Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ở tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.04 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
*******&******

ĐÀO THỊ MAI

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG,
KHÁNG CHIẾN Ở TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số
: 60310642

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI - 2013


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Cương. Nội dung trình
bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực
và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Những nội dung sử
dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều có trích dẫn rõ ràng.
Tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.



Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Thị Mai


3

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH
MẠNG, KHÁNG CHIẾN VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN Ở TỈNH TUYÊN QUANG ...... 12
1.1. Cơ sở lý luận về cơng tác quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ... 12
1.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................... 12
1.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................. 17
1.2. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ở
tỉnh Tuyên Quang................................................................................... 20
1.2.1. Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang ............................................. 20
1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến .............................. 26
1.2.3. Giá trị lịch sử văn hóa của hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ... 39
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN Ở TỈNH TUYÊN QUANG ..................... 42
2.1. Hệ thống tổ chức, nhân lực và cơ chế quản lý di tích lịch sử cách
mạng, kháng chiến .................................................................................. 42
2.1.1. Cấp tỉnh ......................................................................................... 42
2.1.2. Cấp huyện ...................................................................................... 47
2.1.3. Cấp xã ............................................................................................ 49

2.2. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ở
tỉnh Tuyên Quang................................................................................... 52
2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật ..................................................... 52
2.2.2. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích .................................... 53
2.2.3. Huy động, sử dụng các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ...................................................... 61
2.2.4. Kiểm tra, xử lý vi phạm di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ........ 63
2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quản lý di tích ....................................... 65


4
2.2.6. Khen thưởng, kỷ luật trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến .............................................................................................. 66
2.3. Đánh giá chung ................................................................................ 67
2.3.1. Ưu điểm.......................................................................................... 67
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 68
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 69
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG, KHÁNG
CHIẾN Ở TỈNH TUYÊN QUANG ................................................................... 72
3.1. Định hướng ....................................................................................... 72
3.1.1. Định hướng chung............................................................................ 72
3.1.2. Định hướng cụ thể............................................................................ 72
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng
chiến ở tỉnh Tuyên Quang ........................................................................ 73
3.2.1. Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp .. 73
3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức ..................................... 74
3.2.3. Giải pháp về thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan chuyên môn ... 76
3.2.4. Giải pháp về bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến....... 80
3.2.5. Giải pháp về quy hoạch..................................................................... 85

3.2.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ............................................... 87
3.2.7. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính ........................................... 88
3.2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 89
3.2.9. Giải pháp về bảo vệ, kiểm tra, xử lý các vi phạm ................................. 89
KẾT LUẬN ............................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 95
PHỤ LỤC .............................................................................................. 100


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ATK

:

An tồn Khu

Âl

:

Âm lịch

BCH


:

Ban Chấp hành

BQL

:

Ban Quản lý

BTV

:

Ban Thường vụ

CNH, HĐH

:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐCS


:

Đảng Cộng sản

DLTC

:

Danh lam thắng cảnh

DSVH

:

Di sản văn hóa

DTLS

:

Di tích lịch sử

DTLSCM

:

Di tích lịch sử cách mạng

DTLSCMKC


:

Di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến

DTLSVH

:

Di tích lịch sử - văn hóa

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KTXH

:

Kinh tế - xã hội

MTTQ


:

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

:

Nhà xuất bản

TTg

:

Thủ tướng

TW

:

Trung ương

UBKT

:

Ủy ban Kiểm tra

UBND


:

Ủy ban nhân dân

VHTTDL

:

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là một bộ phận của DSVH nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trong những năm qua, công tác quản lý DSVH Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, góp phần đưa nền văn hóa Việt Nam phát triển cùng
lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, cùng với thời gian, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều
DSVH đang có nguy cơ mai một. Trong khi xác định văn hoá vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương “Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
thì thực tế địi hỏi việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH dân tộc phải là một
trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược được đề ra tại Nghị quyết

Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng và khẳng định lại ở các Nghị quyết Đại
hội IX, X, XI của Đảng. Luật DSVH được kỳ họp thứ 9 Quốc hội (khố X)
thơng qua ngày 29/6/2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã khẳng định sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn giá trị DSVH.
1.2. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc có 22 dân tộc
cùng sinh sống từ nhiều đời nay, mỗi dân tộc có một ngơn ngữ, phong tục tập
qn, có vốn văn hố dân gian riêng tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá
của cộng đồng các dân tộc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân
tộc Tuyên Quang ln đồn kết một lịng, kiên cường chống giặc ngoại xâm,
lập nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt Tuyên Quang đã hai lần vinh dự là
thủ đô của cả nước. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng)
về Tuyên Quang, đã chọn Tân Trào (Sơn Dương) - nơi “Thiên thời, địa lợi,
nhân hoà” làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước, lãnh đạo toàn dân tiến
hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên


7
nước Việt Nam dân chủ Cộng hồ, nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông
Nam Châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - Kỷ nguyên
độc lập, tự do và CNXH. Khi thực dân Pháp tái chiếm nước ta, một lần nữa
Tuyên Quang lại được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn là căn cứ
địa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làm nên chiến
thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Nhân dân các
dân tộc Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ an toàn lãnh tụ
và căn cứ đầu não của cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại
của dân tộc. Tuyên Quang - Tân Trào, “Thủ đô khu giải phóng - Thủ đơ
kháng chiến” đã đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân các dân
tộc Tuyên Quang và đồng bào cả nước.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng đầy hy

sinh, gian khổ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vừa xây dựng, bảo vệ quê
hương, vừa tích cực chi viện cho tiền tuyến, cùng với nhân dân cả nước viết
nên trang sử hào hùng Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hồn tồn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Với 445 DTLSCMKC, Tuyên Quang là “Bảo tàng sống”, là kho tư
liệu vô giá của lịch sử cách mạng Việt Nam, trong đó những di tích đặc biệt
như: lán Nà Nưa, đình Tân Trào, lán Hang Bịng, Cây đa Tân Trào, di tích
Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, khu di tích hầm bí mật, an tồn của Trung
ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, di tích Đại hội lần thứ II của Đảng ... gắn
với những sự kiện quan trọng của lịch sử cách mạng, chứa đựng các giá trị về
truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và giá trị về nghệ
thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng, Bác Hồ; đó chính là những DSVH vô
giá mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vinh dự thay mặt nhân
dân cả nước giữ gìn và phát huy giá trị cho hơm nay và mai sau.
1.3. Để quản lý, bảo tồn giá trị DSVH, đặc biệt là hệ thống
DTLSCMKC, trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm đề ra


8
nhiều giải pháp để quản lý, gìn giữ, đầu tư phục hồi, nâng cấp các
DTLSCMKC, phục vụ nghiên cứu lịch sử, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, công tác quản lý các DTLSCMKC
hiện nay cịn gặp khơng ít khó khăn, nhiều di tích đang trong tình trạng xuống
cấp cần được tu bổ, tôn tạo và phục hồi; việc đầu tư chống xuống cấp di tích
chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, thăm quan của đông đảo du khách
trong nước và quốc tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản
lý, bảo tồn DTLSCMKC để quản lý, bảo tồn giá trị, góp phần tuyên truyền về
truyền thống văn hố của tỉnh Tun Quang - Thủ đơ khu giải phóng, Thủ đơ
kháng chiến là việc làm hết sức cần thiết.
1.4. Để góp phần xác định rõ giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế trong sự

phát triển của tỉnh, người làm luận văn đã chọn đề tài “Quản lý di tích lịch
sử cách mạng, kháng chiến ở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Quản lý văn hố.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về các DTLSCMKC trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các tổ
chức trong và ngoài tỉnh quan tâm, tiêu biểu là:
Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 4 Hội thảo khoa học
về DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh: Hội thảo khoa học (năm 2011) “Đại hội II
của Đảng tại Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến”; Hội thảo khoa học (năm
2011)“Xác định thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang”; Hội thảo khoa học
(năm 2012)“Nghiên cứu, xác minh tư liệu và giá trị di tích về Chủ tịch Hồ Chí
Minh thời kỳ 1945-1954”; Hội thảo khoa học (năm 2013) “Khởi nghĩa Thanh
La trong tiến trình Cách mạng Tháng Tám năm 1945”. Các cuộc hội thảo có
sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, các nhà chuyên môn trong
lĩnh vực bảo tồn DTLSCMKC, các nhà quản lý văn hoá...Các Hội thảo khoa


