Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý các hình thức sinh hoạt quan họ bắc ninh trong đời sống xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

HÀ CHÍ CƯỜNG

QUẢN LÝ CÁC HÌNH THỨC
SINH HOẠT QUAN HỌ Ở BẮC NINH
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Chuyên ngành
Mã số

HIỆN ĐẠI

: Quản lý văn hóa

: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HĨA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Tồn

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU



7

CHƯƠNG 1: QUAN HỌ BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT QUAN HỌ

1.1. Những đặc điểm của cơ bản của Quan họ Bắc Ninh

8

1.1.1. Khái niệm, tên gọi và lịch sử phát triển

8

1.1.2. Không gian lan tỏa của Quan họ

11

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của Quan họ

14

1.2. Các hình thức sinh hoạt Quan họ

18

1.2.1. Khái niệm

18


1.2.2. Hình thức sinh hoạt

19

1.3. Cơng tác quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ

28

1.3.1. Cơng tác quản lý văn hóa phi vật thể

28

1.3.2. Cơng tác quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ

32

Tiểu kết chương 1

36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HÌNH THỨC
SINH HOẠT QUAN HỌ Ở BẮC NINH HIỆN NAY
2.1. Bộ máy, cơ chế quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ
2.1.1. Bộ máy, cơ chế quản lý Nhà nước

38
38

2.1.2. Các văn bản, chủ trương liên quan tới cơng tác quản lý Nhà nước
các hình thức sinh hoạt Quan họ


41

2.2. Thực trạng công tác quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ

45

2.2.1. Quản lý sinh hoạt văn hóa Quan họ nói chung

45

2.2.2. Quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ

50


2.3. Đánh giá thực trạng quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ ở Bắc Ninh
hiện nay

62

2.3.1. Những điểm mạnh

62

2.3.2. Những hạn chế

64

Tiểu kết chương


66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT QUAN HỌ
Ở BẮC NINH HIỆN NAY
3.1. Định hướng công tác quản lý theo quy chuẩn pháp quy

68

3.1.1. Những quy chuẩn theo luật định của UNESCO

68

3.1.2. Định hướng chỉ đạo Nhà nước đối với công tác quản lý di sản
Quan họ Bắc Ninh hiện nay

70

3.2. Giải pháp quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ ở Bắc Ninh

73

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ làm văn hóa ở địa phương 73
3.2.2. Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn, phổ biến các hình thức
sinh hoạt Quan họ cổ

75

3.2.3. Tăng cường giáo dục tới quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ những

giá trị tiêu biểu trong các hình thức sinh hoạt Quan họ ở Bắc Ninh

78

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các làng, các câu lạc
bộ Quan họ ở Bắc Ninh

80

3.2.5. Xây dựng chính sách đãi ngộ và phát huy vai trị của nghệ nhân 82
3.2.6. Khuyến khích, tuyển trọn và phát triển tài năng trẻ trong cộng
đồng các làng, các câu lạc bộ Quan họ

85

Tiểu kết chương 3

89

KẾT LUẬN

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG VIẾT TẮT
TT


Tên

Viết tắt

1.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BVHTTDL

2.

Chính phủ

CP

3.

Chủ tịch

CT

4.

Ký ban hành

KBH

5.


Nghị định



6.

Quyết định



7.

Thơng tư

TT

8.

Thủ tướng

TTg

9.

Ủy ban nhân dân

UBND

10.


UnitedNationsEducational,Scientific and

UNESCO

Cultural Organization


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Quan họ là một thể loại âm nhạc dân gian, đồng thời là một
hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn với người dân Bắc Ninh Kinh Bắc đã từ lâu. Tên gọi Quan họ và lịch sử ra đời thể loại sinh hoạt này
cho tới nay vẫn chưa tìm được những cứ liệu xác đáng. Giải thích về cụm
từ “Quan họ” có nhiều giả thuyết khác nhau: “Họ nhà quan” “quan viên hai
họ”, “quan dừng lại” (họ), và được gắn với các giai thoại như tiếng hát của
“hai họ nhà quan”, là tiếng hát trong đám cưới, hay các quan dừng lại khi
nghe thấy tiếng hát hay... [25, tr.33]. Căn cứ vào lề lối sinh hoạt, lời ca và
nhiều yếu tố cổ khác, các nhà khoa học đều nhận định rằng, Quan họ đã có
mặt trên mảnh đất này từ rất lâu đời.
1.2. Nét độc đáo của thể loại này chính là ở sự hồ quyện tuyệt diệu
giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn cách ứng
xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Đây chính là nguyên nhân khiến Quan
họ từ lâu khơng chỉ được người Bắc Ninh u thích mà cịn nổi tiếng khắp cả
nước, tới du khách và các học giả nước ngồi. Nó đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như dân tộc học, văn hóa học, âm nhạc
học, ngơn ngữ học, v.v... Với những đặc sắc về nghệ thuật, về tập quán sinh
hoạt văn hóa, Quan họ chính thức được Uỷ ban Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại ngày 30 tháng 09 năm 2009. Đây là một bước ngoặt quan
trọng đối với di sản Quan họ, là động lực để loại hình sinh hoạt văn hóa này
càng được phát huy, phát triển trong đời sống đương đại.



