Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚU ÁC MẦM BUỒNG TRỨNG Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP HÓA TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN HIỀN

ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚU ÁC MẦM
BUỒNG TRỨNG Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT
KÊT HỢP HÓA TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI - NHI
MÃ SỐ: CK 62 72 07 35

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học
TS. BS. TRƯƠNG ĐÌNH KHẢI

THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, thông tin, kết quả trong luận án là trung thực chưa từng
công bố trong bất kỳ cơng trình nào nghiên cứu trước đây.


Tác giả luận văn

Trần Văn Hiền


ii

MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng..................................................................................................v
Danh mục biểu đồ...............................................................................................ĩ
Danh mục hình..................................................................................................x
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt................................................................xi
Viết tắt.............................................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1. Bướu tế bào mầm.......................................................................................4
1.2. Tần suất......................................................................................................4
1.3. Mô bệnh học...............................................................................................5
1.4. Lâm sàng...................................................................................................11
1.5. Cận lâm sàng............................................................................................14
1.6. Giai đoạn bướu ác mầm buồng trứng.......................................................17
1.7. Nhóm nguy cơ..........................................................................................18
1.8. Điều trị......................................................................................................19
1.9. Tình hình nghiên cứu................................................................................26


iii


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............28
2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................28
2.2. Đối tượng..................................................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................29
2.4. Phương pháp thu thập...............................................................................30
2.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài.....................................................................34
2.6. Danh mục các biến...................................................................................35
2.7. Phương pháp kiểm soát sai số..................................................................40
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................42
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................42
Chương 3. KÊT QUẢ.......................................................................43
3.1. Các đặc điểm dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị bướu ác
mầm buồng trứng............................................................................................43
3.2. Phân loại giai đoạn, mô bệnh học bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em...54
3.3. Các đặc điểm về điều trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em.................57
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................68
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhi được nghiên cứu..............................................68
4.2. Phân loại giai đoạn, mô bệnh học bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em...77
4.3. Các đặc điểm về điều trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em.................80


iv

KÊT LUẬN....................................................................................................95
KIÊN NGHỊ...................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MẪU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHI



v

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Trị số bình thường của AFP theo tháng tuổi………………….16
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị theo nhóm nghiên cứu ung thư nhi khoa Hoa
Kỳ....................................................................................................................
Bảng 1.3. Phác đồ hóa trị chuẩn điều trị bướu tế bào mầm theo nhóm
nghiên cứu ung thư nhi khoa Hoa Kỳ..............................................................
Bảng 1.4. Phác đồ hóa trị theo nhóm nghiên cứu về ung thư trẻ em
vương quốc Anh..............................................................................................
Bảng 3.1. Mô tả tuổi của bệnh nhi bị bướu ác mầm buồng trứng...................
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng bướu ác mầm buồng trứng..............................
Bảng 3.3. Nồng độ AFP máu ở bệnh nhi bị bướu ác mầm buồng trứng
trước, sau phẫu thuật và sau điều trị xong.......................................................
Bảng 3.4. Nồng độ βHCG máu ở bệnh nhi bị bướu ác mầm buồng trứng
trước, sau phẫu thuật và sau điều trị xong.......................................................
Bảng 3.5. Sự phân bố bướu ác mầm buồng trứng...........................................
Bảng 3.6. Thống kê mô tả đặc điểm siêu âm bụng khảo sát ở bướu ác
mầm buồng trứng............................................................................................
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhi được chụp CT bụng có thuốc cản quang................
Bảng 3.8. Thống kê mơ tả đặc điểm CT bụng có cản quang khảo sát
bướu ác mầm buồng trứng...............................................................................


