Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước thị xã điện bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ TƢƠI

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Ðà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ TƢƠI

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ

Ðà Nẵng – Năm 2018




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................... 3
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ........................ 11
1.1. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ............................................... 11
1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc ..................................................................... 11
1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống NSNN ............................................. 13
1.1.3. Chi thƣờng xuyên ngân sách xã .................................................... 14
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA
KBNN.............................................................................................................. 18
1.2.1. Khái quát về KBNN ...................................................................... 18
1.2.2. Khái niệm và vai trị của kiểm sốt chi thƣờng xuyên Ngân sách
xã qua KBNN .................................................................................................. 24
1.2.3. Nội dung cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun Ngân sách xã ..... 31
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân
sách xã ............................................................................................................. 43
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ....................................................... 48
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ......................................................................... 48
1.3.2. Nhân tố bên trong.......................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 51



CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 52
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KBNN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ...................................... 52
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN thị xã Điện Bàn ........................... 52
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN thị xã Điện Bàn .... 53
2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu của KBNN thị xã Điện Bàn trong
thời gian qua .................................................................................................... 57
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG
NAM................................................................................................................ 58
2.2.1. Khái quát tình hình chi NSX qua KBNN thị xã Điện Bàn ........... 58
2.2.2. Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên NSX qua KBNN thị xã
Điện Bàn .......................................................................................................... 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 68
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 68
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế .................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 77
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI
THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ............................................... 78
3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC THỊ XÃ ĐIỆN
BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................................... 78
3.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi qua KBNN thị xã Điện Bàn .................... 78
3.1.2. Định hƣớng hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thƣờng xuyên
ngân sách xã tại kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.......... 80


3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƢỜNG XUN

NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 83
3.2.1. Phân công rõ ràng trách nhiệm phối hợp kiểm soát chi NSX....... 83
3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm
sốt chi NSX.................................................................................................... 84
3.2.3. Nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ KBNN ...................... 93
3.2.4. Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hố cơng nghệ trong hệ thống
KBNN.............................................................................................................. 94
3.3. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 96
3.3.1. Khuyến nghị với Bộ tài chính và các Bộ, ngành liên quan........... 96
3.3.2. Khuyến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc ............................................ 97
3.3.3. Khuyến nghị với chính quyền địa phƣơng .................................... 98
3.3.4. Khuyến nghị với Công chức Tài chính – Kế tốn xã ................... 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG
CÁC NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN
BẢN TƢỜNG TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu
2.1


2.2

2.3

2.4
2.5
2.6

Kết quả hoạt động chủ yếu của KBNN thị xã Điện Bàn 2015 2017
Tình hình thực hiện chi NSNN các cấp qua KBNN thị xã
Điện Bàn từ năm 2015-2017
Tổng hợp tình hình cơ cấu chi thƣờng xuyên NSX năm 20152017
Tình hình KSC thƣờng xuyên NSX qua KBNN thị xã Điện
Bàn từ 2015 – 2017
Tổng hợp dự tốn chi thƣờng xun NSX cuối năm hủy bỏ
Tình hình kiểm soát chi đầu tƣ NSX tại KBNN thị xã Điện
Bàn

Trang

57

59

62

65
66
66


Tình hình bổ sung và điều chỉnh dự tốn chi thƣờng xuyên,
2.7

bổ sung dự toán chi đầu tƣ tại KBNN thị xã Điện Bàn từ năm
2015-2017

68


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số

Tên bảng

hiệu
1.1
1.2

Hệ thống NSNN Việt Nam
Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSX qua KBNN thị xã
Điện Bàn

