Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản XDCB tại kho bạc nhà nước hiệp đức tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THIỀU THỊ PHÚC

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THIỀU THỊ PHÚC

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Công Phƣơng

Đà Nẵng – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng bản luận văn “Hồn thiện kiểm sốt chi đầu
tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là
trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phƣơng.

Ngƣời cam đoan

Thiều Thị Phúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................2
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................3
7. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan.................................................3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ
XDCB TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ............................................................ 8
1.1. HÁI QUÁT CỦA CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC .......................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ...... 8
1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ..9
1.2. KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC
NHÀ NƢỚC .................................................................................................... 11
1.2.1. Khái quát quy trình nghiệp vụ chi đầu tƣ XDCB tại KBNN ........ 11

1.2.2. Khái niệm, mục đích của KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN ............. 12
1.3. KHÁI QUÁT KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CƠNG ....... 14
1.3.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm sốt nội bộ khu vực công ................ 14
1.3.2. Các yếu tố cấu thành KSNB trong khu vực công ........................ 16
1.4. VẬN DỤNG KHN KHỔ KIỂM SỐT NỘI BỘ CỦA INTOSAI
TRONG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC
NHÀ NƢỚC .................................................................................................... 20
1.4.1. Đánh giá rủi ro trong KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN.............................. 20


1.4.2. Hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN ....................... 22
1.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XDCB ................ 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XDCB TẠI
KHO BẠC NHÀ NƢỚC HIỆP ĐỨC .......................................................... 34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KBNN HIỆP ĐỨC ..................................................... 34
2.1.1. Giới thiệu về KBNN Hiệp Đức......................................................34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của KBNN Hiệp Đức .............................. 36
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN
HIỆP ĐỨC ...................................................................................................... 37
2.2.1. Tổ chức thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN
Hiệp Đức ......................................................................................................... 37
2.2.2. Quy trình kiểm sốt chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại KBNN Hiệp
Đức .................................................................................................................. 39
2.2.3. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại
KBNN Hiệp Đức ............................................................................................. 40
2.2.4. Thủ tục kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hiệp Đức........... 51
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XDCB TẠI
KBNN HIỆP ĐỨC .......................................................................................... 66
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI

KBNN HIỆP ĐỨC .......................................................................................... 70
2.4.1. Ƣu điểm trong cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB tại
KBNN Hiệp Đức ............................................................................................. 70
2.4.2. Hạn chế trong cơng tác kiểm sốt chi đầu tƣ XDCB tại KBNN
Hiệp Đức ......................................................................................................... 72
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế .................................. 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 81


CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN HIỆP ĐỨC................... 82
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HỒN THIỆN KIẾM SỐT CHI ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HIỆP ĐỨC ........................ 82
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT
CHI ĐẦU TƢ XDCB TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HIỆP ĐỨC ................. 83
3.2.1. Hoàn thiện về nhận diện và đánh giá rủi ro .................................. 83
3.2.2. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại
KBNN Hiệp Đức ............................................................................................. 84
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ............................ 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

CBCC


Cán bộ, công chức

ĐTKB-LAN

Chƣơng trình Đầu tƣ kho bạc nội bộ

GDV

Giao dịch viên

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

KSC

Kiểm soát chi

KSNB

Kiếm soát nội bộ

KTT

Kế toán trƣởng


KTKT

Kinh tế - kỹ thuật

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QLDA

Quản lý dự án

TABMIS

Treasury And Budget Management Information System
Hệ thống thông tin Quản lý nhân sách và kho bạc

THBC

Chƣơng trình Tổng hợp báo cáo

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1

2.1
2.2
2.3

2.4

Khung kiểm soát rủi ro trong cơng tác KSC ĐTXDCB tại
KBNN
Tổng hợp tình hình thanh toán vốn ĐTXDCB tại KBNN
Hiệp Đức giai đoạn 2016 - 2018
Kết quả từ chối kiểm soát chi NSNN giai đoạn 2016-2018
Kết quả công tác tự kiểm tra của các GDV tại KBNN
Hiệp Đức năm 2016 - 2018
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra tại KBNN Hiệp Đức
năm 2016 – 2018

