Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.17 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGÂN HÀNG CÂU HỎI - MÔN NGỮ VĂN - 8 Câu 1 Tiết 1,2: Tôi đi học Kiến thức tuần 1 - Mức độ: Biết Sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ đâu ? A. Từ bản thân tình huống ( lần đầu đến trường ) B. Từ tình cảm ấm áp , trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ C. Từ hình ảnh thiên nhiên , ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả D. Cả ba ý trên Đáp án : D Câu 2: Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ -Kiến thức tuần 1 Mức độ : Hiểu Thơi gian làm bài 3 phút Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức , gây cảm giác khó đứng vững - là từ có nghĩa hẹp .Nghĩa của từ lênh khênh được bao hàm trong nghĩa của từ cao . Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Đáp án : A Câu 3: - Tiết 4 :Tính thống nhất về chủ đề văn bản - Kiến thức tuần 1 Mức độ : Biết - Thời gian làm bài : 2 phút Chủ đề của văn bản là gì? A. Là nhân vật được nói đến nhiều nhất trong văn bản B. Là nội dung được trình bày dài nhất trong văn bản C. Là đối tượng và vấn đề chính trình bày trong văn bản D. Là các phần khác nhau trong cùng một văn bản Đáp án : C Câu 4: - Tiết 5,6 -Trong lòng mẹ - Kiến thức đến tuần 2 Mức độ : Hiểu - Thời gian làm bài mỗi câu 2 phút Câu a : Những câu nói châm chọc độc ác và tàn nhẫn của bà cô đã tác động đến chú bé như thế nào ? A. Không có ý nhgiã gì với chú bé vì chú rất yêu mẹ B. Khiến cho chú cảm thấy xấu hổ C. Chú cảm thấy đau đớn tột độ khi thấy mẹ mình bị xúc phạm nặng nề và càng yêu mẹ nhiều hơn D. Tình cảm yêu thương đã thành giận dữ Câu b : Trong nhữnh yếu tố sau đây , yếu tố nào không thể hiện chất trữ tình của truyện ? A. Tình huống và nội dung truyện.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. Những cảm xúc , tâm trạng của chú bé C. Những lời nói độc ác , nghiệt ngã của bà cô D. Giọng điệu , lời văn của tác giả Đáp án câu a : C Câu b: C Câu 5: Tiết 7:Trường từ vựng Kiến thức đến tuần 2 Mức độ :Biết thời gian làm bài : 2phút Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, eo biển , bãi biển, cửa biển, vịnh, bán đảo. A. Vẻ đẹp của biển B. Địa thế vùng biển C. Thời tiết biển. D. Sinh vật sống ở biển. Đáp án: C Câu 6: Tiết 8: bố cục của văn bản - Kiến thức đến tuần 2 - Mức độ: Hiểu Thời gianlàm bài: 2 phút Khi sắp xếp ý trong thân bài, cách nào trong các cách dưới đây là vô lý, cần loại bỏ? A. Các ý sắp xếp theo trình tự thời gian B. Các ý sắp xếp theo trình tự không gian C. Các ý sắp xếp theo trình tự bất kỳ D. Các ý sắp xếp theo sự phát triển của sự việc Đáp án: C Câu 7: Tiết 9,10: Tức nước vỡ bờ - Kiến thức đến tuần 3 - Mức độ: Hiểu Thời gian làm bài 2 phút Sự phản kháng của chị Dậu diễn ra theo trình tự nào? A. Từ lý lẽ đến lý lẽ B. Từ lý lẽ đến hành động C. Từ hành động đến hành động D. Từ hành động đến lý lẽ Đáp án: C Câu: 8 - Tiết 11: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Kiến thức đến tuần 3 Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 2 phút Các câu trong đoạn và chủ đề đoạn văn có quan hệ với nhau như thế nào? A. Các câu trong đoạn văn không có quan hệ gì với chủ đề đoạn văn B. Mỗi câu trong đoạn văn có một nội dung riêng rẽ C. Các câu trong đoạn đều phát triển chủ đề đoạn văn D. Các câu trong đoạn đều bình đẳng với chủ đề đoạn văn Đáp án: C.