Trang
13
30

1.3


Quy trình rút dự tốn từ ngân sách Nhà nƣớc

31

1.4

Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền

37

2.1

Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn

53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực
nhƣng cũng cịn một số khó khăn, thách thức. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ
tiếp tục đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức, điều hành, quản lý chi từ ngân
sách nhà nƣớc chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí, nâng cao
hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản
khó khăn, vƣớng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện
giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tƣ công, …. thông qua các Chỉ
thị, Nghị quyết của Chính phủ nhƣ: Chị thị số 22 CT-TTg ngày 3 6 2016 của
Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm

vụ tài chính - ngân sách nhà nƣớc năm 2016; Nghị quyết số 60 NQ-CP ngày
8 7 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện
và giải ngân kế hoạch vốn đầu tƣ cơng năm 2016... Vì thế, vai trị, trách
nhiệm trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN của KBNN đòi hỏi ngày càng cao;
bên cạnh việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật hiện hành, cơ chế,
chính sách đã quy định, hệ thống KBNN cịn phải bám sát chỉ đạo, điều hành
hàng năm của Chính phủ, Bộ Tài chính về thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên, qua thực tế cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách
xã tại Kho bạc Nhà Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho thấy còn bộc
lộ nhiều tồn tại liên quan đến kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã, cụ thể
nhƣ: Cơ chế, chính sách liên quan đến việc quản lý chi thƣờng xuyên ngân
sách xã chƣa ổn định, có nhiều thay đổi, dẫn đến việc kiểm sốt chi thƣờng
xuyên ngân sách xã có nhiều rủi ro, sai sót,…
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thƣờng


2

xuyên ngân sách xã tại KBNN, học viên chọn đề tài: “Hồn thiện kiểm sốt
chi thƣờng xun ngân sách xã tại Kho bạc Nhà Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản kiểm soát chi thƣờng xuyên
ngân sách xã qua kho bạc nhà nƣớc, các nhân tố ảnh hƣởng. Phân tích thực
trạng cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại kho bạc Nhà
Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại kho bạc Nhà Nƣớc thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.

Trong q trình tìm hiểu cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách
xã tại kho bạc Nhà Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tác giả đã đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu để tiến hành giải quyết: Công tác kiểm soát chi thƣờng
xuyên ngân sách xã bao gồm những nội dung nào? Những yếu tố nào ảnh
hƣởng đến cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách xã tại kho bạc Nhà
Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam? Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm
sốt chi thƣờng xuyên ngân sách xã? Thực trạng công tác kiểm soát chi
thƣờng xuyên ngân sách xã tại kho bạc Nhà Nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam?
Để hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thì cần có những biện
pháp nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơng tác kiểm sốt chi thƣờng
xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam;


3

trên cơ sở các quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn thực
hiện.Cụ thể: nội dung công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã; các
tiêu chí đánh giá kết quả kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách xã; những
nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Là cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách xã qua Kho bạc Nhà
nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả dùng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp phân tích, phƣơng
pháp phân kỳ so sánh nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những

nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn. Bên cạnh đó, tác giả
cịn dùng phƣơng pháp: phỏng vấn cơng chức Tài chính – Kế tốn xã và cán
bộ kế toán tại kho bạc thị xã Điện Bàn,….
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
a. Về lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến kiểm soát
chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
b. Về thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, đánh giá cơng tác kiểm soát chi thƣờng
xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2014 – 2016, luận văn đã rút ra đƣợc những ƣu điểm và những hạn
chế trong cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà
nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong những năm qua. Từ đó, đề xuất
hệ thống các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun
ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong
thời gian tới.


4

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Các đề tài nghiên cứu trong những năm gần đây:
Nguyễn Thị Hạnh Trâm (2017). Đề tài luận văn thạc sĩ: “ Hồn thiện
cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xun NSNN qua KBNN Bn Ma Thuộc, tỉnh
Đăk Lăk, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng. Nội dung đề tài: Tác giả trình bày
những vấn đề lý luận chung về chi thƣờng xuyên và công tác kiểm sốt chi
thƣờng xun NSNN qua KBNN Bn Ma Thuộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk,
rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đồng thời, đề xuất
những giải pháp và khoa học nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt chi thƣờng

