Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong công bố thông tin trên báo cáo tài chính và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH MINH BẠCH TRONG
CƠNG BỐ THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH MINH BẠCH TRONG
CƠNG BỐ THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG



Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 3
7. Bố cục đề tài........................................................................................ 4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH MINH
BẠCH TRONG CBTT TRÊN BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ........................... 9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH MINH BẠCH TRONG CBTT
TRÊN BCTC ..................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 9
1.1.2. Tầm quan trọng của minh bạch trong CBTT trên BCTC ........... 11

1.1.3. Các phƣơng pháp đo lƣờng mức độ minh bạch trong CBTT trên
BCTC

...................................................................................................... 13

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ................. 17
1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 17
1.2.2. Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận .......................................... 18
1.2.3. Động cơ quản trị lợi nhuận ......................................................... 18
1.2.4. Các hành vi quản trị lợi nhuận .................................................... 20
1.2.5. Các mơ hình nhận diện quản trị lợi nhuận của nhà quản trị ....... 27
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH
MINH BẠCH TRONG CBTT TRÊN BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ...
...................................................................................................... 32


1.3.1. Các lý thuyết nền tảng ................................................................ 32
1.3.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT
trên BCTC và quản trị lợi nhuận ..................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 38
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 39
2.1. TỔNG QUAN VỀ TTCK VIỆT NAM VÀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG
TIÊU DÙNG ................................................................................................... 39
2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ....................... 39
2.1.2. Tổng quan về ngành sản xuất hàng tiêu dùng ............................ 40
2.2. PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ
NGHỊ

...................................................................................................... 42


2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ............................................... 43
2.3.1. Mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC............................... 43
2.3.2. Mức độ quản trị lợi nhuận (DA) ................................................. 52
2.3.3. Quy mô công ty (SIZE) .............................................................. 53
2.4. MẪU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 53
2.4.1. Tổng thể nghiên cứu ................................................................... 53
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................. 54
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................ 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 56
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 57
3.1. KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH TRONG CBTT TRÊN
BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ....................... 57
3.1.1. Mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC............................... 57
3.1.2. Mức độ quản trị lợi nhuận .......................................................... 73
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H1 ........................................... 78
3.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H2 ........................................... 82


3.4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H3 ........................................... 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 93
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ........................... 94
4.1. ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................ 94
4.1.1. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn
...................................................................................................... 94
4.1.2. Bộ phận kế tốn trong DN cần duy trì sự chủ động, khách quan
khi quyết định ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh ............................................ 96
4.1.3. Công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK nên công
bố đầy đủ hơn một số chỉ tiêu “nhạy cảm” trên thuyết minh BCTC .............. 96

4.1.4. Hoàn thiện cơ chế CBTT nội bộ và kênh thông tin qua website
của DN

...................................................................................................... 97

4.2. ĐỐI VỚI ỦY BAN CHỨNG KHỐN NHÀ NƢỚC (UBCKNN) ........ 98
4.2.1. Hồn thiện các chỉ tiêu đánh giá mức độ minh bạch trong CBTT .
...................................................................................................... 98
4.2.2. Xây dựng một hội đồng đánh giá xếp hạng chất lƣợng thông tin
của các CTNY ................................................................................................. 98
4.2.3. Thực hiện nghiêm khắc các biện pháp chế tài trong quy định về
minh bạch CBTT ............................................................................................. 99
4.3. ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ, CÁC CỔ ĐÔNG ......................................... 100
4.4. ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN VÀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP .
.................................................................................................... 101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 103
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


BCLCTT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

BCTC

BCTC

BIG 4

Bốn cơng ty kiểm tốn hàng đầu thế giới gồm: KPMG,
PWC (Pricewaterhouse Coopers), E&Y (Ernst & Young),
Deloitte

BKS

Ban kiểm soát

BGĐ

Ban giám đốc

BTC

Bộ Tài chính

CBTT

CBTT


CTNY

Cơng ty niêm yết

DN

DN

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

HĐQT

Hội đồng quản trị

KQKD

Kết quả kinh doanh

KTV

Kiểm toán viên

Non Big 4

Các cơng ty kiểm tốn khơng thuộc nhóm 4 cơng ty kiểm
tốn hàng đầu thế giới

NQL


Nhà quản lý

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTCT

Quản trị công ty

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận rịng tên vốn chủ sở hữu

TTCK

TTCK

TTTC

Thơng tin tài chính

TCSĐ

Tài sản cố định


UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Cách tính điểm độ chính xác của thông tin BCTC công
bố
Thống kê mô tả mức độ minh bạch trong CBTT năm
2014
Thống kê mô tả mức độ minh bạch trong CBTT năm
2015