vi

Bảng 3.9. Thống kê mô tả loại mô bệnh học bướu ác mầm buồng trứng ở

trẻ em...............................................................................................................
Bảng 3.10. Thống kê mô tả các đặc điểm phẫu thuật.....................................
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhi bướu ác mầm buồng trứng có hóa trị....................
Bảng 3.12. Loại phác đồ hóa trị và số chu kỳ hóa trị. ....................................
Bảng 3.13. Thống kê mơ tả một số tai biến khi hóa trị...................................
Bảng 3.14. Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị.................................................
Bảng 3.15. Mô tả đáp ứng điều trị theo nhóm nguy cơ..................................
Bảng 3.16. Liên quan giữa loại mô bệnh học và đáp ứng điều trị..................
Bảng 3.17. Đánh giá sống cịn........................................................................
Bảng 3.18. Mơ tả sống cịn theo nhóm nguy cơ..............................................
Bảng 3.19. Liên quan giữa loại mô bệnh học và sống còn.............................
Bảng 3.20. Đánh giá sống còn vào tháng 03/2018..........................................
Bảng 4.1. Đối chiếu tuổi bệnh nhi với các nghiên cứu khác..........................
Bảng 4.2. Đối chiếu nhóm tuổi với nghiên cứu khác......................................
Bảng 4.3. Đối chiếu tỷ lệ triệu chứng lâm sàng với các nghiên cứu khác
.........................................................................................................................
Bảng 4.4. Đối chiếu nồng độ AFP máu tăng ≥ 10ng/ml với các nghiên
cứu khác...........................................................................................................


vii

Bảng 4.5. Đối chiếu nồng độ βHCG máu tăng với các nghiên cứu khác
.........................................................................................................................
Bảng 4.6. Đối chiếu tỷ lệ phân bố bướu ác mầm buồng trứng.......................
Bảng 4.7. Đối chiếu tỷ lệ trường hợp được chụp CT bụng có thuốc cản
quang trước mổ................................................................................................
Bảng 4.8. Đối chiếu đặc điểm của bướu buồng trứng với nghiên cứu
khác..................................................................................................................
Bảng 4.9. Đối chiếu kết quả cell – block........................................................

Bảng 4.10. Đối chiếu giai đoạn bướu ác mầm buồng trứng với tác giả
khác. ................................................................................................................
Bảng 4.11. Đối chiếu kết quả loại mô bệnh học với các nghiên cứu khác
.........................................................................................................................
Bảng 4.12. Đối chiếu tỷ lệ đường rạch da phẫu thuật.....................................
Bảng 4.13. Đối chiếu phương pháp phẫu thuật với các nghiên cứu khác
.........................................................................................................................
Bảng 4.14. Đối chiếu tỷ lệ sót bướu sau phẫu thuật.......................................
Bảng 4.15. Đối chiếu loại phác đồ hóa trị.......................................................
Bảng 4.16. Đối chiếu số chu kỳ hóa trị với các nghiên cứu khác...................
Bảng 4.17. Đối chiếu tỷ lệ tác dụng phụ khi hóa trị.......................................
Bảng 4.18. Đối chiếu đáp ứng điều trị với các nghiên cứu khác....................
Bảng 4.19. Đối chiếu kết quả sống còn...........................................................


viii

Bảng 4.20. Đối chiếu sống cịn theo nhóm nguy cơ với nghiên cứu của
Cushing và cộng sự.........................................................................................
Bảng 4.21. Đối chiếu sống khơng cịn bệnh theo mơ bệnh học......................
Bảng 4.22. Thống kê những trường hợp sống còn bệnh…………………….91
Bảng 4.23. Thống kê mô tả những trường hợp tái phát..................................


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỜ
Biểu đồ 3.1. Mơ tả nhóm tuổi của bệnh nhi ...................................................44
Biểu đồ 3.2. Mô tả các đặc điểm nơi cư trú....................................................45
Biểu đồ 3.3. Mô tả kết quả cell-block.............................................................53

Biểu đồ 3.4. Mô tả phân loại giai đoạn...........................................................54
Biểu đồ 3.5. Mơ tả nhóm nguy cơ bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em.........55
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đường rạch da phẫu thuật bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ
em....................................................................................................................57