xun NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Luận văn đề cập những
giải pháp và khuyến nghị nhƣng vẫn chƣa toàn diện cho cơng tác kiểm sốt
chi hiện nay, nhƣ: ứng dụng cơng nghệ thơng tin,…Luận văn có nêu các
khuyến nghị hồn thiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Buôn
Ma Thuộc nhƣng các khuyến nghị còn chung chung chƣa đƣợc cụ thể.
Nguyễn Thị Bích Thủy (2015) Đề tài luận văn thạc sĩ: “ Hoàn thiện quản
lý chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng thành phố Đà Nẵng, bảo vệ tại Đại
học Đà Nẵng. Đề tài đi sâu nghiên cứu lý luận chung về NSNN, thực trạng
quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng thành phố Đà Nẵng. Từ đó, rút
ra đƣợc kết quả và hạn chế. Đồng thời, nêu lên đƣợc nguyên nhân của những
hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi thƣờng xuyên
ngân sách địa phƣơng. Trong phần giải pháp tác giả nêu tƣơng đối cụ thể.
Bài viết của Nguyễn Bá Toàn (2016) về “ Hồn thiện cơng tác kiểm sốt
chi nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia thuộc ngân sách tỉnh tại văn
phịng Kho bạc Nhà nƣớc Đăk Nơng”, nêu lên: Những vấn đề cơ bản về chi
NSNN, kiểm soát chi nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, vai trị của
KBNN trong kiểm sốt chi nguồn vốn CTMTQG,…Luận văn đã đánh giá về
thực trạng và những kết quả đạt đƣợc trong cơng tác kiểm sốt chi nguồn vốn.


5

Từ đó rút ra đƣợc ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Bài
viết của tác giả khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, ở phần tổng quan tài liệu
nghiên cứu tác giả chƣa làm rõ đƣợc khoảng trống cần nghiên cứu, tác giả chỉ
nhận xét chung chung.
Luận văn thạc sỹ Huỳnh Bá Tƣởng (2015) về: “ Hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách Nhà nƣớc qua KBNN Cẩm Lệ”, trƣờng
Đại học Đà Nẵng. Tác giả đánh giá sát cơng tác kiểm sốt chi thƣờng xuyên
ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời đề ra những giải pháp để hồn thiện cơng tác

kiểm sốt chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua KBNN Cẩm Lệ.
Luận văn Thạc sĩ Tạ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc KBNN (2015):
“Cải cách công tác quản lý ngân quỹ Kho bạc Nhà nƣớc trong điều kiện vận
hành TABMIS”. Đề tài đã mô tả cụ thể thực trạng công tác quản lý ngân quỹ
ở Việt Nam. Từ thực trạng về quản lý ngân quỹ KBNN, tác giả đã phân tích
và làm sáng tỏ những kết quả đạt đƣợc của công tác này là đảm bảo khả năng
thanh toán của KBNN và đảm bảo an toàn ngân quỹ. Trên cơ sở phân tích sâu
sắc một số hạn chế của cơng tác quản lý ngân quỹ, tác giả chỉ ra bốn nguyên
nhân dẫn đến hạn chế trên và đề xuất một số định hƣớng và giải pháp cải cách
công tác quản lý ngân quỹ. Xuất phát từ mục tiêu và định hƣớng cải cách
quản lý ngân quỹ, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp mang tính định hƣớng đó là:
Xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý quản lý ngân quỹ; xây dựng hệ
thống dự báo luồng tiền tại KBNN; xây dựng tài khoản thanh toán tập trung
của Kho bạc (TSA); xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, kiểm soát rủi ro;
đặc biệt là gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ. Đồng thời đề xuất các
giải pháp cụ thể, nhƣ: hồn thiện cơng tác kế toán, thanh toán; tăng cƣờng cơ
sở vật chất kỹ thuật; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ;
xây dựng lộ trình tổng thể và cải cách quản lý ngân quỹ. Tác giả đề xuất
những giải pháp cải cách quản lý ngân quỹ trên cơ sở khoa học gắn với đòi


