Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Điều trị tổn thương Monteggia cũ ở trẻ em bằng phẫu thuật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.06 KB, 6 trang )

ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MONTEGGIA CŨ
Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT
Nguyễn Thành Nhân *
TÓM TẮT
Từ tháng 06/2001 đến tháng 12/2003, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu trên 41 trường hợp
tổn thương Monteggia cũ ở trẻ em bằng phẫu thuật đục xương sửa trục (ĐXST) cao xương trụ, nắn chỏm
quay, có hay không tái tạo dây chằng vòng. Đồng thời hồi cứu 12 trường hợp được điều trò bằng phẫu
thuật trước đây. Tuổi trung bình của bệnh nhân ở hai lô nghiên cứu là 8 (3 - 15 tuổi), và 8 tuổi 3 tháng (5
- 12 tuổi). Thời gian bỏ sót tổn thương trung bình là 13 tháng (1 tháng đến 9 năm) và 9 tháng (1 tháng
đến 3 năm). Thời gian theo dõi trung bình là 9,5 tháng (4 - 23 tháng), và 39 tháng (15 - 65 tháng). Kết
quả điều trò đánh giá theo tiêu chuẩn của Anderson là 35,5% và 25% rất tốt, 47,1% và 50% tốt, 8,5% và
16,7% không tốt, 8,8% và 8,3% thất bại. Các biến chứng gồm: (2, 0) lộ nẹp ốc, (2, 1) can lệch xương trụ,
(3, 2) trật lại chỏm quay. Mất sấp cẳng tay trung bình (43
0
, 46
0
), mất ngửa cẳng tay trung bình (2
0
, 6
0
).
(3, 0) có giới hạn gập khuỷu, mất gập trung bình không quá 2
0
, (3, 0) có giới hạn duỗi khuỷu, mất duỗi
trung bình 1,32
0
.
SUMMARY
SURGICAL TREATMENT OF OLD MONTEGGIA LESION IN CHILDREN
Nguyen Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 216 – 221
From June 2001 to December 2003, we performed a prospective study of fourty-one patients of old


Monteggia lesion, treated by high ulnar osteotomy, radial head reduction with or without annular
ligament reconstruction. And the same time, we retrospectively reviewed the results of operative
treatment in twelve patients. The mean age at the time of the reconstruction was 8 years (range, three
years to fifteen years), 8 years and three months (range, five years to twelve years). The mean time from
the injury to the operation was 13 months (range, one month to nine years), 9 months (range, one
months to three years). The mean duration of follow-up was nine months and two weeks (range, four
months to twenty-three months), thirty-nine months (range, fifteen months to sixty-five months). Using
criteria for evaluation of Anderson, we had (35.3%, 25%) excellent, (47,1%, 50%) satisfactory, (8.8%,
16.7%) unsatisfactory, (8.8%, 8.3%) failure. There was three complications, including: plate and screws
exposure in (tưo, nil) patients; malunion in (two, one) patients; radial head redislocation in (three, two)
patients. The patients lost a mean of (fourty-three, fourty-six) degrees of pronation, and a mean of (two,
six) degrees of supination of the forearm. Three patients demonstrated a loss of flexion of the elbow
(mean, two degrees), and three had a loss of extension (mean, 1.32 degrees).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy trật Monteggia là loại tổn thương phức tạp
gồm: gãy xương trụ, trật chỏm quay, tổn thương các
dây chằng và bao khớp. Nếu được phát hiêïn sớm thì
việc điều trò sẽ dể dàng và hiệu quả. Ngược lại nếu bỏ
sót tổn thương, điều trò sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất
nhiều mà lại kém hiệu quả.
Mặc dù tiên lượng của tổn thương này ở trẻ em
tốt hơn, ít biến chứng hơn so với người lớn, nhưng
chúng ta phải hết sức thận trọng, đặc biệt là không
được bỏ sót tổn thương trật chỏm quay. Nếu không
* Khoa Nhi - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
216
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