9
học để đi sâu nghiên cứu, xác minh nhiều tư liệu lịch sử, DTLS liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cách mạng và kháng chiến.
Với mục đích nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm vóc lịch sử, các cuộc hội thảo
tìm ra giải pháp tối ưu nhất để bảo tồn, tu bổ, tơn tạo DTLSCMKC có giá trị trên
địa bàn tỉnh bị xuống cấp. Tư liệu của các cuộc hội thảo, ý kiến của các nhà khoa
học, nhà quản lý văn hố đã giúp những người làm cơng tác quản lý DTLSCMKC
của tỉnh nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm, sự cần thiết trong bảo tồn và phát
huy giá trị DTLSCMKC trong tình hình hiện nay.
Ngồi ra, cịn có một số đề án, dự án, các bài viết, ấn phẩm của các cơng
trình nghiên cứu về DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Sở
VHTTDL xuất bản như: cuốn sách “Tuyên Quang - Thủ đô kháng chiến”- xuất

bản năm 2009 giới thiệu những địa điểm liên quan đến q trình hoạt động của
Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; cuốn sách “DTLS - Lưu niệm
về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang” - xuất bản năm 2010 giới thiệu
về những di tích ghi dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại
Tuyên Quang; cuốn sách “Đại hội II của Đảng ở Kim Bình - Tuyên Quang” xuất bản năm 2011 cung cấp tư liệu về địa điểm tổ chức Đại hội toàn quốc lần
thứ II của Đảng và ý nghĩa lịch sử của Đại hội. Những ấn phẩm đó là những tư
liệu vơ cùng q giá của các nhà nghiên cứu khoa học ở trung ương và địa
phương về DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tuy nhiên, để hệ thống và đề cập đến công tác quản lý DTLSCMKC có
tính chất tồn diện trên địa bàn tỉnh Tun Quang thì đến nay chưa có một
cơng trình nào thực hiện.
Trong quá trình triển khai đề tài “Quản lý DTLSCMKC ở tỉnh Tuyên
Quang”, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả của các tác giả đi
trước, vận dụng vào một số nội dung của cơng trình nghiên cứu.


10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý,
bảo tồn các giá trị DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đề xuất các
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn
các giá trị của DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác quản lý
DTLSCMKC.
- Nghiên cứu hệ thống DTLSCMKC ở tỉnh Tuyên Quang.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý DTLSCMKC
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá
trị của DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước của
các chủ thể đối với hệ thống các DTLSCMKC bảo tồn, phát huy giá trị
của di tích trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2001- 2013 (Từ khi
có Luật Di sản văn hố).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các DTLSCMKC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Vận dụng hệ thống quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về DSVH và quản lý DSVH dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


11
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành Quản lý văn hoá, lịch sử, bảo
tàng, xã hội học...
- Phương pháp khảo sát điền dã với các kỹ năng phỏng vấn, thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống DTLSCMKC của tỉnh
Tuyên Quang.
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý
DTLSCMKC, đồng thời khai thác các giá trị nhằm góp phần phát triển KTXH

ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công
tác quản lý DSVH và độc giả có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về quản lý
DTLSCMKC ở tỉnh Tuyên Quang.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng
chiến và tổng quan về hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ở
tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến ở tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lý di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến ở tỉnh Tuyên Quang.


12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG,
KHÁNG CHIẾN VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Khái niệm “Quản lý”
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, là một phạm
trù tồn tại khách quan, được ra đời từ nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi
quốc gia và ở mọi thời đại. "Quản lý" là một khái niệm khá rộng và mang tính
bao trùm tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều
cách diễn đạt, nhiều quan điểm khác nhau.
“Quản lý” trong từ Hán Việt được ghép giữa từ “quản” và từ “lý”.
“quản” là sự trơng coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; “lý” là

sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển. Vậy “quản lý” là trơng coi, chăm
sóc, sửa sang làm cho nó phát triển.
Theo Các Mác “Quản lý” là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản
chất xã hội của quá trình lao động.[9, tr.28]; F. Ăngghen cho rằng “Quản
lý” là một động thái tất yếu phải có khi nhiều người cùng hoạt động chung
với nhau khi có sự hiệp tác của một số đơng người, khi có hoạt động phối
hợp của nhiều người.[10, tr.32].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: "Quản lý là trơng coi, giữ gìn theo những
u cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định" [13, tr.1353].
Trong giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện Hành chính
Quốc gia chỉ rõ: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội


13
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,
đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý” [40, tr.8].
Tóm lại, các quan niệm trên đây, đều có điểm chung thống nhất xác
định “Quản lý” là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ
thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Bản chất của quản lý và hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công,
hợp tác lao động. Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần
có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức
từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội càng cao,
yêu cầu quản lý càng lớn và vai trò của quản lý càng tăng. Hoạt động quản lý
bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý, chủ thể luôn là
con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các

cơng cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tùy
từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.
Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người, các quá trình xã hội.
Mục tiêu của quản lý: Là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định, do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực
hiện các động tác quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích
hợp. Quản lý ra đời chính là nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất công việc.
1.1.1.2. Di sản văn hóa


14
Luật DSVH đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hịa XHCN
Việt Nam khóa X, thơng qua ngày 29/6/2001, khẳng định: "DSVH Việt Nam
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của
DSVH nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta" [30, tr.1].
"DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác ở nước CHXHCN Việt Nam" [30, tr.1].
"DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác" [31, tr.1].
"DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa
học, bao gồm DTLSVH, DLTC, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia" [31, tr.1].
1.1.1.3. Di tích lịch sử - văn hóa
DTLSVH là một thành tố quan trọng cấu thành DSVH, là tài sản

vô giá của mỗi quốc gia. Gọi là DTLSVH bởi vì chúng được tạo ra từ con
người (tập thể hoặc cá nhân), là kết quả của hoạt động sáng tạo lịch sử, văn
hoá của con người.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều đưa ra những khái niệm, quy định về
DTLSVH của dân tộc mình. Tại Điều I, Hiến chương Vernice - Italia quy
định: “DTLSVH bao gồm những cơng trình xây dựng đơn lẻ, những khu di
tích ở đơ thị hay nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt,
của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử” [42, tr.12].


15
Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm về DTLSVH, theo Từ điển bách
khoa Việt Nam: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên
cứu của khảo cổ học, sử học...được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện
dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [46, tr.667].
Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam về bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC quy định rõ: “DTLSVH là
những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch
sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến
những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội” [34, tr.1].
Luật DSVH do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành
năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “DTLSVH là những cơng
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng
trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [31, tr.2].
"DTLSVH phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật".
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về DTLSVH, nhưng các khái
niệm đó đều có chung một nội dung: "DTLSVH là cơng trình những khơng


16
gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các giá trị điển hình
của lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [31, tr.2].
1.1.1.4. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa
DTLSVH là đối tượng đặc biệt, bộ phận quan trọng cấu thành DSVH
cần được gìn giữ, bảo quản và phát huy tác dụng theo chiều hướng tích cực
qua sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức điều hành các hoạt động bảo vệ để
lưu truyền và giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.
Công tác quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị hiện
hữu, mà điều quan trọng hơn chính là làm “sống dậy” các giá trị văn hóa phi
vật thể thơng qua đó góp phần làm phong phú kho tàng DSVH dân tộc, xây
dựng nền văn hóa dân tộc khoa học và đại chúng.
Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập trong Luật DSVH
do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành năm 2001 và sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2009, bao gồm:
(1). Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách
cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
(2). Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH.
(3). Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH.
(4). Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH.

(5). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy
giá trị DSVH.
(6). Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.
(7). Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH.