6

hỏi của thực tiễn, phù hợp với định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và sự phát triển của hệ thống KBNN nên có tính thuyết phục và khả thi cao.
Đề tài đƣợc Hội đồng Khoa học thống nhất nghiệm thu với 658 điểm, điểm
trung bình 94 điểm, xếp loại xuất sắc.
Lê Văn Cƣờng (2017) Đề tài luận văn thạc sĩ: Hồn thiện cơng tác kiểm
sốt chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đăk
Lăk. Nêu lên đƣợc cơ sở lý luận, thực trạng và khuyến nghị những giải pháp

nhằm hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc
qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Lê Thị Lan Hƣơng (2017) Đề tài luận văn thạc sĩ: Hồn thiện cơng tác
quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Nêu lên đƣợc cơ
sở lý luận, thực trạng và khuyến nghị những giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Nhƣng luận văn
chƣa khai thác hết đƣợc hàm ý “ quản trị” trong quản lý, vì thế khó định
hƣởng đƣợc tồn diện các giải pháp mang tính dài hạn và đột phá. Các giải
pháp chƣa tách biệt rõ ràng theo đặc trƣng địa phƣơng,….
Lê Xuân Minh (2017) Đề tài luận văn thạc sĩ: Hồn thiện cơng tác kiểm
sốt thanh tốn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua KBNN Đăk Glong, tỉnh Đăk
Lăk. Nêu lên đƣợc cơ sở lý luận, thực trạng và khuyến nghị những giải pháp
nhằm hoàn thiện cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
qua KBNN Đăk Glong, tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên cách viết kết luận khá chung
chung chƣa trực tiếp tƣơng ứng các kết quả nghiên cứu và hệ thống giải pháp
chỉ đƣợc nhắc tới mà không nêu cụ thể.
- Các bài báo đăng trên tạp chí:
Bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nƣớc về: “ Phịng ngừa rủi ro
trong quản lý tài chính cơng địa phƣơng", Tài chính, 4(558), 44-45 và 48,
2011 của PGS.TS: Hồng Thị Thúy Nguyệt. Đã nhận diện một số rủi ro trong


7

quản lý tài chính cơng ở địa phƣơng: Rủi ro trong khâu lập dự toán ngân sách,
rủi ro trong khâu tổ chức thực hiện dự tốn, kiểm tốn bên ngồi và giám sát
ngân sách. Đề xuất những giải pháp phòng ngừa rủi ro nhƣ: Đổi mới công tác
lập kế hoạch kinh tế xã hội của các địa phƣơng và kế hoạch ngành gắn với
nguồn lực tài chính, trong đó có nguồn ngân sách nhà nƣớc trong trung hạn;
tăng cƣờng kiểm sốt nội bộ chun nghiệp trong khu vực cơng; hồn thiện

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập đi đôi
với tăng cƣờng quản lý giám sát chất lƣợng dịch vụ của Nhà nƣớc.
Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 175 ( 1 2017). Nêu lên công tác
quản lý ngân quỹ theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015. Cụ thể: Cơng tác
xây dựng cơ chế chính sách, cơng tác tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, xây
dựng các công cụ để quản lý ngân quỹ.
Bài báo đăng trên tạp chí tài chính kỳ 2 – Tháng 6/2016 (635) về: “ Vai
trị của kiểm tốn Nhà nƣớc trong việc minh bạch NSNN” của ThS.Dƣơng
Thị Thiều và ThS. Đỗ Thị Loan. Nêu lên: Vai trị của KBNN trong quản lý
NSNN nói chung và minh bạch NSNN nói riêng, cụ thể: Một là, KBNN góp
phần làm minh bạch và lành mạnh các thơng tin, các quan hệ kinh tế tài chính.
Hai là, KBNN cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho Chính phủ, cơ quan
quản lý Nhà nƣớc, cơ quan khác của Nhà nƣớc sử dụng trong công tác quản
lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của mình. Ba là, Thơng tin từ KBNN ngày
càng trở nên hữu ích và không thể thiếu để HĐND sử dụng mỗi khi quyết
định các vấn đề tài chính – ngân sách của địa phƣơng. Theo đó, thơng qua kết
quả kiểm tốn của KBNN cung cấp thơng tin cho HĐND sử dụng trong q
trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phƣơng, đảm bảo
dự toán bao quát hết nguồn thu, nhiệm vụ chi. Kết quả kiểm toán ngân sách
địa phƣơng đƣợc KTNN kịp thời gởi đến HĐNN để thực thi quyền giám sát
quản lý, sử dụng tài chính cơng,…. Bốn là, đối với DNNN hoạt động trong