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu :9 - Tiết 13,14: Lão Hạc - Kiến thức đến tuần 4 - Mức độ: Biết - Thời gian làm bài : 2 phút Điều gì khiến cho lão Hạc tự tử? A. Lão không muốn ăn lạm vào số tiền để dành cho con B. Vì lão đã không còn gì ăn nữa C. Lão ân hận vì không thể lo liệu được cho con D. Vì lòng tự trọng Câu 10: - Tiết 17: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Kiến thức đến tuần 4 Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 2 phút Chọn đáp án đúng: A. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ ghép B. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ đơn C. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là tư phức D. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy Đáp án: D Câu 11: Tiết 12: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Kiến thức đến tuần 4 - Mức độ: Biết - thời gian làm bài 2 phút Phương tiện liên kết đoạn dùng để làm gì ? A. Dùng để nối ý đoạn trên với đoạn dưới B. Dùng để kết thúc mỗi đoận văn C. Dùng để mở đầu mỡi đoạn văn D. Dùng để phân biệt hai đoạn văn Đáp án: A Câu 12: Tiết 18: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Kiến thức đến tuần 5 -Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1 phút Từ ngữ nào dưới đây không phải là từ địa phương ? A. Nhà cửa B.Cây viết C. Củ mì D. Con heo Đáp án : A Câu 12: Tiết 19: Tóm tắt văn bản tự sự - Kiến thức đến tuần 5 - Mức độ :Biết - Thời gian làm bài 1 phút Văn bản tóm tắt so với văn bản chính có quan hệ thế nào về nội dung ? A. Văn bản tóm tắt phải khác văn bản chính B. Vă bản tóm tắt phải rộng hơn văn bản chính C. Vă bản tóm tắt phải phong phú hơn văn bản chính D. Văn bản tóm tắt phải trung thành với văn bản chính.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đảp án : D Câu 13: Tiết 22, 23: Cô bé bán diêm - Kiến thức đến tuần 6 -kiến thức đến tuần 6 - mức độ : Hiểu - thời gian làm bài 2 phút Cảm xúc, tư tưởng chủ đạo của tác giả trong đoạn trích này là gì ? A. Bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc của tác giả đối với những em bé bất hạnh B. Tố cáo sự bất công của xã hội cũ C. Phê phán sự vô tình của người đời D. Phê phán những hành vi độc ác, tàn nhẫn của người cha Đáp án: A Câu14: Tiết 24:Trợ từ, thán từ - kiến thức đến tuần 6- Mức độ : Biết Thời gian làm bài 1 phút Trợ từ là gì ? A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc B. Là những từ biểu thị sự vật , hiện tượng trong thực tế khách quan C. Là những từ biểu thị hoạt động ,trạng thái của sự vật D. Là những từ biểu thị đặc điểm , tính chất của sự vật Đáp án : A Câu 15: Tiết 26,27 : Đánh nhau với cối xay gió - Kiến thức đến tuần 7 Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1phút Sau cú ngã chí tử , vì sao Đôn Ki-hô-tê lại không hề kêu đau ? A. Vì lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô B. Vì lão không đau C. Vì lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đến đâu cũng không được rên rỉ D. Vì lão tự xấu hổ với bản thân mình Đáp án: C Câu 16: Tiết 28: Tình thái từ -Kiến thức đến tuần 7 - Mức độ : Hiểu Thời gian làm bài 1 phút Khi sử dụng tình thái từ (nói hoặc viết ), cần chú ý điều gì? A. Điều cần nhấn mạnh trong câu B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói C. Phù hộp với địa phương D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Đáp án : D.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 17: Tiết 29,30: Chiếc lá cuối cùng - Kiến thức đến tuần 8 - Mức độ : Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Vì sao người kể chuyện bỏ qua đoạn cụ Bơ-men vẽ tranh, để rồi cuối truyện , bạn đọc mới hiểu ra vấn đề qua lời kể của Xiu ? A. Vì thấy không cần thiết. B. Vì muốm gây sự bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú cho người đọc C. Vì đó không phải là nội dung chính của tác phẩm D. Vì một nguyên nhân khác Đáp án: C Câu 18: Tiết 33: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với mieu tả và biểu cảm -Kiến thức đến tuần 8- Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1phút Việc đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài kể chuyện ( tự sự )có tác dụng gì? A. Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho đoạn văn sinh động, cụ thể . B. Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho đoạn văn không tẻ nhạt C. Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho đoạn văn kéo dài . D. Yéu tố miêu tả và biểu cảm làm cho người đọc quan tâm . Đáp án: A Câu 19: Tiết 36,37: Hai cây phong- Kiến thức đến tuần 9- mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài - 1 phút Trong hai mạch truyện (mạch truyện của nhân vật xưng “ tôi’’và mạch truyện về “chúng tôi” ) mạch tryuện nào có tính chất bảotùm ? A. Mạch truyện của nhân vật xưng “tôi” B. Mạch truyện về “ chúng tôi” Đáp án : A Câu 20:Tiết 38: Nói quá - Kiến thức đến tuần 10 - Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Các thành ngữ sau đây được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng : dời non lấp biển , mình đồng da sắt , nghĩ nát óc . A. Hiểu theo nghĩa đen B. Hiẻu theo nghĩa bóng C. Hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng D. Hiểu theo nghĩa gốc Đáp án : B.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 21:Tiết 40: Thông tin về ngày trái đất năm 2000- Kiến thức đến tuần 10 - Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1 phút Nếu không thiêu huỷ, bao bì ni lông có thể tồn tại được bao nhiêu năm ? A. 20 năm B. 200 năm C. Hơn 2000 năm D. Hơn 5000 năm Đáp án: D Câu 22: Tiết 41: Nói giảm, nói tránh - Kiến thức đến tuần 10-Mức độ: Biết Thời gian làm bài 1 phút Biện pháp tu từ Nói giảm nói tránh còn được gọi bằng tên nào dưới đây: A. Chơi chữ B. Điệp ngữ C. Nhã ngữ D. Đảo ngữ Đáp án: C Câu 23: Tiết 43,44: Câu ghép-Kiến thức đến tuần 11- Mức độ: Biết Thời gian làm bài 1 phút Cách hiểu sau đây đúng hay sai : Câu đơn có một cụm chủ- vị, câu ghép có hai hoặc nhiều cụm chủ vị . A. Sai hoàn toàn B. Đúng hoàn toàn C. Không sai nhưng chưa đầy đủ D. Không sai, không đúng Đáp án : C Câu 24: Tiết 45: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả biểu cảm - Kiến thức đến tuần 11- Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1 phút Kể câu chuyện theo ngôi thứ ba là kể bằng lời của ai ? A. Kể bằng lời của người kể chuyện tự giấu mình đi B. Kể bằng lời của nhân vật chính trong truyện C. Kể bằng lời của một trong các nhân vật trong truyện D. Kể bằng lời của một người đã đọc truyện Đáp án: B Câu 25: Tiết 52: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Kiến thức đến tuần 11 - Mức độ: Biết _ thời gian làm bài 1 phút Văn bản thuyết minh dùng phương pháp biểu đạt nào? A. Miêu tả bằng lời văn B. Kể lại câu chuyện C. Trình bày, giới thiệu, giải thích D. Dùng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục Đáp án : C.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 26: Tiết 47: Ôn dịch thuốc lá - Kiến thức đến tuần 12 Mức độ: Biết -Thời gian làm bài 1 phút Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài văn A. Nghiện thuốc lá là một loại dịch bệnh B. Dịch thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS C. Tác giả bộc lộ thái độ ghê sợ đối với thuốc lá D. Nghiện thuốc lá không những là một loại dịch bệnh mà còn là một loại dịch bệnh đáng ghê sợ Đáp án :D Câu 27: Tiết 48: Phương pháp thuyết minh - Kiến thức đến tuần 12 - Mức độ : Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Bài văn thuyết minh nên dùng các phương pháp nào? A. Sử dụng phương pháp so sánh B. Sử dụng phương pháp nêu ví dụ C. Sử dụng phương pháp phân tích D. Sử dụng kết hợp các phương pháp trên Đáp án : D Câu 28: Tiết 50: Bài toán dân số- Kiến thức đến tuần 13- Mức độ : Biết Thời gian làm bài 1 phút Vấn đề bài toán dân số đặt ra là gì? A. Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng B.Hạn chế sự gia tăng dân số C. Giải quyết công ăn việc làm D. Hạn chế tỷ lệ đói nghèo xuống mức thấp nhất Đáp án : C Câu 29: Tiết 51: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - kiến thức đến tuần 13 - Mức độ : Biết - thời gian làm bài 1 phút Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? A. Dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động B. Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, hoài nghi C. Dùng đặt giữa các con số hoặc các tên riêng để chỉ sự liên kết D. Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm Đáp án : D.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu30: Tiết 52: Đề văn thuyết minh và cách lài bài văn thuyết minh Kiến thức đến tuần 13 Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Khi làm đề bài Giới thiệu về một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, em dự định giới thiệu di tích hợac thắng cảnh nào ? A. Giới thiệu về ngôi đình của làng em B. Giới thiệu về ngôi chùa của làng em C. Giới thiệu về một ngôi nhà đẹp ở làng em D. Giới thiệu cảnh đẹp của tỉnh hay huyện Đáp án : D Câu 31: Tiết 57: Dấu ngoặc kép - Kiến thức đến tuần 14- Mức độ: Biết thời gian làm bài 1 phút Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai . Đúng hay sai ? Chúng nó đã ập vào nhà họ Vương như một đám “ ruồi xanh” A. Đúng B. Sai Đáp án : A Câu 32: Tiết 54: Luyện nói : Thuyết minh về một thứ dùng dùng - Kiến thức đến tuần 15 - Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1 phút Em định dùng ý nào trong các ý sau để viết một đoạn trong phần thân bài Thuyết minh về chiếc áo dài ? A. Chiếc áo dài trong các ngày lễ hội ở Việt Nam B. Chiếc áo dài trong các diễn đàn, sinh hoạt quốc tế C. Chiếc áo dài trong cuộc họp mặt bè bạn nămchâu bốn bể D. Chiếc áo dài trong sinh hoạt đời thường Đáp án : A Câu 33: Tiết 57,58: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn -Kiến thức đến tuân 15 - Mức độ : Biết - thời gian làm bài 1 phút Một trong những điểm giống nhau giữa hai bài thơ là gì ? A. Hai bài thơ đều được viết khi tác giả đang ở trong tù B. Hai bài thơ đều thể hiện thái độ bất bình trước những hành động bất bình trước những hành động vô nhân đạo của chính quyền thực dân C. Hai bài thơ đều được viét khi tác giả đang ở trong nước D. Tư tưởng nổi bật trong hai bài thơ là lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí đấu tranh cách mạng đến cùng Đáp án : A Câu 34: Tiết 59: Ôn tập về dấu câu - Kiến thức đến tuần 15 - Mức độ :Hiểu.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thời gian làm bài 1 phút Em ghi dấu câu nào vào chỗ gạch chéo trong câu dưới đây: “ Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc,tre ngút ngàn Điện Biên Phủ / luỹ tre thân mật làng tôi ... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn . A. Dấu phẩy B. Dấu chấm phẩy C. Dấu gạch ngang D. Không dùng dấu câu Đáp án : A Câu 35: Tiết 61: Muốn làm thằng Cuội - Kiến thức đến tuần 16 - Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Ngoài vẻ đẹp của lời thơ,bài thơ còn cuốn hút bạn đọc bởi yếu tố nào ? A. Hồn thơ bay bổng, lãng mạn B. Tinh thần yêu nước được bộ lộ sâu sắc C. Niềm vui, niềm hạnh phúc tràn đầy D. Khát vọng lớn lao muốn được giúp ích cho đời Đáp án : A Câu 36 : Tiết 62: Ôn tập tiếng Việt -Kiến thức đến tuần 16 Trong câu sau, người nói đã sử dụng biện pháp tu từ nào: - Khuya rồi, mời bà đi nghỉ ! A. Nói quá B. Nói gỉam nói tránh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Đáp án : B Câu 37: Tiết 64: Thuyết minh về một thể loại văn học-Kiến thức đến tuần 16 - Mức độ : Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Truyện ngắn Cô bé bán diêm diễn ra trong thời gian và không gian hạn chế, ý kiến của em về nhận xét đó: A. Đúng và đầy đủ B. Không đúng C. Đúng nhưng còn thiếu Đáp án : C Câu 38: Tiết 67: Hai chữ nước nhà - Kiến thức đến tuần 17- Mức độ: Hiểu Thời gian làm bài 1 phút Nỗi đau xé của người cha trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? A. Đau đớn vì phải xa con B. Đau vì gia đình li tán C. Đau vì phải xa quê hương, đất nước, không biết có ngày trở lại hay không.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> D. Đó là nỗi đau vượt lên trên số phận cá nhân,trở thành nỡi đau non nước,kinh động cả đất trời Đáp án : D Câu 39: Nhớ rừng - kiến thức đến tuần 20 - Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, điều quan trọng nhất Thế Lữ muốn thể hiện là gì? A. Tình cảm yêu nước nồng cháy B. Nỗi nhớ về một quá khứ vàng son C. Khát vọng làm chủ thế giới D. Khát vọng tự do mãnh liệt Đáp án : D Câu 40: Tiết 75: Câu nghi vấn - Kiến thức đến tuần 20- Mức độ : Hiểu Thời gian làm bài 1 phút Câu nghi vấn có chức năng chính là gì? A. Dùng để miêu tả B.Dùng để cầu khiến C. Dùng để bộ lộ cẩm xúc D. Dùng để hỏi Đáp án : D Câu 41: Tiết 77: Quê hương - Kiến thức đến tuần 21 - Thời gian làm bài 1 phút Hãy sắp xếp lại các ý sau đây theo bố cục của bài văn A. Nỗi nhớ làng quê khôn nguôi B.Giới thiệu chung về “ làng tôi” C.Cảnh thuyền cá trở về bến D.Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá Đáp án : B-D-C-A Câu 42: 78: Khi con tu hú- Kiến thức đến tuần 21- Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Bầi thơ được cấu trúc như thế nào? A.Mượn cảnh để tả tình B.Bộc lộ cảm xúc trực tiếp C.Phối hợp, đan xen giữatình và cảnh D.Một đoạn tả cảnh, một đoạn tả tình Đáp án : D Câu 43: Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp( cách làm ) Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Làm thế nào để có tài liệu viết được bài văn thuyết minh về cách làm ? A. Phải sử dụng các kết quả của cách làm đó . B. Phải được ngắm nhìn các kết quả của cách làm đó . C. Phải học hỏi, tập luyện để nắm chắc kết quả của cách làm đó..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> D. Phải có tình cảm yêu thích đối với kết quả cuả cách làm đó . Đáp án: C Câu 44: Tiết 81: Tức cảnh Pác Bó- Mức độ: Biết - thời gian làm bài 1 phút Bài thơ được viết bằng giọng điệu gì ? A. Hồn nhiên, vui tươi B. Đùa vui, hóm hỉnh C. Ưu tư D. Bâng khuâng,rạo rực Đáp án : B Câu 45: Tiết 82:Câu cầu khiến - Mức độ: hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Kiến thức đến tuần 22 Các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào ? - Chúc các anh lên đường may mắn ! - Mong các anh thông cảm cho ! A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến Đáp án : D Câu 46: Tiết 85: Ngắm trăng - Kiến thức đến tuần 23- Mức độ: Hiểu Thời gian làm bài : 1 phút Có thể nói như thế nào về mối quan hệ giữa Bác và trăng ? A. Đó là quan hệ thương gặp giữa thi sĩ và trăng . B. Đó là quan hệ giữa hai người bạn tri âm,tri kỷ C. Đó là quan hệ giữa con người và thiên nhiên D. Đó là quan hệ giữa những con người trong cùng cảnh ngộ Đáp án : C Câu 47: Tiết 88: Câu cảm thán - Kiến thức đến tuần 23 - Mức độ:Biết Thời gian làm bài 1 phút Câu cảm thán là gì ? A. Là câu dùng để kể hoặc tả một sự việc . B. Là câu nêu điều chưa biết cần được giải đáp . C. Là câu nêu yêu cầu để người khác làm . D. Là câu có những từ cảm thán như : ôi, than ôi, trời ơi, thay, biết bao... Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói . Đáp án : D Câu 48: Tiết 91: Chiếu dời đô - kiến thức đến tuần 24 - Mức độ: Biết Thời gian làm bài 1 phút.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài chiếu được viết theo thể văn nào ? A. Văn xuôi C. Văn xuôi có xen câu văn biền ngẫu Đáp án : C. B. Văn vần D. Văn biền ngẫu. Câu 49: Tiết 92: Câu trần thuật - Kiến thức đến tuần 24- Mức độ: Biết Thời gian làm bài 1 phút Chức năng chính của câu trần thuật là gì ? A. Dùng để nêu điều chưa biết cần được giải đap B.Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả về mộtt sự vật, sự việc C Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị đối với người khác D. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc Đáp án : B Câu 50 : Tiết 93: Câu phủ định - Kiến thức đến tuần 24 - Mức độ : vận dụng -Thời gian làm bài 2 phút Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không ? a) Giỏi gì mà giỏi . b) Ngôi nhà này mà đẹp à ? c) Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy ! Đáp án : B Câu 51: Tiết 95,96: Hịch tướng sĩ - Kiến thức đến tuần 25- mức độ: Hiểu Thời gian làm bài 1 phút Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi viết bài hịch tướng sĩ là gì ? A. Kêu gọi quân dan cả nước đồng lòng chống giặc ngoại xâm B. Khích lệ tinh thần yêu nước của binh lính C. Bàu tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm D. Đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc,thái độ thờ ơ với vận mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ . Đáp án : D Câu 52: Tiết 97,98;Hành động nói - Kiến thức đến tuần 26 - Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Câu nói của bụt với Tấm: “ Con về nhà nhặt lấy xương cá,kiếm lấy bốn cái lọ mà dựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường” , thể hiện mục đích nói gì ? A. Trình bày B. Điều khiển C. Hỏi D. Hứa hẹn.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đáp án : D Câu 53: Tiết 100: Nước Đại Việt ta - Kiến thức đến tuần 26- Mức độ: Biết - Thời gian làm bài 1 phút Qua bài cáo có thể thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? A.Bảo vệ chủ quyền B.Diệt trừ bạo ngược C.Yên dân D.Bảo vệ vương triều phong kiến Đáp án : C Câu 54:Tiết 101: Ôn tập luận điểm- Kiến thức đến tuần 27- Mức độ:Hiểu Thời gian làm bài 1 phút Các luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận . Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai C. Không rõ Đáp án : A Câu 55: Tiết 103: Bàn luận về phếp học - kiến thức đến tuần 27- Mức độ: Biết - Thời gian làm bài 1 phút Theo bài văn, lối học hình thức, cầu danh lợi có thể mang đến hậu quả gì? A. Dân trí suy giảm B. Kinh tế đình trệ C. Văn hoá thấp kém D.Nước mất nhà tan Đáp án : D Câu 56: Tiết 107,108: Thuế máu Kiến thức đến tuàn 28- Mức độ:Biết Thời gian làm bài 1 phút để tố cáo tội ác của giặc Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa , tác giả đã sử dụng giọng điệu nào ? A.châm biếm sâu cay B. Phê phán nhẹ nhàng C. gay gắt quyết liệt D. Xót xa thương cảm Đáp án A Câu 57: Tiết 109,110:Hội thoại - Kiến thức đến tuần 29- Mức độ: Biết Thời gian làm bài 1 phút Thế nào gọi là “ nói tranh lược lời” ? A. Nói khi người đối thoại đã kết thúc lượt lời B. Nói khi được chủ toạ chỉ định C. Nói xen vào sau khi đã xin lỗi người đối thoại và được người đối thoại đồng ý D. Nói ngang lời người khác,khi người ấy chua kết thúc lượt lời.