Thống kê sự tin cậy BCTC của các CTNY năm 2014 và
2015
Thống kê tính kịp thời/thời hạn nộp BCTC của các
CTNY
Thống kê mức độ chính xác LNST trƣớc và sau kiểm
tốn
Thống kê tính đầy đủ và nhất quán của BCTC các
CTNY

Trang
49
57
59
64
66
70
72

3.7

Thống kê mô tả mức độ quản trị lợi nhuận năm 2014

74

3.8

Thống kê mô tả mức độ quản trị lợi nhuận năm 2015

75


Tƣơng quan và mức độ quản trị lợi nhuận bình qn theo
3.9

từng nhóm mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC

75

năm 2014
Kiểm định sự khác nhau mức độ quản trị lợi nhuận giữa
3.10

các nhóm theo mức độ minh bạch năm 2014 (Kruskall-

80

Wallis Test – Kiểm định phi tham số)
Tƣơng quan giữa mức độ quản trị lợi nhuận và mức độ
3.11

minh bạch trong CBTT trên BCTC theo từng nhóm quy
mơ cơng ty năm 2014

83


Số hiệu

Tên bảng

bảng


Trang

Kiểm định sự khác nhau đối với mức độ minh bạch
3.12

trong CBTT trên BCTC giữa các nhóm theo quy mô
công ty năm 2014 (One-way ANOVA Test – Kiểm định

84

tham số)
Kiểm định sự khác nhau đối với mức độ minh bạch
3.13

trong CBTT trên BCTC giữa các nhóm theo quy mô
công ty năm 2014 (Kruskal-Wallis Test – Kiểm định phi

85

tham số)
Kiểm định sự khác nhau đối với mức độ quản trị lợi
3.14

nhuận giữa các nhóm theo quy mơ cơng ty năm 2014

85

(Kruskal-Wallis Test – Kiểm định phi tham số)
Tƣơng quan giữa mức độ quản trị lợi nhuận bình quân

3.15

và mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC theo từng

89

nơi niêm yết cổ phiếu năm 2014
Kiểm định sự khác nhau về mức độ minh bạch trong
3.16

CBTT trên BCTC giữa nhóm HOSE và nhóm HNX năm
2014 (Indepentdent-Samples T-test – Kiểm định tham

90

số)
Kiểm định sự khác nhau về mức độ minh bạch trong
3.17

CBTT trên BCTC giữa nhóm HOSE và nhóm HNX năm

90

2014 (Mann-Whitney Test – Kiểm định phi tham số)
Kiểm định sự khác nhau về mức độ quản trị lợi nhuận
3.18

giữa nhóm HOSE và nhóm HNX năm 2014 (MannWhitney Test – Kiểm định phi tham số)

91



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

Biểu đồ Histogram thể hiện phân phối mức độ minh
bạch trong CBTT năm 2014
Biểu đồ Normal Q-Q Pot thể hiện phân phối mức độ
minh bạch trong CBTT năm 2014
Biểu đồ Histogram thể hiện phân phối mức độ minh
bạch trong CBTT năm 2015

Biểu đồ Normal Q-Q Pot thể hiện phân phối mức độ
minh bạch trong CBTT năm 2015
Biểu đồ Histogram thể hiện phân phối mức độ quản trị
lợi nhuận năm 2014
Biểu đồ Normal Q-Q Pot thể hiện phân phối mức độ
quản trị lợi nhuận năm 2014
Biểu đồ Histogram thể hiện phân phối mức độ quản trị
lợi nhuận năm 2015
Biểu đồ Normal Q-Q Pot thể hiện phân phối mức độ
quản trị lợi nhuận năm 2015