8

môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập, thông qua hoạt động kiểm tốn, KTNN đã
xác nhận tính trung thực của báo cáo tài chính, tình hình sử dụng nguồn vốn
Nhà nƣớc,…..Bên cạnh đó, tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm phát huy hơn
nữa vai trò của KBNN trong thời gian tới.
Bài báo đăng trên tạp chí tài chính Kỳ 1 – Tháng 6 2016 (634) về: “ Quy

định mới về quản lý ngân quỹ Nhà nƣớc” của TS. Viên Thị An. Tác giả nêu
lên sự đổi mới trong quản lý ngân quỹ Nhà nƣớc. Đồng thời, nêu lên những
quy định mới trong Nghị định số 24 2016 NĐ – CP quy định chế độ quản lý
ngân quỹ Nhà nƣớc do Chính phủ ban hành ngày 5 4 2016 là bƣớc hoàn thiện
hành lang pháp lý thực hiện chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. Nghị
định này quy định các nguyên tắc quản lý ngân quỹ Nhà nƣớc; các nghiệp vụ
quản lý ngân quỹ Nhà nƣớc trong hệ thống KBNN; nhiệm vụ và quyền hạn
của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý ngân quỹ Nhà nƣớc,….
Bài viết của Cục Kế toán Nhà nƣớc về “ Giải pháp nghiệp vụ kế tốn”
đăng trên tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia chuyên mục chính sách nghiệp vụ
số 167 tháng 5 2016, nêu lên: Các thủ tục đƣợc thực hiện giao dịch trên Cổng
thông tin điện tử KBNN, các bƣớc đăng ký sử dụng dịch vụ công. Đồng thời,
tác giả cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc thực hiện giao dịch trên
Cổng thông tin điện tử KBNN.
Bài báo đăng trên tạp chí Ngân quỹ Quốc gia – Kỳ tháng 3 2013 về:
“Kiểm soát chi ngân sách: Những kiến nghị” của Lâm Hồng Cƣờng. Nêu lên
khó khăn vƣớn mắc và các kiến nghị trong cơng tác kiểm sốt chi ngân sách.
Nhìn chung, các luận văn trên đều là những cơng trình khoa học có giá
trị cao trên địa bàn đƣợc nghiên cứu. Các đề tài đã hệ thống hóa đƣợc những
lý thuyết về NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Với cách tiếp cận
nghiên cứu khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, bằng việc kết hợp các
phƣơng pháp quan sát, thu thập dữ liệu, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp


9

so sánh đối chiếu… Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận chung về NSNN,
thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách, nêu lên đƣợc nguyên nhân
của những hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện công tác quản lý chi
thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc và nghiên cứu chuyên sâu các nghiệp vụ

liên quan đến ngân sách Nhà nƣớc và Kho bạc. Đồng thời, các tác giả đã nêu
lên đƣợc nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng. Trong các cơng
trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một
số vấn đề liên quan đến quản lý và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN và giải
pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN nhƣng phần lớn mới tiếp cận từ
góc độ quản lý, kiểm sốt chi ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh, rất ít cơng trình,
bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chi ngân sách xã. Mặt khác,
hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN từng bƣớc thay đổi,
nhiều văn bản, chế độ mới đƣợc ban hành. Do vậy, cần tiếp cận vấn đề đa
dạng và nghiên cứu vấn đề phù hợp trong giai đoạn mới. Tại Kho bạc Nhà
nƣớc thị xã Điện Bàn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về cơng tác kiểm
soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn.
Qua công tác thực tế tại đơn vị, tác giả nhận thấy công tác kiểm soát chi
thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn còn một số
nội dung cần phải hồn thiện. Vì vậy, vấn đề đƣợc nghiên cứu trong luận văn
là phải hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc
tại KBNN thị xã Điện Bàn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu
đồ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung của luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã


10

tại Kho bạc nhà nƣớc.
Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho
bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi thƣờng xun ngân sách
xã qua Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc
a. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83 2015 QH13 (NSNN năm 2015),
đƣợc Quốc hội thông qua ngày 25 6 2015: “ Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.
Chi ngân sách nhà nƣớc là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách
Nhà nƣớc theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ
của Nhà nƣớc. Chi ngân sách bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà
nƣớc; chi trả nợ của Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui
định của pháp luật.
b. Vai trò ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nƣớc đƣợc xem là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và
đóng vai trị khơng thể thiếu đối với nƣớc ta. Ngân sách nha nƣớc thể hiện vai
trò ở một số nội dung cơ bản sau:
* Kích thích tăng trƣởng kinh tế:
Ngân sách nhà nƣớc cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nƣớc đầu tƣ xây
dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng và đầu tƣ cho các ngành kinh tế trọng