1.3. Sự kiện Quan họ được UNESCO công nhận vừa là cơ hội nhưng
cũng mang nhiều thách thức. Trước hết, bởi những ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường kéo theo những mặt trái như thế hệ trẻ đang có xu hướng yêu chuộng văn
hóa và âm nhạc mới có nguồn gốc du nhập từ nước ngoài, những nghệ nhân cao
tuổi ngày một ít đi…Vì thế nhà nước cần có cơ chế kiểm soát một cách chặt chẽ
và khoa học. Đây là vấn đề quan trọng đã được đặt ra đối với các nhà quản lý
và hoạch định chính sách văn hóa. Nghị quyết Trung ương V Khóa VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu
rõ: “Bảo tồn và phát huy những di sản tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những
giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào
cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ,
văn minh là một q trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời
gian” [25, tr.17]. Một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào vừa bảo tồn và phát huy
một cách có hiệu quả di sản độc đáo này nhưng lại vừa có thể thơng qua đó, phát
triển kinh tế du lịch, thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh, đồng thời quảng
bá hình ảnh đất nước ra cộng đồng quốc tế ? Câu trả lời này cần các nhà quản lý
quan tâm lý giải.
Thực tế hiện nay, vấn đề sinh hoạt Quan họ đã có những biến đổi nhất
định do sự tác động của cơ chế thị trường, do quy luật phát triển tất yếu của đời
sống xã hội. Trước đây, từ chỗ Quan họ chỉ sinh hoạt trong các làng Quan họ gốc
mà không gian diễn xướng là trong các lễ hội, trong giao lưu cộng đồng các làng,
các bọn Quan họ với tục kết chạ …, thì ngày nay, bên cạnh việc sân khấu hố
Quan họ ở các đồn nghệ thuật, các Câu lạc bộ, các cuộc thi liên hoan nghệ
thuật…, đã kéo theo nhiều biến đổi cả về không gian, môi trường và phạm vi,
nội dung hoạt động. Sự tồn tại và phát triển của các hình thức sinh hoạt Quan họ


hiện nay có những ưu - nhược điểm nào cần phải phát huy và điều chỉnh ? Công

tác bảo tồn và quảng bá di sản nghệ thuật này sẽ đem lại những mặt trái nào có
thể là nguy cơ khiến nó lai căng, mai một và chúng ta cần phải làm gì để “điều
hồ”, phát huy hoặc có thể hạn chế những nguy cơ đó ? Những vấn đề trên là
thực trạng địi hỏi những người làm cơng tác quản lý văn hóa tìm cách giải quyết.
Từ những lý do trên đây, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài : “Quản lý các hình thức
sinh hoạt Quan họ ở Bắc Ninh trong đời sống xã hội hiện đại” để viết luận văn
Thạc sỹ chun ngành Quản lý văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu Quan họ nói chung đã được các cơng trình từ sách, tạp chí
cho tới các luận án, luận văn đề cập nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, nhạc sĩ
Nguyễn Đình Phúc thu được hơn 60 bài hát và viết mấy bài nhận định về Quan
họ đăng trong Tạp chí Văn Nghệ, tháng tư năm 1956 và Tập san Âm nhạc tháng
10 năm 1956 [27, tr.15].
Đầu năm 1956 Phịng văn nghệ qn đội có cử những nhạc sĩ là
Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Viêm, Lưu Khâm, Nguyễn Phúc đi sưu tầm Quan họ.
Các Nhạc sỹ có nêu lên một số nhận định sơ lược về Quan họ trong một tập tài
liệu đánh máy và trong Tập san Âm nhạc số 1 [29, tr.15-17]. Đồng thời các nhạc
sĩ khác cũng để ý đến dân ca Quan họ và góp ý kiến về Quan họ trong những bài
đăng trong Tập san Âm nhạc số 3 và số 4 [14, tr.11 -15].
Tháng 6 năm 1956 bắt đầu có một cuộc nghiên cứu quy mô lớn.
Nhiều cán bộ của Ban nghiên cứu nhạc vũ Vụ nghệ thuật, Đoàn ca múa Trung
ương, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Trường Âm nhạc Việt Nam, như Vũ
Tuấn Đức, Tân Huyền, Đặng Hòe, Văn Hà, Trần Hương, Thành Nội, Trần Kiết


Tường và Nguyễn Văn Thuần do hai nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Lê Yên dẫn đầu,
đã đi trong 18 làng Quan họ tỉnh Bắc Ninh, sưu tầm và thu thập được 314 bài.
Lời ca do Lưu Hữu Phước sắp xếp, Tú Ngọc thẩm tra, nhạc do anh em trong
đoàn ghi âm. Có một số bài đã được ký âm theo phương tây và đã được Nhà
xuất bản Âm Nhạc in ra làm 3 tập, tất cả được 60 bài [23, tr.19-26].

Năm 1962, cuốn “Dân ca Quan họ Bắc Ninh”, một cơng trình tập
thể của 4 nhạc sỹ Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc và Nguyễn Viêm
ra đời, đánh dấu đợt sưu tầm nghiên cứu Quan họ. Sách gồm 340 trang, có hai
phần: phần tiểu luận và phần giới thiệu các bài hát. Nhạc sỹ Tơ Vũ có phân tích
và phê bình nội dung của quyển sách ấy trong một bài tham luận đã đăng trong
tập kỷ yếu “Một số vấn đề về dân ca Quan họ”.
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, các hội thảo, hội nghị cũng
được tổ chức. Ty văn hóa (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Bắc
Ninh và từ năm 1963 Sở văn hóa Hà Bắc tiếp tục cơng việc nghiên cứu
Quan họ. Các cơ quan dự định tổ chức 2 năm 1 lần Hội nghị Quan họ tại
một địa điểm khác nhau trong vùng Quan họ. Năm 1965 Hội nghị Quan họ
lần thứ nhất đã họp tại Tiên Sơn. Năm 1967 Hội nghị Quan họ lần thứ hai
đã họp tại Yên Phong. Từ năm 1969, Sở Văn hóa Hà Bắc thành lập một
đoàn Quan họ gồm những diễn viên trẻ tuổi nhưng đã thạo các lối hát Quan
họ. Mỗi diễn viên thuộc trên dưới hai trăm bài hát [41, tr.140 - 152].
Năm 1970, lại có một buổi họp mặt giữa Sở Văn hóa Hà Bắc và đại
diện các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và văn học nghệ thuật Trung ương
tại Hà Nội để bàn về sự phối hợp cộng tác trong việc sưu tầm nghiên cứu Quan
họ.