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đáp án : D Câu 58: Tiết 111:Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Mức độ : Hiểu - Kiến thức đến tuần 29- Thời gian làm bài 1 phút Đọc các câu văn : Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm . Yếu tố biểu cảm gúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao,vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc ( người nghe ) Em có tán thành với nhận xét trên không ? A. Có B. Không C.Không rõ Đáp án : A Câu 59: Tiết 113: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Kiến thức đến tuần 30 - Mức độ : Hiểu - thời gian làm bài 1 phút Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn . Em có tán thành ý kiến đó không? A. Tán thành B. Không tán thành C.Chưa rõ Đáp án : A Câu 60: Tiết 115: Lựa chọn trật tự từ trong câu- Kiến thức đến tuần 30 Mức độ: hiểu Thời gian làm bài 1 phút Cách lựa chọn trật tự từ trong câu a dưới đây đêm lại hiệu quả biểu đạt cao hơn trong câu b . Đúng hay sai a) Hắn thích chí cười khanh khách . b) Hắn thích chí khanh khách cười . A. Đúng B. Sai Câu 60: Tiết 119,120: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Kiến thức đến tuần 31- Mức độ Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Qua đoạn trích ,có thể rút ra kết luận gì về tính cách của nhân vật Giuốcđanh? A. Một kẻ hà tiện nổi tiếng B. Một kẻ ngu ngốc C. Một kẻ háo danh đến mức ngu ngốc, tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ mà không biết Đáp án: C Câu 61:Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt- Kiến thức đến tuần 32 Mức độ : Biết Thời gian làm bài 1 phút.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân sai của câu dưới đây: Bố tôi gặp mẹ tôi ở Từ Sơn và kết duyên với nhau . A. hai sự kiện gặp và kết duyên diẽn ra quá nhanh . B. Từ kết duyên dùng không hợp lí . C. Nếu nói kết duyên với nhau thì chủ ngữ phải là hai người ở đây, chủ ngữ chỉ là bố tôi . D. Người con không thể biết được những sự kiện này Đáp án : C Câu 62: Tiết 125: Chương trình địa phương - Kiến thức đến tuần 33 -Mức độ : Biết - Thời gian làm bài 1 phút Các đại từ trỏ người sau đây là từ ngữ của địa phương nào: tui, choa, bầy tui, mi, hấn (hắn ) A. Trung Bộ B. Nam Bộ C. Bắc Bộ D. Tây Nam Bộ Đáp án : A Câu 63: Tiết 128: Ôn tập tiếng Việt - Kiến thức đến tuần 33 - Mức độ Biết Thời gian làm bài 1 phút Câu “ Anh cho tôi một lời khuyên”. thuộc kiểu hành động nào? A.Bộc lộ cảm xúc B.Trình bày C.Hứa hẹn D. Điều khiển Đáp án : D Câu 64: Tiết 130: Văn bản tường trình - Kiến thức đến tuần 34 - Mức độ: Hiểu - Thời gian làm bài 1 phút Đọc nhận xét : Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết tường trình ; có đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm thì mới có giá trị . Ý kiến của em về nhận xét trên A. Đúng và đầy đủ B. đúng và cần bổ sung thêm C. Không đúng D.Chưa có ý kiến Đáp án : A Câu 65: Tiết 135:Văn bản thông báo _ kiến thức đến tuần 35 - Mức độ Hiểu - thời gianlàm bài 1 phút Đọc nhận xét sâu đây :.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính , có ghi tên cơ quan, số công văn , quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày thàng, người nhận, người thông báo,chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực . Ý kiến của em về nhận xét trên ? A. Chưa có ý kiến B.Không đúng C. Đúng và đầy đủ D. Đúng nhưng cần bổ xung Đáp án : C.
<span class='text_page_counter'>(17)</span>