điểm mũi nhọn.
Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong


12

trƣờng hợp cần thiết đảm bảo cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển
đổi sang cơ cấu mới hợp lí hơn.
Ngân sách nhà nƣớc cịn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp để giúp cho các doanh nghiệp mở rộng qui mơ sản xuất góp
phần làm cho nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng và phát triển.
Nhờ ngân sách ta có thể tranh thủ các nguồn vay trong và ngoài nƣớc để
tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế nhằm thỏa mãn cho nhu cầu đầu tƣ phát
triển.
* Điều tiết thị trƣờng giá cả và chống lạm phát.
Để đảm bảo lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng Nhà nƣớc sử
dụng ngân sách để can thiệp vào thị trƣờng thông qua các khoản chi của Ngân
sách Nhà nƣớc dƣới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ
Nhà nƣớc về hàng hóa và dự trữ tài chính.Trong q trình điều chỉnh thị
trƣờng NSNN cịn tác động đến sự hoạt động của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng
vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiểm sốt lạm phát.
Khi có lạm phát: Nhà nƣớc rút tiền vào Ngân hàng bằng cách tăng lãi
suất tiền gửi ngân hàng. Để chống lạm phát Nhà nƣớc áp dụng các biện pháp:
giải quyết cân đối NSNN, khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nƣớc
dƣới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nƣớc ngoài,
tham gia trên thị trƣờng vốn với tƣ cách là ngƣời mua và bán chứng khoán.
* Điều tiết thu nhập dân cƣ để góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.
Với sự phân hóa kinh tế xã hội hiện nay, Nhà nƣớc cần phải có chính
sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về
thu nhập trong dân cƣ. Ngân sách Nhà nƣớc là một cơng cụ tài chính hữu hiệu

đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cƣ trên phạm vi toàn xã
hội ở cả hai mặt thu và chi bằng việc áp dụng thuế trực thu, thuế gián thu, chi
phúc lợi công cộng, chi trợ cấp với bộ phận dân cƣ nằm trong diện thực hiện


13

chính sách xã hội của Nhà nƣớc.
c. Hệ thống ngân sách Nhà nước
Hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc phân cấp thành 4 cấp
tƣơng ứng với hệ thống bộ máy quản lý nhà nƣớc của Việt Nam gồm :
- Ngân sách Trung ƣơng
- Ngân sách tỉnh, thành phố (cấp tỉnh)
- Ngân sách quận, huyện (cấp huyện)
- Ngân sách xã, phƣờng, thị trấn (cấp xã)
Trong đó Ngân sách Trung ƣơng đóng vai trị chủ đạo đảm bảo thực hiện
các nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng của quốc gia, ngân sách xã, phƣờng, thị
trấn đóng vai trị là ngân sách cấp cơ sở, ngân sách cấp tỉnh, thành phố, quận
huyện đóng vai trị trung gian.
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Ngân sách trung ƣơng

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách địa phƣơng

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp tỉnh


Hình 1.1: Hệ thống NSNN Việt Nam
1.1.2. Ngân sách xã trong hệ thống NSNN
a. Khái niệm ngân sách xã
NSX là toàn bộ các khoản thu chi đã đƣợc dự toán và đƣợc thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định, đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định
nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã trong quá trình thực
hịên các chức năng, nhiệm vụ về quản lý KT-XH trên địa bàn.