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vi thể bướu qi trưởng thành..........................................................6
Hình 1.2. Vi thể bướu qi khơng trưởng thành...............................................7
Hình 1.3. Vi thể bướu túi nỗn hồng...............................................................9
Hình 1.4. Vi thể bướu Carcinơm phơi.............................................................10
Hình 1.5. Vi thể bướu Carcinơm đệm ni.....................................................11
Hình 4.1. Bướu qi cấu trúc hỗn hợp, nhiều nốt vơi hóa, nang và mơ đặc...75
Hình 4.2. Bướu qi với nang, mơ đặc, nốt cản quang .................................75
Hình 4.3. Đại thể bướu qi khơng trưởng thành...........................................79
Hình 4.4. Đại thể bướu nghịch mầm...............................................................80


xi

BẢNG ĐỐI CHIÊU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
TIÊNG ANH

TIÊNG VIỆT

Mature Teratoma

Bướu quái trưởng thành


Immature Teratoma

Bướu quái không trưởng thành

Yolk sac Tumor

Bướu túi nỗn hồng

Endodermal sinus tumor

Bướu nội bì xoang

Dysgerminoma

Bướu nghịch mầm

Embryonal Carcinoma

Carcinôm phôi

Choriocarcinoma

Carcinôm đệm nuôi

Mixed germ cell tumor

Bướu tế bào mầm hỗn hợp ác tính

Polyembryoma


Bướu đa phơi

Computed Tomography Scan

Chụp cắt lớp điện toán
CT

Magnetic Resonance Imaging

Chụp cộng hưởng từ
MRI


xii

VIÊT TẮT
TIÊNG VIỆT
Tb ± đlc

Trung bình ± độ lệch chuẩn

TV (KTV)

Trung vị (Tứ phân vị)

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TIÊNG ANH
AFP

alpha-fetoprotein

PEB

Bleomycin- Etoposide- Cisplatinum

CA 125

Cancer Antigen 125

COG

Children’s Oncology Group

βHCG

β Human Chorionic Gonadotropin

JEB

Carboplatinum- Etoposide- Bleomycin

LDH

Lactate Dehydrogenase

POG


Pediatric Oncology Group


xiii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu ác mầm buồng trứng là bướu tân sinh được phát triển từ tế bào
mầm nguyên thủy mà thông thường những tế bào này tạo ra trứng. Bướu ác
mầm buồng trứng chiếm tỷ lệ khoảng 15% tất cả các loại bướu buồng trứng.
Bướu ác mầm buồng trứng là bệnh hiếm gặp ở trẻ em với tỷ lệ khoảng 2,4/1
triệu trẻ và khoảng 1% ung thư ở trẻ dưới 15 tuổi. Bướu ác mầm buồng trứng
thường xuất hiện ở nhóm 0-3 tuổi và nhóm trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì
10-15 tuổi [41], [69], [72]. Bướu tế bào mầm buồng trứng 75% lành tính, tuy
nhiên ở những bệnh nhi nhỏ tuổi thường là ác tính [4].
Triệu chứng của bướu ác mầm buồng trứng rất đa dạng có thể thay đổi
theo tuổi và theo loại mô bệnh học. Khoảng 85% bướu ác mầm buồng trứng
có biểu hiện với đau bụng, sờ thấy khối bướu hạ vị, khoảng 10% có thể gặp
vỡ bướu, xoắn buồng trứng chứa bướu, chảy máu ổ bụng, 10% đôi khi sốt, và
10% xuất huyết âm đạo [41].
Hiện nay, trên thế giới với những tiến bộ trong việc chẩn đốn, phân
loại nhóm nguy cơ, hóa trị và phẫu trị đã góp phần cải thiện kết quả điều trị
bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em. Các hội ung thư ở trẻ em của Châu Âu,
Anh Quốc, Mỹ… vẫn ủng hộ phối hợp phẫu thuật và hóa trị điều trị bướu ác
mầm buồng trứng ở trẻ em, tức là cắt bỏ trọn buồng trứng chứa bướu không
để sót tổn thương và hóa trị bằng các hóa chất nhạy cảm với loại mô bướu.
Tuy nhiên, phác đồ điều trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em vẫn còn gây

nhiều bàn luận và tranh cãi về bảo tồn mơ buồng trứng đối bên để duy trì chức
năng nội tiết và sinh sản. Vấn đề là chỉ phẫu thuật và theo dõi hay phải hóa trị
sau phẫu thuật và loại thuốc dùng trong hóa trị [4], [53], [55].