Trang
58

58

60

60

75

75

77

77


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, TTCK đang dần trở
thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Bên cạnh hoạt động cho
vay của các ngân hàng thƣơng mại truyền thống, TTCK cũng góp phần cung
cấp nguồn tài chính cho sự tăng trƣởng kinh tế. Trên các TTCK nói chung và
TTCK Việt Nam nói riêng, thơng tin là một trong những yếu tố mang tính
nhạy cảm, ảnh hƣởng trực tiếp đến các quyết định đầu tƣ và kinh doanh. Các
công ty, đặc biệt là CTNY, minh bạch thông tin là nền tảng quan trọng làm
tăng giá trị của của mình, đồng thời góp phần phát triển bền vững TTCK.
Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông
tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các CTNY thực tế
công bố. Điều này dẫn đến những hậu quả khơng mong muốn cho mục tiêu
minh bạch hóa thơng tin BCTC trên TTCK Việt Nam. Nhƣ vậy, ngày càng
nhiều công ty có sự chênh lệch đáng kể số liệu trƣớc và sau kiểm toán, cũng
nhƣ nhiều CTNY chƣa tuân thủ quy định về phƣơng tiện, hình thức và thời
gian CBTT BCTC.
Bên cạnh đó, khi đƣa ra quyết định đầu tƣ vào một cơng ty nào đó, nhà
đầu tƣ thƣờng xem xét đến hiệu quả kinh doanh và khả năng tăng trƣởng của
cơng ty đó trong tƣơng lai. BCTC của các CTNY thƣờng đƣợc kiểm toán,
những giới hạn nhất định trong khả năng của cơng tác kiểm tốn hạn chế khả
năng phát hiện đƣợc hết các sai sót và gian lận. Chất lƣợng thông tin trên
BCTC của công ty, đặc biệt là thơng tin về lợi nhuận có ảnh hƣởng rất lớn
đến quyết định nhiều bên liên quan.
Để thu hút các nhà đầu tƣ, các cơng ty có thể vận dụng khéo léo tính
linh hoạt của chuẩn mực và chế độ kế toán để quản trị lợi nhuận theo ý muốn
chủ quan của mình. Do đó, trong trƣờng hợp khơng có sự minh bạch thông tin



2
tài chính, các nhà quản lý có cơ hội cất giấu thông tin tiêu cực trong công ty,
ảnh hƣởng đến các quyết định của nhà đầu tƣ.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về tính minh bạch trong CBTT trên BCTC ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến quản trị lợi nhuận của các CTNY nói riêng và TTCK
nói chung. Để làm rõ điều này, tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tính
minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty
sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này nhằm nhận biết mối quan hệ giữa tính minh bạch trong
CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu
dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xác định và phân tích mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT
trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam;
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cƣờng tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và hạn chế mức độ quản trị lợi
nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu cụ thể đã đƣa ra, câu hỏi nghiên cứu cần giải
quyết nhƣ sau:
- Chỉ tiêu nào để đo lƣờng mức độ minh bạch và quản trị lợi nhuận?
- Đối với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt
Nam, tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của có



3
mối quan hệ nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và hành vi
quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ 80 công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết từ năm 2014-2015 trên 2
sàn chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Mẫu là những cơng ty niêm yết sản xuất hàng tiêu dùng có đầy đủ
báo cáo gồm: báo cáo tài chính riêng theo kỳ kế tốn năm cơng ty niêm yết,
báo cáo kiểm tốn liên tục trong 2 năm từ 2014-2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính kết hợp với phân
tích định lƣợng. Tổng quan về tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và
quản trị lợi nhuận thơng qua phân tích định tính để đƣa ra cái nhìn khái quát
về mối quan hệ giữa hai đối tƣợng này. Đồng thời, sử dụng kiểm định tham số
và phi tham số để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ minh bạch trong
CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận theo số liệu trên BCTC của các công
ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bên
cạnh đó, tác giả dùng các phƣơng pháp trên để kiểm định việc có hay khơng
sự khác biệt về mối quan hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC
và quản trị lợi nhuận theo quy mô của công ty hoặc theo SGDCK.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt
khoa học cũng nhƣ thực tiễn:
- Về mặt khoa học: Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa đƣợc hệ



