Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá tình hình sản xuất và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới môi trường tại trang trại 57 ein yahav vùng arava israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.66 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN SƠN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA HĨA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MƠI TRƢỜNG TẠI TRANG TRẠI 57 EIN
YAHAV VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun Ngành

: Khoa học Mơi trƣờng

Lớp

: K45 – KHMT – N02

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 - 2017

TháiNguyên, năm 2017




i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ VĂN SƠN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA HĨA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TỚI MƠI TRƢỜNG TẠI TRANG TRẠI 57 EIN
YAHAV VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun Ngành

: Khoa học Mơi trƣờng

Lớp

: K45 – KHMT – N02

Khoa

: Mơi trƣờng


Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên, năm 2017


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã đọc được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường, em được đi thực tập tại trang trại 57 ein yahav vùng arava,
Israel. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Lời đầu, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong Khoa Môi Trường
đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn chủ trang trại 57 ein yahav vùng arava,
Israel cùng toàn thể nhân viên, công nhân trong trang trại và nhân dân nước
bạn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trang trại.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo
ThS. Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin được gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong

thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Sinh viên

LÊ VĂN SƠN


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại ........................................... 5
Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO .................... 5
Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Israel và các biểu tượng về độ độc
cần ghi trên nhãn theo WHO ............................................................ 6
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính năm 2016 2017 ................................................................................................. 36
Bảng 4.2. Diễn biến các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu vụ mùa năm 2016 37
Bảng 4.3. Các loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến tại trang trại 57 ............... 38
Bảng 4.4. Tình hình phun thuốc trừ sâu của trang trại ................................... 39
Bảng 4.5. Thời gian phun thuốc BVTV cho hai cây trồng chính của trang trại.......40


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của
thuốc .................................................................................................. 9
Hình 4.1. Biểu đồ tình hình phun thuốc BVTV của trang trại ........................ 39
Hình 4.2. Các triệu chứng ảnh hưởng sau khi phun thuốc BVTV của công

nhân ở trang trại 57 ......................................................................... 41
Hình 4.3. Tình hình sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV của cơng
nhân ................................................................................................. 42
Hình 4.4. Cách thức xử lý bao bì sau khi phun thuốc BVTV ở trang trại 57 ..... 43


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNN

Bộ Nơng Nghiệp

HCBVTV

Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật

LD50

Lethal Dose 50

MRL

Maximum Residua Limit

MT

Môi Trường


PTNT

Phát Triển Nông Thôn

TBVTV

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

WHO

Tổ Chức Y Tế Thế Giới


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiến ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3

2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật ............................................... 21
2.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới .................... 21
2.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở Israel ............................................ 22
2.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở trang trại 57 ein yahav ................. 23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Israel ......................................... 24


vii

3.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV tại trang trại 57 ein yahav
vùng arava, Israel ............................................................................................ 24
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV tại trang trại 57 ein yahav ....... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ........................................................... 25
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 25
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Israel ....................................... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.1.3. Tổng quan về khu vực ein yahav, arava, Israel..................................... 34
4.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở trang trại 57 ein yahav ........ 35
4.2.1. Tình hình sản xuất các nơng sản ở trang trại 57 ein yahav ................... 35
4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên hai loại cây trồng chính của trang
trại.................................................................................................................... 36

4.3. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV tại trang trại 57 ein yahav ......... 40
4.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người ở trang trại ............ 40
4.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến vệ sinh môi trường nông thôn......... 43
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt việc sử
dụng thuốc BVTV ........................................................................................... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Israel là một nước nhỏ ở Trung Đơng có điều kiện tự nhiên vơ cùng
khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc, cịn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu
nơi đây cực kỳ khô hạn nhưng, ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ
cao. Là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về
công nghệ trong nông nghiệp. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với
phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh
lương thực cho loài người. Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hố
học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ
cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh
thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc

BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối
với sức khoẻ con người.
Ngồi mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc
BVTV còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản suất.
Vì vậy, giải quyết hài hồ giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản
xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và mơi trường là một địi
hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa môi trường, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo ThS.Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình
hình sản xuất và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tới mơi trường
tại trang trại 57 ein yahav, vùng Arava, Israel”


