Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu 5 mẫu đồng nghiệp và cách ứng phó doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.7 KB, 2 trang )

5 mẫu đồng nghiệp và cách ứng phó
Tại nơi làm việc, bạn luôn phải tiếp xúc với nhiều người với nhiều tính cách khác nhau. Họ có thể là
những người bạn dễ dàng làm việc cùng hoặc là những người luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu.
Vậy phải làm gì để ứng xử cho phù hợp với mỗi người?
Dưới đây là 5 mẫu đồng nghiệp gây khó dễ cho bạn và một số lời khuyên giúp bạn có những mối quan hệ
tốt với mỗi mẫu người.
1. Người ba hoa
Họ thân thiện và muốn chia sẻ tất cả những suy nghĩ của mình với bạn. Họ không cố ý làm người khác khó
chịu nhưng việc “bắn liên thanh” của cô ấy lại làm bạn khó tập trung vào công việc. Dưới đây là cách để bạn
hạn chế việc nói chuyện và tập trung vào công việc.
Thay vì chấp nhận mạo hiểm bằng cách sỉ nhục đồng nghiệp thì bạn nên tự khiển trách mình. Hãy nói với
đồng nghiệp rằng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc khi lắng nghe những câu chuyện
hấp dẫn của họ.
Bạn muốn nghe chúng vào một thời điểm khác chứ không phải trong khi bạn đang làm việc. Nếu bạn thực
sự thích nói chuyện cùng họ, hãy mời họ đi ăn trưa một lần/tuần.
2. Người thích “buôn dưa lê”
Họ dường như biết tất cả mọi điều về những người xung quanh và luôn muốn chia sẻ những thông tin đó.
Thông thường đó là những lời bình phẩm, nhận xét không mang tính tích cực.
Nhớ rằng trong những lời nói đó đều mang cả hai yếu tốt thật và không thật, vì vậy, bạn cần phải cân nhắc
khi đồng nghiệp chia sẻ với bạn. Lắng nghe một cách yên lặng và không nên vào hùa với họ.
Tuy nhiên nếu như họ muốn buôn chuyện để chia sẻ với bạn về các vấn đề cá nhân của người khác thì bạn
có thể chuyển chủ đề và nói rằng bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện về một người khác sau lưng
họ.
3. Người hay phàn nàn
Luôn có một người nào đó trong công ty không bao giờ hài lòng về bất cứ chuyện gì. Nếu không phàn nàn
về chuyện sức khỏe, gia đình, thì lại phàn nàn về công việc, công ty, về sếp... Tất nhiên, một vài lời phàn
nàn đó có thể hợp lý nhưng nếu cô ấy luôn than vãn thì lại làm bạn căng thẳng.
Nói chung, đồng nghiệp hay phàn nàn không phải họ muốn tìm kiếm lời khuyên, vì vậy tốt hơn hết bạn
không nên bàn luận gì thêm. Hãy thay đổi chủ đề bất cứ khi nào bạn nhận thấy người đó sắp than vãn,
đồng nghiệp sẽ hiểu thái độ không hứng thú của bạn.
4. Người thích giao việc cho người khác


Trong hầu hết các công ty, không kể những người lãnh đạo được được quyền giao việc cho nhân viên như
người quản lý, hoặc giám đốc, bạn sẽ luôn tìm thấy một người muốn được quyền “chia phần” công việc cho
các đồng nghiệp khác. Họ là những người hoặc là không thể hoàn thành được hết các công việc hoặc là
không muốn làm những việc đó.
Nếu công ty bạn khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, và bạn có thời gian thì bạn nên giúp. Nhưng nếu
sếp giao cho bạn quá nhiều công việc thì bạn cũng nên nói cho người ấy biết lý do bạn từ chối.
5. Người vô ơn
Họ không thừa nhận về bất cứ sự giúp đỡ của những người khác nhưng họ lại chấp nhận tất cả những lời
khen khi hoàn thành một dự án mà không hề đề cập đến việc không phải họ làm công việc đó một mình.
Lần đầu tiên nếu điều này xảy ra hãy coi đó là một lỗi nhỏ và để cho đồng nghiệp của bạn rằng công việc
của họ là có sự tham gia của bạn.
Nếu họ không hiểu ra và tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự thì chắc chắn rằng bạn để mọi người biết
được vai trò và công sức của bạn trong dự án về những việc bạn đã giúp họ trong dự án. Mọi người sẽ
hiểu.
Và cách cuối cùng là bạn có thể từ chối thẳng thừng nếu họ nhờ bạn giúp đỡ.
Theo VTV

×