Năm 1971, Hội nghị Quan họ lần thứ tư tại Lim. Đây là một Hội
nghị Khoa học gồm các nhà nghiên cứu, phóng viên báo chí, đại biểu của 30 cơ
quan Trung ương, đại biểu của 12 cơ sở, đại biểu của Ty văn hóa và nghệ nhân
tại địa phương… Các Hội nghị đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan mật thiết
đến công việc nghiên cứu và phát triển Quan họ.
Đặc biệt, từ sau khi Quan họ được UNESCO cơng nhận là di sản
văn hóa đại diện của nhân loại (2009), đã có nhiều người làm cơng tác nghiên
cứu và quản lý văn hóa quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy những giá trị của
di sản này, tiêu biểu có các tác giả như Văn Tú với quan điểm Bảo tồn, phát triển

dân ca Quan họ Bắc Ninh phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó (2010);
Lê Hồng Ngân với vấn đề Nhà chứa Quan họ làng Diềm xưa và nay (2010);
Nguyễn Xuân Côn với nghiên cứu việc Khai thác dân ca Quan họ Bắc Ninh
trong hoạt động du lịch của tỉnh (2010); Lê Anh với đề xuất Các tiêu chí xác
định làng Quan họ và danh sách các làng Quan họ gốc (2010); Nguyễn Nhân
Chiến với bài viết Kinh nghiệm trong công tác lập hồ sơ di sản dân ca Quan họ
Bắc Ninh và nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản (2010); v.v...
Nhìn chung, nghiên cứu của các nhà quản lý và hoạt động chuyên
môn trong tỉnh đã đề cập ít nhiều tới thực trạng về đời sống sinh hoạt Quan
họ hiện nay, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức mới cần thực hiện
trong đời sống đương đại. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng thể nhằm phân
tích những ưu thế và nhược điểm của đời sống các sinh hoạt Quan họ xưa và
nay, từ đó đưa ra giải pháp đồng bộ nhằm quản lý, phát huy Quan họ nói
chung trong cuộc sống hơm nay thì chưa có nghiên cứu sâu. Đây cũng là vấn
đề mà luận văn đặt ra và tiến hành thực hiện.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đời sống sinh hoạt Quan họ Bắc
Ninh xưa và nay, luận văn đưa ra giải pháp quản lý các hình thức sinh hoạt thể
loại văn hóa nghệ thuật độc đáo này trong tình hình hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tổng hợp các hình thức sinh hoạt
Quan họ xưa và nay tại các làng, đoàn Dân ca và các câu lạc bộ Quan họ ở
Bắc Ninh… cho tới thời điểm hiện tại. Thống kê danh sách các hình thức
sinh hoạt Quan họ, làn điệu và nghệ nhân, nghệ sỹ, các câu lạc bộ Quan họ,
đồng thời xử lý số liệu - tư liệu hóa để nghiên cứu một cách đồng bộ diện
mạo đời sống văn hóa Quan họ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý các hình thức sinh hoạt Quan
họ Bắc Ninh trong đời sống xã hội hiện đại
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các làng và câu lạc bộ Quan
họ trên địa bàn 5 huyện/thị là Tp. Bắc Ninh, huyện Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn
và huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã thực địa: phỏng vấn, khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu văn bản
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sách - đối chiếu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành


6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn sẽ tổng hợp các hình thức sinh hoạt Quan họ xưa và nay, đồng
thời đưa ra những giải pháp mới nhằm quản lý có hiệu quả các hình thức sinh
hoạt Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Luận văn sẽ cung cấp những tư liệu cụ thể nhằm phục vụ công tác tuyên truyền,
quảng bá, là tài liệu tham khảo cho giáo dục, đào tạo về văn hóa Quan họ thơng qua
nghiên cứu các mơ hình sinh hoạt Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - tài liệu tham khảo, và phụ lục luận
văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Quan họ Bắc Ninh và những vấn đề chung về cơng tác
quản lý các hình thức sinh hoạt Quan họ
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý các hình thức sinh hoạt
Quan họ cổ ở Bắc Ninh hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý các hình thức
sinh hoạt Quan họ cổ ở Bắc Ninh hiện nay