17
(8). Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945, đây là một trong những văn bản pháp luật
đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về quản lý DSVH. Sắc lệnh gồm 6 điều, trong
đó nội dung chính ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ học viện, nhấn
mạnh việc bảo tồn cổ tích là việc làm cần thiết của nhà nước Việt Nam. Sắc lệnh
coi toàn bộ DTLSVH là tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc phá hủy đình,
chùa, đền, miếu và các di tích khác chưa được bảo tồn; cấm phá hủy bia ký, văn
bằng có ích cho lịch sử; quy định nhà nước chi ngân sách cho việc bảo vệ, tu sửa
di tích và cơng nhận các khoản trợ cấp cho Học viện Đông phương Bác cổ.
Giai đoạn 1954 - 1975, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản lãnh, chỉ đạo về quản lý DSVH: Ban Bí thư TW Đảng ban hành Thơng tư
số 38-TT/TW ngày 28/6/1956 về việc bảo vệ DTLSVH và DLTC. Chính phủ,
Hội đồng chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật gồm: Nghị định số 519/NĐ-TTg ngày 29/10/1957 quy định
về thể lệ bảo tồn cổ tích; Nghị định số 100/CP ngày 01/6/1966 về việc quản
lý xuất khẩu văn hóa phẩm; Thơng tư số 954/TT-TTg ngày 03/7/1957 về
việc bảo vệ di tích và DLTC; Thông tư số 268/TT-TTg ngày 09/11/1960 về
bảo vệ DSVH dân tộc; Thông tư số 81/CP ngày 29/4/1966 về việc bảo vệ
DTLS, di tích nghệ thuật và hang động được sử dụng vào cơng tác sơ tán
phịng khơng; Chỉ thị số 188/TTg ngày 24/10/1966 về việc bảo vệ và phát

huy tác dụng của DTLS trong thời gian chống Mỹ cứu nước; Chỉ thị số
59/TTg ngày 26/6/1969 về việc bảo tồn di tích chống Mỹ cứu nước. Nội
dung các văn bản đã yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội và
toàn dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ DTLS, DLTC; đình chỉ ngay
những hoạt động kinh tế đang có nguy cơ phương hại đến các di tích; tiến


18
hành phân loại và xây dựng kế hoạch tu bổ các di tích. Đó là những chỉ đạo,
định hướng có giá trị thiết thực trong việc bảo vệ, gìn giữ các DSVH trong
suốt hai thập kỷ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta; là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của công tác quản lý DSVH, đã phát huy tác dụng to lớn trong đời
sống xã hội và trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị DSVH Việt Nam.
Từ khi đất nước thống nhất (năm 1975), Đảng và Nhà nước ta tiếp tục
quản lý DSVH và DLTC.
Ngày 04/4/1984, Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN7 của Hội đồng Nhà
nước về việc bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC ra đời có ý nghĩa to lớn,
là bước tiến về mặt pháp lý với mục đích làm cho cơng tác quản lý DSVH dân
tộc hoàn thiện hơn. Pháp lệnh quy định Nhà nước thống nhất quản lý các
DSVH và quy định rõ chức năng của các cơ quan trong việc quản lý DTLSVH
và DLTC, đồng thời khẳng định: “DSVH và DLTC là tài sản vô giá trong kho
tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả
DTLSVH và DLTC trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước
của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH và
lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn
hoá mới và con người mới XHCN, làm giàu đẹp kho tàng DSVH dân tộc và góp
phần làm phong phú văn hoá thế giới” [34, tr.1].
Thực hiện Pháp lệnh số 14/LCT/HĐNN7, Hội đồng Bộ trưởng đã ban
hành Nghị định số 288/HĐBT ngày 31/12/1985 quy định về việc thi hành Pháp

lệnh bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC; Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin
ban hành Thơng tư số 206/VHTT ngày 22/7/1986 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
bảo vệ và sử dụng DTLSVH và DLTC.
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992, đã xác định:
“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các DSVH dân tộc, chăm lo công tác
bảo tồn - bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng các DTLS, cách


