Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

KNS o Tr DTNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.75 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ . 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG. • Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống. • Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, nó rất cần thiết đối với học sinh để các em có thể ứng phó một cách tự tin, chủ động và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh, để mang lại cho mỗi cá nhân một cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất và tinh thần và trong các mối quan hệ xã hội. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG • Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân. • Cần phân biệt kỹ năng sống với các kỹ năng quan trọng khác được gọi là “kỹ năng của cuộc sống ” mà con người trong quá trình trưởng thành như đọc, đếm, các kỹ năng kỹ thuật và thực hành,… 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống • Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống. • Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hoá, xã hội, đạo đức và sự công bằng. Nâng cao lòng tự tin, tự đánh giá đúng về khả năng tự hiểu mình ở mỗi người. • Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển kỹ năng tự điều chỉnh. 4 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống • Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể. • Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. • Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. • Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. • Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó đối với trạng thái căng thẳng (Stress). 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Mục đích GD kỹ năng sống • Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cách cần làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. • Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội. Họ thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khoẻ và đạo đức của mỗi người .. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Mục đích GD kỹ năng sống • *Vì vậy mục tiêu của GD kỹ năng sống: • Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới tính, sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục. • Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khoẻ bản thân, phát triển ở họ những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm. • Khuyến khích hành vi có trách nhiệm của học sinh để để ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm, sự lây truyền của các bệnh xã hội. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Mục đích GD kỹ năng sống • Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn. • Tạo điều kiện cho học sinh nhận biết được sự lạm dụng về tình dục và cách xử trí với những vấn đề này. • Giúp các em biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới trong cộng đồng. • Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu của các vấn đề xã hội như: Ma tuý, HIV/AIDS, mại dâm… với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG •. Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại những lợi ích sau đây: – – – –. Lợi ích về mặt sức khoẻ Lợi ích về mặt giáo dục Lợi ích về mặt văn hoá xã hội Lợi ích về kinh tế, chính trị. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> LỢI ÍCH VỀ MẶT SỨC KHOẺ • Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng. • Giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển. • Giáo dục kỹ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho mọi người trong cộng đồng. • Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng môi truờng sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> LỢI ÍCH VỀ MẶT GIÁO DỤC *Giáo dục kỹ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với: - Quan hệ giữa thầy, cô - trò; trò – trò; thầy, cô – thầy, cô; thầy, cô - Cha mẹ HS. - Tạo sự hứng thú trong học tập, sinh hoạt. - Hoàn thành công việc của giáo viên một cách sáng tạo và có hiệu quả. - Đề cao vai trò chủ động, tự giác của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. •. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> LỢI ÍCH VỀ MẶT VĂN HOÁ XÃ HỘI • Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. • Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với học sinh được lớn lên trong một xã hội văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ • Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có. • Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền học sinh, giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của Quốc gia. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ • Phát triển ở học sinh những kỹ năng xác định giá trị, cách giải quyết, phân tích, đánh giá và lường trước những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và môi trường. • Nâng cao khả năng tự nhận thức, tự đánh giá bản thân và tính tự tin ở học sinh trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh. • Kiên quyết gạt bỏ những thói quen có hại cho sức khoẻ và vệ sinh môi trường, khuyến khích những hành vi có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Vì sao cần tiếp cận phương pháp giáo dục kĩ năng sống • Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống giúp cho mỗi người phát triển các kĩ năng cá nhân và xã hội mà họ cần để giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng tạo. • Tiếp cận kỹ năng sống cũng giúp cho mỗi người có khả năng làm chủ tình cảm và xúc cảm của mình. • Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống làm cho người ta hiểu rằng có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Vì sao cần tiếp cận phương pháp GD kĩ năng sống. • Vì vậy, nếu chỉ chú ý tiếp thu kiến thức thì con người có thể nhận được những thông tin, nhưng lại ít ảnh hưởng đến hành vi. • Ngược lại nếu có được những kĩ năng sống thì sự tác động lên cuộc sống của họ sẽ tích cực. Khi những kĩ năng của mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng sẽ tăng theo. • Điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là một nhân tố trong việc quyết định hành vi của mỗi người, đặc biệt đối với việc duy trì lối sống lành mạnh và có trách nhiệm trước sức khoẻ bản thân và cộng đồng. • Tạo sự tương tác và vai trò tham gia của các đối tượng, dựa vào kinh nghiệm sống và nhu cầu của họ.