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nắm được thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong quá trình canh tác
một số cây trồng tại trang trại 57 ein yahav vùng arava , Israel. Và đề xuất
một số giải pháp nhằm quản lý tốt việc sử dụng thuốc BVTV tại trang trại
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được sản xuất nơng nghiệp trên tồn khu vực quận Ein Yahav
- Đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá
trình canh tác một số cây trồng ảnh hưởng tới môi trường tại trang trại 57 Ein
Yahav vùng Arava, Israel
- Đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt việc sử dụng thuốc BVTV tại
trang trại 57 Ein Yahav vùng Arava, Israel

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức kỹ năng, tích lũy được kinh nghiệm và rút ra bài
học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiến
Đưa ra nhận xét ban đầu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và mức độ
ảnh hưởng của thuốc đối với mơi trường trong q trình canh tác một số cây
trồng tại trang trại 57 ein yahav
Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, góp phần
giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ mơi trường sống và sức khỏe của người dân
nông thôn.
Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng thuốc BVTV
một cách phù hợp.
Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho người dân địa phương.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến thuốc Bảo vệ thực vật
* Khái niệm về thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV)
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nơng dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại đến tài nguyên thực
vật. Những sinh vật gây hại chính gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên

nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh
dùng để trừ bệnh cây…
Thuốc BVTV bao gồm cả những chất có tác dụng điều hồ sinh trưởng
cây trồng, chất kích thích cây trồng, chất làm rụng và khơ lá hoặc các chất
dùng trước hay sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm không bị hư hại trong khi
chuyên chở hay bảo quản.
* Khái niệm chung về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể
sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật
bị ngộ độc hoặc bị chết.
Tính độc (độc tính): là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể
sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó.
Độ độc: biểu thị mức độ của tính độc, là liều lượng nhất định của chất
độc cần có để gây được một tác động nào đó trên cơ thể sinh vật khi chúng
xâm nhập vào cơ thể sinh vật.


4

Liều lƣợng: là lượng chất độc cần thiết được (tính bằng mg hay g) để
gây được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật.
* Khái niệm dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật.
Dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật là phần còn lại của hợp chất, các
sản phẩm chuyên hóa và thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây
trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống và
điều kiện ngoại cảnh. Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc
có trong 1 kg nơng sản, đất hay nước (mg/kg).
Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của
thuốc cung như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho mơi

sinh, mơi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào
đất hay trên bề mặt vật phun, phần khác lại bắt nguồn từ sự ơ nhiễm (biết hay
khơng biết) có trong khơng khí đất và nước.
Theo tiêu chuẩn GlobalGap của EU, dư lượng thuốc bảo vệ nông sản
viết tắt là MRL (Maximum Residua Limit) là một giới hạn tối đa dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật (biểu hiện bằng mg/kg), là nồng độ cao nhất của dư
lượng thuốc có trong một đơn vị sản phẩm rau quả mà ở đó có thể chấp nhận.
MRL dựa trên dữ liệu GAP và sản phẩm cây trồng và nó phải thỏa mãn MRL
ở mức độ độc tính có thể chấp nhận được.
2.1.1.2. Phân loại độ độc của thuốc BVTV
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn
vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng
mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia theo mức độ độc như sau:


5

Bảng 2.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo qui định của WHO)

Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc

Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da

Qua miệng
Qua da
≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20 – 200

40 – 400

5 – 50

10 - 100

200 –2000

400 – 4000

50 – 500

100 - 1000

>2000

> 4000


> 500

>1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2010) [6].
Trong đó:
- LD 50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá
trị LD 50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc càng mạnh.
- Liều lượng 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50 mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500 mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO
Nhóm độc

LD 50 qua
miệng(mg/kg)
LD 50 qua da
(mg/kg )
LC 50 qua hô hấp
(mg/l)
Phản ứng niêm
mạc mắt

Phản ứng da

Nguy hiểm
(I)

Báo động
(II)


Cảnh báo
(III)

Cảnh
báo (IV)

< 50

50 - 500

500 – 5.000

>5.000

< 200

200 – 2.000

2 000 - 20.000

>20.000

<2

0,2 - 2

2 - 20

> 20


Gây hại niêm
mạc, đục
màng,
sừng mắt kéo
dài >7ngày
Mẩn ngứa da
kéo dài

Đục màng
sừng
mắt và gây
ngứa niêm
mạc 7 ngày
Mẩn ngứa
72 giờ

Gây ngứa
niêm mạc

Không
gây ngứa
niêm mạc

Mẩn ngứa
nhẹ 72 giờ

Phản ứng
nhẹ 72giờ


(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2010) [6]