Trang

4

67

68
69

70


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
1.1

Quy trình thực hiện công tác chi đầu tƣ xây dựng cơ
bản tại kho bạc nhà nƣớc

Trang

11

2.1

Tổ chức bộ máy KBNN Hiệp Đức

37

2.2

Bộ máy KSC NSNN tại KBNN Hiệp Đức


38

2.3

Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại
KBNN Hiệp Đức

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, nhất là đối với những
nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam chúng ta. Đối với tỉnh Quảng Nam nói
chung và huyện Hiệp Đức nói riêng, với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội
huyện đến năm 2020, thì nhu cầu đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn.
Chính vì vậy, việc huy động, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng, có hiệu
quả, tiết kiệm các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển luôn đƣợc Ủy ban nhân
dân huyện và các cấp, các ngành trên địa bàn rất quan tâm coi trọng. Tuy
nhiên, thời gian qua việc quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nƣớc vẫn còn chƣa chặt chẽ, gây thất thốt, lãng phí cho ngân
sách nhà nƣớc. Để khắc phục tình trạng trên thì một trong những nội dung
quan trọng đó là làm tốt cơng tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại Kho bạc Nhà
nƣớc Hiệp Đức.
Qua thực trạng công tác quản lý và điều hành vốn đầu tƣ XDCB của
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và thực tế phát sinh trong cơng tác kiểm

sốt chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hiệp Đức, tác giả nhận định rằng, vốn cho
đầu tƣ XDCB huyện Hiệp Đức rất khó khăn. Tuy nhiên, cơng tác kiểm sốt
chi đầu tƣ XDCB tại KBNN trong thời gian qua vẫn chƣa phù hợp, phạm vi
và nội dung kiểm sốt cịn có nhiều điểm bất cập, quan hệ giữa các bộ phận
trong quy trình ln chuyển hồ sơ chứng từ, kiểm sốt chƣa đƣợc rõ ràng.
Vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với chủ trƣơng cải
cách thủ tục hành chính nói chung trong giai đoạn hiện nay. Việc hồn thiện
cơng tác kiểm sốt chi đầu tƣ XDCB tại KBNN nhằm tăng hiệu quả đầu tƣ,
tiết kiệm ngân sách, chống thất thốt, lãng phí là việc làm cần thiết và cấp
bách. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hồn thiện kiểm sốt chi đầu tƣ


2

XDCB tại Kho bạc Nhà nƣớc Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. Tác giả hy
vọng các giải pháp này sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tƣ XDCB huyện Hiệp Đức trong tình hình khó khăn của ngân sách huyện
hiện nay và trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB tại
KBNN Hiệp Đức; đƣa ra đƣợc các giải pháp, nhằm giúp KBNN huyện kiểm
soát hiệu quả chi vốn đầu tƣ XDCB tránh thất thốt, lãng phí trong chi NSNN
tại KBNN Hiệp Đức.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN tại
KBNN Hiệp Đức.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: KBNN Hiệp Đức
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tƣ

XDCB tại KBNN Hiệp Đức từ năm 2016 đến năm 2018
- Về nội dung nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu chỉ tập trung khai
thác hai khía cạnh của kiểm sốt nội bộ trong kiểm sốt chi vốn đầu tƣ
XDCB, đó là nhận diện và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt mà khơng đi
sâu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ. Số liệu thu thập trong giai đoạn
từ 2016 đến 2018
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc áp dụng, sử dụng các kỹ thuật
phân tích, đối sánh, diễn giải thực trạng kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB và
đƣa ra giải pháp hoàn thiện.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


3

Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận về
kiểm sốt chi đầu tƣ XDCB, cung cấp tài liệu tham khảo cho kho bạc nhà
nƣớc Hiệp Đức nói riêng và kho bạc Nhà nƣớc nói chung; xem xét, đánh giá
lại cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ XDCB.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chủ đầu tƣ, ban
quản lý dự án; tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu bổ ích, có giá trị cho cán
bộ, cơng chức KBNN Hiệp Đức nói riêng và hệ thống KBNN nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng. Chƣơng 1
trình bày cơ sở lý thuyết về cơng tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN.
Chƣơng 2 tóm lƣợc và phân tích thực trạng cơng tác kiểm soát chi đầu tƣ
XDCB tại KBNN Hiệp Đức. Chƣơng 3 liên quan đến giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hiệp Đức.
7. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Tác giả Bùi Văn Bng (2019) đã phân tích một số vƣớng mắc trong q