phát hiện và điều trò chính xác có thể dẫn đến suy

giảm chức năng như: giới hạn vận động, mất vững
khuỷu, không thể chống tay nghiêng quay, giảm sức
mạnh của khuỷu và dần tạo nên vẹo ngoài khuỷu,
mất chức năng và đau khi vận động. Lâu dài sẽ gây
biến dạng chỏm quay và lồi cầu ngoài làm cho việc
điều trò càng thêm khó khăn.
Trong nước hiện chưa có nghiên cứu nào quan
tâm sâu sắc đến vấn đề này. Ở nước ngoài, mặc dù có
nhiều báo cáo và nghiên cứu về đề tài này, nhưng vấn
đề điều trò đến nay vẫn còn đang bàn cãi và số lượng
ca bệnh thường là ít.
Trong điều trò gãy trật cũ Monteggia ở trẻ em
trước đây, thường là không can thiệp gì, phẫu thuật
cắt bỏ chỏm quay được thực hiện khi trẻ lớn. Gần đây
đa số các tác giả đều khuyên không được cắt bỏ chỏm
quay vì sẽ dẩn đến biến dạng khuỷu vẹo ngoài, trồi
đầu xa xương trụ, lệch hướng đầu xương quay Ngay
cả ở người lớn, cắt bỏ chỏm quay cũng để lại nhiều di
chứng xấu về sau.
Tại khoa Nhi bệnh viện Chấn thương Chỉnh
hình, các trường hợp gãy trật cũ Monteggia đều được
điều trò bằng phẫu thuật, trong đó từ năm 1992 trở lại
đây kỹ thuật Bouyala: phẫu thuật nắn chỏm quay,
ĐXST cao xương trụ, tái tạo lại dây chằng vòng đã
được áp dụng với kết quả tương đối khả quan. Đánh
giá lại kết quả điều trò loại tổn thương này bằng phẫu
thuật, cũng như tìm cách khắc phục, tránh bỏ sót loại
tổn thương này là nội dung và mụch đích nghiên cứu
của đề tài này.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống có tổn
thương Monteggia cũ được điều trò bằng phẫu thuật
tại khoa Nhi bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ tháng
06/2001 đến tháng 12/2003.
Các bệnh nhi bò tổn thương Monteggia cũ được
điều trò bằng phẫu thuật trước đây tại khoa Nhi, đang
được tái khám theo dõi hoặc vào lấy dụng cụ hoặc
đến theo thư mời.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu, mô tả số liệu
thu thập được, phân tích kết quả từ đó rút ra
những kinh nghiệm trong điều trò tổn thương
Monteggia cũ ở trẻ em.
Các trường hợp tiền cứu được lập hồ sơ bệnh án
theo mẫu bệnh án thiết kế riêng cho bệnh nhân bò
tổn thương Monteggia cũ. Trực tiếp tham gia phẫu
thuật, đánh giá trong lúc mổ, ghi nhận phương pháp
điều trò, theo dõi bệnh nhân tái khám theo lòch hẹn,
đánh giá phục hồi chức năng sau mổ, đánh giá các
biến chứng của phẫu thuật.
Các trường hợp hồi cứu được tra cứu lại hồ sơ cũ,
ghi nhận lại các tham số cần nghiên cứu như trong
tiền cứu. Được chụp X quang, khám lâm sàng đánh
giá chức năng để đánh giá lại kết quả điều trò.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
tính.