4
thống lý thuyết về tính minh bạch và quản trị lợi nhuận, tìm hiểu đƣợc mối
quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận,
tính cấp thiết trong việc nâng cao chất lƣợng của tính minh bạch trong CBTT
trên BCTC nhằm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng về việc sử
dụng quản trị lợi nhuận nhằm đạt đƣợc mục tiêu của DN và mối quan hệ với
sự minh bạch trong CBTT trên BCTC của các DN. Từ đó có những giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng thơng tin trên sàn chứng khốn Việt Nam nhằm
giảm thiểu mức độ quản trị lợi nhuận, giúp các đối tƣợng kiểm tra chất lƣợng
nguồn thông tin từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn. Đồng thời giúp cho TTCK
Việt Nam ngày càng minh bạch thông tin và phát triển.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tính minh bạch trong
CBTT trên BCTC và quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và hành vi quản trị lợi nhuận
đã và đang đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị
lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt
Nam là không nhiều, chủ yếu do các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài thực hiện và
chỉ ở một mảng nhất định. Theo tìm hiểu của tác giả, đến thời điểm hiện tại,



5
chƣa có một nghiên cứu trong nƣớc chính thức nào về chủ đề này, mà chỉ
đƣợc đề cập trong các nghiên cứu về tính minh bạch trong CBTT trên BCTC,
quản trị lợi nhuận và các vấn đề có liên quan.
Nghiên cứu của Peasnell & các cộng sự (2000) sử dụng mơ hình nhận
diện quản trị lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) [33] - Modified
Jones. Nghiên cứu với một mẫu gồm 1271 quan sát các công ty Anh giai đoạn
1993 - 1995. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ thành viên HĐQT bên
ngoài làm giảm quản trị lợi nhuận và sự hiện diện của một Ủy ban kiểm tốn
sẽ hỗ trợ vai trị giám sát của HĐQT. Nghiên cứu cũng tìm thấy các cơng ty
có lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng thì càng
làm giảm quản trị lợi nhuận [53].
R. Bushman và A. Smith (2003), với bài báo “Transparency, Financial
Accounting Information, and Corporate Governance” (Economic Policy
Review), nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin, đặc biệt là thông
tin từ BCTC đã đƣợc kiểm toán, và vấn đề quản trị cơng ty. Trong nghiên
cứu, nhóm tác giả đã đƣa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ minh bạch thơng
tin của DN [56].
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Yu-Chih Lin và các cộng sự (2007) trong
nghiên cứu “The relationship between information transparency and the
informativeness of accounting earnings” đã dựa trên chỉ số “hệ thống xếp
hạng về sự minh bạch và CBTT ITDRS” (đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về
sự minh bạch và CBTT của các CTNY đƣợc xây dựng ở Đài Loan) để xem
xét mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và thu nhập kế tốn. Nghiên cứu
của nhóm tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu của các CTNY trên TTCK (TTCK)
Đài Loan trong năm tài chính 2003 và 2004. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
của nhóm tác giả cho thấy rằng, mức độ minh bạch thông tin đƣợc đo bằng
chỉ số ITDRS làm giảm sút thơng tin về thu nhập kế tốn. Tuy nhiên, nếu mức



6
độ minh bạch thông tin đƣợc đo bằng tỷ số các khoản đầu tƣ cổ phiếu dài hạn
thì thơng tin thu nhập kế tốn sẽ gia tăng ở các cơng ty có mức độ minh bạch
cao. Kết quả cũng cho thấy, theo nhìn nhận của nhà đầu tƣ, số liệu của kế tốn
hữu ích và có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng của chỉ số ITDRS. Nhóm tác
giả cũng cho rằng sử dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt nhất để đánh
giá minh bạch TTTC [65].
Nghiên cứu của các tác giả A. Razin, E. Sadka (2004) đã phân tích mối
quan hệ giữa minh bạch thơng tin và sự phát triển của đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các quốc gia có mức độ minh bạch thơng
tin kém thì dịng chảy FDI cũng suy giảm [24].
Nghiên cứu của Niu (2006) về quản trị DN và chất lƣợng của lợi nhuận
kế toán. Mẫu dữ liệu nghiên cứu là công ty ở Canada trong giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2004. Thông qua phƣơng pháp hồi quy tuyến tính, tác giả đã
chứng minh đƣợc: chất lƣợng quản trị toàn diện (bao gồm thành phần HĐQT,
tỷ lệ sở hữu ban quản lý, quyền cổ đơng) thì có mối tƣơng quan ngƣợc chiều
đến mức độ của dồn tích bất thƣờng và ảnh hƣởng thuận chiều với lợi nhuận
giữ lại. Ngoài ra độ lớn của khoản dồn tích bất thƣờng có mối quan hệ ngƣợc
chiều với mức độc lập của thành viên HĐQT [51].
Nghiên cứu của A. Rahman và M. Ali (2008) về HĐQT, BKS, văn hóa
và quản trị lợi nhuận, bằng chứng ở Malaysia. Thời gian nghiên cứu từ năm
2002 đến năm 2003 của 97 công ty niêm yết trên TTCK của Bursa ở
Malaysia. Thông qua phƣơng pháp hồi quy thống kê, Abdul Rahman và
Mohamed Ali đã nghiên cứu đƣợc: quản trị lợi nhuận có mối quan hệ cùng
chiều với quy mơ HĐQT. Có mối quan hệ đáng kể giữ cơ cấu quản trị DN
(tính độc lập của hội động quản trị và ban kiểm soát) và quản trị lợi nhuận
[21].
Tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa 2007 trong bài viết “Minh bạch thông tin



