2011

1


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
Chương 1 Khái quát về diễn xướng Hầu Đồng
........................................................................................................................... 8
1.1.ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM ..................................................................... 8
1.1.1. Nguồn gốc của tục thờ Mẫu ............................................................ 8


1.1.2. Hệ thống điện thần và thần tích .................................................... 10
1.1.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt Nam ................. 21
1.2. NGUỒN GỐC CỦA DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG ........................... 22
1.2.1. Dân ca............................................................................................ 22
1.2.2.Dân vũ ............................................................................................ 24
1.2.3. Dân nhạc........................................................................................ 25
1.3. CÁC THÀNH TỐ CỦA DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG ...................... 26
1.3.1. Văn ................................................................................................ 26
1.3.2. Âm nhạc và hát ............................................................................. 27
1.3.3. Họa ................................................................................................ 28
1.3.4. Múa ............................................................................................... 30
1.4. NHỮNG NGHI LỄ CỦA DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG ................... 31
1.5. VĂN CHẦU ......................................................................................... 34
1.6. KHÔNG GIAN TRÌNH DIỄN HẦU ĐỒNG ....................................... 36
1.7. NHỮNG GIÁ ĐỒNG CỦA DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG ............... 38
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 40
Chương 2 Những đặc điểm và giá trị của múa Hầu Đồng
......................................................................................................................... 41
2.1. HỆ THỐNG MÚA HẦU ĐỒNG......................................................... 41
2.1.1. Loại múa theo giá Đồng ................................................................ 41
2.1.2 Loại múa với đạo cụ ....................................................................... 43
2.1.3. Loại múa tay không....................................................................... 59
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÚA HẦU ĐỒNG ................................ 62
2.2.1. Độc diễn ........................................................................................ 63
2.2.2. Qui cách ....................................................................................... 64
2.2.3. Dị bản ............................................................................................ 66
2.2.4 Yếu tố thiêng .................................................................................. 67
2.2.5. Ngẫu hứng ..................................................................................... 68
2.2.6. Không gian cố định ....................................................................... 69
2.2.7. Múa với đạo cụ.............................................................................. 70

2.3. CÁC GIÁ TRỊ CỦA MÚA HẦU ĐỒNG............................................. 72


2
2.3.1. Giá trị văn hóa ............................................................................... 72
2.3.2. Giá trị xã hội.................................................................................. 74
2.3.3. Giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ....................................................... 76
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 86
Chương 3 Bảo lưu và phát triển các giá trị của múa Hầu Đồng
trong thời hiện đại
......................................................................................................................... 89
3.1. THỰC TRẠNG CỦA MÚA HẦU ĐỒNG HIỆN NAY ...................... 89
3.1.1. Tác động của múa Hầu Đồng trong đời sống xã hội hiện nay...... 91
3.1.2. Những tác động của đời sống xã hội hiện đại đến múa Hầu Đồng
................................................................................................................. 93
3.2. BẢO LƯU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ CỦA MÚA HẦU
ĐỒNG. ........................................................................................................ 96
3.2.1. Bảo lưu những giá trị truyền thống tốt đẹp của múa Hầu Đồng.. 96
3.2.2. Đưa không gian trình diễn của múa Hầu Đồng lên sân khấu chuyên
nghiệp. ..................................................................................................... 99
3.2.3 Sử dụng chất liệu, chắt lọc tinh hoa vốn có của múa Hầu Đồng, dàn
dựng biên đạo thành những tác phẩm mới, phù hợp với nhu cầu xã hội.
............................................................................................................... 106
3.2.4. Khôi phục, giảm bớt thời gian, thời lượng của các giá đồng để tạo
thành một chuỗi giá đồng phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người
dân, đặc biệt là giới trẻ. ......................................................................... 109
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 112
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 117



3

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Mẫu hay cịn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu là một hình thức tín
ngưỡng bản địa có nguốc từ lâu đời, đã từng tồn tại trong sinh hoạt văn hóa
của cộng đồng người Việt, chủ yếu dưới thời phong kiến, nhất là vào thế kỉ
XV – XIX. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu với vai trò trung tâm là diễn
xướng Hầu Đồng tạo nên nét nổi bật trong bức tranh chung của tín ngưỡng
Việt Nam. Diễn xướng Hầu Đồng khơng chỉ là một tín ngưỡng mà cịn vươn
tới là một loại hình văn hóa đặc trưng của người Việt, là một bảo tàng sống
của văn hóa Việt Nam.
Hầu Đồng là một nghi lễ tín ngưỡng tiêu biểu nhất của người Việt, nó
là sự tích hợp của nhiều hiện tượng và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mang tính
diễn xướng cộng đồng như âm nhạc, ca hát, múa, văn thơ, hội họa...Có thể
thấy rất rõ đây là sự kết hợp giữa nghi lễ tín ngưỡng với các loại hình nghệ
thuật tạo nên nghệ thuật diễn xướng Hầu Đồng, nơi gửi gắm nỗi niềm tâm
linh của con người.
Diễn xướng Hầu Đồng là một kho tàng văn hóa trong đó ẩn chứa nhiều
loại nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh giá trị về tâm linh, nó cịn hàm chứa
những giá trị về văn hóa, nghệ thuật mà theo như nhà nhân học Milton Singer
thì nó là một dạng đặc biệt của “ biểu diễn văn hóa”.
Trong diễn xướng Hầu Đồng, múa Hầu Đồng là một thành tố rất quan
trọng. Đây là hình thức múa tín ngưỡng kết hợp với âm nhạc đã tạo ra sự
phấn khích đưa con người hợp nhất với Thần linh, cũng như Thần linh thông
qua các động tác nhảy múa của các ông đồng, bà đồng mà tái sinh, sống động
lại trong con người. Múa Hầu Đồng tiếp thu nhiều hình thức múa dân gian rất