14

b. Vị trí của NSX trong Hệ thống NSNN
NSX có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, là cấp cuối cùng
trong phân cấp quản lý ngân sách NSNN. NSX bao gồm toàn bộ các khoản
thu, nhiệm vụ chi đƣợc quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân
dân xã quyết định và giao cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhằm đảm bảo
các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. NSX có vai trị rất quan trọng
trong đời sống của ngƣời dân, đặc biệt đối với ngƣời dân nơng thơn.
Ngân sách xã mang tính chất “ lƣỡng tính ”. Xã vừa là một cấp ngân
sách, tự cân đối thu chi, xã cũng là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách
khác, xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự tốn, nó khơng có đơn vị
dự tốn trực thuộc, nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi.
c. Vai trò của NSX trong Hệ thống NSNN và trong phát triển KT-XH
Ngân sách xã có vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống NSNN. Là
công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao.Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn
của Ngân sách Trung ƣơng hoạt động trên địa bàn địa phƣơng.
NSX vững chắc là điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng nông
thôn mới, giảm sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị.

1.1.3. Chi thƣờng xuyên ngân sách xã
a. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã
Là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung qua thu ngân
sách xã nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu giúp bộ máy chính quyền xã
vận hành và thực hiện các nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội thƣờng xuyên của xã.
b. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã
Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách xã đều mang
tính ổn định. Sỡ dĩ nhƣ vậy, vì xã phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
Nhà nƣớc giao về quản lý hành chính. Các hoạt động này phải đƣợc duy trì


15

một cách thƣờng xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng
hóa cơng cộng cho ngƣời dân ở xã. Ví dụ: Khi ngƣời dân muốn làm giấy khai
sinh hay đăng ký kết hơn thì sẽ đến tại UBND xã và sẽ đƣợc những ngƣời có
trọng trách của UBND xã thực hiện.
Thứ hai, phạm vi và mức độ chi thƣờng xuyên ngân sách xã gắn chặt với
cơ cấu tổ chức của mỗi xã. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác
động tới phạm vi và mức chi thƣờng xuyên của NSNN cho xã. Mỗi xã đều sẽ
có một cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên cũng nhƣ số lƣợng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của ngƣời dân địa
phƣơng. Do đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi
địa phƣơng sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thƣờng xuyên của
NSNN cho bộ máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơ
hội tăng lên nhƣng khơng làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt
động của bộ máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thƣờng xuyên,
từ đó sẽ làm thay đổi chất lƣợng của chi thƣờng xuyên nên có ảnh hƣởng lớn
đến mức chi.
Thứ ba, các nhóm, mục chi ln mang tính pháp lý do hoạt động của

ngân sách xã luôn găn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã đƣợc
phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực xã.
c. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nƣớc. Ngân sách xã do
Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định
và giám sát. Chi ngân sách xã gồm: chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển.
* Chi thƣờng xuyên NSX bao gồm:
Chi quốc phòng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lƣợng dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng


16

ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách xã theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật;
Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ
chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn
xã;
Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ (khơng có nhiệm vụ
chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa
bàn xã;
Chi hoạt động văn hóa, thơng tin; Chi hoạt động phát thanh, truyền
thanh; Chi hoạt động thể dục, thể thao; Chi hoạt động bảo vệ môi trƣờng, bao
gồm thu gom, xử lý rác thải;
Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa, cải tạo

các cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng, các cơng trình khác do
xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế nhƣ: khuyến
công, khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt
động kinh tế khác;
Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, tổ chức chính trị và các
tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật. Bao gồm: tiền lƣơng cho cán bộ, công chức; tiền công lao động và
hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy
định của Nhà nƣớc; công tác phí; chi về hoạt động, văn phịng, nhƣ: chi phí
điện, nƣớc, văn phịng phẩm, phí bƣu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân,


17

khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên trụ sở, phƣơng tiện làm việc
và tài sản cố định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng
đồn cho cán bộ xã và các đối tƣợng khác theo chế độ quy định; chi khác theo
chế độ quy định; Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở
xã; Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có); Kinh
phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã
nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã
nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng
01 năm 1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình
chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác;
Các khoản chi thƣờng xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.

* Chi đầu tƣ NSX bao gồm:
Chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của xã,
khơng có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh.
Chi đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án theo
quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đƣa vào NSX quản lý.
Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật.
d. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã
Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì
cần phải có kinh phí hoạt động, ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát triển
của xã, cụ thể:


×