7
trên TTCK Việt Nam”, đăng trên tạp chí phát triển kinh tế (Số 1, trang 14-19),
đã sử dụng lý thuyết thị trƣờng hiệu quả để phân tích và khảo sát để đánh giá
tính hiệu quả thơng tin của TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra
giải pháp áp dụng việc xây dựng và phát triển một hệ thống CBTT số hóa để
giảm bớt hiện tƣợng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam [7].
Nghiên cứu “Minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu tư trong TTCK Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Văn Dần (2012) đã kiểm tra nhận thức của nhà đầu
tƣ trên sàn HOSE về các thành phần biến số minh bạch TTTC, nhân khẩu nhà
đầu tƣ và kinh nghiệm nhà đầu tƣ nhằm khám phá mối quan hệ giữa sự minh
bạch TTTC và hành vi nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc đƣa
ra cách thức nghiên cứu mà chƣa giải quyết đƣợc mục tiêu đề ra ban đầu [4].
Qua việc tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam về minh bạch và quản trị lợi nhuận cho thấy, có rất nhiều nhân tố ảnh
hƣởng đến mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và mức độ quản trị lợi
nhuận. Các nhân tố đó đƣợc xem xét ở nhiều góc độ từ vĩ mơ nhƣ hệ thống
kinh tế, chính trị, văn hóa đến vi mơ nhƣ các đặc điểm tài chính hay đặc điểm
quản trị công ty. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến tính minh bạch
thơng tin và quản trị lợi nhuận của các nghiên cứu trong nƣớc còn đơn lẻ, tính
hệ thống chƣa cao, đa phần tập trung vào nghiên cứu riêng tính minh bạch
hoặc quản trị lợi nhuận. Trong nghiên cứu này, luận văn tập trung xem xét
mối quan hệ giữa mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC và quản trị lợi
nhuận bằng cách sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kiểm định để tổng quan
các kết quả nghiên cứu trƣớc trong và ngoài nƣớc. Luận văn tiến hành lựa
chọn Nguyên tắc quản trị của OECD làm nền tảng của thƣớc đo về minh bạch
trong CBTT trên BCTC để đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY
dƣới góc độ cảm nhận của nhà đầu tƣ và mơ hình Modified Jones để đo lƣờng
mức độ quản trị lợi nhuận. Luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp kiểm định



8
tham số và phi tham số để kiểm định mối quan hệ giữa 2 nhân tố trên. Đề tài
nghiên cứu về nhóm ngành cụ thể để các cơ quan nhà nƣớc quản lý nhà nƣớc
có các quy định chặt chẽ, chính sách, những yêu cầu phù hợp, phát huy vai trị
của nhà nƣớc và thúc đẩy thị trƣờng chứng khốn ngày càng phát triển hơn.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, luận
văn sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm của TTCK
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa tính minh bạch trong CBTT trên BCTC
và quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Từ đó, luận văn đề ra các giải pháp tăng cƣờng tính minh
bạch TTTC và hạn chế quản trị lợi nhuận của các CTNY, góp phần tạo nên
một TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững.