Chương 1
QUAN HỌ BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT QUAN HỌ

1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUAN HỌ BẮC NINH

1.1.1. Khái niệm, tên gọi và lịch sử phát triển
Quan họ Bắc Ninh là một loại hình sinh hoạt văn hóa âm nhạc độc đáo,
khơng chỉ mang đặc trưng riêng của vùng quê Kinh Bắc - Bắc Ninh [9, tr.400]
mà cịn mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung.
Điều đó khơng chỉ được biểu đạt trên phương diện âm nhạc như giai điệu, lời
ca mà còn thể hiện một cách tinh tế, sâu đậm trong từng cử chỉ giao tiếp, trang
phục cũng như trong thái độ của những người tham gia diễn xướng. Vì thế có
thể nói trong sinh hoạt Quan họ có sự kết tinh của văn hóa người Việt khu vực
đồng bằng Bắc bộ [9, tr.400].
Theo các tác giả Lưu Khâm, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Viêm trong
cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu nguồn gốc và sinh hoạt Quan họ” đăng trên
Tập san Âm nhạc, số 1, tháng 6 - 1956 cho rằng, Quan họ đã có khoảng 12
đời. “12 đời trước có hai người làm quan trong triều, một người quê ở làng
Diêm Xá ( Bắc Ninh), một người quê ở làng Bựu Sim (Tiên Du) là bạn thân
của nhau từ khi còn làm quan tới lúc về hưu. Trong những dịp lễ khao, lễ cưới
quan trọng đều mời cả hai họ tới dự và hát những câu hát đúm, một sinh hoạt
nghệ thuật dân gian vốn đã có từ xưa kia [39, tr.17]. Từ đó các tác giả cho
rằng hát Quan họ là hai họ nhà Quan hát với nhau.
Giáo sư Trần Văn Khê, trong cơng trình nghiên cứu “Hát Quan họ”
cơng bố trên Tạp chí Bách khoa (Sài Gịn) số 43 năm 1958, dựa vào những
nghiên cứu điền dã thực địa, ông đưa ra con số 300 năm qua nghiên cứu
truyền thuyết Trạng Bựu vinh quy về làng, hay quân lính ơng Trạng Bựu



“đi kéo gỗ trên ngàn về bị cạn” tại sông Tiêu Tương, “hò hét kéo gỗ rồi sau cứ
lưu truyền mãi với tên Quan họ” [16, tr.161].
Cũng có thuyết cho rằng Quan họ có nghĩa quan là quan quân, họ là
đứng lại, vì ngày xưa khi vua nhà Lý (1000 năm) chạy giặc qua Bắc Ninh,
nhân dân “hát đúm” cho quan quân “họ” lại để vua chạy [16, tr. 162].
Theo tác giả Nguyễn Tiến Chiêu trong “Tìm hiểu nguồn gốc Quan họ
Bắc Ninh” cơng bố trên Tạp chí Bách khoa số 65, năm 1959, căn cứ vào các
cơng trình nghiên cứu trước đó, ơng cho rằng: thứ nhất: Quan họ phát sinh từ
thời Lý (1010 - 1225). Thứ hai, Quan họ xuất xứ từ những làng thuộc tỉnh
Bắc Ninh, nhất là những làng thuộc Tiên Du, Yên Phong, Từ Sơn. Thứ ba,
Quan họ thốt thai từ hát đúm, hoặc có liên quan gần xa tới hát đúm, hoặc hát
đúm là một trong những nguyên nhân đã cấu tạo nên Quan họ [4, tr.183].
Cịn có thuyết giải thích nguồn gốc Quan họ trên truyền thuyết Trương
Chi - Mỵ Nương và cho rằng mối tình dang dở dẫn đến kết cục bi thảm giữa
Trương Chi và Mỵ Nương là biểu tượng phản ánh một thực tế lịch sử vùng
Tiên Sơn xưa là: hai lớp cư dân (lớp cư dân nông nghiệp và lớp cư dân chài
lưới) đã hợp cư với nhau trong buổi đầu cùng đến chiếm lĩnh vùng đất Tiên
Sơn. Sự hợp cư ấy diễn ra trong tình hình vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, do
đặc điểm văn hóa, kinh tế có sự chênh lệch, sự khác biệt nhưng rồi cuối cùng
đã thống nhất. Thuyết này khẳng định, việc giải thích nguồn gốc Quan họ gắn
liền với câu chuyện Trương Chi như thế là có cơ sở. Nó khẳng định Quan họ
đã có từ lâu đời, và phải chăng nguồn gốc nền dân ca này chính đã ra đời trên
một thực tế lịch sử như thế [9, tr.1189].
Thời gian gần đây, dựa vào phương pháp nghiên cứu văn bản cổ và sự
suy luận, tác giả Nguyễn Hùng Vĩ cho biết Quan họ là từ Quan hộ mà ra.
Ông kết luận: “sau khi đã tìm hiểu Quan họ trong thư tịch cũ thì hiểu từ
Quan họ là đơn giản. Đó là chỉ những sinh hoạt ca hát thuộc về nhà quan,
trong nhà quan, phục vụ nhà quan” [44, tr.25]. Ông căn cứ vào văn bản Nôm



và suy luận, để viết hai chữ Quan họ, người ta chủ yếu dùng hai chữ Hán là
Quan hộ. Nghiên cứu này mặc dù đã tiến thêm một bước nữa về mặt tìm hiểu
văn tự cổ, song chưa thể nói lên bản chất của từ Quan họ và lịch sử ra đời của
loại hình sinh hoạt này.
Bảng 1.1. Nghiên cứu tiêu biểu tên gọi và sự ra đời Quan họ
Thứ
tự

Năm
nghiên
cứu

1.
1956

Giả thuyết gắn với

Tên tác giả

Ghi

sự ra đời Quan họ

tiêu biểu

chú

Quan họ: hình thức sinh


Lưu Khâm,

hoạt trong nhà quan;

Nguyễn Đình Tấn,

khoảng 700 năm

Nguyễn Viêm

Quan họ: gắn với truyền
2.

thuyết Trạng Bựu (Quan);
1958

Trần Văn Khê

có khoảng 300 năm
Quan họ: bắt nguồn từ hát

3.