2

Tại Việt Nam, mới chỉ có một số ít nghiên cứu về bướu tế bào mầm ở
trẻ em nhưng chưa đầy đủ [2], [3], [4]. Chủ yếu các tác giả tập trung nghiên
cứu về bướu buồng trứng ở người lớn nói chung và ung thư buồng trứng ở
người lớn và chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về bướu ác mầm buồng trứng ở
trẻ em [2], [3], [7]. Vì vậy kết quả điều trị đa mô thức bướu ác mầm buồng
trứng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 như thế nào ?
Chính vì những lý do trên chúng tôi nghiên cứu "Đánh giá kết quả điều
trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em bằng phẫu thuật kết hợp hóa trị".


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá kết quả điều trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em bằng phẫu
thuật kết hợp với hóa trị.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Phân tích đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi bị
bướu ác mầm buồng trứng.
2. Phân loại giai đoạn, mô bệnh học bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ
em.
3. Đánh giá kết quả điều trị bướu ác mầm buồng trứng ở trẻ em bằng
phẫu thuật kết hợp hóa trị.



4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BƯỚU TÊ BÀO MẦM
Bướu ác mầm buồng trứng là bướu tân sinh được phát triển từ tế bào
mầm nguyên thủy mà thông thường những tế bào này tạo ra trứng.
Tế bào mầm nguyên thủy, tế bào trung mô và tế bào mầm biểu mô là
nguồn gốc của bướu tế bào mầm (sinh dục hoặc ngoài sinh dục) và nhóm tế
bào biểu mơ. Tế bào mầm nguyên thủy di cư vào tuần thứ năm, từ túi nỗn
hồng xuống phần lưng của mơ trung thận tới mào sinh dục, trải dài từ đốt
sống ngực N6 đến đốt sống cùng S2, giải thích q trình di cư của tế bào mầm
nguyên thủy vị trí bướu thường gặp ở đường giữa như cùng cụt, chậu, sau
phúc mạc, tuyến tùng hay đi lạc ở trung thất trước.
Buồng trứng tăng kích thước và nằm ở vùng chậu vào tháng thứ 8 của
thai kỳ [41], [69], [72].
1.2. TẦN SUẤT
Bướu ác mầm buồng trứng hiếm gặp ở trẻ em. Với tần suất khoảng
2,4/1 triệu trẻ sinh ra sống. Bướu ác mầm buồng trứng chiếm 1- 2% ung thư
trẻ em dưới 15 tuổi. Nghiên cứu Makei ở Đức cho thấy bệnh chủ yếu phân bố
ở hai nhóm tuổi chính từ 0-3 tuổi và 10-15 tuổi. Bệnh bướu tế bào mầm phân
bố: tuyến tùng (6%), sau phúc mạc (4%), trung thất (7%), cùng cụt (42%),
buồng trứng (24%), tinh hồn (8%) và ở các vị trí khác 8% [29], [49], [69].