trình kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Trà Vinh giai đoạn từ 2015 –
2017. Theo đó, các vấn đề nảy sinh mà tác giả đề cập trong bài báo bao gồm:
việc quản lý vốn các cơng trình XDCB của các CĐT và hoạt động kiểm soát
chi vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN qua KBNN thủ tục còn rƣờm rà, chƣa đảm
bảo chặt chẽ dẫn đến nhiều rủi ro gây thất thốt, lãng phí NSNN; trong giai
đoạn từ 2015 – 2017 nhiều dự án XDCB tạm ứng vốn nhƣng không thực hiện,
hoặc thực hiện một phần rồi bỏ thầu; nhiều dự án bị xuất toán sau khi phê
duyệt quyết tốn nhƣng khó thu hồi. Tác giả cũng đã nêu ra một số nguyên
nhân cho việc sử dụng nguồn vốn chƣa hiệu quả kể trên là do trình tự, thủ tục
đầu tƣ XDCB quá phức tạp, chồng chéo, thiếu tính ổn định nên cơng chức
kho bạc rất dễ mắc sai sót và rủi ro liên đới trách nhiệm trong q trình KSC
và bên cạnh đó là ngun nhân đến từ năng lực của CĐT còn hạn chế, việc


4

cập nhật các thông tin, quy định mới chƣa kịp thời. Từ những thực trạng kể
trên tác giả nêu một số giải pháp để hồn thiện cơng tác KSC đầu tƣ XDCB
tại KBNN Trà Vinh. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc trao đổi, đề xuất ý
kiến liên quan đến một vấn đề nhỏ trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB chứ
không phải một nghiên cứu sâu rộng về cả q trình kiểm sốt.
Tác giả Hà Quốc Thái (2015) đã phân tích quy trình thực hiện kiểm sốt
chi vốn đầu tƣ ngân sách xã. Theo tác giả, các vấn đề phát sinh trong q
trình kiểm sốt gồm: các văn bản hƣớng dẫn kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ
bằng nguồn vốn ngân sách xã rất nhiều và trùng lặp và chồng chéo, năng lực
quản lý, điều hành các dự án đầu tƣ của UBND xã còn chƣa cao, vấn đề quản
lý, hạch tốn nguồn vốn huy động đóng góp đầu tƣ các cơng trình trên địa bàn
xã cịn nhiều điểm bất cập. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất
những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trên. Đối với
giải pháp cho vấn đề hạch toán, quản lý đối với các khoản đóng góp của nhân

dân theo cơng trình và khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ khơng hồn lại, tác
giả đề nghị khi có số thu tiền đóng góp xây dựng các cơng trình, UBND xã sẽ
thực hiện nộp vào vào tài khoản tiền gửi vốn đầu tƣ thuộc xã quản lý tại
KBNN huyện. Khi thực hiện đủ điều kiện chi cho nhà thầu, đơn vị thụ hƣởng
hoặc khi cơng trình có quyết tốn đƣợc duyệt, sẽ chuyển vào thu ngân sách xã
và thực hiện chi từ ngân sách xã ra theo quy định. Tuy nhiên, đối tƣợng bài
viết chỉ là kiểm soát vốn đầu tƣ ngân sách do cấp xã quản lý và tác giả chỉ nêu
ra các giải pháp chứ chƣa phân tích cụ thể, chuyên sâu.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Sáng (2015) nhằm phân tích những
vấn đề cịn vƣớng mắc, khó khăn trong kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ
XDCB, trái phiếu Chính phủ, chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở lý
luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, trái phiếu chính phủ, chƣơng
trình mục tiêu quốc gia tác giả đã làm thực trạng kiểm soát thanh toán vốn


5

đầu tƣ các nguồn vốn trên tại KBNN Thái Nguyên. Từ đó tác giả đã nhận diện
những hạn chế trong cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ XDCB, trái
phiếu chính phủ, chƣơng trình mục tiêu quốc gia bao gồm: việc ban hành
chƣa đồng bộ và kịp thời các văn bản hƣớng dẫn có liên quan của cấp có thẩm
quyền; việc giao kế hoạch vốn còn chƣa hợp lý, việc nhập kế hoạch vốn trên
Tabmis của cơ quan Tài chính cịn chậm; quy trình thực hiện đấu thầu chƣa
đúng quy định; việc thực hiện dự án và tiến độ giải ngân còn chậm. Từ những
hạn chế nêu ra, tác giả đề xuất những giải pháp và nêu một số kiến nghị để
đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn nêu trên. Tuy nhiên, các giải pháp
của tác giả đề nghị chỉ khoanh lại trong phạm vi của KBNN Thái Nguyên và
nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong năm 2015
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hiếu Thy (2018) đã phân tích, đánh
giá những thực trạng về cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ từ NSNN