đúm; khoảng 1000 năm,
1959

4.

thời nhà Lý
Quan họ: hình thức sinh


1978

Nguyễn Tiến Chiêu

hoạt phục vụ trong nhà quan

Quang Lộc

Quan họ: từ quan hộ mà ra;
5.

kết luận Quan họ
2010

Nguyễn Hùng Vĩ

phục vụ nhà Quan

Như vậy, trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có nhiều cơng trình khoa học


lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu về Quan họ và lịch sử ra đời và phát triển
của nó. Phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ xa xưa, Quan họ sinh ra là
để phục vụ nhà quan, tầng lớp trên của xã hội phong kiến. Mặc dù cho tới
nay chưa có thuyết nào chứng minh một cách khoa học về vấn lịch sử ra
đời thể loại hình sinh hoạt văn hóa âm nhạc này; chưa có những phát hiện
vấn đề nguồn gốc của Quan họ căn cứ vào nguồn tư liệu chính sử được ghi
chép, mà chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu truyền miệng dân gian và sự suy
luận trên cơ sở những truyền thuyết và chữ nghĩa tương đồng; các nghiên

cứu đều gặp nhau ở một điểm là Quan họ được hình thành và phát triển
nhiều thế kỷ với đặc điểm tiêu biểu riêng về âm nhạc, trang phục, lời ca và
cách ứng xử văn hóa….
1.1.2. Khơng gian lan toả của Quan họ
Quan họ hình thành và phát triển trong phạm vi của tỉnh Bắc
Ninh. Nơi hình thành và phát triển Quan họ là đất Bắc Ninh: “không ai biết
rõ trống quân xuất phát từ đâu chứ quê hương Quan họ chắc chắn ở Bắc
Ninh” [9, tr.162]. Vị trí của mảnh đất khởi nguồn Quan họ hiện nằm ở
ngưỡng cửa phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với dân số gần 1 triệu người, diện tích hơn
800km2. Đây cũng là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua,
nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa của miền Bắc.
Bắc Ninh cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương
Vương, Lý Bát Đế với những địa danh luy lâu, cổ pháp. Những mái đình xưa,
ngơi chùa cổ qua bao thăng trầm biến đổi, cho đời sau viếng thăm là tiềm
năng khai thác văn hóa nghệ thuật và du lịch của Bắc Ninh. Sinh tụ trên nền
văn hiến lâu đời đó, người Bắc Ninh cốt cách đơn hậu, trữ tình, hiếu học, mến
khách - là cơ sở thuận lợi những làn điệu Quan họ đặc sắc được ra đời, tồn tại
cho tới nay.


Địa danh Bắc Ninh - Kinh Bắc được biết đến với cái tên [42,
tr.138]: Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc
thừa tuyên, Kinh Bắc trấn và Bắc Ninh do vua Minh Mạng đổi tên năm 1822.
Bắc Ninh là một trong những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất của
người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sơng Hồng (chủ yếu là đất Bắc
Ninh, Bắc Giang ngày nay). Đây là một trong những trung tâm của nền văn
minh Việt cổ. Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích
dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga cịn lại của trung tâm chính trị,
kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên

niên kỷ đầu cơng ngun.Vì vậy, văn hóa Kinh Bắc, một vùng văn hóa ít bị
đứt gốc về mặt thời gian, các yếu tố văn hóa dân gian cịn lưu lại đến ngày
nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống “Bắc Ninh, cái
nơi phát sinh của người Việt và văn hóa Việt” [45, tr.945-955].
Những địa danh tiêu biểu của Quan họ được các nhà nghiên cứu
thường nhắc tới trước hết là làng Viêm Xá (làng Diềm). Làng này hiện nay
thuộc huyện Yên Phong. Nơi đây hiện vẫn còn đền thờ vua Bà và một số tư
liệu cổ nói đến vị “Thủy tổ của Quan họ”. Theo truyền thuyết, Vua Bà chính
là người đã sáng tác ra các làn điệu và “nghề chơi” Quan họ. Đến nay, trong
số 49 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì được đội Quan họ đơng tới hàng
trăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn Quan họ, mỗi nhúm
liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng
cảm xúc. “Bọn” là một khái niệm chỉ một nhóm người gồm các liền anh, liền
chị chơi và sinh hoạt Quan họ. Như vậy, “bọn” ở đây là một thuật ngữ riêng
của người Quan họ. Nó khơng mang nghĩa chỉ sự thấp kém như khái niệm
“bọn” thông thường trong dân gian vẫn dùng. Việc truyền dạy hát Quan họ
được quan tâm ngay trong gia đình, khơng phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ
chức lớp học. Chính “cái nơi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan
họ. Điều này đã cắt nghĩa cho nhu cầu "chơi Quan họ" vốn chỉ tồn tại
nguyên nghĩa tại đây và lan toả.


Từ đầu thế kỷ XX, Quan họ Bắc Ninh đã được thực hành ở 49 làng mà
cộng đồng xác định đó là những làng Quan họ cổ. Qua thực tế khảo sát, chúng
tôi được các nghệ nhân cao tuổi cho biết, trong 49 làng, có 44 làng thuộc về
Bắc Ninh là Bái Un, Duệ Đơng, Hạ Giang, Hồi Thị, Hồi Trung, Lũng
Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám thuộc huyện Tiên Du; Tam Sơn,
Tiêu thuộc huyện Từ Sơn; Đông Mai, Đơng n thuộc huyện n Phong;
thành phố Bắc Ninh có các làng Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ô, Đầu
Hàm, Điều Thơn, Đơng Xá, Đỗ Xá, Hịa Đình, Hữu Chấp, Khị Lễ, Khúc Toại,