9
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH MINH
BẠCH TRONG CBTT TRÊN BCTC VÀ QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TTCK
VIỆT NAM
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH MINH BẠCH TRONG

CBTT TRÊN BCTC
1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm về CBTT
Theo Owusu-Ansah (1998), CBTT là q trình cung cấp các thơng tin

liên quan đến tình hình tài chính, vị thế và triển vọng phát triển của đơn vị,
đặc biệt là các khoản mục được xác định bằng tiền cho các bên có quan tâm
và có lợi ích liên quan đến đơn vị [52].
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, CBTT đƣợc hiểu là quy trình các tổ
chức tham gia TTCK công bố một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời những
thơng tin về hoạt động của thị trƣờng, các thơng tin có thể ảnh hƣởng tới giá
chứng khoán của nhà đầu tƣ nhằm đảm bảo các cổ đơng và cơng chúng đầu tƣ
có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời.
b. Khái niệm về thông tin trên BCTC và CBTT trên BCTC
Thơng tin trên BCTC là thơng tin có đƣợc thơng qua BCTC (nhƣ thông
tin về doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, phải trả…) do DN cung cấp
và chủ yếu thu thập từ bộ phận kế tốn thơng qua các BCTC gồm: Bảng cân
đối kế toán, BCKQHĐKD, BCLCTT và thuyết minh trên BCTC.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì thơng tin trên BCTC là kết quả
của q trình tạo lập và cơng bố trên BCTC, sản phẩm của cơng tác kế tốn, do
vậy hai cụm từ “thơng tin trên BCTC” và “thơng tin kế tốn” là tƣơng đồng.


10
CBTT kế tốn (Accounting Disclosures) là tồn bộ thơng tin đƣợc cung
cấp thông qua hệ thống các BCTC của một công ty trong thời kỳ nhất định
(bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thƣờng niên)
c. Khái niệm về minh bạch trong CBTT trên BCTC
Sự minh bạch đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các lĩnh vực nhƣ thị
trƣờng tài chính, quản trị cơng ty,...Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ
đề cập đến tính minh bạch trong CBTT trên BCTC của các công ty sản xuất
hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Các tổ chức nghề nghiệp cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây đƣa ra rất
nhiều quan điểm về minh bạch, có thể nêu một vài khái niệm nhƣ sau:
Theo B. Winkler (2000), minh bạch là số lượng thơng tin mà trên đó,

các nhà kinh tế dựa vào đó để đưa ra các quyết định hoặc kỳ vọng của họ
[27].
S. DiPiazza và R. Eccles (2002) định nghĩa minh bạch là sự bắt buộc
sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết cho cổ đông nhằm đưa ra những quyết
định [59].
Barth và Schipper (2008) cho rằng minh bạch là một đặc tính được
mong đợi của BCTC, được định nghĩa là phạm vi mà các BCTC cho thấy các
giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của
những người sử dụng các báo cáo này [25].
Khái niệm minh bạch thông tin một cách chủ động, thể hiện trách
nhiệm của tổ chức CBTT thông qua một số tác giả và tổ chức nhƣ: Tổ chức
S&P (Standard & Poors) (2002) cho rằng sự minh bạch là công bố kịp thời và
đầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của cơng ty cũng như các
thơng lệ quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ
cấu quản lý và quy trình quản lý [61]. Tƣơng tự nhƣ vậy, OECD (2004) định
nghĩa sự minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ từ


11
phía cơ quan cơng quyền về thể chế kinh tế, các quy định của pháp luật, các
số liệu, các thông tin liên quan đến chính sách tài chính, chính sách tiền tệ
theo cách thức mà cơng chúng có thể tiếp cận được [12].
Trên quan điểm của ngƣời sử dụng thông tin, theo Kulzick (2004) [46],
minh bạch của thông tin bao gồm:
- Sự chính xác (Accuracy): thơng tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng
hợp từ sự kiện phát sinh;
- Sự nhất qn (Consistency): thơng tin đƣợc trình bày có thể so sánh
đƣợc và là kết quả của những phƣơng pháp đƣợc áp dụng đồng nhất;
- Sự thích hợp (Appropriateness): khả năng thông tin tạo ra các quyết
định khác biệt, giúp ngƣời sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và

