Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.64 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>2, Nêu hiện trạng sd tài nguyên đất, nước, khoáng sản nước ta? Đất -Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức cẩn trọng -Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng nên S đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên S đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 28% S đất bị đe dọa hoang mạc hóa Biện *Đối với vùng đồi núi: áp pháp dụng tổng thể các biện bảo pháp thủy lợi, canh tác vệ như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tọa đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi *Đất nông nghiệp: cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng S đất nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, nhiệm mặn, nhiễm phèn, bón phân cải tạo đất thích hợp… Câu 3: Đa dạng sinh học? Hiện trạng. Nước -Tình trạng ngập lụt và mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô -Ô nhiễm môi trường nước. Khoáng sản -Tài nguyên khoáng sản ngày càng bị cạn kiệt, khai thác bừa bãi, không hợp lí, không nhằm mục đích lâu dài. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước. Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiêm môi trường. *Hiện trạng:-SV tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm *Nguyên nhân:-Phá rừng gây mất và phá hủy nới cư trú của nhiều loài động thực vật -Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức) một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó. -Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người . Ngày lại ngày, ngày càng nhiều nhiều đòi hỏi ngày càng nhiều không gian sống, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và tạo ra ngày càng nhiều chất thải trong khi dân số thế giới liên tục gia tăng với tốc độ đáng báo động. -Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh học. -Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài và các quần thể có thể bị suy giảm nều chúng không thể thích nghi được với những điều kiện mới hoặc sự di cư..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Biện pháp bảo vệ: -Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên -Ban hành Sách đỏ VN -Ban hành các quy định khai thác Câu 4: Nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở VN? -Hoạt động của bão ở Việt Nam: +Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. +Bão tập trung nhiều nhất vào tháng VI, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. +Mùa bão ở việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. +Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Nam Trung Bộ. +Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8-10 cơn bão. -Hậu quả của bão Việt Nam: +Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, lật úp tàu thuyền trên biển, làm mực nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven biển. +Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế,... -Phòng chống bão: +Dự báo về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. +Khi đi trên biển, các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão hoặc trở về đất liền. +Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. +Cần khẩn trương sơ tán dân khi có bão lớn. +Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi. Baøi 6. DÂN CƯ VAØ LAO ĐỘNG VIỆT NAM. A. Noäi dung. I. Đọc bản đồ Dân cư dân tộc Việt Nam, trong atlas địa lý Việt Nam. 1. Ñaëc ñieåm daân cö daân toäc Vieät Nam Có thể nhận ra gần như tuyệt đối trên bản đồ “dân cư dân tộc”, trang 9, atlas địa lý Việt Nam: Từ biểu đồ dân số qua các năm, ta nhận ra dân số nước ta tăng nhanh nhất là sau năm 1960 (các em quan sát thời gian dân số nước ta tăng gấp đôi, trước và sau năm 1960), những năm gần đây tốc độ tăng có giảm; theo số liệu năm 1980 nước ta có số dân trên 50 triệu (đông dân). Học sinh thử trả lời câu hỏi tại sao? - để giải thích đặc điểm trên. Cũng từ đặc điểm phát triển nhanh nên qua tháp tuổi năm 1989, ta thấy dân số nước ta thuộc loại trẻ. Từ biểu đồ các dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ), ta rút ra nhận xét Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Gồm 7 nhóm ngôn ngữ, trong đó nhóm Việt mường chiếm ưu thế nhất. (Việt Nam có 54 dân tộc anh em) Từ nền màu trên bản đồ ta thấy: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, nhất là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng nam bộ, duyên hải miền trung. Thưa dần khi lên miền núi và trung du, vùng sâu, vùng xa, nhất là tây nguyên, tây bắc. (Dân cư Việt Nam còn không đều giữa nông thôn với thaønh thò)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Từ nền gạch, ta thấy được sự phân bố của các dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Nhóm Việt mường do tỉ lệ cao nên cũng phân bố rộng rãi nhất gần như dọc theo đất nước, nhất là các vùng đồng bằng duyên hải; các nhóm ngôn ngữ thiểu số thường cư trú tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Xác định trong từng khu vực miền núi có những nhóm ngôn ngữ nào cư trú. Lưu ý, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, kinh nghiệm sản xuất riêng, nhưng trình độ khoa học kĩ thuật, phong tục tập quán cũng có nhiều điểm khác nhau. Và qua các bức ảnh gợi ý cho ta nhìn thấy nét dân tộc độc đáo, thấy hình ảnh các dân tộc Việt Nam đoàn kết quanh Đảng, bác Hồ gìn giữ và xây dựng đất nước. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý đến nhiều truyền thông văn hoá tích cực của dân tộc Việt Nam: giàu lòng yêu nước, kinh nghiệm sản xuất, cần cù lao động, sáng tạo… 2. Ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội Từ những đặc điểm trên, với kinh tế, xã hội, ta thấy có những ưu, nhược điểm sau: a. Öu ñieåm: Là thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, có nuồn lao động đồi dào và tăng nhanh (cho đến nay có trên 40 triệu lao động, hàng năng nguồn lao động tăng khoảng 3% năm). Kích thích kinh tế, xã hội phát triển và thu hút sự hợp taùc quoác teá. Có ưu thế về chất lượng lao động, do giầu truyền thống, văn hoá các dân tộc phong phú, phần lớn lao động Việt Nam có độ tuổi trung bình thấp, nhạy bén với khoa học kĩ thuật . b. Nhược điểm: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển thì dân số đông phát triển nhanh gây khó khăn chó việc cải thiện đời sống, gây sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục, giao thông vận tải và môi trường. Gây khó khăn lớn về vấn đề việc làm cho xã hội Trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật của chúng ta còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, xã hội. Dân cư và lao động phân bố không đều, dẫn đến nơi thì thừa lao động, thiếu việc làm, nơi thì thiếu lao động khai thác tài nguyên thiên nhiên phân bố rộng rãi. Như vậy vừa lãng phí về lao động, vừa lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế phát triển chậm (vì nền kinh tế chỉ phát triển nhanh khi chúng ta khai thác triệt để mọi nguồn lực). 3. Phương hướng phát triển dân cư Việt Nam Như phân tích trên, nên để đáp ứng mọi nhu cầu của con người tốt hơn, đồng thời cũng nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực con người chúng ta cần có những phương hướng sau: Kế hoạch hoá dân số. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số quá nhanh như hiện nay. Củng cố khối đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh giáo dục văn hoá khoa học kĩ thuật, nhất là xoá dần sự chênh lệch về trình độ văn hoá khoa học kĩ thuật giữa các dân tộc như hiện nay tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng đều để xây dựng, bảo vệ đất nước. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động đồng đều, phù hợp hơn trên phạm vi cả nước. Trước đây chúng ta cũng đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực này, như trước năm 1975 trong phạm vi miền bắc giữa đồng bằng với miền núi và trung du, sau năm 1975 giữa 2 miền nam và bắc chủ yếu bằng những sự đầu khuyến khích của nhà nước. Nhưng hiện nay chúng ta chủ trương quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tốt hơn cho những nơi thưa dân còn nhiều tiềm năng tự nhiên để thu hút dân cư tự giác di cư đến vì việc làm và chính cuộc soáng cuûa hoï. II. Lao động và việc làm ở nước ta hiện nay 1. Ñaëc ñieåm nguoàn lao ñoâng Vieät Nam.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giữa dân cư và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đặc điểm dân cư, nên nguồn lao động của nước ta những ưu nhược điểm sau: a. Öu ñieåm: Dồi dào về số lượng. Do dân số đông lại đang phát triển nhanh. Ngoài ra cũng do dân số phát triển nhanh nên có kết cấu trẻ, từ đó nguồn lao động của nước ta tăng nhanh, tuổi trung bình của người lao động thấp, từ đó rất nhạy bén với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, nhạy bén, có khả năng nhận thức nhanh và sáng tạo. Trình độ của nguồn lao động Việt Nam không ngừng tăng, cùng với nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên chất lượng nguồn lao động nước ta cũng có nhiều ưu điểm. b. Nhược điểm: Như trên có nói đến sự tiến bộ của lao động Việt Nam về chất lượng, tuy nhiên so với nhu cầu hiện nay của nền kinh tế đang tìm mọi cách nhanh chóng hoà nhập trên thế giới và khu vực, thì trình độ nguồn lao động nước ta vẫn còn thấp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế (cả người quản lý, cả người lao động trực tiếp). Từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đi lên nên nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp. Đây