4
đa dạng và phong phú, như múa quạt, múa kiếm, múa đao, múa cung, múa
mồi... nhưng đã cách điệu phù hợp với mơi trường tín ngưỡng. Nhìn tổng
qt, diễn xướng Hầu Đồng là một hình thức diễn xướng tổng hợp, một hình
thức sinh hoạt văn hóa tâm linh. Qua loại hình diễn xướng đặc thù này, chúng
ta đã có thể tìm hiểu những hình thức nguyên sơ của sân khấu dân gian.
Kinh tế nước ta ngày càng phát triển thì những đòi hỏi về nhu cầu tâm
linh của xã hội ngày một lớn. Diễn xướng Hầu Đồng mang trong mình những
giá trị đặc sắc, gắn kết chặt chẽ với hệ thống văn hóa tâm linh chung của
người Việt. Song việc khảo sát, qui nạp những đặc điểm, những giá trị về múa
Hầu Đồng thì chưa thấy có một cơng trình nào đề cập. Đặc điểm và giá trị
múa Hầu Đồng của người Việt có vai trị quan trọng trong văn hóa người Việt
cần được khai thác và phát huy. Hầu Đồng nói chung và múa Hầu Đồng nói
riêng hiện đang tồn tại trong sinh hoạt. Văn hóa Hầu Đồng đang trở thành một
nhu cầu của nhân dân, nhân dân cần, xã hội cần. Bởi vậy, tác giả chọn vấn đề
này làm nội dung của đề tài “ Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của múa
Hầu Đồng ” làm đối tượng và đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những vấn đề Đạo Mẫu, tín ngưỡng, diễn xướng Hầu Đồng từ lâu đã là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, là sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, từ đó đã có nhiều cơng trình, bài viết có giá
trị được công bố như: Nguyễn Văn Huyên “Việc thờ cúng các vị thần bất tử ở
Việt Nam”, xuất bản năm 1944, bằng tiếng pháp; Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu
tập I và II; “Đạo mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt
Nam và châu Á”; Lê Ngọc Canh “Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, NXB
văn hóa thông tin, Hà Nội,1998; Phan Ngọc “một nhận thức vè văn hóa Việt
Nam”, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2000; Trần Ngọc Thêm “tìm hiểu
bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Trần Trí



5
Trắc “sân khấu một loại hình kỳ diệu”, NXB Sân khấu, 1994; Thanh Hà “Âm
nhạc hát văn”, NXB Âm nhạc, Hà Nội, 1995; Vũ Ngọc Khánh, Phạm Đình
Thảo “kho tàng diễn xướng chầu văn Việt Nam”, NXB Văn hóa thơng tin ,
1997; Lê Như Hoa “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, NXB Văn hóa thơng
tin, Hà Nội, 2001; Lâm Tơ Lộc “Nghệ thuật Múa dân tộc Việt”, NXB văn
hóa Hà Nội, 1979; Luận văn thạc sĩ của Trần Ly Ly “Múa Hầu Đồng trong
tín ngưỡng thờ mẫu”; Trần Hải Minh “Diễn xướng chầu văn trong đời sống
văn hóa của nhân dân Nam Định”, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường Đại
học văn hóa Hà Nội. Vũ Tự Lân “Âm nhạc trong múa dân gian hiện nay”,
Tạp chí Văn hóa dân gian, 1986; Phạm Nguyễn “Múa tín ngưỡng dân gian
Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật; Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của
Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đồng thời đã có những cuộc
hội thảo khoa học về tín ngưỡng Hầu Đồng. Song hầu như chưa có những
chuyên đề chuyên sâu tìm hiểu về những đặc điểm và giá trị của múa Hầu
Đồng có tính hệ thống. Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung đi vào một
mảng chuyên biệt là “Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của múa Hầu
Đồng”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghi lễ Hầu Đồng nói chung và múa Hầu Đồng nói riêng là một hình
thức diễn xướng dân gian rất đặc sắc, đối với một nhà folklore hoặc một nhà
nhân học thì hình thức “biểu diễn văn hóa” của Hầu Đồng chính là nguồn tư
liệu q giá, nó bộc lộ quan niệm của bản thân người Việt Nam về lịch sử, về
văn hóa, về vai trò của giới và bản sắc tộc người. Hơn bất cứ một quyển sách
khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, nghi lễ Hầu Đồng như một


6

bảo tàng sống động mang đầy đủ những đặc điểm văn hóa và giá trị của tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về nghi lễ Hầu Đồng, tác giả đưa ra
một số giải pháp nhằm bảo lưu, phát triển những giá trị của múa Hầu Đồng.
Bằng những luận cứ khoa học, luận văn những mong góp phần vào việc giữ
gìn vốn văn hóa phi vật thể của dân tộc. Cơng trình “ Tìm hiểu những đặc
điểm và những giá trị của múa Hầu Đồng”, đi sâu tìm hiểu những đặc điểm cơ
bản và những giá trị trong múa Hầu Đồng, đó là giá trị văn hóa, giá trị xã hội,
gía trị nghệ thuật và thẩm mỹ của múa Hầu Đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về múa Hầu Đồng, trong đó đặc biệt
chú trọng đến những đặc điểm cơ bản,những giá trị văn hóa, xã hội, giá trị
nghệ thuật và thẩm mỹ của múa Hầu Đồng trong thực tiễn sinh hoạt của người
Việt ở Bắc Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Nghi lễ Hầu Đồng nói chung và múa Hầu Đồng
nói riêng là một lĩnh vực rộng lớn địi hỏi phải có nhiều thời gian và cơng
trình nghiên cứu mới có thể đạt đến mục đích khoa học cao nhất, do vậy với
yêu cầu của một luận văn thạc sỹ, người thực hiện giới hạn phạm vi nghiên
cứu của mình là: Nghiên cứu và tìm hiểu múa trong nghi lễ Hầu Đồng chủ
yếu ở Phủ Dày - Nam Định và phủ Tây Hồ, đền Dâu - Hà Nội và một số đền
trong hệ thống di tích của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã Dân tộc học được vận dụng triệt để trong nghiên
cứu tại thực địa. Ở mỗi điểm di tích, tác giả chọn 2 - 3 giá đồng để nghiên cứu