tƣơng lai;
- Sự đầy đủ (Completeness): thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát
sinh và các đối tƣợng có liên quan;
- Sự rõ ràng (Clarity): thơng tin truyền đạt đƣợc thông điệp và dễ hiểu;
- Sự kịp thời (Timeliness): thơng tin có sẵn cho ngƣời sử dụng trƣớc
khi thông tin làm giảm khả năng ảnh hƣởng đến các quyết định;
- Sự thuận tiện (Convenience): thông tin đƣợc thu thập và tổng hợp dễ
dàng;
Từ các khái niệm đƣợc đƣa ra bởi các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc,
theo quan điểm của tác giả: “Minh bạch trong CBTT trên BCTC là việc cung
cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, vị thế, triển vọng phát
triển của đơn vị một cách tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán
theo cách thức mà công chúng có thể tiếp cận một cách thuận tiện”.
1.1.2. Tầm quan trọng của minh bạch trong CBTT trên BCTC
Việc minh bạch trong CBTT trên BCTC có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với các chủ thể sau:


12
a. Đối với nhà đầu tư
- Minh bạch trong CBTT trên BCTC giúp các nhà đầu tƣ, cũng chính là
những ngƣời mua trên TTCK, giảm thiểu chi phí trung gian, giảm thiểu rủi ro,
gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tƣ. Trên TTCK, nhà đầu tƣ là đối tƣợng có khả
năng bị thiệt hại về lợi ích lớn nhất. Thiệt hại có thể do các nhà đầu tƣ bên
ngồi doanh nghiệp bị các NQL doanh nghiệp che giấu thông tin dẫn đến đƣa
ra các quyết định mua bán chứng khoán khơng hợp lý hoặc phải tốn nhiều chi
phí để sàng lọc thơng tin và kiểm sốt việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp
để hạn chế rủi ro đạo đức trên thị trƣờng. Đối tƣợng thƣờng chịu thiệt hại lớn
nhất là các nhà đầu tƣ thiểu số, mua chứng khoán với số lƣợng ít. Sự phá sản
của các cơng ty lớn trên thế giới nhƣ Enron, Worldcom hay Olympus đã gây

ra những thiệt hại lớn cho nhà đầu tƣ và chủ nợ của họ, đồng thời cũng làm
mất niềm tin của công chúng về những công bố của các công ty cũng nhƣ các
quy định kiểm sốt các cơng ty đại chúng mà nguyên nhân xuất phát từ sự
thiếu minh bạch trong CBTT trên BCTC.
- Minh bạch trong CBTT trên BCTC giúp nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định
chính xác hơn và có quyền kiểm sốt chất lƣợng của những chứng khốn trên
thị trƣờng. Từ đó, họ sẽ xác định mức giá giao dịch tối ƣu nhất. Đối với các
thông tin khác trên TTCK, đặc biệt là thơng tin tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp mà các nhà đầu tƣ quan tâm, minh bạch thông tin sẽ cho họ biết
doanh nghiệp đó đang trong tình trạng nào, đang có những thuận lợi hay khó
khăn gì và tƣơng lai ra sao. Qua đó, các nhà đầu tƣ sẽ đƣa ra quyết định đùng
đắn và thích hợp hơn.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ nhà đầu tƣ, minh bạch trong CBTT trên BCTC
mang đến niềm tin và sự bảo vệ, đồng thời giúp nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết
định hợp lý và hiệu quả.


13
b. Đối với quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ có đƣợc cái nhìn tổng qt và sát thực
hơn về TTCK nếu các thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời
hơn. Từ đó, các cơ quan này sẽ có những biện pháp thích hợp để hạn chế và
ngăn chặn các hành vi vi phạm trên TTCK, thực hiện các chức năng quản lý
vĩ mơ hiệu quả hơn, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ và các bên tham gia
trên thị trƣờng.
c. Đối với TTCK
- Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ thì TTCK các nƣớc trên
thế giới ngày càng liên kết nhiều hơn, điều đó, giúp các nhà đầu tƣ có thể tìm
ra những cơ hội đầu tƣ mới trên các TTCK khu vực và thế giới. Do đó, minh
bạch trong CBTT trên BCTC sẽ là một tiêu chí quan trọng để TTCK của một