Ném Đồi, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung,
Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm Xá, Xuân ái,
Xuân Đồng, Xuân Ô, Xuân Viêm, Y Na, Yên Mẫn. Có 5 làng thuộc tỉnh Bắc
Giang là Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ của huyện Việt Yên
bên kia bờ sông Cầu ngay giáp ranh với thành phố Bắc Ninh.
Ngoài 49 làng được gọi là Quan họ cổ trên, gần đây, sự lan toả của
Quan họ ở 13 làng khác cùng huyện của tỉnh Bắc Giang nữa là Đình Cả,
Đơng Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiểu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng,
Thần Chúc, Tiêu Lát Hạ, Tiêu Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc
cũng thuộc huyện Việt Yên. Tuy vậy, những địa phương xuất hiện Quan họ
đều là những làng nằm tiếp giáp với thành phố Bắc Ninh. Hiện nay, với yêu
cầu của xã hội và sự phù hợp và lơi cuốn của nó, đặc biệt là sau khi được
UNESCO ghi danh, Quan họ đã và đang được thực hành ở trên 300 làng chủ
yếu thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Như vậy có thể thấy rằng, vùng sinh hoạt Quan họ dù được mở rộng thì
khơng gian sinh hoạt Quan họ cũng gần như nằm trọn vẹn trong phạm vi của
tỉnh Bắc Ninh. Sự lan toả của Quan họ sang Bắc Giang cũng tập trung ở
những xã ven bờ sông Cầu thuộc huyện Việt Yên. Điều này cho thấy không
gian sinh hoạt Quan họ là tương đối tập trung. Quá trình lan toả ra các làng


phụ cận cho thấy, sự phát triển của Quan họ ln gắn với văn hóa vùng; đồng
thời tính cộng đồng trong văn hóa Quan họ là một đặc trưng được thể hiện rất
rõ nét trong từng đặc điểm sinh hoạt của Quan họ.
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của Quan họ
1.1.3.1. VỊ Âm nh¹c
Theo tác giả Nguyễn Trọng Ánh, qua q trình nghiên cứu chuyên
sâu về âm nhạc Quan họ cùng với quá trình nghiên cứu, đúc kết các
nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tồn
cảnh về số lượng làn điệu, bài bản Quan họ lên tới trên dưới 300 bài khác

nhau [1, tr.15- 47]    Nét đặc trưng trong nghệ thuật hát Quan họ chính là hát
đối đáp giữa một bên là liền anh và một bên là liền chị trong khơng gian văn
hố Quan họ. Theo đó, về

âm nhạc, hát Quan họ là một lối hát địi hỏi luyện

tập cơng phu và có tính tập thể với những lề lối, quy định chặt chẽ, trở thành
phong cách, được thực hiện nghiêm ngặt từ tổ chức đến hình thức diễn xướng.
Lề lối của các bài hát Quan họ thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản, có
nhiều tiếng đệm, lời phụ. Người hát những bài hát Quan họ lề lối phải biết kỹ
thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt...
Theo tác giả Tú Ngọc:
Giai điệu trong nhiều bài hát Quan họ được xây dựng trên các loại thang
âm 5 cung không có bán âm. Có bài chỉ một loại thang âm nhưng có bài
lại dựa trên một vài thang âm theo lối chuyển dịch từ dạng thang âm này
sang dạng thang âm khác, mà độc đáo nhất trong Âm nhạc Quan họ, là sự
chuyển dịch thang âm xuất hiện vào lúc gần cuối, gọi là câu đổ.
Ông cũng cho biết, thỉnh thoảng có những bài dùng thang âm có bán
âm, và cũng chỉ được dùng trong hai trường hợp là ở những cụm âm luyến lên
hoặc xuống và ở những chỗ kết câu, kết đoạn [24, tr.28].


Trên thực tế, người dân Việt Nam biết đến Quan họ hiện đại nhiều
hơn là Quan họ cổ. Quan họ truyền thống chủ yếu hát đôi hoặc hát tập thể
giữa liền anh và liền chị vào dịp hội Xuân ở các làng q, khơng có khán
giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức. Từ sau khi miền Bắc
hoàn tồn giải phóng (năm 1954), các làn điệu Quan họ được khai thác,
đặt thành lời mới thành ca cảnh trên sân khấu hoặc phát trên sóng phát
thanh, truyền hình. Quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào
trong năm và khi hát ln có khán, thính giả, người hát khơng chỉ trao đổi

tình cảm với nhau mà cịn trao đổi tình cảm với khán, thính giả. Phạm vi
phổ cập của Quan họ mới không chỉ ở làng xã mà vươn đến khán, thính
giả ở khắp cả trong và ngoài nước.
Những phác thảo trên cho thấy, âm nhạc Quan họ có làn điệu phong
phú, khoảng trên dưới 300 bài bản khác nhau. Hình thức hát của Quan họ có
thể hát đơn ca, song ca, hát theo bọn nhưng phổ biến nhất là hát dưới hình
thức đối đáp. Ở đó, thông thường người ta chia làm hai bên, một bên là các
liền chị và một bên là các liền anh; có thể các bọn Quan họ cùng làng hoặc
khác làng. Tiêu chuẩn chung của người hát Quan họ là phải hội đủ bốn yếu tố:
vang, rền, nền, nảy. Nhạc đệm cho Quan họ chỉ mới xuất hiện từ những năm
60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, nó cũng góp phần quan trọng vào quá trình bảo
tồn, phổ biến và phát huy vốn di sản Quan họ đến ngày nay. Các nhạc cụ đệm
trong Quan họ thông thường gồm các nhạc cụ: đàn tam thập lục, đàn tranh,
sáo, nhị, đàn bầu, mõ, trống cơm…
1.1.3.2. Về trang phục
Trang phục Quan họ không chỉ thể hiện tính nghệ thuật thẩm mỹ, là hình
thức bên ngồi mà nó cịn bao hàm cả chiều sâu văn hóa của người Quan họ - Bắc
Ninh. Trong luận văn này, chúng tôi quan sát, nghiên cứu trang phục truyền thống,
bao gồm trang phục của các liền chị và trang phục của các liền anh. [46, Tl.điền dã].


Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”,
nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau, gọi là mớ ba hoặc
bảy áo dài lồng vào nhau gọi là mớ bảy. Tuy nhiên trong thực tế, các liền
chị thường mặc áo mớ ba.
Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc
yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại
là yếm cổ xẻ. Loại này thường dùng cho trung niên. Riêng yếm cổ viền

thì


dùng cho lứa tuổi trẻ. Bên ngồi yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng,
ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự
như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ,
có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp
nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu
nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường
nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ
thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay
bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ, các cụ gọi là
yếm thắm, vàng thư, xanh da trời, hồng nhạt, hồ thủy…Giải yếm to bng
ngồi lưng áo và giải yếm thắt vũng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng
với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái Quan họ xưa thường sử dụng chất
liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi
tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt
lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường
là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng
tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu
hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng
buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những
múi hoa màu sắc phía trước người con gái.


Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép
với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa.
Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để
váy quây trũn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ
hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đơi
con khoai phía gót chân.
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp

thủ cơng; có một vịng trịn bằng da trâu mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai
khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép
phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các
ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị cịn chít khăn mỏ
quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to,
dài quá gối. Thường bên trong, các liền anh mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó
đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the,
hoặc đối với người khá giả hơn thế áo ngồi may bằng đoạn mầu đen, cũng có
người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the,
đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng
chanh…gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may
kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm
bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt
chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Trước kia, đàn
ơng cũng nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu, nay khơng
cịn. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh dùng ô đen. Các
phụ kiện khác là khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan niệm thời
xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong
vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.


Trang phục Quan họ ở đây được hiểu một cách tổng thể những gì mà
các liền anh, liền chị sử dụng và hoá trang trong khi sinh hoạt và biểu diễn
Quan họ. Như vậy, ngồi quần, váy và áo, cịn có khăn, thắt lưng, nón, dây xà
tích. Cho tới nay, mặc dù dưới những tác động của những xu hướng hiện đại
hóa trong trang phục nói chung, trang phục của người Quan họ cũng đã có
những biến đổi ít nhiều, đặc biệt là chất liệu vải, màu sắc và cả sự giản lược
một vài thứ khác nữa.
Văn hóa Quan họ không chỉ được biểu hiện trên phương diện âm nhạc

và các hình thức ca hát mà nó cịn được thể hiện một cách tinh tế qua trang
phục, bao gồm cả trang phục nam (liền anh) và trang phục nữ (liền chị) bên
cạnh nhiều yếu tố khác như lời ca, dáng điệu, thái độ ứng xử, v.v...Đó là sự
tổng hồ các quan hệ giữa các yếu tố, những đặc trưng trong văn hóa vùng
miền với nét độc đáo riêng trong âm nhạc, vừa tạo nên sự thống nhất lại vừa
tạo ra sắc thái độc đáo riêng khơng có nhiều trong các loại hình âm nhạc khác.
1.2. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT QUAN HỌ

1.2.1. Khái niệm
Hình thức sinh hoạt Quan họ trong luận văn này được hiểu là nghi
thức diễn xướng, cách thức tổ chức gắn với đời sống văn hóa truyền thống
của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc. (Mặc dù Quan họ chủ yếu tập trung ở
Bắc Ninh, đồng thời phạm vi nghiên cứu trong luận văn ngày cũng giới
hạn tại đây nhưng do Quan họ được hình thành và phát triển trên cơ sở
văn hóa vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc nên đôi chỗ chúng tôi sử dụng cụm từ
liền này). Như thế, hình thức sinh hoạt sẽ khác với hình thức hát. Bởi hình
thức hát chỉ giới hạn trong tương quan giữa nội dung và hình thức thể hiện
của mỗi làn điệu, bài hát. Chẳng hạn hát đối đáp, hát đơn nam, song ca,
v.v… Hình thức sinh hoạt cịn chỉ ra sự khác biệt cơ bản khơng chỉ với
hình thức hát mà cịn có sự khác biệt với hình thức tổ chức quy trình cuộc
hát, như hát trên thuyền, hát giao lưu…


Như vậy, khi xác định hình thức sinh hoạt Quan họ là địa điểm gắn
liền với môi trường sống của nó, chúng ta đi vào những hình thức cụ thể.
Trong luận văn này, chúng tơi đề cập tới ba hình thức sinh hoạt Quan họ
truyền thống được coi là căn bản, có tác động lớn tới q trình bảo lưu,
phát huy di sản Quan họ. Đó là hình thức sinh hoạt trong hát Canh, hát Hội,
hát Thi hay còn gọi là hát Giải. Tất nhiên, trong hình thức sinh hoạt sẽ
thống nhất và quy định các hình thức diễn xướng cụ thể gắn với mỗi không