7
chính, sau đó 2 điểm di tích khác đóng vai trò “đối chứng”. Mạng lưới các điểm
nghiên cứu được thiết lập bao quát các mặt về múa Hầu Đồng. Các đối tượng

phỏng vấn được lựa chọn một cách linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thực tế và
thời điểm nghiên cứu cũng như chủ đề cần tìm hiểu. Tuy nhiên, mạng lưới các
đối tượng cung cấp tư liệu bao quát mọi lứa tuổi, giới tính, trình độ và các nghề
nghiệp khác nhau. Việc tham quan và tham gia các quá trình Hầu Đồng được
chú trọng nhằm “kiểm định” lại những gì thu nhập được bằng thính giác, bằng
thị giác…
Bên cạnh đó, các phương pháp hệ thống phân loại, phương pháp liên
ngành được tác giả áp dụng để xử lý tài liệu thu thập và viết luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Phân loại các điệu múa trong Hầu Đồng, bước đầu qui nạp những giá
trị, những đặc điểm của nghệ thuật múa Hầu Đồng.
Tìm hiểu và phân tích giá trị văn hóa, giá trị xã hội, giá trị nghệ thuật và
giá trị thẩm mỹ trong múa Hầu Đồng.
Đề cập một số định hướng, phương pháp kế thừa, phát triển các giá trị
của múa Hầu Đồng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm 3 chương :
Chương 1: Khái quát về diễn xướng Hầu Đồng
Chương 2: Những đặc điểm và giá trị của múa Hầu Đồng
Chương 3: Bảo lưu và phát triển các giá trị của múa Hầu Đồng trong
thời hiện đại


8

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG
1.1.ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM


1.1.1. Nguồn gốc của tục thờ Mẫu

Mẹ - đó là tiếng gọi thiêng liêng nhất của mỗi con người trên thế gian
từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi từ giã cõi đời. Từ xa xưa, khái niệm “ Mẹ ”
được nhắc đến như nguồn cội của sự sinh sôi, nảy nở, của sự sống con người
và cả trong đời sống tâm linh.
Trong quan niện về vũ trụ (trời - đất) hay quan niêm âm - dương thì
người Việt cổ cho rằng Trời là cha (dương) đồng nghĩa với người đàn ơng, là
đấng hóa sinh làm nên mọi sự xoay vần của vũ trụ như mưa gió, sấm chớp và
tạo nên sự chuyển động cho không gian và thời gian. Đất là mẹ (âm) đồng
nghĩa với người đàn bà luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ vũ trụ (trời - cha)
làm nảy sinh vạn vật và muôn loài. Từ quan niện như vậy mà người ta coi Mẹ
đất đã sinh ra tất cả và trở thành bà mẹ vũ trụ vĩnh hằng trong tâm thức dân
gian người Việt cổ [44,tr.222].
Các yếu tố mang tính bản thể vũ trụ như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
được gắn với các bà như bà Kim, bà Mộc, bà Thủy, bà Hỏa, bà Thổ. Hai yếu
tố vật chất của thiên nhiên thiết yếu và quan trọng hàng đầu đối với cư dân
nông nghiệp là đất và nước cũng đều mang âm tính…
Mẹ là một nhưng lại hiện thân vào muôn người …Mẹ Âu Cơ dạy con
làm nương, trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải…Mẹ sinh thành ra những người anh
hùng cho đất nước…Mẹ trực tiếp cầm quân ra trận đánh tan quân xâm lược
(Hai bà Trưng, Bà Triệu, Bùi Thi Xuân …) Mẹ thay vua trị vì đất nước
(Nguyên phi Ỷ Lan, Ngọc Hân cơng chúa…)[32,tr.22]. Như vậy, ta có thể
thấy vai trị quan trọng của người phụ nữ trong đời sống tâm, linh đời sống


9
hằng ngày cũng như công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Những
người phụ nữ đó đã được nhân dân tôn là Thánh, là Thần, được triều đình sắc
phong thành các vị Thần, Thành Hồng Làng như Liễu Hạnh là Thành Hồng

làng Phố Cát - Thanh Hóa, Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Bà Đanh ở Nghệ An, Bà
Đá ở Hải Hưng, Linh Sơn Mị Nương ở Bắc Ninh... Nhiều Nữ Thần được sắc
phong Thượng đẳng thần, Liễu Hạnh cơng chúa cịn được dân gian tơn vinh là
một trong “Tứ Bất Tử” của đất nước.
Ta có thể thấy vai trị của “ Mẹ ” trong nền nơng nghiệp lúa nước,
thuộc về văn hoá lúa nước trong đời sống thực đã hồ vào vai trị của Bà Mẹ
trong cuộc sống tâm linh đầy ước vọng. Cũng tức là các vị thần trong đạo
Mẫu phản ảnh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con
người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, mà quan tâm
đến cuộc sống hiện tại, và làm thế nào để con người có thể đạt được một cuộc
sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần.
Tục thờ Mẫu khơng chỉ có ở miềm Bắc mà cịn xuất hiện ở nhiều nơi
trên đất nước ta. Thần nữ Thiên Ya na ở miền Trung được gọi là Thánh mẫu
Thiên Ya Na cùng với Mukjuk (một tên khác của bà Poh Nagar của người
Chăm) thường được gọi là Bà Đen. Hay ở miền Nam cũng có tục thờ các Nữ
thần như Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Động, Bà Hỏa,
Bà Thủy, Bà Cố Hỷ...
Đạo Mẫu trong quá trình nảy sinh, vận động và phát triển đã tiếp thu
ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có vai trị quan trọng hàng
đầu trong tín ngưỡng Việt Nam. Điện thần của Đạo Mẫu mang tính gia tộc, có
Vua cha, Thánh Mẫu, có “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ” đó chính là
một dạng phóng đại của mơ thức gia đình và thờ cúng tổ tiên.
Những kiến giải trên cho thấy, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng cội
nguồn, tín ngưỡng thờ Mẫu đang trường tồn với dân tộc vì tín ngưỡng này có


10
được lịng tin cao cả, có quy mơ về tâm linh về lượng tín đồ trong cả nước.
Đạo Mẫu gắn liền với tinh thần nhân sinh, thể hiện lòng nhớ ơn đến đấng sinh
thành trong mỗi con người Việt Nam là Mẫu.

