Tải bản đầy đủ (.pptx) (203 trang)

Bài giảng đàm phán soạn thảo hợp đồng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.62 MB, 203 trang )

HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN,
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI

Giảng viên: ThS. Đỗ Hoàng Yến

THÁI NGUYÊN, 2020


Tài liệu tham khảo
• Bộ luật Dân sự 2015
• Luật Thương mại 2005
• Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt
động thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn
thảo, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2012


NỘI DUNG MÔN HỌC

C1. Khái quát chung về Hợp đồng TM
C2. Kỹ năng đàm phán Hợp đồng TM

C3. Kỹ năng soạn thảo Hợp đồng TM


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI



1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.
(Điều 385 BLDS 2015)
HỢP ĐỒNG

A

Thỏa thuận

Quyền

B

Nghĩa vụ
5


1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
• Pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm
riêng của hợp đồng trong kinh doanh, TM (gọi
là hợp đồng thương mại)
• Hợp đồng thương mại là một dạng cụ thể của
hợp đồng dân sự


1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương
mại


Là sự thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc
1 bên là thương nhân) về việc thực hiện 1 hay
nhiều hành vi của hoạt động TM nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận


1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
• Chủ thể: là thương nhân hoặc một bên là thương nhân
• Đối tượng của hợp đồng: hàng hóa, dịch vụ trong giao
lưu thương mại
– Hàng hóa: bao gồm tất cả các động sản kể cả động sản
hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với
đất đai khác
• Hình thức: chủ yếu là văn bản?
Giá trị tài sản lớn, rủi ro, đảm bảo yêu cầu chuẩn mực
về kế toán và kiểm tốn)
• Mục đích: lợi nhuận


Thương nhân
• Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh
doanh.
 Hợp đồng giữa 1 bên là thương nhân, ký HĐ vì
mục tiêu lợi nhuận và 1 bên không phải là thương
nhân, ký HĐ mang tính tiêu dùng có phải là hợp
đồng thương mại?



Hoạt động thương mại
Là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác
nhằm mục đích thu lợi nhuận


Mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hố là hoạt động thương mại, theo
đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh tốn; bên
mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng
và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận của hai
bên.
Hoạt động mua bán được thể hiện dưới hình thức
pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hố


Cung ứng dịch vụ thương mại
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại,
theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng)
có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và
sử dụng dịch vụ theo thoả thuận của hai bên.
Hoạt động cung ứng dịch vụ được thể hiện dưới
hình thức pháp lý là các hợp đồng cung ứng dịch vụ.



1.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN
HỆ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI
Văn bản quy phạm pháp luật

Điều ước quốc tế

Tập quán, thói quen thương mại

13


1.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN
HỆ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI
Nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen thương
mại:
- Nếu các bên khơng thỏa thuận cụ thể thì áp dụng
theo thói quen trong hoạt động thương mại
- Nếu các bên khơng thỏa thuận cụ thể; chưa có thói
quen thương mại; luật khơng quy định thì áp dụng
tập qn thương mại

14


1.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN
HỆ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI
- Văn bản QPPL điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong
thương mại: Luật và văn bản dưới luật
- QPPL điều chỉnh chia thành 02 nhóm:



Quy định chung về HĐTM: BLDS 2015



Quy định riêng về từng loại HĐTM – Luật chuyên
ngành: Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm,
Luật Xây dựng, Luật Các tổ chức tín dụng,…

15


1.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN
HỆ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI
Nguyên tắc áp dụng luật:
- Nếu luật chuyên ngành và luật chung cùng quy
định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng quy định
của luật chuyên ngành
- Những vấn đề nào luật chun ngành khơng quy
định thì áp dụng quy định của luật chung

16


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Trách nhiệm pháp lý do vi
phạm HĐ

Là những hậu quả
pháp lý bất lợi mà bên có hvi

vi phạm HĐ phải gánh chịu do hvi
vi phạm của mình


Có hành vi vi phạm

Có thiệt hại thực tế xảy ra
Có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm và
thiệt hại thực tế xảy ra
Có lỗi của bên vi phạm

Căn cứ áp dụng
TNPL do
vi phạm hợp đồng


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm
Có sự vi phạm HĐ
Là hvi khơng thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ những nội dung
đã thỏa thuận trong HĐ

Vi phạm cơ bản

Vi phạm khơng cơ bản
(Khơng AD tạm ngừng, đình
chỉ, hủy bỏ HĐ)



1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Có thiệt hại
thực tế

• Là những thiệt hại vật chất có thể
tính tốn được, khơng phải là những
thiệt hại phi vật chất

Có mối QH
nhân quả
giữa hv VP
HĐ và thiệt
hại thực tế

• Hành vi vi phạm hợp đồng là
nguyên nhân trực tiếp, tất yếu gây
ra thiệt hại

Có lỗi

• Lỗi suy đốn


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Một số trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm hợp đồng và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ
chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm (Điều 294
LTM 2005)

+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã
thỏa thuận.
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
+ Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi
của bên kia.
+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các
bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.


CÁC CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI
1. Buộc thực hiện
đúng HĐ

4. Tạm ngừng thực
hiện HĐ

2. Phạt vi phạm

5. Đình chỉ thực hiện


3. Bồi thường
thiệt hại

6. Hủy bỏ HĐ

Các BP khác do các bên thoả thuận
không trái với nt cơ bản của PLVN,
điều ước quốc tế mà VN là thành viên

và tập quán TMQT


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297 LTM 2005)
Là loại trách nhiệm mà bên bị VP yêu cầu bên VP thực
hiện đúng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng
được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát
sinh.


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Các giải pháp thực hiện đúng hợp đồng:
- Bên vi phạm giao thiếu hàng hóa khơng đúng hợp
đồng  phải giao đủ hàng theo đúng thoả thuận trong hợp
đồng.
- Bên vi phạm giao hàng hoá kém chất lượng  phải
loại trừ khuyết tật của hàng hoá, hoặc giao hàng khác
thay thế theo đúng HĐ.
Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác
chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được
sự chấp thuận của bên bị vi phạm.


1.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
Các giải pháp thực hiện đúng hợp đồng:
- Bên vi phạm không thực hiện theo các cách trên, bên
bị vi phạm có quyền:
- Mua hàng hóa của người khác để thay thế theo đúng
loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi

phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên
quan nếu có;
- Có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá và bên vi
phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
- Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh toán tiền
hàng nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ


×