là trở ngại không nhỏ khi ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với thế giới. Nguồn lao động Việt Nam phân bố không điều dẫn đến chúng ta rơi vào tình trạng vừa thiếu lao động, vừa thừc lao động ngay trong một thời gian tại những không gian khác nhau, gây khó khăn cho cả nhà nước và bản thân người lao động. 2. Tình hình sử dụng lao động nước ta hiện nay a. Mặc dù có nhiều chuyển biến so với thời kì đầu đổi mới, song tỉ lệ lao động của chúng ta vẫn chủ yếu thuộc khu vực sản xuất vật chất, nhất là nông nghiệp. Chứng tỏ sự phân cong lao động theo ngành chậm phát triển. (theo sách hiện hành: 63.5% thuộc khu vực nông lâm ngư nghiệp, 11.9% thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, 24.6% thuộc khu vực dịch vụ). b. Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến quan trọng. Khu vực ngoài quốc doanh, ngày càng thu hút nhiều lao động không chỉ ở khu vực nông lâm ngư nghiệp mà cả trong lĩnh vực coâng nghieäp, dòch vuï. c. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp, làm cho phần lớn người lao động có thu nhập thấp, đồng thời kìm hãm sự phân công lao động xã hội. Thên vào nữa còn nhiều quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết, nếu tận dụng tốt sẽ làm tăng năng suất lao động xã hội. 3. Vấn đề việc làm a. Tại sao vấn đề việc làm lại là vấn đề quan tâm chung của cả nước, của xã hội, của từng người lao động Theo điều tra của bộ lao động – thương binh xã hội, năm 1998 cả nước có 9.4 triệu người thiếu việc làm và 856000 người thất nghịêp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28.2%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.8%. tỉ lệ này không đều giữa các vùng, căng thẳng nhất là đồng bằng sông hồng, rồi đến bắc trung bộ. Tỷ lệ thiếu việc làm hay thất nghiệp trước hết gây khó khăn về đời sống của những người lao động, đối với xã hội là lãng phí một nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Chính vì thế nên việc làn đang được mọi người qun tâm, cả xã hội quan tâm. b. Khả năng tạo ra việc làm (sử dụng hợp lý nguồn lao động) Muốn tìm ra khả năng tạo ra việc làm, ta căn cứ vào đặc điểm nguồn lao động nước ta và tình hình sử dụng lao động của nước ta hiện nay:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một đặc điểm của nguồn lao động Việt Nam là mặc dù trình độ đã được nâng cao song nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Những người thất nghiệp hay thiếu việc làm nhiều hơn là những người không có trình độ nghề nghiệp nhất định. Vậy nếu ta nâng cao được trình độ của người lao động là tạo ra cơ hội có việc làm thứ nhất cho họ. Thứ hai là đặc điểm lao động của ta phân bố không đều, nên thì thừa, nơi thì thiếu lao động. Vậy nếu ta phân bố lại lao động giữa các vùng cũng tạo ra khả năng có việc làm cho người lao động. Qua tình hình sử dụng lao động, sự phân công lao động theo ngành chậm phát triển, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển tương xứng. Nên nếu ta đa dạng hoá cơ cấu ngành kinh tế sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động. Và cũng chính tình hình sử dụng lao động chúng ta đã biết, nền kinh tế nhiều thành phần của chúng ta chính thức vạch ra từ sau đại hội Đảng VI, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới có cơ hội hình thành và phát triển từ thời gian đó, nhưng nó đã nhanh chóng thu hút nhiều lao động, thậm chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều thành phần kinh tế nhà nước. Nên nếu ta khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, kể cả các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thì sẽ tạo ra nhiều hơn nữa việc làm cho xã hoäi. c. Bieän phaùp taïo ra vieäc laøm Biện pháp chỉ mang lại hiệu quả thực sự, khi nó phù hợp với thực tiễn, vạch ra từ thực tiễn. Nên căn cứ vào những khả năng tạo ra việc làm như ta đã phân tích ở trên, ta có các biện pháp thiết thực như sau: Trước hết là coi trọng giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ người lao động tạo cho họ có cơ hội tìm vieäc laøm. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên quy mô toàn quốc. Trước đây đã có 2 lần ta có thành tích đáng kể về mặt này (một trước năm 1975, trong phạm vi miền bắc, và một sau năm 1975, trên phạm vi cả nước) song do nhà nước tuyên truyền, đầu tư, trợ cấp trong khi không đáp ứng nhu cầu dân cư về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nên có những biểu hiện kém hiệu quả. Nay nhà nước chủ trương tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tại những vùng thưa dân, nhưng có tiềm năng kinh tế để thu hút dân cư và lao động. Họ di cư tự giác hơn. Đa dạng hoá cơ cấu ngành kinh tế để tạo ra thêm nhiều việc làm. Nông thôn chủ yếu là đa dạng hoá cơ cấu ngaønh noâng nghieäp, thuû coâng myõ ngheä truyeàn thoáng,roài phaùt trieån coâng nghieäp cheá bieán, phuïc vuï noâng nghieäp vaø các ngành dịch vụ có liên quan. Còn thành thị thì chủ yếu đa dạng hoá cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Ngoài ra, vì áp dụng các biện pháp trên đòi hỏi phải có thời gian và cũng là những việc không dễ dàng thực hiện nhanh chóng, nên ta vẫn cần phải thực hiện kế hoạch hoá dân số. Nếu không, số công ăn việc làm việc chúng ta tạo ra được, chỉ tương đương, thậm chí nhỏ hơn lượng lao động tăng lên hàng năm. Như vậy số lao động thieáu vieäc laøm seõ vaãn khoâng giaûm, thaäm chí vaãn coù khaû naêng taêng leân vaø coøn gaùnh chòu nhieàu haäu quaû khaùc cuûa sự gia tăng dân số nhanh. BÀI : ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BÓ DÂN CƯ Câu 1: Đặc điểm dân số nước ta? . Việt Nam là một nước đông dân: Năm 2006, dân số khoảng 85 triệu người. VN đứng thứ 13 thế giới, thứ 3 ĐNÁ, thứ 8 châu Á về dân số Có nhiều tp dân tộc: gần 54 dân tộc trong đó người kinh chiếm trên 80% Dân số tăng nhanh: biểu hiện: dân số tăng từ 12.5 đến 30 triệu người cần 39 năm (1921-1960). Tuy nhiên dân số tăng từ 30 đến 60 triệu người cần 29 năm (1960-1989). Gia tăng tự nhiên cao (1.3%/năm) Cơ cấu dân số trẻ: dân số trong độ tuổi lao động (chiếm trên 50% tổng số dân).
<span class='text_page_counter'>(6)</span> *Thuận lợi: Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển ktế đất nước. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sx, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. *Khó khăn: Dân số tăng nhanh gây sức ép đến các vấn đề phát triển kinh tế-XH (như thu nhập bình quân đầu người, việc làm, không gian cư trú,…) đến vấn đề sd tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống. Mặt khác, VN có thành phần dân tộc đa dạng dẫn tới khó khăn sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, vấn đề đoàn kết dân tộc. Câu 2: Phân bố dân cư nước ta? Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí, không đồng đều giữa các vùng . . Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: ĐB chiếm 1/4 S nhưng chiếm đến 3/4 dân số. Những đồng bằng có mật độ dân số cao như: ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL trong khi đó miền núi chiếm ¾ S nhưng chỉ chiếm ¼ dân số, những khu vực có mật độ dân số thấp như Đông Bắc, Tây Bắc Giữa thành thị và nông thôn: Đại bộ phận dân số nước ta phân bố ở nông thôn ( trên 70%) và đang có xu hướng giảm. Lãng phí tài nguyên và nguồn lao động Câu 3: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta . . Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc dộ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề caom có tác phong CN Đẩy mạnh đầu tư phtriển CN ở trung du, miền núi. Phát triển CN ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước Bài : ĐÔ THỊ HÓA. I. Kiến thức trọng tâm: Đặc điểm a/ Quá trình Đô thị hoá nước ta có nhiều chuyển biến : Thành Cổ Loa, kinh đô của Nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên của nước ta. Thế kỷ XXI, xuất hiện thành Thăng Long. Thời Pháp thuộc, xuất hiện một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ ĐTH nước ta còn thấp. b/ Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng: năm 2005 chiếm 26,9%, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. c/ Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng. Mạng lưới đô thị Dựa vào số dân, chức năng, MĐDS, tỷ lệ phi nông nghiệp…Đến 8/2004 nước ta chia làm 6 loại đô thị: Loại ĐB: Hà Nội và TP HCM, và loại 1, 2, 3, 4, 5. Có 5 đô thị trực thuộc Trung Ương: Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương. Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước. Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế. Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở… II.Trả lời câu hỏi và bài tập: 1/ Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta ? * Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp: + Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến… + Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định … + Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. + Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại. + Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. * Tỷ lệ dân thành thị tăng: + Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9%. + Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực . * Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: + Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL). + Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta. 2/ Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. + Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội….
<span class='text_page_counter'>(8)</span>