1.1.2. Hệ thống điện thần và thần tích

Tam phủ và tứ phủ bắt nguồn từ quan niệm của người xưa về vũ trụ
luận nguyên sơ (âm và dương), về một vũ trụ thống nhất được chia thành bốn
miền Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền sông nước)
và nhạc phủ (miền rừng núi).
Tam phủ bao gồm: Thiên phủ do Mẫu thượng thiên cai quản, Địa phủ
do Mẫu địa (Địa tiên Thánh mẫu) cai quản, Thoải phủ do Mẫu Thoải cai quản
Tứ phủ bao gồm ba phủ của hệ thống Tam phủ và thêm một phủ nữa là
Nhạc phủ do Mẫu thượng ngàn cai quản.
Như vậy, mỗi phủ có một vị Thánh mẫu đứng đầu cai quản, mỗi phủ
được ứng với một màu đặc trưng như màu đỏ (thiên), màu vàng (địa), màu
trắng (thoải) và màu xanh (nhạc). Giúp việc cho bốn vị thánh mẫu là các vị
thánh thuộc hàng Quan, Chầu, Ơng Hồng, Cơ, Cậu cũng phân theo bốn phủ
như các vị thánh Mẫu kể trên.
Bên cạnh các phủ, hệ thống các thần linh trong đạo Mẫu tam phủ, tứ
phủ còn được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, như một triều đình nơi
trần thế:
- Ngọc Hoàng là vị thánh đứng đầu trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng
nhưng trên thực tế trong tâm thức dân gian cũng như các nghi lễ thờ cúng thì
vai trị của Ngọc Hồng lại rất mờ nhạt


11
- Tam Tòa Thánh Mẫu: Vị thánh cao nhất của Đạo Mẫu chính là
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu là một nhưng lại hóa thân thành tam vị Thánh
Mẫu hay tứ vị Thánh Mẫu trông coi các miền.
Mẫu Thượng Thiên (được đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh) sáng tạo
bầu trời và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Thánh Mẫu mặc trang
phục màu đỏ, ln được thờ ở vị trí trung tâm. Truyền thuyết kể rằng, Năm

Thiên Hựu đời Lê Anh Tông (1557) ở làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên
Bản, tỉnh Nam Định có ơng Lê Thái Cơng hiền lành phúc đức, một hôm ông
nằm mơ du ngoạn nơi thiên đình, chứng kiến cảnh Đệ nhị tiên chúa Quỳnh
Nương phạm lỗi đánh vỡ chén ngọc bị đầy xuống trần gian. Khi ông tỉnh giấc,
vợ ông vừa trở dạ sinh hạ được một cô con gái, nhớ lại giấc mộng ông bà bèn
đặt tên con gái là Giáng Tiên. Cô gái lớn lên sinh đẹp lạ thường, đủ tài văn,
thơ, đàn, nhạc. Năm nàng 18 tuổi, kết duyên cùng người họ Trần tên Đào
Lang. Vợ chồng Giáng Tiên sinh được hai con, tình cảm vợ chồng đang mặn
nồng thì ngày mồng ba tháng ba Giáng Tiên không bệnh mà chết khi nàng
mới trịn 21 tuổi. Thật tình, nàng đã hết hạn đi đầy, nay phải trở về trời nhưng
vì cịn nặng trần dun, nàng ln nhớ nhung sầu não, có xin Ngọc Hồng
cho tái hợp với gia đình. Ngọc Hồng đồng ý và phong cho nàng là Liễu Hạnh
cơng chúa, nàng về thăm cha mẹ, chồng con nhưng vì là thần tiên nên không
thể ở lại như người phàm tục. Khi cha mẹ và chồng mất, con cái đã trưởng
thành, Liễu Hạnh đi mây về gió, hóa phép để đùa cợt với người đời, khi thì
thành bà già tựa cây trúc bên đường, khi thì thành cơ gái đẹp bên quán trọ.
Người lành được phúc, người bỡn cợt bị tai vạ. Nàng lên Lạng Sơn biến thành
người đẹp họa thơ thách đố với Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), về Hồ Tây
họp bạn văn chương với các danh sĩ họ Phùng, Ngơ, Lý. Rồi Liễu Hạnh về
làng Sóc Nghệ An kết hôn với một thư sinh (hậu sinh của chồng cũ) nhưng


12
chỉ ít lâu lại phải về trời. Ở thiên cung, Liễu Hạnh vẫn khao khát cuộc đời trần
thế…[2 tr 39].
Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân của thánh Mẫu, trơng coi miền rừng
núi sơn cước, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Nếu như Mẫu
Thượng Thiên là người trời thì Mẫu Thượng Ngàn xuất xứ là người trần, khi
giáng Thánh Mẫu mặc trang phục màu xanh. Theo thần tích ở đền Bắc Lệ Lạng Sơn, cơng chúa La Bình là cháu ngoại của vua Hùng là một cơ gái tài
sắc, yêu thiên nhiên, muông thú…các sơn thần đều quí mến nàng và thường