qua KBNN Gia Lai trong thời gian qua. Qua đó làm rõ những kết quả đã đạt
đƣợc cùng với những tồn tại cần phải khắc phục, đồng thời đề xuất giải pháp
chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ
nguồn NSNN cấp tỉnh cho KBNN Gia Lai. Những tồn tại đƣợc tác giả đề cập
đến từ chính KBNN Gia Lai nhƣ trình độ của đội ngũ CBCC còn chƣa đồng
đều, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn chƣa mang lại hiệu quả, việc
phân cấp kiểm soát giữa KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện còn nhập
nhằng; việc giao kế hoạch vốn còn chậm; các CĐT chƣa bám sát tình hình
triển khai thực hiện dự án... Tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp tháo gỡ
nhƣ việc hồn thiện cơng tác tổ chức, đào tạo nhân sự; hồn thiện mơ hình tổ
chức phân cấp và phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ
NSNN giữa KBNN cấp tỉnh và cấp huyện; hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin
trong cơng tác kiểm sốt thanh tốn; tăng cƣờng phối hợp với các bên liên
quan trong việc giao và nhập kế hoạch vốn trên hệ thống TABMIS. Tuy


6

nhiên, nghiên cứu này chỉ khoanh lại trong phạm vi KBNN cấp tỉnh nên chỉ
vận dụng làm tài liệu tham khảo với KBNN cấp huyện ở một vài nội dung.
Nghiên cứu của tác giả Lại Thị Thúy Nga (2019) đã hệ thống hóa và làm
rõ thêm những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nƣớc, kiểm soát thanh toán
vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc, tác giả đã dùng phƣơng pháp phân
tích, so sánh số liệu để làm rõ thực trạng cơng tác kiểm sốt chi đầu tƣ XDCB
từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Phú Ninh, Quảng Nam qua đó đánh giá
những mặt đƣợc và những mặt cịn hạn chế trong q trình thực hiện kiểm
sốt chi đầu tƣ XDCB qua KBNN Phú Ninh. Những ƣu điểm trong công tác
KSC đầu tƣ XDCB đƣợc tác giả đề cập đến nhƣ tỉ lệ giải ngân hàng năm cao;
đội ngũ CBCC nghiêm chỉnh chấp hành quy trình, thủ tục KSC đầu tƣ
XDCB; công tác phối hợp giữa KBNN Phú Ninh và các cơ quan liên quan

trên địa bàn huyện đƣợc thực hiện tốt. Cùng với đó tác giả đã nêu ra những
mặt hạn chế trong công tác KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN Phú Ninh và những
giải pháp kèm theo, các mặt hạn chế đƣợc tác giả nhận diện có thể kể đến là
về chế độ chính sách của nhà nƣớc, nguồn nhân lực tại KBNN Phú Ninh, việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSC đầu tƣ XDCB. Tuy nhiên,
bài viết cịn dàn trải, khơng làm nổi bật lên các vấn đề về kiểm soát chi đầu tƣ
XDCB, các giải pháp đƣợc đề cập còn mang tính chung chung, khơng cụ thể,
chi tiết và khó có thể áp dụng đƣợc trong thực tế.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Oanh (2019) đã đề cập đến các
vấn đề liên quan kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB, phân tích thực trạng cơng
tác kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN đối với các dự
án đầu tƣ do KBNN Duy Xuyên trực tiếp quản lý và tìm ra giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Duy Xuyên để
góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ, giảm thất thốt, lãng phí
trong đầu tƣ XDCB. Tuy bài viết của tác giả đã hệ thống hóa lý luận về kiểm


7

soát chi đầu tƣ XDCB rất chi tiết, cụ thể nhƣng vấn đề nhận diện và đánh giá
các rủi ro trong công tác KSC vốn đầu tƣ XDCB chƣa hề đƣợc tác giả đề cập
đến, cơ sở lý luận về KSC đầu tƣ XDCB còn rất dài dòng, chƣa đi sâu vào nội
dung trọng tâm.
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Bé Mai (2019) đề cập đến những vấn đề
nảy sinh trong quá trình KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN Điện Bàn – Quảng
Nam theo tinh thần của Luật ngân sách 2015 thể hiện qua thông tƣ số
08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý
thanh tốn vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn NSNN và Quyết định số 5657/QĐKBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN về việc thực hiện Quy
trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ,
tác giả đã trình bày cụ thể các vấn đề vƣớng mắc cần hồn thiện về quy trình,