6

Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Israel và các biểu tƣợng về độ
độc cần ghi trên nhãn theo WHO
Nhóm

Chữ

độc

đen

Hình
tƣợng
(đen)

Vạch
Màu

LD 50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng

Qua da

Đầu lâu
Nhóm
độc I


Xương chéo
Rất độc

trong hình

Đỏ

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

thoi vng
trắng
Chữ thập
chéo trong

Nhóm
độc II

Độc cao

hình thoi

Vàng


> 50 - > 200 – >100 – > 400 –
500

2.000

1.000

4.000

vng trắng
Đường chéo
khơng liền
Nguy hiểm

nét trong
hình thoi

Nhóm

Xanh
nước

500 – > 2.000

biển

2.000 – 3.000

>1.000 >4.000


độc III
vuông trắng
Cẩn thận

Không biểu
tượng

Xanh
lá cây

> 2.000 > 3.000 > 1.000 >4.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2010) [6].
2.1.1.3. Vai trị của thuốc BVTV hóa học
Để ngăn chặn có hiệu quả sự phá hoại của nhiều dịch hại, chúng ta đã
sử dụng hàng loạt những biện pháp kỹ thuật riêng rẽ như: canh tác kỹ thuật,
vật lý cơ giới… Đặc biệt là phương pháp hóa học. Rõ ràng cho đến nay vai
trị của thuốc BVTV là khơng thể phủ nhận, nó đóng góp một vai trị rất quan
trọng trong việc bảo vệ sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng dinh dưỡng
cho dân số đang ngày một gia tăng. Ở Israel vai trò của thuốc BVTV cũng thể


7

hiện rõ. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nơng nghiệp tổng
diện tích đất canh tác đã tăng từ 408.000 mẫu Anh (1.650 km2 ) đến 1.070.000
mẫu Anh (4.300 km2), số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản
lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số. Sản lượng
nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng
nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản

phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng
26% sản lượng.Điều đó làm Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm
bảo cho sự tăng sản lượng nông nghiệp ở israel thành công. Israel là một
trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu trái cây thuộc
chi cam chanh, bao gồm cam, bưởi chùm, quýt và pomelit – một giống lai
giữa bưởi chùm và bưởi thơng thường được phát triển tại Israel. Có hơn 40
loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel. Ngoài chi cam chanh ra cịn có bơ,
chuối, táo, cherry, trái cây thuộc phân chi mận mơ, đào, nho, chà là, dâu tây,
prickly pear, persimmon, nhót tây, lựu trong đó phải kể đến công tác giống và
các biện pháp BVTV. Cũng theo WTO nếu canh tác tốt và sử dụng thuốc hợp
lý sẽ làm tăng sản lượng của cây trồng, nhưng khi sử dụng thuốc BVTV quá
mức thì hạn chế hiệu quả của các yếu tố. Tương quan giữa lượng thuốc sử
dụng và lợi ích khơng theo tỷ lệ thuận. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn
khẳng định vai trị khơng thể thiếu của thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp (theo WHO, 2008)[10]. Thuốc BVTV hóa học là phương tiện khơng
thể thiếu trong thâm canh trồng trọt và chưa có nhà khoa học nghiêm cứu nào
trên thế giới giám dự đoán thời điểm khơng sử dụng thuốc hóa học BVTV
(Nguyễn Cơng Thuật,2011)[9].
Thuốc BVTV có khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thể
ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, đơi
khi thuốc BVTV cịn là giải pháp duy nhất, nên chúng thường được áp dụng


8

rộng rãi. Sự tồn tại và phát triển của biện pháp này đã chứng minh vai trị
khơng thể thiếu được của biện pháp hóa học trong sản xuất nơng nghiệp. Tuy
nhiên, biện pháp hóa học cũng đem lại những hậu quả tiêu cực nếu sử dụng
không hợp lý và đúng kỹ thuật.
Thực tế trên thế giới chính phủ các nước đã kiểm tra mức độ an toàn về