19
mạng, các DSVH, các cơng trình nghệ thuật, các DLTC. Nghiêm cấm các hành
động xâm phạm đến các DTLS, cách mạng, các DSVH, các cơng trình nghệ
thuật, các DLTC”[43. tr.11].
Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chỉ rõ: “DSVH là tài sản vô giá, gắn
kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của các dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá
trị mới và giao lưu văn hoá hết sức quan trọng”; Nhà nước phải đề ra những
chính sách cụ thể đối với DSVH “Chính sách bảo tồn, phát huy DSVH dân tộc
hướng cả vào văn hoá vật thể và phi vật thể...” [21. tr.12].
Chiến lược phát triển KTXH 2001 - 2010 được thông qua tại Đại hội
IX của Đảng, đã chỉ rõ quan điểm: "Chú trọng gìn giữ, phát triển các DSVH
phi vật thể, tôn tạo và quản lý tốt các DSVH vật thể, các DTLS..." [15. tr.32].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định chủ trương: “Tiếp tục đầu
tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các DTLSCMKC, các DSVH vật thể và phi vật thể
của dân tộc...” [16. tr.44].
Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (khóa X), kỳ họp thứ 9
ngày 29/6/2001 đã thơng qua Luật DSVH, đây là lần đầu tiên nước ta có một
văn bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý DTLSVH;
đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, điều
chỉnh những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực

tiễn và thông lệ quốc tế; tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy
DSVH dân tộc có những bước phát triển mới. Nội dung quản lý nhà nước về
DSVH đã được quy định rõ: "Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
DSVH; Bộ VHTT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về DSVH; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có
trách nhiệm quản lý nhà nước về DTLSVH theo sự phân cơng của Chính phủ;


20
UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc
quản lý DTLSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ" [30, tr.32-33].
Để thực thi Luật DSVH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các
văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý DSVH: Nghị định số 92/2002/NĐ-CP
ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH; Chỉ thị số
05/2002/CT-TTg ngày 18/02/2002 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo
vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn, đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ
học; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 về việc Quy định thẩm quyền,
trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
DTLSVH, DLTC. Bộ trưởng Bộ VHTT ban hành: Quyết định số 1706/2001/QĐBVHTT ngày 24/7/2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị
DTLSVH và DLTC đến năm 2020; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày
06/02/2003 về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLSVH và
DLTC; Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19/5/2009 về việc tăng cường cơng tác
quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;
Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03/02/2010 về việc tăng cường công tác
chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích.
Các văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý DSVH được Nhà nước Việt
Nam ban hành là cơ sở để các địa phương trong đó có tỉnh Tuyên Quang thực
hiện cơng tác quản lý các DTLSVH góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.
1.2. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến

ở tỉnh Tuyên Quang
1.2.1. Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc bộ Việt Nam; phía
Bắc giáp Hà Giang; phía Nam giáp Phú Thọ; phía Đơng giáp Cao Bằng, Bắc
Cạn và Thái Ngun; phía Tây giáp Yên Bái; diện tích tự nhiên 5.870km2; có


21
6 huyện, 01 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn và 2.095 thơn bản, tổ dân
phố, có 22 dân tộc, dân số trên 73,4 vạn người.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tuyên Quang nguồn tài nguyên, khoáng sản
phong phú; hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, quốc lộ 2, quốc lộ 37,
quốc lộ 2C là những con đường huyết mạch nối Tuyên Quang với tỉnh biên
giới Hà Giang và các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần quyết định sự
giao lưu kinh tế, văn hóa...giữa các vùng trong chiến lược phát triển KTXH,
đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh.
Nhìn tổng thể, điều kiện tự nhiên của Tun Quang có nhiều thuận lợi,
nhưng cũng khơng ít khó khăn trong quá trình phát triển của tỉnh, mặt khác cũng
chính nó lại tạo ra những ưu thế riêng, nhất là về quân sự, nơi đây có đầy đủ các
yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược, cơ động, vững chắc cả trong chiến
tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
1.2.1.2. Truyền thống lịch sử cách mạng, kháng chiến
* Lịch sử hình thành tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một vùng đất có truyền thống văn hố và lịch sử lâu
đời, nơi con người đã sinh tồn và phát triển cách đây hàng vạn năm. Thời các
Vua Hùng dựng nước, vùng đất Tuyên Quang xưa nằm trong Bộ Vũ Định của
nhà nước Văn Lang.
Thời Trần cách đây hơn 700 năm gắn liền với tên tuổi của Khai Quốc
Vương Trần Nhật Duật và cuộc kháng chiến lần thứ hai của nhân dân ta

chống lại quân xâm lược Nguyên Mông năm 1285, trải qua các thời kỳ lịch
sử, cương vực và tên đơn vị hành chính của Tuyên Quang đã nhiều lần thay
đổi, từ lộ, trấn đến thừa tuyên, xứ, đã minh chứng Tuyên Quang là vùng đất
gốc, cốt lõi, có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam.