thủ tục, hồ sơ cũng nhƣ nội dung kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB. Tuy nhiên,
tác giả mới chỉ đề cập đến những vấn đề nảy sinh, những vƣớng mắc cần tháo
gỡ chứ chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp thiết thực, những kiến nghị để tháo
gỡ các vƣớng mắc này.
Các nghiên cứu của các tác giả trên đã có những đóng góp nhất định, các
tác giả đã làm rõ hơn, cụ thể hơn về quy trình kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB
tại KBNN, cùng với đó là những đóng góp trong việc giúp các nhà quản lý có
cái nhìn rõ hơn về thực trạng, những kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế
trong cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB và những nguyên nhân của
các mặt hạn chế đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chƣa chỉ ra đƣợc các rủi
ro trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, cách nhận diện cũng nhƣ đánh giá các
loại rủi ro trong cơng tác kiểm sốt chi, đồng thời các hoạt động kiểm soát
trong kiểm soát chi đầu tƣ cũng chƣa đƣợc làm rõ. Mặt khác ở thời điểm hiện
tại cũng cần có những đánh giá lại mang tính cập nhật mới hơn trong quy định
về đầu tƣ XDCB cũng nhƣ quy trình kiểm sốt đã thay đổi.


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XDCB
TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. KHÁI QUÁT CỦA CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
Theo Luật ngân sách 2015 (Quốc hội, 2015), chi đầu tƣ XDCB là nhiệm
vụ chi của NSNN để thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội và các chƣơng trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chi đầu tƣ XDCB từ NSNN thực chất là quá trình sử dụng một phần vốn

tiền tệ tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng tài sản cố định, từng bƣớc tăng cƣờng hoàn thiện cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nền kinh tế. Cụ thể, chi đầu tƣ XDCB từ NSNN là hoạt động sử
dụng NSNN để xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các
cơng trình quan trọng của một quốc gia nhƣ đƣờng xá, cầu cống, bến cảng,
hầm mỏ, nhà máy điện…các nhà xƣởng, máy móc thiết bị của các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cơng trình nhà ở của dân cƣ, các hoạt động
trồng rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản,…
Chi đầu tƣ XDCB từ NSNN là hoạt động đầu tƣ hƣớng đến mục đích tạo
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh, nâng
cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều
kiện phát triển sức sản xuất và tăng thu nhập quốc dân, tăng cƣờng tích luỹ, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu cơ
bản về các mặt chính trị, kinh tế - xã hội của sự phát triển đất nƣớc.
Tóm lại, chi đầu tƣ XDCB từ NSNN là quá trình phân phối và sử dụng
một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tƣ tái sản xuất TSCĐ nhằm từng


9

bƣớc tăng cƣờng, hồn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng
lực sản xuất cho nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản là một bộ phận quan trọng trong tổng chi
ngân sách nhà nƣớc. Đây là khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc nhằm đầu tƣ
phát triển tài sản cố định, nhƣ kết cấu hạ tầng kinh tế (đƣờng, điện, thuỷ
lợi,…) đầu tƣ tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, các cơng trình
kiến trúc…Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc có một số đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, cũng giống nhƣ các khoản chi khác từ ngân sách nhà nƣớc, chi

đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy định của
pháp luật hiện hành, từ huy động nguồn lực cho chi đầu tƣ, điều kiện chi, quy
trình chi…
Thứ hai, chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ XDCB là khoản chi rất lớn.
Hơn nữa, các khoản chi này bao quát hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã
hội với những khác biệt khá lớn. Điều đó cho thấy tính chất phức tạp của chi
ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ XDCB.
Thứ ba, nguồn vốn chi cho đầu tƣ XDCB rất đa dạng, đƣợc phân chia
thành nhiều nguồn, gồm vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc. Trong đó vốn trong
nƣớc lại đƣợc chia ra vốn XDCB tập trung, vốn đầu tƣ chƣơng trình mục tiêu,
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ,… Nguồn vốn ngồi nƣớc lại bao gồm vốn
ngân sách cấp phát khơng hồn lại và ngân sách cho vay ƣu đãi,…
Thứ tư, chủ thể quyết định đầu tƣ XDCB khác nhau, phản ánh sự đa cấp
đa tầng và có liên quan đến tồn xã hội. Đối với các cơ quan tổng hợp nhà
nƣớc nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng... tùy theo
chức năng nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao mà thực hiện việc nghiên cứu ban
hành cơ chế chính sách, quy phạm quy chuẩn xây dựng, đơn giá định mức,