được nàng bảo ban, giúp đỡ vì vậy dân chúng có được cuộc sống no ấm, yên
ổn. Ngọc Hoàng hay tin liền phong cho nàng là Thượng Ngàn Công Chúa
được cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở
khắp mọi nơi trong đó có 2 nơi thờ phụng chính đó là Suối Mỡ (Bắc Giang)
và Bắc Lệ (Lạng Sơn).
Mẫu Thoải là vị thần cai quản vùng sơng nước, có xuất thân dòng dõi
Long Vương. Truyền thuyết kể lại rằng Mẫu Thoải là con của Long Vương ở
Động Đình Hồ có nhan sắc tuyệt thế, nhưng lại bị vợ lẽ của chồng vu oan hãm
hại, nàng bị nhốt vào cũi đem bỏ vào rừng sâu. Thấu hiểu được nỗi oan khuất,
cảm phục trước tấm lòng của nàng thú rừng đã lấy trái cây trong rừng nuôi
sống nàng… người đời sau đã suy tôn bà là Mẫu Thoải (mẹ nước) trông coi
việc làm mưa, làm gió, giúp dân chống lũ chống hạn, giúp nhà vua chống giặc
ngoại xâm. Bà được thờ ở đền Giùm - Yên Sơn - Tuyên Quang. Khi giáng
Mẫu Thoải mặc trang phục màu trắng.
- Ngũ Vị Vương Quan
Tiếp sau hàng Mẫu là hàng Quan bao gồm 5 vị quan lớn (cũng có quan
niệm về sự hiện diện của 10 vị quan lớn song có 5 vị đầu hay giáng đồng và
có lai lịch rõ ràng hơn):


13
Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên có nguồn gốc thiên thần, ngài
vâng mệnh Ngọc Hoàng xuống trần cứu giúp dân lành khỏi sự quấy phá của
tà quan.
Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám
Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con
trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ơng theo lệnh Vua Cha, hạ
phàm đầu thai vào Hồng Cung, ơng là người văn võ tồn tài, thơng minh
chính trực, đến khi về chầu Thiên Đình, ơng lại được giao quyền giám sát
quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân

chúng bị hạn hán, cầu đảo ơng thì lập tức có mưa thuận gió hịa. Quan Lớn đệ
nhị được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát,
Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi).
Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ theo các huyền thoại lưu truyền trong
dân gian thì Quan Tam phủ là con vua Bát Hải Đại Vương hóa thân thành một
võ tướng thời Hùng Vương. Đền thờ chính của ơng ở đền Lảnh - Ninh Giang.
Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai vốn là con trai thứ tư của Vua Cha Bát
Hải Động Đình. Được vua cha giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm
sai tứ phủ, tuy thế nhưng ông thường ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách
sinh tử.
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh có rất nhiều huyền thoại khác nhau về
Quan Lớn đệ Ngũ: ông là con rắn thần ở sông Đị Tranh (Hải Hưng) ơng là
Cao Lỗ, một võ tướng của An Dương Vương hay là chính là Trần Quốc Tảng
con trai của Trần Hưng Đạo. Hiện ông được thờ chính ở Cửa Ơng (Quảng
Ninh) và ở Lạng Sơn.


14
- Tứ Vị Chầu Bà
Sau hàng Quan là hàng Chầu. Tuy gọi là tứ vị song số lượng các vị
Chầu có thể lên tới mười hai vị.
Chầu Đệ Nhất (hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên) Chầu Bà Đệ Nhất
Thượng Thiên là bà chúa thượng dưới thời Hùng Vương, bà là người sinh đẹp
giỏi giang, đã tập hợp quân dân giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Chúa
Thượng Thiên khơng có đền thờ chính mà chỉ được thờ trên Đền Hùng thuộc
tỉnh Phú Thọ và bà cũng được thờ cận bên Mẫu Tây Thiên ở Tam Dương,
Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hoá thân của Mẫu Đệ Nhị,
Chầu vốn là Thiên Thai Tiên Nữ, con vua Đế Thích, cai quản sơn lâm thượng

ngàn, quyền hành khắp hết 81 cửa ngàn đất Nam Việt. Lại có sự tích cho
rằng, bà cũng giáng sinh vào quý tộc Lê gia (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị
Kiểm) ở vùng Thác Cái - Hà Giang, sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn.
Chầu Đệ Nhị được thờ phụng ở bất cứ nơi nào có rừng núi có Mẫu Đệ
Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông
Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái.
Chầu Đệ Tam Thoải Cung được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam.
Chầu vốn là Thủy Tinh Tiên Nữ, con vua Thủy Tề, ở chốn Long Cung, chầu
thường được tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, quyền quản cai coi giữ các tiên
nữ chốn Thủy Phủ, đó là vị thánh có dáng vẻ u buồn, y phục và khăn trùm
màu trắng. Chầu Đệ Tam được thờ ở các cửa sơng cửa biển, nơi có lập đền
thờ Mẫu Đệ Tam, nhưng nơi được mọi người biết đến nhiều hơn cả là Đền
Thác Hàn ở tỉnh Thanh Hóa.
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai sự tích về người nữ anh hùng này được Đơng
các đại học sĩ Nguyễn Bính ghi chép lại trong cuốn “Di tích và đền miếu nữ
danh nhân Việt Nam” Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc,


15
phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bà
Lý Thị Ngọc vốn là người tu nhân tích đức, ln làm việc phúc cho nhân dân
trong vùng. Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm ni ý chí
u nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Hai Bà Trưng phong
cho bà là Lý Thị Ngọc Ba - ý muốn tôn bà đứng thứ 3 sau Trưng Trắc và
Trưng Nhị, rồi phong là Chiêu Dung Công chúa.
Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân, Lạng Sơn tương truyền bà là công chúa đời
nhà Lý, đi tu ở miền thượng, đền thờ bà ở Suối Lân – Lạng Sơn.
Chầu Lục Cung Nương là con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng
Sơn dưới thời Lê Trung Hưng. Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên
Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị giáng xuống trần gian. Chầu giáng

sinh vào nhà họ Trần là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn được 19 năm thì mãn
hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian
nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng
Chín Tư, Hữu Lũng. Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt, tuy anh linh
nhưng bà cũng rất đành hanh. Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại
Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư.
Chầu Bảy vốn là người dân tộc miền núi, chầu giáng thế để giúp dân.
Chầu hạ sinh vào gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên giúp dân
dẹp loài xâm lăng trên đất Thái Nguyên rồi bà cũng là người giúp người dân
miền núi biết làm ăn canh tác trồng trọt chăn nuôi (cịn có người cho rằng bà
chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết).
Chầu Bát là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta cịn trong ách đơ
hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương. Bà là người con
gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm, được Bà Trưng phong cho là Bát
Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân, giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh
Thiên Công Chúa) trấn giữ miền dun hải (từ Hải Phịng đến Thái Bình).