thực phẩm đối với thuốc bảo vệ thực vật rất khắt khe và có những biện pháp
quản lý mạnh mẽ việc phát triển các loại thuốc BVTV (Bùi Vĩnh Diên,
2010)[2].
Mỗi loại thuốc BVTV đăng ký phải trải qua 120 thử nghiệm (50- 80
thử nghiệm tại cộng đồng chung châu âu – EU), xác định về những ảnh hưởng
của thuốc đến môi trường, an tồn và sức khỏe con người. Trung bình trong
số 20.000 hợp chất hóa học được tổng hợp từ phịng thí nghiệm chỉ chọn ra
một chất được sử dụng trong đồng ruộng. Việc phát triển, thử nghiệm và đăng
ký thuốc BVTV mất trung bình 8-10 năm mới hồn tất và chi phí sản xuất đến
khoảng 35- 50 triệu USD ở Mỹ (khoảng 157 triệu USD ở EU) cho một loại
sản phẩm (WHO, 2008)[10]. Vấn đề kiểm tra và đánh giá dư lượng thuốc
BVTV trên các loại hoa quả, rau được nhiều nước làm thường xuyên, nhất là
các nước đang phát triển, như Mỹ và Nhật bản, hàng năm các quốc gia này
đều phân tích trên 10 ngàn mẫu nơng sản. Kết quả phân tích dư lượng thuốc
BVTV cho thấy tuyệt đại đa số các mẫu hoa quả,rau sản xuất khá an toàn,
dưới mức tối đa cho phép (MRL) (Nguyễn Trường Thành, 2010)[8].
2.1.1.4. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến mơi trường sinh thái và
con người
Trong q trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc
BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:


9

Khơng khí

Đất

Thực vật


Thuốc bảo vệ thực
vật

Thực phẩm
Nước
Động vật

Người

Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trƣờng và con đƣờng mất
đi của thuốc (Nguyễn Trần Oánh, 2010)[6]
* Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trƣờng đất
Sự tồn tại và chuyển vận HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết
thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt
các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. HCBVTV được hấp thu từ đất vào cỏ,
súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng HCBVTV trong cỏ vào
thịt và sữa. Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ
DDT và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng
hợp chất liên kết trong mơi trường, mà những chất mới thường có độc tính
hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền
theo thực phẩm đi vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...


10

Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào
môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng
giống như tác hại của phân bón hố học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt

khuẩn cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có
lợi trong đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Hệ VSV sống trong đất
(nấm, vi khuẩn, các lồi cơn trùng, ve bét, giun đất...) có khả năng phân giải
xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thống khí, tạo điều kiện cho
cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất. Các thuốc BVTV khi rơi
xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây
khơng hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây cịi cọc, đất bị
thối hóa...
*Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng nƣớc
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất.
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước.
- Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV.
- Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV.
Theo ước tính hàng năm chúng ta có khoảng 213 tấn thuốc BVTV theo
bụi và nước mưa đổ xuống Đại Tây Dương (Nguyễn Thị Dư Loan, 2010) [3].
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước
mặt và nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các hoạt động sống của các sinh vật thủy sinh.
*Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến mơi trƣờng khơng khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào mơi trường khơng khí gây mùi khó chịu
khiến cho khơng khí bị ơ nhiễm. Các tác nhân bên ngồi như gió sẽ thúc đẩy
q trình khếch tán của thuốc làm ơ nhiễm khơng khí cả một vùng rộng lớn. Ơ


11

nhiễm khơng khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và
các động vật khác thông qua con đường hô hấp.
- Qua đường qua miệng và hô hấp: Thuốc xâm nhập qua đường miệng

thường gây ngộ độc rất nặng.
+ Xảy ra bất ngờ do thuốc bắn vào miệng.
+ Ăn uống hoặc hút thuốc bằng tay có dính thuốc.
Để chung thức ăn, nước uống với thuốc trong quá trình vận chuyển
hoặc lưu trữ, đựng thuốc trong chai nước uống hoặc đồ đựng thức ăn (dễ bị
dính thuốc vào thức ăn hoặc nhầm lẫn).
+ Ăn phải thực phẩm có thuốc hoặc nơng sản có dư lượng thuốc vượt
mức cho phép.
+ Uống nước ở các ao hồ hoặc nguồn nước bị nhiễm thuốc BVTV.
+ Khi sử dụng thuốc có đặc điểm bay hơi, thuốc dạng bột chúng ta có
thể bị hít phải thuốc khi đang phun hoặc hít phải khói thuốc khi đốt hay tiêu
huỷ bao bì.
Thuốc BVTV xâm nhập vào mơi trường khơng khí theo nhiều nguồn
khác nhau:
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào khơng khí theo từng đợt dưới
dạng bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào khơng khí tùy loại hóa chất, tùy theo
cách sử dụng và tùy theo điều kiện thời tiết.
- Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa...bào
mịn và tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào khơng khí.
- Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rị rỉ hóa chất trong q
trình sản xuất, vận chuyển thuốc BVTV ( Nguyễn Thị Dư Loan, (2010)[3].
* Ảnh hƣởng tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật đến nông nghiệp
Thuốc BVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của
cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:


12

- Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm.

- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống
hạn, chống đổ, chống chịu bệnh...
Bên cạnh đó dùng thuốc BVTV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng
khi sử dụng thuốc không đúng:
- Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ khơng phát triển, cây cịi cọc, màu lá
biến đổi, cây chết non.
- Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng
nhiều, quả nhỏ, chín muộn...
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
*Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con ngƣời
Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm:
Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu
nóng. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác
nhau như: Tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông
sản, môi trường bị ô nhiễm...Mật độ gây độc cho cơ thể người và động vật
máu nóng thể hiện ở 2 cấp độ khác nhau:
- Độ độc cấp tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lượng lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu
chứng rõ ràng, gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.
- Độ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều
lượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể sinh
vật (tích lũy hóa học hay chức năng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu
dài, gây tốn thương cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu
(ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm


13

chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong
(Nguyễn Trần Oánh, 2010)[6].

2.1.1.5. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến độ độc của thuốc BVTV
Yếu tố ngoại cảnh trực tiếp đến lý hóa tính của thuốc BVTV, đồng thời
ảnh hưởng đến trạng thái lý hóa của sinh vật và khả năng sinh vật tiếp xúc với
thuốc, nên chúng ảnh hưởng đến tính độc của thuốc cũng như khả năng tồn
lưu của thuốc trên cây.
a. Những yếu tố thời tiết đất đai
Tính thấm của màng nguyên sinh chất chịu ảnh hưởng mạng mẽ của
điều kiện ngoại cảnh như độ pH của môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm…Do tính thấm thay đổi, khả năng xâm nhâp của chất độc vào tế bào sinh
vật cũng thay đổi, nói cách khác lượng thuốc BVTV xâm nhập vào tế bào
sinh vật nhiều ít khác nhau, nên độ độc của thuốc thể hiện không giống nhau.
Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10- 40
độ C), độ độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng. Nguyên nhân
của hiện tượng này là: Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng
hoạt động của sinh vật (như hô hấp,dinh dưỡng…) tăng lên, kéo theo trao đổi
chất của sinh vật tăng lên, tạo điều kiền cho thuốc xâm nhập vào cơ thể mạnh
hơn. Hiệu lực của thuốc xông hơi để khử trùng càng tăng lên rõ rệt khi nhiệt
độ tăng (Võ Mai, 2010)[4].
Có loại thuốc, khi nhiệt độ tăng, đã làm tăng sự chống chịu của dịch hại
của thuốc.
Khi nhiệt độ tăng, hiệu lực của thuốc sẽ giảm. Nguyên nhân của hiện
tượng này là: Sự tăng nhiệt độ trong một phạm vi nhất định,đã làm tăng hoạt
tính của các men phân hủy thuốc có trong cơ thể, nên làm sự ngộ độc của
thuốc đến dịch hại. Vì thế việc sử dụng thuốc DDT ở những nơi có nhiệt độ
thấp lợi hơn những nơi có nhiêt độ cao.


14

Một số loại thuốc trừ cỏ,nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân hủy của