10

tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật xây dựng thuộc lĩnh vực quản lý để thực hiện
thống nhất trong cả nƣớc. Đối với các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu
ban hành cơ chế, chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá theo từng
chuyên ngành. Các Bộ, ngành khác thuộc trung ƣơng và địa phƣơng thì theo
chức năng nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao mà thực hiện việc quản lý đầu tƣ và
xây dựng thuộc phạm vi mình đảm nhận, nhƣ thẩm quyền phê duyệt quyết
định đầu tƣ, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, duyệt dự toán, tổng dự toán, phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ
dự án hồn thành. Điều này có ƣu điểm là chống độc quyền trong lĩnh vực

quyết định đầu tƣ, nhƣng cũng mang tính phân tán, nhiều đơn vị cùng tham
gia vào quá trình tạo ra sản phẩm XDCB, và do đó đã ảnh hƣởng khơng nhỏ
đến q trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB của Kho
bạc Nhà nƣớc.
Thứ năm, quy mô và tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB từ NSNN trong từng thời
kỳ phụ thuộc vào chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nƣớc và khả năng nguồn vốn NSNN. Dù khả năng của NSNN cịn eo hẹp,
song Nhà nƣớc ln có sự ƣu tiên NSNN để chi đầu tƣ XDCB để khơng
ngừng tăng cƣờng, hồn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của
nền kinh tế.
Thứ sáu, xét theo mục đích kinh tế xã hội và thời hạn tác động thì chi
đầu tƣ XDCB từ NSNN mang tính chất chi cho tích lũy: chi đầu tƣ XDCB từ
NSNN là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản
xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền kinh tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật
năng lực sản xuất phục vụ đƣợc tạo ra thông qua các khoản chi đầu tƣ XDCB
từ NSNN là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trƣởng kinh tế và phát
triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc dân. Với ý nghĩa đó chi đầu tƣ
XDCB từ NSNN là chi cho tích lũy.


11

1.2. KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC
NHÀ NƢỚC
1.2.1. Khái quát quy trình nghiệp vụ chi đầu tƣ XDCB tại KBNN
Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 (Quốc hội, 2015),
thông tƣ số 08/2016/TT- BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc (Bộ tài chính, 2016), thơng tƣ số
108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 (Bộ tài chính, 2016), thơng tƣ số
52/2018/TT-BTC (Bộ tài chính, 2018), quyết định số 5657/QĐ- KBNN ngày

28/12/2016 (Kho bạc nhà nƣớc, 2016) về việc ban hành quy trình kiểm sốt
kiểm sốt chi đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ
thống KBNN, và quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 (Kho bạc
nhà nƣớc, 2018) ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát
các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện khơng có tổ chức phịng, quy trình
nghiệp vụ chi đầu tƣ XDCB tại KBNN đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.1.
Lãnh đạo KBNN
(4)
(3)
Kế toán trƣởng

Giao dịch viên
(2)

(5)

Chủ đầu tƣ

Nhà thầu
(1)

Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện công tác chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại
kho bạc nhà nƣớc
(1) Nhà thầu (đơn vị thụ hƣởng) gửi hồ sơ thanh toán đến CĐT.


12

(2) CĐT gửi hồ sơ dự án đến KBNN thông qua GDV.
(3) Giao dịch viên thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán, nhập chứng từ

vào hệ thống TABMIS, nhập chƣơng trình ĐTKB_Lan, chƣơng trình THBC,
sau đó trình hồ sơ giấy và chuyển bút toán trên hệ thống đến kế toán trƣởng.
(4) Kế toán trƣởng thực hiện kiểm soát, duyệt chứng từ giấy và bút toán
trên hệ thống; chuyển bút toán lên lãnh đạo KBNN, lãnh đạo kiểm soát chứng
từ giấy và duyệt bút toán trên hệ thống.
(5) Sau khi lãnh đạo thực hiện duyệt hồ sơ giấy và bút toán trên hệ
thống, giao dịch viên thực hiện áp thanh toán và chuyển tiền cho đơn vị thụ
hƣởng.
1.2.2. Khái niệm, mục đích của KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN
a. Khái niệm KSC đầu tư XDCB
Đầu tƣ XDCB từ NSNN là một dạng đầu tƣ cơng, do đó phải chịu sự
quản lý của nhiều cơ quan khác nhau nhằm đảm bảo q trình đầu tƣ đƣợc
thực hiện theo chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, hƣớng đến các mục tiêu Nhà
nƣớc mong muốn, đồng thời vốn nhà nƣớc phải đƣợc sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả. Trong hệ thống các cơ quan quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN,
KBNN giữ vai trò vừa là thủ quỹ, vừa là ngƣời giám sát cuối cùng trƣớc khi
tiền của NSNN đƣợc đƣa ra khỏi kho quỹ của Nhà nƣớc.
Theo QĐ 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016, kiểm soát chi đầu tƣ
XDCB tại KBNN là việc KBNN căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà
nƣớc, thực hiện việc kiểm soát các hồ sơ, chứng từ do chủ đầu tƣ gửi đến, xác
định số chấp nhận tạm ứng hoặc thanh tốn, sau đó thực hiện tạm ứng hoặc
thanh tốn vốn cho các dự án, cơng trình theo số đã đƣợc KBNN chấp nhận.
(Kho bạc nhà nƣớc, 2016)
Về mặt nghiệp vụ, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN, trƣớc hết là
kiểm tra xem chủ đầu tƣ đã sử dụng tiền của Nhà nƣớc theo đúng chế độ hay