22
Song thời điểm có ý nghĩa quan trọng nhất, mang dấu ấn lịch sử sâu
sắc, là mốc son trong tiến trình hình thành và phát triển của vùng đất Tuyên
Quang đó là Tháng mười âm năm Tân Mão (tức tháng 11/1831), khi vua
Minh Mệnh chia định ra tỉnh Tuyên Quang. Kể từ đây, Tuyên Quang được coi
là tỉnh; được xác định rõ ràng cả về địa giới, vị trí địa lý và bộ máy hành
chính trong văn bản có giá trị pháp lý của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Khi đó địa giới tỉnh Tuyên Quang bao gồm Phủ Yên Bình, huyện Hàm Yên,
châu Vị Xuyên, châu Đại Man, châu Lục Yên, châu Bảo Lạc và châu Thu Vật
(Toàn bộ vùng đất tỉnh Tuyên Quang lúc bấy giờ, chính là các huyện Yên Sơn,
Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, thành phố Tuyên Quang (hiện
nay); huyện Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái; huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm
của tỉnh Cao Bằng và toàn bộ tỉnh Hà Giang (ngày nay). Với tầm quan trọng
và ý nghĩa đó, ngày mùng 01/10 âm năm Tân Mão tức ngày 04/11/1831 được
chọn làm ngày thành lập tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 31/5/1884 thực dân Pháp đặt chân chiếm đóng Tuyên Quang, đến
đầu thế kỷ XX chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Từ năm 1888 đến năm 1956, địa giới hành chính tỉnh Tuyên Quang có
nhiều thay đổi. Phủ Đoan Hùng được tách ra khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào
tỉnh Tuyên Quang; châu Lục Yên được tách ra khỏi tỉnh Tuyên Quang để sáp
nhập vào tỉnh Lào Cai; hai huyện Vĩnh Tuy và Vị Xuyên được tách ra khỏi
tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Lạc được tách ra
khỏi tỉnh Tuyên Quang để nhập về tỉnh Cao Bằng; huyện Yên Bình được tách

ra khỏi tỉnh Tuyên Quang để nhập về tỉnh Yên Bái.
Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất đi lên
CNXH, năm 1976, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang được sáp nhập thành tỉnh
Hà Tuyên. Đến năm 1991, tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành hai tỉnh Tuyên
Quang và Hà Giang, từ đây địa giới tỉnh Tuyên Quang ổn định cho đến ngày nay.


23
* Truyền thống văn hóa
Từ năm 1831 đến nay, quá trình hình thành và phát triển của tỉnh
Tun Quang chính là sự tiếp nối dòng chảy lịch sử của mảnh đất đã tồn tại
hàng vạn năm và chứa đựng trong mình biết bao lớp trầm tích văn hố...phản
ánh hết sức sinh động, đặc sắc về đời sống vật chất, tinh thần, về ước mơ,
khát vọng, về phẩm chất trung thực, chất phác, niềm lạc quan và tấm lòng
nhân hậu của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang.
Từ xa xưa, mảnh đất Tuyên Quang đã có sự tồn tại của con người. Tại
An Tường, An Khang...các nhà khảo cổ đã tìm thấy những di vật của người
nguyên thủy thuộc thời kỳ đá mới, những công cụ sản xuất bằng đá các thời
kỳ, khuôn đúc tiền, trống đồng .....đã chứng tỏ rằng cách đây hàng vạn năm,
các bộ lạc người cổ đại đã từng cư trú dọc triền sông Lô, sông Chảy...
Tuyên Quang được nhiều người biết đến như một điểm đến du lịch, du
khách có thể tìm hiểu về con người, thiên nhiên, truyền thống đấu tranh anh
dũng và lịch sử oai hùng của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang.
* Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng “là phên giậu của Trung châu, cũng
là nơi địa đầu quan yếu” của Tổ quốc, nhân dân Tuyên Quang đã thể hiện rõ
tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất chống chế độ phong kiến phản động
thối nát, đồng thời luôn cùng các triều đại phong kiến tiến bộ đứng lên chiến
đấu chống bọn xâm lược phương Bắc, bảo vệ giống nòi, bảo vệ Tổ quốc.
Tấm bia mang dòng chữ “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” ở xã n

Ngun (Chiêm Hóa) ghi tạc cơng lao của họ Hà cùng nhà Lý chống quân
xâm lược Tống. Ngồi phần đạo lý của nhà Phật, nội dung chính của bia cịn
nói về gia thế, cơng lao của dịng họ Hà có 15 đời làm Châu mục coi giữ châu
Vị Long (Chiêm Hóa ngày nay).


