Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Chuyen de Day van o Tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.65 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 1. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, sự cần thiết và cơ sở của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học, hệ thống văn học trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học cũng như những nội dung dạy văn tích hợp với dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay. 2. Kĩ năng: Có được các kĩ năng cơ bản trong nhận xét, đánh giá chương trình theo quan điểm tích hợp dạy học văn qua môn Tiếng Việt để vận dụng vào thực tiễn dạy học ở tiểu học.. 3. Thái độ: Đề cao vai trò của văn học trong đời sống cũng như trong dạy học; có ý thức rèn luyện thường xuyên để có năng lực dạy học văn, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt, Văn học ở trường tiểu học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN 1. Ý nghĩa của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học 1.1. Sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ em - Tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn trẻ, có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học nói riêng, giáo dục trẻ thơ nói chung. - Ở tiểu học, môn văn không được giảng dạy như một môn học độc lập; nhưng nó được tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. Dạy tích hợp văn với tiếng là một trong những quan điểm mới mẻ và tích cực trong phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Văn. học (với tư cách là ngữ liệu để dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt) có tác dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, phong phú hoá tình cảm, rèn luyện tính cách, nhân cách con người, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về thẩm mĩ, về lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước... hơn rất nhiều so với những lời giáo huấn khô khan, khiên cưỡng; mang lại cho các em những bài học nhân sinh nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> • - Tác phẩm văn học cho thiếu nhi bồi dưỡng,. phát triển chất nhân văn - cái sẽ đi với các em suốt cuộc đời. Thơ, văn cho thiếu nhi thoát ra khỏi một chế phẩm mượn văn chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn giản đơn, lộ liễu, khô khan, gò bó hay nhạt nhẽo, trừu tượng. Nó coi trọng tìm tòi, triển khai cái đẹp, các hình tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất hấp dẫn, thuyết phục,... nhằm hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cảm xúc lớn lao về cuộc sống, về con người với tất cả sự mới mẻ, phong phú, đẹp đẽ và kì lạ của chúng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> • => Văn học thiếu nhi có tác dụng quan. trọng trong việc giáo dục toàn diện đối với trẻ, là chất bổ dưỡng nuôi người từ khởi điểm làm người. Khai thác những nội dung giáo dục sao cho phát huy hết sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó là công việc không hề đơn giản; đòi hỏi rất lớn ở tài năng, tâm huyết, tình cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm thực sự của các nhà sư phạm đối với lứa tuổi này..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> • 1.2. Sự cần thiết của việc dạy học văn cho học. sinh tiểu học - Mục tiêu dạy học văn ở tiểu học nhằm giúp các • em có những ấn tượng ban đầu về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ và hình tượng nghệ thuật để cảm thụ văn học, bước đầu nắm được một số khái niệm, kĩ năng cơ để vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ở ngoài lớp học. • - Việc giáo dục văn học không chỉ chú ý bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh mà đồng thời phải nâng cao trí tuệ cho trẻ. Những áng văn hay kết hợp với năng lực, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên tiểu học, sẽ đem đến cho học sinh những rung cảm sâu sắc trước vẻ đẹp bình dị của cuộc sống hằng ngày, khắc sâu vào tâm khảm các em những tình cảm thiêng liêng và hình thành ở trẻ những phẩm chất cao đẹp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> • => Dạy văn ở tiểu học không được chính danh như một • • • •. môn học độc lập; nhưng dạy học nó phải