Tiền cứu Hồi cứu
Giới tính
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
Bé trai
Bé gái
Tổng cộng
29
12
41
70,7
29,3
100,0
8
4
12
66,7
33,3
100,0
Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo đòa lý.
Tiền cứu Hồi cứu
Nơi cư trú
Số ca Tỷ lệ % Số ca
Tỷ lệ %
T.P Hồ Chí Minh
Các tỉnh
Tổng cộng
8
33
41
19,5

80,49
100,0
4
8
12
33,3
66,7
100,0
Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo xử trí
ban đầu.
Tiền cứu Hồi cứu
Điều trò
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
Không điều trò gì
Bó bột
Bó thuốc
Điều trò nội khoa
Tổng cộng
6
25
9
1
41
14,6
61
22
2,4
100,0
4
6

1
1
12
33,3
50
8,3
8,3
100,0
217
Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo phân
loại của Bado.
Tiền cứu Hồi cứu
Phân loại
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
BADO I
BADO II
BADO III
BADO IV
Tổng cộng
31
1
9
0
41
75,6
2,4
22
0
100,0
9

0
3
0
12
75
0
25
0
100,0
Kỹ thuật mổ
Kỹ thuật mổ Tiền cứu Hồi cứu
Bouyala
Bouyala + tái tạo dây chằng vòng
Bouyala + Xuyên kim giữ chỏm
Kỹ thuật khác
Tổng cộng
28
3
3
1
35
8
2
0
2
12
Đánh giá kết quả điều trò theo
ANDERSON.
Tiền cứu Hồi cứu
Kết quả điều trò

Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
Rất tốt
Tốt
Không tốt
Thất bại
Tổng số
12
16
3
3
34
35,3
47,1
8,8
8,8
100,0
3
6
2
1
12
25
50
16,7
8,3
100,0
Các biến chứng của điều trò
Tiền cứu (N=35) Hồi cứu (N=12)
Biến chứng
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %

Lộ nẹp ốc
Can lệch xương trụ
Trật lại chỏm quay
Tổng cộng
2
2
3
7
5,7
5,7
8,6
20
0
1
2
3
0
8,3
16,7
25
BÀN LUẬN
Bé trai chiếm đa số ở loại tổn thương này ở cả 2
lô nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu, với tỷ lệ (70,7%,
66,7%). Tỷ lệ nam – nữ: 2 - 2,4: 1. Kết quả trên có
thể giải thích do các bé trai hiếu động dễ xảy ra tai
nạn hơn các bé gái.
Các em cư trú ở hầu hết các tỉnh, thành phía
nam, từ Ninh thuận trở vào cho đến Bạc Liêu, Cà
Mau. Một số trường hợp ở khá xa như Quảng Ngãi,
Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai. Tuy nhiên, tỷ lệ chiếm

cao nhất vẫn là thành phố Hồ Chí Minh, nơi có mạng
lưới y tế phát triển khá tốt, với 8 /41 ca (19,5%) ở tiền
cứu, và 4/12 ca (33,3%) ở hồi cứu. Điều này cho thấy
sự phân bố rộng rãi của tổn thương Montaggia bò bỏ
sót, có thể gặp ở bất kỳ tỉnh, thành nào ở phía nam và
kể cả các tỉnh miền trung, tây nguyên.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, xử trí ban đầu
bằng bó bột có tỷ lệ cao nhất (61%, 50%), cùng với
điều trò nội khoa (2,4%, 8,3%). Như vậy nguyên nhân
bỏ sót tổn thương từ ngành y tế là khá cao (63,4%,
58,3%). Đây là một kết quả thật bất ngờ! Nguyên
nhân từ phía ngành y tế còn cao hơn cả nguyên nhân
do ý thức của người dân (36,6%, 41,7%). Con số này
cảnh báo về vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nguy
cơ bỏ sót loại tổn thương này là khá cao. Tình hình
chúng ta là như vây, còn ở nước ngoài thì sao? Qua
nghiên cứu tư liệu, y văn thấy rằng chỉ có báo cáo của
Gleeson và Beattie (1994) là khá đầy đủ về vấn đề
này. Nghiên cứu hồi cứu trên 220 ca gãy xương cẳng
tay ở trẻ em cho thấy 50% trường hợp gãy Monteggia
bò bỏ sót chẩn đoán là do các bác sỹ thường trú
(senior house officers) của khoa Tai nạn và Cấp cứu
và 25% bò bỏ sót chẩn đoán do bác sỹ X quang (senior
radiologist). Để giảm thiểu bỏ sót tổn thương này, họ
khuyên nên hướng dẫn cách khám lâm sàng đúng và
đánh giá X quang khuỷu ở trẻ em cho các bác sỹ trẻ
(junior doctors) của khoa Tai nạn và Cấp cứu.
Qua nghiên cứu cho thấy loại tổn thương Bado I
có tỷ lệ cao nhất ở cả tiền cứu và hồi cứu (75,6%,
75%), Bado III chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (22%, 25%), chỉ