thuốc, hiệu lực và thời gian hữu hiệu của thuốc do thế cũng bị giảm.
Nhiệt độ thấp, nhiều khi ảnh hưởng đên khả năng chông chịu của cây
đối với thuốc. Nhưng cũng có trường hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc
không ảnh hưởng nhiều đến độ độc của thuốc (như CuSO4.5H2O)
Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Nhiệt
độ cao làm tăng độ phân hủy của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt
hay hạt chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp các thuốc dạng sữa,
dạng huyền phù đậm đặc.
Độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất cũng tác động đến quá trình sinh lý của
sinh vật cũng như độ độc của chất độc. Độ ẩm của khơng khí và đất làm cho
chất độc bị thủy phân và hòa tan rồi mới tác động đến dịch hại. Độ ẩm cũng
tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn. Có trường hợp độ ẩm
khơng khí tăng, lại làm giảm tính độc của thuốc.
Độ độc của pyrethrin với Dendrrolimus spp giảm khi độ ẩm không khí tăng
lên. Khi độ ẩm tăng, khả năng sự khuếch tán của thuốc xông hơi bị giảm, dẫn đến
giảm hiệu lực của thuốc xông hơi ( Nguyễn Trần Oánh,2010)[6].
Nhưng ngược lại, độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của
thuốc, nên khi bảo quản nhà sản xuất thường xuyên, thuốc BVTV phải được
cất nơi râm mát để chất lượng thuốc ít bị thay đổi.
Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng hòa tan thuốc trong đất. Nhưng mưa
to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mưa ngay, thuốc dễ bị rửa trôi, nhất là đối
với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ tác dụng trực tiếp. Vì vậy khơng nên
phun thuốc khi trời mưa to.
Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến tính thấm của chất nguyên sinh. Cường
độ ánh sáng càng mạnh, làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng
xâm nhập thuốc vào cây, hiệu lực của thuốc do vậy càng cao. Nhưng một số


15


loại thuốc lạ dễ bị ánh sáng phân hủy, nhât là ánh sáng tím, do đó thuốc nhanh
bị giảm hiệu lực. Mặt khác dưới tác động của ánh sáng mạnh, thuốc dễ xâm
nhập vào cây nhanh, dễ gây cháy lá cây. Đặc tính lý hóa của đất ảnh hưởng
nhiều đến hiệu lực của các loại thuốc bón vào đất. Khi bón thuốc vào đất
thuốc thường bị keo đất hấp thụ vào đất có keo và mùn. Hàm lượng keo và
mùn càng cao, thuốc càng bị hấp thụ vào đất, lượng thuốc được sử dụng càng
nhiều. Nếu không tăng lượng dùng, hiệu lực của thuốc bị giảm.Nhưng nếu
thuốc giữ lại nhiều quá, bên cạnh tác động làm giảm hiệu quả của thuốc, cịn
có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau, nhất là với loại cây mẫn cảm với loại
thuốc đó. Ngược lại cũng có một số loại thuốc như Dalapon, vào đất, thuốc bị
phân hủy thành những Ion mang điện âm, cùng dấu với keo đất, đã bị keo đất
đẩy ra, thuốc dễ bị mất mát do bị rửa trôi (Võ Mai, 2010)[4].
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất có thể làm tăng hay giảm độ
độc của thuốc BVTV. Theo Caridas (1952) thơng báo, trên đất trồng đậu
tương có hàm lượng lân cao, sẽ làm tăng hiệu lực của thuốc Sahradan.
Hackstylo (1955) lại cho biết, trên đất trồng bông có hàm lượng đạm cao,
hàm lượng lân thấp làm giảm khả năng hấp thụ Dimethoate của cây (Nguyễn
Trần Oánh,2010)[6].
Độ pH của đất có thể phân hủy trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự
phát triển của VSV trong đất. Thông thường, trong mơi trường axit thì nấm
phát triển mạnh, cịn môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.
Thành phần và số lượng vi sinh vật sống trong đất, đặc biệt là các VSV
có ích cho độ phì nhiêu của đất, có ảnh hưởng đến sự tồn lưu của thuốc trong
đất. Thuốc trừ sâu, tác động nhiều đến các loại động vật sống trong đất.
Ngược lại các loại thuốc trừ bệnh lại tác động mạnh đến VSV sống trong đất.
Các loại thuốc trừ cỏ, tác động theo một quy luật rõ rệt.