16
Chầu Cửu (Cửu Huyền Thiên Nữ - Bỉm sơn - Thanh Hóa) vốn là tiên
nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp
dân. Sau này khi thác hóa bà trờ thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách
bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu (có tài liệu cho rằng bà
cũng là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh). ngơi
đền được coi là đền chính của chầu là Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn.
Chầu Mười ở Mỏ Ba (Đồng Mỏ - Chi Lăng) vốn là người Tày, dưới
thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh. Chầu sinh qn
trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ) Lạng
Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc
ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Đền Chầu Mười được lập

ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười
Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.
Chầu Bé ở Bắc Lệ vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu
giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Chầu cũng là vị có cơng giúp dân,
giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng
trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp
vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau
này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng
được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Đền thờ chính của Chầu Bé là ngơi
đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Ngũ Vị Hồng Tử
Ơng Hồng Cả (Thượng Thiên) thường gọi tắt là Ơng Cả hay cịn gọi
là Ơng Hồng Quận: là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ
Ơng Hồng, ơng là anh cả, giáng sinh ra đầu. Sau này ông lên cõi Thượng
Thiên, coi giữ sổ sách Thiên Tào. Ơng Hồng Cả khơng giáng trần nên khơng
có đền thờ.


17
Ơng Hồng Đơi (Quan Lớn Triệu Tường) thường gọi tắt là Ơng Đơi
hay cịn gọi là Ơng Triệu Tường là con trai Đức Vua Cha. Ông theo lệnh,
giáng sinh lên cõi trần gian, làm con trai thứ hai nhà họ Nguyễn, sau đó ơng
trở thành danh tướng, có cơng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp
Mạc”, ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng, rồi
ông được vua Lê phong công, giao cho kéo binh đóng ở đất Tống Sơn, Triệu
Tường, Thanh Hóa. Đền thờ Ơng Hồng Đơi được lập ở đất Tống Sơn, núi
Triệu Tường, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Ơng Hồng Bơ thường gọi tắt là Ơng Bơ hay cịn gọi là Ơng Bơ Thoải.
Ơng Hồng Bơ thường ngự dưới tịa Thoải Cung, coi giữ việc trong Đền
Vàng Thủy Phủ. Ông Bơ là một trong ba vị Ơng Hồng hay về ngự nhất. Ơng

Hồng Bơ khơng giáng sinh lên trần phàm nên khơng có đền thờ riêng. Ơng
thường được coi là ngự trong Đền Lảnh Giang (cùng với Quan Tam Phủ) và
Đền Đồng Bằng (kề cận bên Đức Vua Cha Bát Hải).
Ơng Hồng Bảy hay thường gọi là Ơng Bảy Bảo Hà. Theo lệnh vua,
ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn,
cuối thời Lê, ông có công đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi
Bảo Hà, Lào Cai. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất
Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, ông nổi tiếng là một Ơng Hồng khơng chỉ
giỏi kiếm cung mà cịn rất ăn chơi, phong lưu. Đền thờ Ơng Hồng Bảy được
lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, xã Bảo Hà, huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ơng Hồng Bát tên thật là Nùng Chí Cao, sống vào thế kỷ 11 ở châu
Quảng Nguyên nay thuộc tỉnh Cao Bằng. Ơng có cơng đánh giặc cứu nước,
Triều Lý sắc phong “Kỳ Sầm đại vương”. Thời Nguyễn phong tiếp “Kỳ Sầm
biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần”. Đền chính của ơng là Đền Kỳ Sầm
ngay gần thị xã Cao Bằng


18
Ơng Chín Cờn là con đức Vua Cha, là Quan Hồng có tính yểu điệu
nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô, mặc kiểu địa chủ thời
cổ Việt Nam. Ông về đồng giáng bút, ngâm thơ, uống rượu bằng bát.
Ơng Hồng Mười hay cịn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của
Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, sự tích kể rằng
Ơng Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê
Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất
Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Trong một lần đi thuyền trên
sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn
chìm thuyền của ơng và ơng đã hóa ngay trên sơng Lam. Nhân dân suy tơn
ơng là Ơng Hồng Mười (hay cịn gọi là Ơng Mười Củi) khơng chỉ vì ơng là

con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà cịn vì ơng là
người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa trịn đầy, viên
mãn), khơng những ơng xơng pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ơng cịn là
người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương. Đền thờ Ơng Hồng
Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ơng trơi về và hóa.
- Tứ Phủ Tiên Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên theo hầu cận các Thánh
Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang ,
có cơng với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng.
Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
Cô Nhất Thượng Thiên Cô cũng vốn là con Vua Cha Thủy Tề dưới
Thoải Cung, được phong là Thiên Cung Cơng Chúa trên Thiên Đình. Có
người nói rằng cơ và Cơ Chín hầu cận bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (tức
Mẫu Liễu Hạnh) Cô Nhất thường được thờ vào ban Tứ Phủ Thánh Cô ở trong
các bản đền.