có 1 ca Bado II duy nhất (2,4%). Không gặp trường
hợp nào tổn thương loại Bado IV. Tỷ lệ này cũng
tương tự như trong y văn, với tỷ lệ Bado I là 70%,
Bado III 23% và Bado II với chỉ 3%.
Còn ở người lớn, trong 40 ca tiền cứu của Nguyễn
Văn Thái, Bado I có tỷ lệ là 70%, Bado II 20%, Bado III
10%, không có trường hợp nào Bado IV. So sánh thấy
tỷ lệ Bado II ở người lớn cao hơn rất nhiều (20%) so
với ở trẻ em (2,4%). Điều này đã được y văn ghi nhận.
Trong 41 ca tiền cứu có 3 ca đặc biệt, chưa thấy
có báo cáo nào đề cập đến, ca 1 được xem như tổn
thương loại III với chỏm quay trật ra ngoài, nhưng
gãy bong sụn tiếp hợp mỏm khuỷu không thấy có
trong phân loại của Letts (loại E). Ca 2 là ca tổn
thương phối hợp giữa gãy Monteggia loại I và gãy
218
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

mỏm trên ròng rọc. Ca 3 không phải là tổn thương
phối hợp trên cùng một tay, nhưng có tổn thương
nặng, gãy 1/3 giữa thân xương đùi cùng bên, và được
bó bột cả 2 nơi nhưng bỏ sót trật chỏm quay, tuy
không thật đặc biệt nhưng là 1 ca đáng để xem xét.
Trong 35 ca tiền cứu theo dõi được, có đến 34 ca
được phẫu thuật theo kỹ thuật Bouyala, trong đó có 3
ca tái tạo dây chằng vòng, 3 ca xuyên kim qua lồi cầu
chỏm quay, 1 ca ĐXST xương trụ ngang mức can
xương ở 1/3 trên.
Hồi cứu 12 ca, có 10 ca phẫu thuật theo kỹ thuật

Bouyala, trong đó 2 ca tái tạo dây chằng vòng. 2 ca
còn lại, 1 ca kết hợp xương trụ bằng kim Kirschner và
xuyên kim giữ chỏm, 1 ca nắn chỏm quay và tái tạo
dây chằng vòng.
Kỹ thuật Bouyala có thể áp dụng được với kết quả
khả quan. Tái tạo chằng vòng không thực hiện thường
qui, chỉ thực hiện khi chỏm nắn vào không vững. Và
chỉ sử dụng bằng chỉ vicryl. Xuyên kim qua lồi cầu-
chỏm quay có thể áp dụng được, và chỉ sử dụng khi
chỏm quay, lồi cầu có biến dạng gây mất vững.
Vì có 1 ca liệt thần kinh quay không phục hồi nên
không thể đánh giá được theo Anderson nên có tất cả
34 ca tiền cứu và 12 ca hồi cứu được đánh giá theo
thang này. Với thời gian theo dõi trung bình là 9,5
tháng (4 tháng đến 1 năm 11 tháng) cho tiền cứu và
3 năm 3 tháng (1 năm 3 tháng đến 5 năm 5 tháng)
cho hồi cứu.
Nhận thấy số ca rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ khá cao,
đến 82,4% ở tiền cứu và 75% hồi cứu. Đối với một loại
tổn thương cũ mà điều trò đạt được kết quả như trên
là rất đáng khích lệ. Với thời gian theo dõi đủ lâu ở hồi
cứu, cho thấy được độ tin cậy và có thể khẳng đònh
rằng tổn thương Monteggia cũ ở trẻ con cần phải
được điều trò bằng phẫu thuật ngay khi phát hiện.
Số ca có tỷ lệ không tốt là thấp, chỉ có 3/34
(8,8%) ở tiền cứu và 2/12 (16,7%) ở hồi cứu. Hồi cứu
có tỷ lệ cao có lẽ là do số ca ít quá. 3 ca có chức năng
không tốt ở tiền cứu là các trường hợp đã được bàn
luận nhiều trong các phần trên. Đó là các ca gãy Bado
I kèm gãy mỏm trên ròng rọc, ca đến muộn 8 năm có