13

khơng. KBNN khơng trực tiếp giám định cơng trình để lấy căn cứ thanh toán

vốn đầu tƣ, mà thƣờng sử dụng kết quả giám định của các cơ quan khác làm
căn cứ kiểm sốt. Kết quả giám định đó là bộ hồ sơ thanh tốn. Độ trung thực
và chính xác của bộ hồ sơ do ngƣời lập hồ sơ chịu trách nhiệm. KBNN căn cứ
theo những quy định của Nhà nƣớc về bộ hồ sơ hợp chuẩn để làm căn cứ phê
chuẩn thanh toán. Nếu bộ hồ sơ thiếu hoặc sai so với quy định thì KBNN kiến
nghị chủ đầu tƣ hồn chỉnh trƣớc khi chấp nhận thanh tốn. Nếu chủ đầu tƣ
khơng chấp nhận hồn chỉnh hồ sơ thì KBNN khơng thanh tốn. Nếu KBNN,
thơng qua việc kiểm tra hồ sơ, phát hiện gian lận thì có thể kiến nghị các cơ
quan có thẩm quyền xử lý. Nói cách khác, kiểm tra bộ hồ sơ thanh tốn xem
có đúng chế độ chính sách của nhà nƣớc hay khơng để chấp nhận hoặc khơng
chấp nhận thanh tốn tiền cho chủ đầu tƣ là nội dung then chốt của kiểm soát
chi đầu tƣ XDCB tại KBNN.
b. Mục đích của kiểm sốt chi đầu tư XDCB
Mục đích kiểm sốt chi vốn đầu tƣ XDCB các dự án đƣợc đầu tƣ từ
nguồn NSNN qua hệ thống KBNN nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí
NSNN đúng mục đích, đúng đối tƣợng, tiết kiệm, chấp hành đúng quy định về
quản lý tài chính đầu tƣ và xây dựng của pháp luật hiện hành nhằm hạn chế
tiêu cực, giảm thất thốt, lãng phí và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
NSNN trong chi đầu tƣ phát triển.
Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB sẽ giúp chủ
đầu tƣ có ý thức, trách nhiệm hơn khi sử dụng vốn NSNN, nâng cao năng lực
trình độ quản lý, nắm bắt kịp thời những thay đổi về trình độ quản lý, thanh
toán và quyết toán vốn đầu tƣ XDCB cho phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế khi tham
gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Đồng thời, góp phần rất lớn
trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà


14


nƣớc, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng
cƣờng kỷ cƣơng kỷ luật tài chính, nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án sử
dụng NSNN và niềm tin của nhân dân vào vai trị quản lý, điều hành của cơ
quan chính quyền các cấp. Mặt khác, thơng qua q trình này Nhà nƣớc sử
dụng nó nhƣ là một cơng cụ để thực hiện quản lý vĩ mô, điều tiết, định hƣớng
phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn và thực hiện các mục tiêu công
bằng xã hội khác
1.3. KHÁI QUÁT KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CƠNG
1.3.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm sốt nội bộ khu vực cơng
Hoạt động trong tổ chức nói chung là một chuỗi các quy trình nghiệp vụ
đan xen nhau một cách có hệ thống và ở bất cứ khâu nào cũng sẽ đối mặt với
những rủi ro. Rủi ro là khả năng sự kiện có thể xảy ra và ảnh hƣởng bất lợi
đến mục tiêu của tổ chức, rủi ro có đặc điểm là khơng bao giờ triệt tiêu. Để
đối phó với rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc thiết lập nhằm giúp tổ chức
đạt đƣợc các mục tiêu của mình.
Trong lĩnh vực cơng, KSNB rất đƣợc xem trọng nó là đối tƣợng đƣợc
quan tâm đặc biệt của Kiểm toán nhà nƣớc.
Để duy trì hệ thống KSNB hiệu quả trong khu vực công, INTOSAI
(International Organization of Supreme Audit Institutions) ban hành báo cáo
kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng vào năm 2001.
a. Khái niệm
INTOSAI GOV 9100 (INTOSAI GOV 9100, 2001) định nghĩa: “Kiểm
sốt nội bộ là một q trình xử lý toàn bộ đƣợc thực hiện bởi nhà quản lý và
các cá nhân trong tổ chức, quá trình này đƣợc thiết kế để phát hiện các rủi ro
và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt đƣợc nhiệm vụ của tổ chức”.
Định nghĩa này tiếp tục đƣợc khẳng định trong INTOSAI GOV 9160
(INTOSAI GOV 9160, 2013). Đồng thời, phiên bản này có sự bổ sung kiểm