19
Cơ Đơi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được
phong là Sơn Tinh Công Chúa, sau cơ giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm
con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm, Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho
lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cơ Đơi
ban thưởng, nhược bằng có nợ mà khơng mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn.
Cô Bơ Thác Hàn thuộc Thoải Phủ, mặc y phục màu trắng, thắt lưng
hồng, múa điệu chèo đị. Cơ chữa bệnh cứu người bằng cách cho nước uống,
nhưng cũng có thể gieo bệnh nếu kẻ nào làm phật ý cô. Quê nhà cô là ở đất
Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bơng, bến Đị Lèn nên đền cơ được lập ở đó,
gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông
thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Cơ Tư Ỷ La vốn là con vua Đế Thích chính cung, cơ theo hầu Mẫu

Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập
đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Hiện nay Cô Tư vẫn
được coi là thờ chính cung hầu Mẫu Thượng Ngàn trong đền Mẫu Ỷ La Tun Quang. Ngồi ra, Cơ cịn được thờ vọng trong Đình Tứ Liên, Tây Hồ,
Hà Nội.
Cơ Năm Suối Lân vốn là tiên nữ trên trời, theo lệnh cô giáng trần là
người thiếu nữ dân tộc Nùng ở xứ Lạng. Có tích lại kể rằng Cơ Năm là người
thị nữ thân cận bên Chầu Năm Suối Lân nên cô cũng được tôn hiệu là Cô
Năm Suối Lân hay Cơ Năm Sơng Hố, cơ được coi là tiên cô trông giữ bản
đền Suối Lân, vậy nên, ai đi chiêm bái trên đất Lạng đều phải qua bái yết cửa
Chầu Năm và Cô Năm Suối Lân, cung thờ cô được đặt cạnh ngay đền chính
của cửa Chầu Năm Suối Lân (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn).
Cô Sáu Sơn Trang thuộc phủ Thượng Ngàn, Cơ vốn là thánh cơ
ngun tích là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn, là người kề cận Chầu
Lục Cung Nương nên cô được gọi là Cơ Sáu Lục Cung hay cịn có danh khác


20
là Cô Sáu Sơn Trang. Cô Sáu Lục Cung sinh thời là người con gái xinh đẹp
nết na, lại có tài chữa bệnh, cô thường đi khắp rừng sâu núi thẳm để hái thuốc
cứu người, cô Sáu Sơn Trang cũng nổi tiếng đành hanh, cung thờ cô được xây
ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục Cung Nương (Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng
Sơn).
Cô Bảy Kim Giao vốn cũng là một tiên cô người dân tộc Mọi ở Kim
Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Tương truyền rằng cô cũng là vị thánh cô có
cơng giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn ni rồi cơ cũng có cơng trong
cuộc kháng chiến chống qn xâm lược phương Bắc. Hiện nay, Cô Bảy vẫn
được thờ làm cơ bản đền tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ
Bạch, Thái Nguyên) và còn cả tại đền Tân La (Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên).
Cô Tám Đồi Chè giáng sinh dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa,
cô là người thiếu nữ trồng hái búp chè tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh

Hố. Cơ cũng có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm
nên khi thác hố về trời, cơ được phong cơng lập đền thờ, trấn giữ một bên
bến song Đò Lèn, Phong Mục. Hiện nay đền thờ Cô Tám Đồi Chè được thờ
riêng tại đền cô thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hố
Cơ Chín Đền Sịng Sơn tục truyền là một tiên cơ có tài xem bói được
theo hầu Mẫu Sịng, cơ có phép thần thơng quảng đại, ai mà phạm tội cơ về
tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách , rồi cô hành cho dở điên dở dại ,
sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh , ngay trước đền là chín chiếc
giếng tự nhiên do cô cai quản.

.

- Tứ Phủ Thánh Cậu
Tứ phủ thánh cậu là những người chết trẻ, là những giá đồng có tính
cách nghịch ngợm, tươi vui. Tứ phủ Thánh Cậu gồm có :


21
1. Cậu Hồng Cả
2. Cậu Hồng Đơi
3. Cậu Hồng Bơ
4. Cậu Bé
- Ngũ Hổ
Theo quan niệm dân gian thì hổ là chúa tể của núi rừng, hổ mang trong
mình sức mạnh, quyền uy chống lại tà thần. Đồng thời Hổ là thần chiến trận,
giúp đỡ các tướng lĩnh nơi trận mạc. Trong điện thần của đạo Mẫu, thần Ngũ
Hổ được thờ ở hạ ban, phía dưới điện thờ cơng đồng.
- Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan
- Nam Phương Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan
- Trung Phương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan

- Tây Phương Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan
- Bắc Phương Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan
- Ơng Lốt: Đó là hình tượng đơi bạch xà ( Thanh Xà Đại Tướng Quân
và Bạch Xà Đại Tướng Quân ) nằm vắt ngang phía trên điện thờ chính, nếu
như hổ là vị chúa cai quản rững núi thì rắn theo quan niệm của người xưa là vị
thần cai quản vùng sơng nước.
1.1.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức người Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có nhiều hình thức tín ngưỡng khác nhau
như các tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ các vị Thần mang
tính bản địa đến những tơn giáo du nhập như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo,
Khổng giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.. Tín ngưỡng thờ Mẫu
hay cịn gọi là đạo Mẫu ở nước ta là một hiện tượng tín ngưỡng, tâm linh độc


22
đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần, có nguồn gốc từ tục thờ nữ
thần, trải qua quá trình phát triển thăng trầm đến nay đạo Mẫu đã bước đầu
hình thành hệ thống thờ cúng trong các đền, phủ, các nghi lễ đã được chuẩn
hóa với số lượng con nhanh đệ tử đáng kể.
Trong tâm linh người Việt Nam, thờ Mẫu Liễu, một bà mẹ chung của
người dân Việt, người tài sắc song tồn, đảm lược, lịng lành và đức độ, có
cuộc đời giống vơi bao người phụ nữ bình thường khác, thân phận éo le, gian
khó… đã thành một phong tục đẹp đẽ của nhân dân ta. Trên đất nước ta, đâu
đâu người ta cũng kể cho nhau nghe về một thế giới Mẫu qua những câu
chuyện huyền ảo mà có thật hay lấy từ cuộc sống.
1.2. NGUỒN GỐC CỦA DIỄN XƯỚNG HẦU ĐỒNG