chỏm quay và lồi cầu biến dạng nhiều, và ca Bado II
muộn 3 năm, chỏm quay lồi cầu biến dạng nhiều và
hai lần phẫu thuật. Từ kết quả trên thấy rằng các ca
không tốt là những ca đến muộn lâu năm (3, 8 năm)
hoặc kèm theo tổn thương khác (gãy mỏm trên ròng
rọc). Trong đó ca Bado II không tốt thật sự (G-D:
120
0
-10
0
-0
0
, S-N: 45
0
-0
0
-30
0
), 2 ca còn lại chức năng
chấp nhận được vì chỉ giới hạn chủ yếu sấp cẳng tay.
Tỷ lệ thất bại là tương đương nhau ở tiền cứu
3/34 (8,8%) và hồi cứu 1/12 (8,3%). Có tỷ lệ không
cao, tuy nhiên cũng không phải là ít. Điều này nói lên
khó khăn trong điều trò tổn thương Monteggia cũ, có
trường hợp được phẫu thuật lại đến lần 3 (vì can lệch
xương trụ, bán trật chỏm quay ra ngoài) vẫn không
thành công, cho thấy các tổn thương trong
Monteggia là phức tạp và chúng ta vẫn chưa hiểu hết
về tổn thương này. Có trường hợp Bado III sau mổ
cho kết quả tốt nhưng sau đó theo dõi thấy chỏm

quay trật ra sau, vẫn chưa hiểu được nguyên nhân
thất bại.
Các biến chứng gồm: lộ nẹp ốc, chỉ có 2/35
(5,7%) có biến chứng nầy, có tỷ lệ thấp nhưng là biến
chứng nguy hiểm vì có thể dẩn đến nhiễm trùng,
viêm xương. Để tránh biến chứng nầy cần lưu ý
khuyên bệnh nhân nên chú ý tránh tì đè vùng khuỷu
hoặc phải độn lót nếu cần thiết. Về phía phẫu thuật
viên phải bảo đảm kết hợp xương vững chắc, và có
thể lấy nẹp sớm vào khoảng tháng thứ 4, thứ 5 nếu
lành xương; can lệch xương trụ, có 2/35 (5,7%). Để
tránh biến chứng nầy cần lưu ý khi ĐXST nên thực
hiện cao ở vùng hành xương, khoảng 1 cm dưới mỏm
vẹt, tránh đục thấp ở vùng thân xương, tác dụng nắn
chỏm quay yếu và lành xương chậm dễ gây can lệch.
Trong trường hợp can lệch xương trụ ở đoạn 1/3 giữa,
nếu nhiều phải ĐXST ở đoạn can xương, trường hợp
can lệch ít mới có thể áp dụng kỹ thuật Bouyala. Hai
biến chứng trên là hai biến chứng có thể tránh được
nếu chúng ta lưu ý và thực hiện đúng kỹ thuật; trật
lại chỏm quay, có 3/35 (8,6%). Nguyên nhân trật lại
do đến muộn, chỏm quay và lồi cầu biến dạng, và do
không đánh giá hết tổn thương trước mổ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 41 trường hợp tiền cứu và 12
219
trường hợp hồi cứu ở các bệnh nhi bò tổn thương
Monteggia cũ được điều trò bằng phẫu thuật, có một
số kết luận như sau:
Đặc điểm tổn thương Monteggia ở trẻ em gặp ở