15


soát theo hƣớng quản trị rủi ro và các biện pháp để giảm thiểu gian lận theo
đặc thù hoạt động của các tổ chức cũng nhƣ bối cảnh áp dụng cơng nghệ
thơng tin, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tăng cƣờng sự
giám sát của tổ chức.
b. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ khu vực công
Theo INTOSAI GOV 9100 (INTOSAI GOV 9100, 2001) trong các đơn
vị ở khu vực cơng, mục tiêu kiểm sốt bao gồm:
- Mục tiêu tuân thủ
Mục tiêu tuân thủ liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và quy định.
Mục tiêu tn thủ đóng vai trị cốt lõi trong việc kiểm sốt các đơn vị khu vực
cơng.
- Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động liên quan đến tính hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lý của đơn vị, các hoạt động của đơn vị đƣợc thực hiện một cách có trình
tự, đạo đức, kinh tế, năng suất và hiệu quả. Hoạt động phải nhất quán với
nhiệm vụ của tổ chức.
- Mục tiêu bảo vệ các nguồn lực
Mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu hoạt động của đơn vị, nhƣng
do đặc thù của các đơn vị khu vực công nên INTOSAI muốn nhấn mạnh thêm
tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh thất thốt, sử
dụng sai mục đích và tổn thất.
- Mục tiêu hoàn thành các nghĩa vụ về trách nhiệm
Điều này đƣợc thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin tài chính và
phi tài chính đáng tin cậy, kịp thời, cơng khai cho bên liên quan bên trong và
bên ngoài tổ chức.
Thơng tin phi tài chính có thể liên quan đến nền kinh tế, hiệu quả của các
chính sách và hoạt động và hiệu quả của nó.



16

1.3.2. Các yếu tố cấu thành KSNB trong khu vực công
Báo cáo của INTOSAI đƣa ra 5 yếu tố của KSNB gồm: (i) mơi trƣờng
kiểm sốt, (ii) đánh giá rủi ro, (iii) các hoạt động kiểm sốt, (iv) thơng tin và
truyền thông, (v) giám sát. (INTOSAI GOV 9100, 2001)
a. Môi trường kiếm sốt
Mơi trƣờng kiểm sốt là nền tảng cho toàn bộ hệ thống KSNB, cung cấp
trật tự, cấu trúc cũng nhƣ điều kiện mơi trƣờng có hiệu quả của KSNB, ảnh
hƣởng đến tổng thể chiến lƣợc và mục tiêu đƣợc thiết lập và hoạt động kiểm
soát đƣợc cấu trúc trên nền tảng đó. Mơi trƣờng kiểm sốt bao gồm sự liêm
chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và năng lực
của đội ngũ nhân viên, triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo, cơ cấu tổ chức
và chính sách nhân sự. Mơi trƣờng kiểm sốt có tác động lan tỏa lên tồn bộ
hệ thống KSNB, tạo lập một nếp kỷ cƣơng, đao đức và cơ cấu tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan
trọng vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ
của đơn vị. Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp vào những rủi ro chủ yếu.
Việc nhận dạng những rủi ro chủ yếu là rất quan trọng, vì nó đe dọa đến
những rủi ro và liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó
rủi ro. Đánh giá rủi ro bao gồm q trình nhận dạng và phân tích các rủi ro đe
dọa mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
- Nhận diện rủi ro: Rủi ro bao gồm rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong,
rủi ro ở cấp toàn đơn vị và rủi ro từng hoạt động. Rủi ro đƣợc xem xét liên tục
trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị. Liên quan đến khu vực công, các
cơ quan nhà nƣớc phải quản trị rủi ro ảnh hƣởng đến mục tiêu giao phó.
- Đánh giá rủi ro: Là đánh giá tầm quan trọng, ƣớc tính thiệt hại mà rủi
ro gây ra và khả năng xảy ra rủi ro. Có nhiều phƣơng pháp đánh giá rủi ro tùy



×