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KỸ NĂNG SỐNG • • • • • •. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống: + Động não. + Thảo luận nhóm. + Kể chuyện. + Đóng vai + Giải quyết tình huống. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG TRƯỜNG HỌC • • • • •. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng xác định giá trị Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng kiên định Kỹ năng đặt mục tiêu. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> KỸ NĂNG GIAO TIẾP • Giao tiếp là hoạt động thường xuyên của con người. Kỹ năng Giao tiếp sẽ giúp ta cởi mở, chân thành, lịch sự, tôn trọng, quan tâm đến người khác, biết lắng nghe và hiểu được người khác. • Cần rèn luyện cho học sinh sử dụng kỹ năng này trong công tác truyền thông giáo dục vệ sinh môi trường ở trường học và cộng đồng cũng như trong cuộc sống của các em. Sau khi học xong phần này học sinh sẽ:. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> KỸ NĂNG GIAO TIẾP • Nhận thức rõ được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. • Có khả năng giao tiếp có hiệu quả. • Có thể đánh giá được mặt tốt và chưa tốt của bản thân.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> KỸ NĂNG GIAO TIẾP • Một số điểm cần lưu ý để giao tiếp đạt hiệu quả cao: • Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi giao tiếp. • Tự đặt mình vào địa vị của người khác. • Chăm chú lắng nghe khi đối thoại. • Lựa chọn cách nói sao cho ngôn ngữ của mình phù hợp với đối tượng. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> KỸ NĂNG GIAO TIẾP • Kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, động tác để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác trong giao tiếp. • Bí quyết của sự thành công trong giao tiếp chính là sự chân thành, luôn tìm ở người khác những điểm tốt hơn mình để học tập. • Luôn vui vẻ, hoà nhã trong giao tiếp.. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ • Kỹ năng xác định giá trị nhận thức là kỹ năng xác định những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến, đạo đức, thái độ mà mình cho là quan trọng, là đúng đắn để hành động theo hướng đó. • Kỹ năng xác định giá trị nhận thức ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của mỗi người.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ • Kỹ năng này nhằm giúp học sinh: - Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người. - Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH • Trong cuộc sống mỗi ngày một người có thể phải ra nhiều quyết định. Tuỳ theo tình huống xảy ra, người ta phải lựa chọn ra một quyết định nhưng đồng thời cũng phải ý thức được các tình huống có thể sẽ xảy ra do sự lựa chọn của mình. Do đó cần phải cân nhắc thận trọng những quyết định, lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định của mình là đúng, hợp lí.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH • Kỹ năng này nhằm giúp học sinh: - Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc lợi ích, tác hại để đưa ra quyết định đúng đắn. - Nắm được các bước ra quyết định. - Thực hành được kỹ năng ra quyết định.. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH. Xác định vấn đề. Thu thập thông tin. Kiểm định lại hiệu quả của quyết định. Liệt kê các giải pháp lựa chon. Hành động. -Kết quả. lựa. chọn. - Cảm xúc. - Giá trị. Ra quyết định. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG VÀ KẾT QUẢ LỰA CHỌN. Tình huống. Giải pháp 1. Kết quả. + -. + -. + -. Giải pháp 2. Giải pháp 3. + -. + -. Giải pháp 4. Cảm xúc. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH Kiên định: • Là kỹ năng thực hiện bằng được những gì mà mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hoà đúng mực. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực. • Kiên định là sự điều chỉnh giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH • Tính hiếu thắng: Luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân mình, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể điều đó đúng hay sai. • Tính phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý. • Đối với học sinh, kỹ năng kiên định nhằm giúp các em: • Phân biệt được tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng. • So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân để lựa chọn thái độ và hành vi phù hợp. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU • Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. • Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi (làm được cái gì đó). • Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và đôi khi phải có cam kết (cam kết với người khác hoặc cam kết với chính mình). 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU • •. • • •. • • • • •. Những yêu cầu khi đặt mục tiêu: Mục tiêu phải thể hiện bằng ngôn từ cụ thể rõ ràng. Khi viết các mục tiêu tránh dùng các từ chung chung làm khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện, tốt nhất là dùng các từ cụ thể, có thể lượng hoá được. Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế). Ai là người hỗ trợ, giúp đỡ mình thực hiện mục tiêu đó? Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành? ngắn hạn (1ngày đến 1 tuần), trung hạn (1 tháng đến 3 tháng), dài hạn (6 tháng đến 1 năm hoặc nhiều năm). Ngày tháng hoàn thành. Biểu diễn từng mốc thời gian thực hiện. Thuận lợi, khó khăn. Khẳng định quyết tâm. So sánh với kết qủa cuối cùng.. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU • Đối với học sinh, kỹ năng này giúp các em: • Xác định được những yêu cầu cần có khi đặt mục tiêu nào đó. • Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu. • Để đạt hiệu quả cao trong truyền thông giáo dục vệ sinh môi trường tuỳ theo từng nội dung, từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể mà vận dụng phối hợp các kỹ năng sống một cách linh hoạt, sáng tạo. Có thể nói ít trường hợp chỉ dùng một kỹ năng mà thành công. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> XIN CÁM ƠN !. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×