Xuất phát từ tục thờ nữ thần bản địa giao thoa một phần với đạo giáo
Trung Hoa, tín ngưỡng thờ Nữ thần thuần Việt đã phát triển mạnh mẽ. Với

tâm thức hữu linh, người Việt bằng tư duy nông nghiệp trọng nữ và một nhu
cầu đời sống tâm linh lớn lao đã nâng lên để chúng ta có một Đạo Mẫu đặc
biệt và đậm đà sắc văn hóa Việt như ngày nay. Diễn xướng Hầu Đồng là một
phần không thể thiếu trong nghi thức hầu Thánh, đây là một sự tổng hợp, tích
hợp những giá trị di sản văn hóa dân gian về âm nhạc, vũ đạo, lời ca…bởi vậy
có thể nói rằng diễn xướng Hầu Đồng có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian
trong đó bao gồm dân ca, dân vũ và dân nhạc.
1.2.1. Dân ca

Dân ca Việt Nam là một kho tàng nghệ thuật vơ cùng phong phú, có thể
kể đến 4 loại hình dân ca sau :
-

Dân ca phong tục tập quán là những bài hát về phong tục, tập quán của

các vùng miền, những câu hát bộc lộ tâm tư tình cảm, những câu hát giao
duyên giữa thanh niên nam nữ như: hát ghẹo, hát đúm, ví đị đưa, hát


23
xoan…hay những bài hát chúc tụng, chúc mừng những dịp vui xuân, vui
hội…
-

Dân ca lao động là các bài hát trên đất liền trong lúc làm ruộng, trồng

dâu, chăn tằm… và trên sông nước khi chèo thuyền, chài lưới…
-

Dân ca tín ngưỡng gồm những bài hát của nhân dân về các lực lượng


thần linh, siêu nhiên với mong ước một cuộc sống bình an, hạnh phúc và ấm
no, đó là những bài hát Thu vía (dân tộc Tày), hát mo, hát mỡi (dân tộc
Mường)…những bài hát trong nghi lễ ma chay của các dân tộc Kinh, Xá,
Dao..Những bài hát thỉnh cầu trong các hạ điền, cầu mưa, lễ cơm mới, lễ nhập
hồn…
-

Dân ca lịch sử: gồm các bài hát trong những ngày lễ hội theo truyền

thống của từng địa phương để tưởng nhớ những anh hùng hào kiệt, có cơng
với nước như : Hát chèo chải (Hồng Hóa- Thanh Hóa) để tưởng nhớ Lê
Phụng Hiểu (một đại tướng nhà Lý có cơng rất lớn trong việc phị vua Lý
Thái Tơng tức Lý Phật Mã lên ngôi) , hát Dậm (Quyền Sơn- Bắc Ninh) để
tưởng nhớ người anh hùng làng Gióng đã đánh đuổi giặc Ân…[32,tr.74].
Thơng qua bốn nhóm dân ca trên, ta thấy rằng giữa các loại hình dân ca
với diễn xướng chầu văn trong tín ngưỡng tứ phủ có những mối quan hệ về
nội dung một cách rõ nét (đều phản ánh đầy đủ đời sống văn hóa vật chất và
tinh thần của một xã hôi bao gồm: lao động sản xuất, phong tục tập qn, tín
ngưỡng tơn giáo và một giai đoạn lịch sử cụ thể…)
Có thể nói dân ca chính là tiền đề, là nguồn tài nguyên phong phú cho
nội dung cũng như ca từ trong quá trình phát triển của diễn xướng chầu văn.
Ta có thể thấy tính chất dân gian thể hiện rất rõ trong âm nhạc hát Văn từ cấu
trúc, tiết tấu, đến giai điệu. “Khó có một thể loại âm nhạc dân gian nào lại thu
hút được vào trong nó nhiều âm hưởng của các loại hình dân ca khác đến như


24
vậy” [42, tr.57]. Diễn xướng chầu văn đã góp phần làm giàu thêm kho tàng
dân ca tín ngưỡng nói riêng và hệ thống dân ca Việt Nam nói chung.

1.2.2.Dân vũ

Dân vũ hay nói cách khác đó chính là những điệu múa được nảy sinh
trong quá trình lao động sáng tạo, trong sinh hoạt, phong tục tập quán, nghi
thức, tết, lễ hội…trong mơi trường sinh thái tự nhiên, văn hóa xã hội của mỗi
cộng đồng dân tộc. Nó phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm cũng như
thẩm mỹ của nhân dân, là nền tảng cội nguồn của mọi hình thái nghệ thuật
múa của bất cứ dân tộc nào.
Múa dân gian Việt Nam là phương tiện để thể hiện cái hồn và bản sắc
văn hoá riêng của dân tộc ta, là kết tinh sáng tạo của nhân dân, đây là một
hình thái múa tồn tại và phát triển bền vững trong các cộng đồng người Việt
Nam. Bởi vậy có thể nói đó chính là kho tàng nghệ thuật q giá, là chủ thể
của nền nghệ thuật múa dân tộc. Nghệ thuật múa dân gian Việt Nam đa dạng
về hình thức, trong đó bao gồm hình thức múa dân gian, hình thức múa tín
ngưỡng và hình thức múa cung đình.
Múa tín ngưỡng là một hình thái phổ biến, phát triển trong các tộc
người, tham gia vào nhiều mặt, nhiều khía cạch văn hóa phi vật thể của con
người. Múa tín ngưỡng được thể hiện trong các loại nghi lễ, phong tục, tập
quán của từng cộng đồng người.
Cùng với múa Then của người Tày, múa Kim Pang Then của người
Thái, múa Mỡi của người Mường, múa thờ Bàn Vương của người Dao….Múa
Hầu Đồng (Hầu Đồng) của người Việt (Kinh) là những điệu múa nằm trong
hình thái múa tín ngưỡng dân gian độc đáo. Múa Hầu Đồng là một nghi lễ,
một thành tố không thể thiếu của diễn xướng Hầu Đồng. Khi Thánh giáng
(nhập đồng ), cùng với sự hỗ trợ của cung văn, trang phục, đạo cụ, thanh đồng


×