5


1.3. MƠ BỆNH HỌC
1.3.1. BƯỚU QUÁI
Đây là nhóm bướu phổ biến nhất của bướu tế bào mầm.
Bướu quái được chia thành bướu quái trưởng thành và bướu quái không
trưởng thành.
Về mặt kinh điển bướu quái bao gồm các thành phần mơ xuất phát từ
ba lớp mầm: nội bì, trung bì và ngoại bì [55].
1.3.1.1. BƯỚU QUÁI TRƯỞNG THÀNH
Hầu hết bướu quái ở trẻ em là bướu quái trưởng thành, có rất ít hoặc khơng
có khả năng thối hóa ác tính. Về đại thể bướu có vỏ bao, đa nang, và mơ đặc.
Bướu có thể có xương, sụn, lơng tóc và bên trong các nang chứa dịch trong,
nhầy, sệt.
Bướu quái trưởng thành được chia thành hai loại:
• Dạng nang hay dạng mơ đặc bao gồm những mơ biệt hóa tốt từ ba lớp
tế bào mầm (nội bì, trung bì, ngoại bì). Có thể gặp bất kể loại mơ nào
tuy nhiên loại mô hay gặp nhất là mô da, phần phụ của da, mơ mỡ, mơ
não trưởng thành..
• Bướu chứa một lớp hoặc chứa mơ tuyến giáp, carcinoid, chứa ngoại bì
thần kinh hoặc chứa hai lớp mô tuyến giáp và carcinoid [55].


6

Hình 1.1. Vi thể bướu quái trưởng thành: da, nang lông và tuyến bã.
"Nguồn: Kurman RJ, 2014" [43]
1.3.1.2. BƯỚU QUÁI KHƠNG TRƯỞNG THÀNH
Về mặt đại thể bướu qi khơng trưởng thành giống như bướu quái
trưởng thành tức là được tạo thành từ mô xuất phát từ ba lớp mầm (nội bì,
trung bì, ngoại bì) nhưng ngồi ra nó cịn chứa các thành phần khác khơng
trưởng thành như ngoại bì thần kinh, với biểu hiện đại thể là dễ vỡ, xuất huyết

và hoại tử bên trong bướu.
Bướu quái không trưởng thành được phân loại theo Thurlbeck và
Scully dựa theo mức độ trưởng thành và sự hiện diện của ngoại bì thần kinh
[55].
Grad 0: tồn mơ trưởng thành.
Grad 1: ít mơ non, ít phân bào.
Grad 2: mô non nhiều hơn, nhiều phân bào.


7

Grad 3: mô non nhiều, hơn 4 quang trường 10 có mơ thần kinh non
trên 1 phiến kính, có nhiều phân bào.
Thành phần thường gặp ngồi mơ thần kinh non cịn có mơ đệm non,
mơ sụn non của lá giữa, thượng mơ tiêu hóa, hơ hấp của lá trong [55].

Hình 1.2. Vi thể bướu quái không trưởng thành.
Biểu mô thần kinh khơng trưởng thành xếp thành hình hoa hồng trên
nền sợi thần kinh đệm.
"Nguồn: Kurman RJ, 2014" [43]
1.3.2. BƯỚU TÚI NỖN HOÀNG
Bướu túi nỗn hồng buồng trứng hay bướu xoang nội bì buồng trứng
là bướu tân sinh rất ác tính và có xuất độ đứng thứ ba trong các loại bướu ác
mầm ở trẻ em.
Về đại thể, bướu túi noãn hồng màu xám, mơ chứa dịch nhày, bở, dễ
vỡ và hoại tử xuất huyết bên trong, bướu sản xuất nhiều Alpha-Fetoprotein
[81].


8


Bướu túi nỗn hồng điển hình thường gặp là dạng kết hợp nhiều cấu
trúc. Thường gặp nhất là dạng lưới, đặc trưng là mạng lưới lỏng lẻo của các
khoang hoặc kênh có bờ tạo thành các nang nhỏ. Những khoang này được lót
bởi tế bào nguyên thủy có bào tương sáng, nhân lớn, không đều, tăng sắc, hạt
nhân rõ và chỉ số phân bào cao [43].
Đặc trưng của bướu túi nỗn hồng là thể Schiller-Duval. Đó là những cấu
trúc nhú chứa mạch máu trung tâm, xung quanh là mô đệm, bên ngồi là
những tế bào bướu vng hoặc trụ, được nằm trong một khoang lót bởi tế bào
bướu dẹt. Mặc dù vậy, người ta chỉ thấy thể Schiller-Duval trong một phần ba
trường hợp bướu túi nỗn hồng [43].
Về mơ học chia bướu túi nỗn hồng thành bốn loại [58]:
• Dạng giả nhú hay dạng dãy
• Dạng túi nhỏ hay dạng võng
• Dạng đặc
• Dạng nhiều túi nỗn hồng
Có hai dạng khác cũng được mơ tả là:
• Kiểu ruột giống như đường tiêu hóa thai người và dương tính với AFP
[16], [17], [82].
• Kiểu ruột giống trung mơ dương tính với Cytokeratin và Vimentin [49].