quốc gia có thể thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, quyết định khả năng cạnh
tranh với các TTCK tại các nƣớc khác;
- Minh bạch trong CBTT trên BCTC góp phần phát triển tính hiệu quả
của TTCK. Một lợi ích khác của sự minh bạch là khả năng xóa bỏ một vài
nhƣợc điểm của cấu trúc thị trƣờng không tập trung hoặc cấu trúc thị trƣờng
phân khúc. Cụ thể là, bằng cách tạo điều kiện dễ dàng trong việc tìm giá cả,
sự minh bạch có thể giải quyết nhiều vấn đề khơng hiệu quả trong việc định
giá vốn bị gây ra bởi phân khúc của thị trƣờng.
1.1.3. Các phƣơng pháp đo lƣờng mức độ minh bạch trong CBTT
trên BCTC
Để đo lƣờng mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC của một công
ty cần thiết phải có một thƣớc đo thống kê thể hiện đƣợc sự chính xác và đầy
đủ của các thơng tin đƣợc cơng bố. Việc đo lƣờng có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển của TTCK nói chung và các CTNY nói riêng. Tuy nhiên,
vấn đề thơng tin bất đối xứng luôn thƣờng trực trong mọi lĩnh vực, đặc biệt


14
đối với một thị trƣờng rất nhạy cảm về thông tin nhƣ TTCK thì việc đo lƣờng
càng trở nên phức tạp. Cho đến nay, vẫn chƣa có một cơng thức hay thƣớc đo
chung nào để đánh giá mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC của một
công ty, bởi lẽ đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, hiểu đầy đủ về minh bạch
trong CBTT là điều rất phức tạp. Dựa trên quan điểm và các cơ sở khoa học
khác nhau, minh bạch trong CBTT trên BCTC đƣợc đo lƣờng theo nhiều cách
thức khác nhau:
a. Đo lường mức độ CBTT theo Standard & Poor (2002)
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s
(S&P) (2002) xây dựng chỉ số “Minh bạch và CBTT (Transparency and
Disclosure index - T&D Index)” [61].
S&P đánh giá tính minh bạch của cơng ty dựa trên các BCTC thƣờng

niên bằng 98 câu hỏi đƣợc chia thành 3 nhóm:
- 28 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở hữu và
quyền của nhà đầu tƣ;
- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch TTTC và tình hình kinh doanh
cơng ty;
- 35 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cấu và hoạt động
quản trị của hội đồng quản trị và ban giám đốc.
b. Đo lường minh bạch trong CBTT trên BCTC theo nguyên tắc
Quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2004)
Theo nguyên tắc của OECD, “CBTT và Tính minh bạch trong Quản trị
công ty” gồm 5 thành phần:
- CBTT phải bao gồm, nhƣng không hạn chế, các thông tin quan trọng
liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động, sở hữu;
- Thông tin phải đƣợc chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn
chất lƣợng cao về CBTT kế tốn, tài chính;


15
- Kiểm toán hàng năm phải đƣợc tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán
độc lập, đủ năng lực và có chất lƣợng cao;
- Đơn vị kiểm tốn độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đơng và có
trách nhiệm thực hiện cơng tác kiểm tốn một cách chun nghiệp đối với
công ty;
- Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thơng tin bình
đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho ngƣời sử dụng.
c. Đo lường mức độ minh bạch trong CBTT trên BCTC theo Desoky
và Mousa (2012)
Trong nghiên cứu của Desoky và Mousa (2012) đo lƣờng mức độ công
bố thông tin trên BCTC của các công ty dựa vào 65 chỉ số công bố thơng tin
[20]. Trong đó:

- Thơng tin chung và hội đồng quản trị: 14 mục;
- Thơng tin tài chính: 44 mục;
- Thơng tin phi tài chính: 7 mục.
Tất cả các chỉ số thông tin đƣợc gán là 0 nếu nhƣ cơng ty khơng trình
bày mục nào trong bất cứ hạng mục tƣơng ứng, gán là 1 trong những trƣờng
hợp còn lại.
d. Chỉ số ITDRS (Information Disclosure and Transparency
Ranking System)
Đối với nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự (2007), đã dựa trên chỉ
số “Hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và CBTT – ITDRS (Information
Disclosure and Transparency Ranking System)” để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin của các CTNY [65]. Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính:
- Sự tuân thủ việc CBTT bắt buộc;
- Thời hạn báo cáo;
- CBTT về dự báo tài chính;


×