24
Năm 1285, nhân dân Tuyên Quang cùng Chiêu Văn Vương Trần Nhật
Duật chiến đấu chống quân Nguyên - Mông từ Vân Nam xuống xâm lược
nước ta trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
Năm 1789, các thủ lĩnh họ Ma tập hợp quân dân các dân tộc châu Vị
Long (Chiêm Hóa) hòa vào phong trào Tây Sơn, tham gia chặn đánh một
cánh quân của giặc Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, trên đường tháo chạy qua
Chiêm Hóa, Na Hang, Bảo Lạc về nước, tiêu diệt gần 3.000 tên giặc.
Cuối thế kỷ XIX, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc
Tuyên Quang vẫn liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của
thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Ngày 31/5/1884, thực dân Pháp chính thức đánh chiếm Tuyên Quang,
quân dân trong tỉnh lúc đó đã triệt để làm vườn khơng, nhà trống, đốt phá nhà
cửa, chống giặc, mở đường, tiếp tế lương thực ...trong nhiều tháng ròng rã với
những trận chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân đã gây cho địch thiệt hại nặng nề.
Liên quân Hoa - Việt chống Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Hoàng
Kế Viêm và tướng Lưu Vĩnh Phúc đã bố trí một trận đánh tại cánh đồng Hịa
Mục (xã Thái Long, huyện Yên Sơn), tiêu diệt 100 tên địch, làm bị thương
gần 800 tên, trong đó có 26 sĩ quan và thực dân Pháp phải công nhận đây là
một trong những trận thua lớn ở Bắc Kỳ.
Cùng với nhân dân cả nước, học sinh và tầng lớp trí thức Tuyên Quang
hưởng ứng mạnh mẽ phong trào yêu nước, những đảng viên Quốc dân Đảng
cũng đã đến Tuyên Quang hoạt động dưới sự ủng hộ, che chở của nhân dân
tỉnh nhà. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, nhân dân Tuyên Quang liên

tiếp nổi dậy chống chế độ bóc lột dã man của thực dân và tay sai.
Từ khi ĐCS Việt Nam ra đời, nhân dân các dân tộc tỉnh Tun Quang
ln một lịng một dạ theo Đảng, lập nhiều thành tích vẻ vang, viết tiếp những


25
trang sử oanh liệt của tổ tiên, ông cha trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo
vệ quê hương, đất nước. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tuyên
Quang là Thủ đơ khu giải phóng, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ đã ở và làm
việc, lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công. Nơi đây đã diễn ra nhiều
sự kiện lịch sử trọng đại quyết định vận mệnh của dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một lần nữa Tuyên
Quang vinh dự trở thành Thủ đô Kháng chiến, nơi Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chính phủ, Mặt trận, 13/14 bộ và cơ quan ngang bộ, gần 60 ban, ngành,
cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Tuyên Quang để lãnh đạo cuộc kháng
chiến đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng đầy hy
sinh, gian khổ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vừa xây dựng, bảo vệ quê
hương, vừa tích cực chi viện cho tiền tuyến, cùng với nhân dân cả nước viết
nên trang sử hào hùng Đại thắng mùa Xn năm 1975, giải phóng hồn tồn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi Tuyên Quang và Hà Giang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên,
trong 16 năm nhập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Tuyên đã đoàn
kết thống nhất vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bảo vệ vững chắc biên
cương của Tổ quốc.
1.2.1.3. Kinh tế - xã hội
Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, trong sự nghiệp đổi
mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tun Quang ln đồn kết, khắc
phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện trên
các lĩnh vực, kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao, GDP bình quân

đầu người trên 22 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Công nghiệp


×