gian và môi trường của nó.
1.2.2. Hình thức sinh hoạt
1.2.2.1. Hát canh
Hát canh là một hình thức sinh hoạt Quan họ thường diễn ra
vào ban đêm giữa các làng, bọn Quan họ kết chạ với nhau. Hát canh khác
với canh hát. Canh là chỉ ban đêm nên người xưa mới có câu “đêm năm
canh, ngày sáu khắc”. Khi làng mở hội bao nhiêu ngày thì người ta hát canh
trong nhà bấy nhiêu đêm. Trong mỗi đêm, người ta có thể ca đến hàng chục
canh hát. Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm hát canh còn để chỉ hình thức hát
với những lễ lối theo một quy chuẩn nhất định. Chẳng hạn, sau khi ca các
giọng lề lối ở chặng thứ nhất gồm năm giọng cơ bản là (la giằng, tình tang,
bạn kim lang, cái ả, cây gạo); canh hát chuyển sang chặng thứ hai (chặng
chính) bao gồm những giọng lẻ, giọng vặt hay còn gọi là hát giao duyên.
Một đôi liền anh và một đôi liền chị ca đối đáp với nhau đủ ba chặng: giọng
lề lối, giọng vặt và giọng giã bạn, gọi là một canh hát. Như vậy, hát canh
không những chỉ diễn ra vào ban đêm mà, trong nhiều lễ hội, các liền anh,
liền chị còn tổ chức hát cả ban ngày. Và hát canh và canh hát ở đây có
những đặc điểm gần giống nhau.


Mỗi canh hát có độ dài ngắn về thời gian khác nhau, phụ thuộc vào
vốn bài bản của những người hát. Nhưng do tập truyền lâu đời, các canh hát
có những trình tự khơng khác nhau nhiều. Trình tự này được người Quan họ
chỉ ra bằng câu cửa miệng: “Quan họ càng về khuya, càng bổng, càng trầm,
càng mặn nồng tình nghĩa”. Nhờ vậy, canh càng về khuya, những bài hát thiết
tha gắn bó, về nỗi nhớ, niềm thương... càng được người Quan họ hát, ca, đối,
càng được đẩy tới cao trào của tình cảm và sự tài hoa bay lượn của nghệ thuật
ca hát. Đây có thể nói là chặng làm cho Quan họ thăng hoa nhất so với các
chặng khác trong nghệ thuật hát Quan họ ở làng Diềm nói riêng và trong
những làng biết hát Quan họ nói chung ở Bắc Ninh.

Đa số trong hệ thống bài ca Quan họ đều được xem là những ca
khúc dân gian mẫu mực ở trình độ phù hợp giữa thơ ca và âm nhạc. Ở đây,
hình thức hát giữa hai bọn với những bài Quan họ có cùng âm điệu nhưng
khác lời ca gọi là hát đối giọng. Trong hát canh, các liền anh liền chị coi hát
đối giọng là yêu cầu chủ yếu nhưng đôi khi họ cũng chú ý đến cả sự đối ý, đối
lời. Hát canh vào ban đêm, giữa bọn Quan họ làng mở hội xuân với bọn Quan
họ kết bạn với mình. Tuy nhiên, tranh tài ở đây chỉ là để chơi, cho nên hình
thức hát canh còn được gọi là Quan họ du ca tại gia, nghĩa là Quan họ hát
chơi tại nhà chứ tuyệt đối khơng có thi và trao giải. Hát canh, thường diễn ra
vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng giữa các nhóm
Quan họ nam và nữ mời nhau đến nhà hát một canh cho vui xóm làng.
Nếu là hát canh diễn ra tại nhau thì sau khi mời bạn vào nhà,
mời nước, mời trầu, xơi cơm Quan họ, đôi bên bắt đầu tổ chức hát canh.
Trong một cuộc hát canh bao giờ cũng gồm nhiều canh hát. Canh hát
thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đó định ra và thường kéo dài
từ 7 - 8 giờ tối đến 2 - 3 giờ sáng sau khi, hội làng mở nhiều ngày. Cũng có
những canh hát kéo dài 2 - 3 ngày đêm.


Qua nghiên cứu chúng tơi được biết, trình tự một canh hát đúng
lề lối có thể chia thành 3 chặng: Chặng đầu tiên là hát giọng Lề nối, chặng thứ
hai là những bài thuộc giọng Vặt và chặng thứ ba là hát Giã bạn. Trong chặng
đầu tiên, sau những nghi thức giao tiếp giữa Quan họ khách và Quan họ chủ,
thường là bên nam, bên nữ, Quan họ đi vào chặng hát đầu tiên. Ở chặng hát
này, người ta hát những giọng cổ cũng gọi là giọng Lề lối.
Hát canh ở chặng cuối thường được kéo dài đến canh bốn, vào
khoảng hai ba giờ sáng, hai bên tạm nghỉ xơi nước cùng các món đặc sản của
làng như bánh khúc, bánh dợm, chè đỗ đen. Nếu nơi có uống rượu thì Quan
họ chủ thường cầm chén rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn, sau đó lại ca
tiếp cho đến rạng sáng mới nghỉ. Mở đầu chặng hát này, thường là Quan họ

khách ca một đôi câu giã bạn tỏ ý tạm biệt, xin ra về nhưng không buộc phải
theo lệ đối giọng. Quan họ chủ cũng ca bài giã bạn nhưng là mang ý níu giữ
khách trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, nuối tiếc... nên tình ý, giai điệu,
âm thanh bài ca làm xúc động lòng người.
Hát canh ở bất kỳ một làng Quan họ nào cũng đều gắn liền với
nghi lễ, tập tục của chính địa phương ấy. Đó cũng chính là phong cách riêng
trong lối chơi Quan họ của mỗi làng. Vì vậy, tìm hiểu và duy trì lề lối hát canh
Quan họ sẽ giúp chúng ta bảo tồn và phát triển một cách bền vững nền văn
hóa Quan họ, niềm tự hào của người Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh ca;
chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra
vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa
những nhóm Quan họ nam và nữ mời nhau đến nhà "ca một canh cho vui bầu
vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc".


×