16


Nhiều loại VSV trong đất, có khả năng dùng thuốc BVTV làm nguồn
dinh dưỡng. Những thuốc BVTV có thể bị các VSV này phân hủy và sự phân
hủy càng tăng khi lượng VSV trong đất càng nhiều. Người ta dễ dàng nhận
thấy một quy luật đối với thuốc trừ cỏ:
Lần đầu dùng thuốc trừ cỏ, thời gian lưu tồn trong đất rất lâu. Nhưng
nếu cũng dùng loại thuốc trừ cỏ ấy nhiều lần, càng về sau thời gian lưu tồn
của thuốc trong đất càng ngắn lại, thuốc càng bị phân hủy mạnh hơn. Hiện
tượng này là do các loại VSV đã thích ứng được với thuốc, sẵn nguồn dinh
dưỡng đã phát triển mạnh với số lượng lớn nên phân hủy thuốc mạnh hơn.
Người ta cũng nhận thấy những loại thuốc ít bị keo đất hấp thụ, dễ bị vi khuẩn
phân hủy, ngược lại bị keo đất hấp thụ nhiều lại bị nấm phân hủy.
b. Những yếu tố về điều kiện cây trồng và điều kiện canh tác
Khi điều kiện canh tác tốt, vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ hạn chế được
nguồn dịch hại, nên giảm được sự gây hại của dịch hại.
Trong phong trừ cỏ dại, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng và cỏ dại mang lại một ý nghĩa quan trọng. Khi mật độ cây trồng cao,
cây phát triển mạnh cây càng già càng cạnh tranh với cỏ dại mạnh, nhiều khi
không cần trừ cỏ. Nhưng trong tình huống nhất định phải phịng trừ, phải tiến
hành hết sức thận trọng, đảm bảo kỹ thuật để thuốc khơng dính lên cây trồng,
gây hại cho cây. Nhưng khi cỏ dại phát triển mạnh, việc phòng trừ cỏ dại càng
khó khăn, lượng thuốc dùng càng nhiều, càng dễ gây hại cho cây. Nói chung
thực vật càng non càng dễ bị thuốc trừ cỏ tác động. Chưa kể một số thuốc trừ
cỏ chỉ có thể diệt được cỏ dại khi còn non.
Dưới tác động của thuốc BVTV, cây trồng được bảo vệ khỏ sự phá
hoại của dịch hại, sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.Khi cây sinh trưởng tốt, sẽ
tạo nguồn thức ăn dồi dào, dịch hại có đủ thức ăn, chất lượng thức ăn lại tốt
nên dịch hại sẽ phát triển mạnh, có sức chịu đựng với thuốc tốt hơn. Khi cây


17


sinh trưởng tốt, cây phát triển rậm rạp, có lợi cho dịch hại ẩn náu, thuốc khó
trang trải đồng đều, khó tiếp xúc được với dịch hại, lượng nước thuốc cần
nhiều hơn, việc phòng trừ cỏ dại trở nên khố khăn hơn, hiệu quả của thuốc bị
giảm nhiều.
Trong điều kiện cây trồng sinh trưởng tốt, số lượng dịch hại sống sót do
khơng hay ít được tiếp xúc với thuốc, sẽ sống trong điều kiện mới thuận lợi, ít
bị canh tranh bởi các cá thể cùng loài, của các ký sinh thiên địch, nguồn thức
ăn dồi dào, chất lượng tốt, dễ hình thành tính chống thuốc, gây bùng phát số
lượng. Dưới tác động của thuốc, tính đa dạng của sinh vật bị giảm, cả về
chủng loại lẫn số lượng. Khi các loại ký sinh thiên địch bị hại, dễ làm cho
dịch hại phát tán, có thể phát thành dịch, gây hại nhiều cho cây trồng, khi
dùng liên tục một hay một số loại thuốc để phòng trừ các loại dịch hại chính,
sẽ làm cho các loại dịch hại thứ yếu trước kia nay nổi thành dịch hại chủ yếu,
được coi là xuất hiện một loại dịch hại mới. Những hậu quả này đều do quá lạm
dụng thuốc BVTV, không chú ý đến kỹ thuật dùng thuốc gây nên ( Nguyễn Trần
Oánh, 2010)[6].
2.1.1.6. Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững
Ở Israel, nông dân là người trực tiếp thực hiện các dự án nông nghiệp.
Nông dân học cách tiếp cận với những phương pháp công nghệ cao, trực tiếp
ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Điểm đặc biệt là họ rất khao khát
học hỏi và nhanh nhạy áp dụng những phương pháp công nghệ cao vào sản
xuất nông nghiệp. Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và
nhà nơng tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với
đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nơng dân hoặc giữ vai trị tư
vấn trực tiếp cho nơng dân. Và hình thành các trung tâm nơng nghiệp lớn.
Phát triển mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp đặc trưng Israel. Nông
nghiệp Israel được cấu thành dựa trên sự hợp tác của các cơ sở nông nghiệp



×