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ
Chí Minh, có tỷ lệ theo phân loại Bado là Bado I
(75,6%), Bado II (2,4%), Bado III (22%). Tỷ lệ này phù
hợp với y văn. Có 3 trường hợp đặc biệt, qua tham
khảo y văn và các tài liệu chưa thấy có báo cáo. Đó là
các trường hợp:
Tổn thương Bado I kèm gãy mỏm trên ròng rọc
cùng bên.
Gãy bong sụn tiếp hợp mỏm khuỷu, chỏm quay
trật ra ngoài, chưa có trong phân loại của Letts (loại E).
Tổn thương Bado I và gãy thân xương đùi cùng
bên do tai nạn lưu thông.
Số trường hợp bỏ sót tổn thương khá nhiều, có 41
ca trong hai năm rưỡi (06/2001 – 12/2003). Số liệu có
thể được xem là nhiều nhất trong các công trình
nghiên cứu về tổn thương Monteggia bò bỏ sót ở cả
trong và ngoài nước. Thời gian bỏ sót tổn thương, có
nhiều trường hợp rất lâu, đến 8, 9 năm sau chấn
thương, có thể xem là lâu nhất trong các tài liệu và y
văn tham khảo được. Nguyên nhân bỏ sót tổn thương
từ phía ngành y tế có tỷ lệ khá cao (63,4%, 58,3%).
Còn nhiều trường hợp điều trò thuốc dân gian không
đúng qui cách. Điều này cho thấy ý thức của người
dân về các vấn đề sức khoẻ còn rất hạn chế, và công
tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn nhiều bất cập.
Điều trò tổn thương Monteggia cũ bằng phẫu
thuật đã đem lại kết quả tương đối khả quan, kết quả
rất tốt và tốt khá cao (82,4%, 75%), chức năng gấp-
duỗi khuỷu và ngửa cẳng tay hầu như không bò giới
hạn, chỉ giới hạn sấp cẳng tay (mất sấp cẳng tay

trung bình là 43
0
, 46
0
). Đa số trường hợp được phẫu
thuật theo kỹ thuật của tác giả Bouyala (34/35 ca tiền
cứu theo dõi được, 10/12 ca hồi cứu). Điều này cho
thấy kỹ thuật Bouyala là một kỹ thuật có thể lựa chọn
để điều trò cho tổn thương Monteggia cũ. Tuy nhiên,
tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trò tương
ứng thích hợp như đã bàn luận ở phần kỹ thuật mổ.
Điều trò tổn thương Monteggia cũ bằng phẫu
thuật cũng gặp rất nhiều khó khăn, có 3 ca tiền cứu
và 2 ca hồi cứu phải mổ lại lần 2, cá biệt có trường
hợp phải mổ lại lần 3. Có 3 ca tiền cứu và 1 ca hồi cứu
điều trò thất bại. Điều này cho thấy rằng, nếu bỏ sót
tổn thương này sẽ gây ra rất nhiều phiền toái. Bên
cạnh đó điều trò phẫu thuật đòi hỏi tốn kém nhiều,
nhất là ở những bệnh nhân ngèo ở vùng sâu vùng xa.
Khuỷu là vùng vận động nhiều, nên đa số trường hợp
là sẹo xấu điều này cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và
tâm lý các em về lâu dài, nhất là các em nữ.
Chúng tôi thấy rằng điều quan trọng là làm sao
phát hiện được sớm loại tổn thương này thì việc điều
trò, chủ yếu là điều trò bảo tồn chứ không phải phẫu
thuật, sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều, tránh
được những cuộc mổ cũng như các biến chứng
không cần thiết. Vậy cần chú trọng đến công tác đào
tạo cho sinh viên Y khoa, và các bác sỹ về loại tổn
thương này, nhất là những người làm công tác cấp