9

Hình 1.3. Vi thể bướu túi nỗn hồng.
Thể Schiller-Duval điển hình
"Nguồn: Kurman RJ, 2014" [43].
1.3.3. CARCINƠM PHƠI
Carcinơm phơi là loại bướu tế bào mầm hiếm gặp ở trẻ em, thường là
thành phần của bướu tế bào mầm hỗn hợp [33]. Kiểu chính là dạng thượng bì,

bao gồm những tế bào lớn hoại tử trung tâm số lượng thay đổi. Một phân
nhóm của bướu này là bướu đa phơi, có khả năng tạo ra αFP và βHCG, gây ra
bất thường kỳ kinh, dậy thì sớm [74].
Tế bào rất dị dạng, kích thước từ trung bình đến lớn, điển hình thường
có dạng những mảng hoặc ổ đặc. Ở những bướu biệt hóa tốt hơn thường có
những khoảng giống tuyến và cấu trúc nhú [43].
Tế bào bướu có nhân ở giữa, nhân tăng sắc hoặc nhân bọng, một hoặc
hai hạt nhân rõ, màng nhân không đều [43].


10

Bào tương ưa eosin hoặc cả hai, giới hạn bào tương không rõ. Chỉ số
phân bào cao, với nhiều phân bào bất thường [43].

Hình 1.4. Vi thể Carcinơm phơi.
Mơ đặc, xung quanh là mô đệm giàu tế bào.
"Nguồn: Kurman RJ, 2014" [43]
1.3.4. CARCINƠM ĐỆM NI
Carcinơm đệm ni là bướu tế bào ác tính cao, hiếm gặp và có hoạt
động nội tiết ở phụ nữ và trẻ gái. Về mặt đại thể, carcinôm đệm nuôi gồm đơn
bào nuôi và hợp bào ni có xuất huyết hoại tử tạo ra những hồ máu. Về vi
thể, tế bào có nhân lớn dị dạng, đặc biệt đơn bào ni chỉ có một nhân [74].
Carcinơm đệm nuôi được xác định bởi sự hiện diện rất nhiều hợp bào
nuôi, kèm theo những tế bào nuôi


11

Hợp bào ni có bào tương nhiều, ưa eosin hoặc bazơ, có thể có hốc,

nhân tăng sắc hoặc bọng, nhiễm sắc chất thơ. Khơng có phân bào (do những
tế bào này khơng có khả năng phân chia) [43].
Tế bào ni thường đồng dạng, kích thước trung bình, trịn hoặc đa
diện, bào tương sáng hoặc ưa cả hai, giới hạn tế bào rõ, nhân bọng ở giữa,
thường có một hạt nhân rõ. Chỉ số phân bào cao, nhiều phân bào bất thường
[43].
Bướu có nhiều vùng xuất huyết và hoại tử lan rộng. Tế bào trong
carcinôm đệm nuôi thường hay xâm nhập mạch máu [43].

Hình 1.5. Vi thể Carcinơm đệm ni.
Tế bào nuôi và hợp bào nuôi trên nền xuất huyết nhiều.
"Nguồn: Kurman RJ, 2014" [43].
1.4. LÂM SÀNG
Triệu chứng của bệnh bướu tế bào mầm buồng trứng rất đa dạng có thể
thay đổi theo tuổi và theo loại mô bệnh học. Khoảng 85% có biểu hiện với
đau bụng, sờ thấy bướu hạ vị, khoảng 10% có thể gặp vỡ bướu, xoắn buồng


×