cứu và chấn thương. Luôn nhớ đến bài học vỡ lòng
mà quý Thầy đã chỉ dạy, đó là “dấu chữ i”, và “dấu
cong xương trụ” thì sẽ hạn chế được các trường hợp
bỏ sót tổn thương này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Boehler L. (Dòch giả: Nguyễn Quang Long) (1980), Điều
trò bằng phẫu thuật gãy mới xương trụ có trật chỏm quay
và điều trò bằng phẫu thuật gãy cũ xương trụ có trật chỏm
quay (gãy kiểu Monteggia), Kỹ thuật điều trò gãy xương,
tập 2, NXB Y Học, tr. 179-181.
2 Bouyala JM, Bollini G, Jacquemier M, Chrestian P,
Tallet JM, Tisserand P, Mouttet A. (1988), The treatment
of old dislocation of the radial head in childhood by
osteotomy of the upper end of the ulna, The French
Journal of Orthopeadic Surgery, 2, No 2, pp. 203-212.
3 Bùi Văn Đức (1983), Gãy trật Monteggia, gãy xương chi
trên, Tài liệu chấn thương chỉnh hình, số 8, tr. 76-77.
4 Inoue G, Shionoya K. (1998), Corrective ulnar osteotomy
for malunited anterior Monteggia lesions in children: 12
patients followed for 1-12 years, Acta Orthopaedica
Scandinavica, 69-1, pp. 73-76.
5 Jacquemier M, Dick R, Jouve JL, Rambaud M,
Ramaherison P, Bollini G, Bouyala JM. (1990), La lesion
Monteggia, Les fractures des membres chez l’enfant,
Sauramps Medical, pp. 215-231.
6 Lương Đình Lâm (1997), Gãy trật Monteggia, Bài giảng
bệnh học chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng,
trường Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 90-91.
7 Ngô Bảo Khang (1989), Gãy Monteggia, Bài giảng bệnh
học ngoại khoa bộ môn ngoại, trường Đại học Y Dược

TP.HCM, tập V, tr. 135-138.
220
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

8 Nguyễn Thành Nhân (2004), Điều trò tổn thương
Monteggia cũ ở trẻ em bằng phẫu thuật, Luận văn bác sỹ
nội trú, Đại học Y dược TP. HCM.
12 Stanley E, Garza De La. (2001), Monteggia Fracture-
Dislocation in Children, In: Beaty J, Kasser J, eds.
Rockwood and Wilkins
,
Fractures in Children, 5 th. ed.
Philadelphia, Pa: Lippincott Williams and Wilkins, pp.
529-562.
9 Nguyễn Văn Quang (1987), Phẫu thuật kết hợp xương
bên trong, Nguyên tắc chấn thương chỉnh hình, NXB Hội
Y Dược Học TP. HCM, tr. 277-286.
13 Wilkins KE. (2002), Monteggia lesions, Educational
modules for fractures in children, University of Texas
Health Science Center of San Antonio, November.
10 Nguyễn Văn Thái (2000), Điều trò gãy Monteggia cũ bằng
phương pháp kết hợp xương nẹp ốc và tái tạo dây chằng
vòng, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP.
HCM.
14 Willis RB. (2003), Xử trí gãy trật Monteggia, Khoá học
chấn thương cơ xương khớp trẻ em, Bệnh viện Chấn
thương Chỉnh hình TP. HCM, ngày 13-14/01, tr. 81-85.
11 Stanley E, Garza De La. (1996), Monteggia Fracture-
Dislocation in Children, In: Beaty J, Kasser J, eds.

Rockwood and Wilkins
,
Fractures in Children, 4 th. ed.
Philadelphia, Pa: Lippincott Williams and Wilkins, pp.
548-586.

221

×