là tất yếu, vì: - Tầm quan trọng của dạy học văn: bồi dưỡng, nâng cao chất nhân văn – cái sẽ đi vùng trẻ thơ đến suốt cuộc đời. - Đặc điểm tâm – sinh lí, nhận thức của học sinh tiểu học: say mê văn học, có những phát hiện độc đáo, đậm cá tính của người học nhỏ tuổi... - Ngữ liệu dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học đa phần là các văn bản có giá trị nghệ thuật của Việt Nam và thế giới. Như thế, dù không được dạy như một môn học độc lập ở tiểu học thì văn vẫn được dạy tích hợp trong môn Tiếng Việt, và giáo viên dạy môn học này không thể làm tốt nhiệm vụ cảu mình nếu không có những hiểu biết cần thiết về văn học, không có một tâm hồn văn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> • 2. Cơ sở của việc dạy học văn ở trường tiểu học. • 2.1. Vai trò của trẻ em trong tiếp nhận văn. •. học. Trẻ em rất say mê văn học, nghệ thuật; có những cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính chất trẻ thơ, thơ ngây, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ thể, nhiều khi cũng rất sâu sắc và đầy chất trí tuệ. Đây là những nguyên nhân dẫn đến những đặc trưng trong tiếp nhận văn học ở lứa tuổi này..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> • 2.2. Đặc trưng trong tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học. • - Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên và tràn đầy cảm xúc. •. • •. Những đặc điểm đó nói lên phẩm chất nghệ sĩ của các em: đa số các em dường như là những nghệ sĩ. - Học sinh dễ nhập thân vào tác phẩm; tưởng tượng sinh động bức tranh tác phẩm; dễ xúc động với những sự kiện của tác phẩm và tâm trạng nhân vật... Cảm thụ của các em cũng thường mang tính trực tiếp, ngây thơ nhưng ít nhầm lẫn thiện/ác, không bao giờ đồng tình với những hành động tàn nhẫn, luôn xúc động trước tình người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm... - Đầy mơ ước, tưởng tượng khi đọc sách, học sinh tiểu học thường dễ tin những gì diễn ra trong tác phẩm là có thực. Thế giới các em đang sống là sự hoà quyện của mơ ước và hiện thực. Vì vậy các em dễ mơ mộng, dễ nhầm lẫn thế giới trong truyện với đời thực - có khi đến quá khích. - Hứng thú tiếp nhận văn học của trẻ em thường thiên về những tác phẩm có cốt truyện rõ ràng, có thể kể lại một cách dễ dàng, hấp dẫn; có tình tiết li kì, lôi cuốn, các nhân vật không có sự nhập nhoà, pha trộn về tính cách....

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn học bằng thể nghiệm cá nhân, chưa biết lí giải một cách tường tận, thấu đáo các cung bậc, trạng thái tình cảm của mình. Sự yêu thích của trẻ đối với tác phẩm văn học, đa phần là do sáng tác đề cập đến những con người, sự việc tốt đẹp, tích cực, có nhiều tình tiết li kì, hóm hỉnh, nhiều yếu tố gây cười nhẹ nhàng, gần gũi với các em... - Một số nhược điểm trong tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học: Các em ít đánh giá với óc phê phán tác phẩm và nhà văn, thường chỉ nhận xét về nhân vật, và những nhận xét này cũng dễ cực đoan, một chiều. Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức tạp, giàu suy tư. Những truyện kết thúc theo lối để ngỏ cũng không được trẻ ưa thích vì các em muốn mọi chuyện phải đi đến kết thúc với sự phân biệt rạch ròi....

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Đặc điểm của văn học trong nhà trường tiểu học - Những tác phẩm được dạy trong chương trình tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc trích đoạn (chiếm đa số) của các tác giả Việt Nam và thế giới. Độ dài tác phẩm từ 70 tiếng (lớp 1) đến 10 trang (truyện kể dân gian ở lớp 5). - Đa phần đều mang phong cách trẻ thơ, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của độc giả nhỏ tuổi nhằm giáo dục cho các em các giá trị nhân văn, tinh thần hướng thiện, lòng say mê cái đẹp, những hiểu biết về văn hoá xã hội... thông qua con đường tiếp thu lẫn phê phán. - Tác phẩm vừa đến với các em một cách trực tiếp (khi các em tự đọc), vừa gián tiếp, tích cực: thông qua vai trò trung gian, qua sự phân tích, hướng dẫn, gợi ý, gợi mở của người giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Văn, thơ trong nhà trường tiểu học là một trong những công cụ giáo dục đặc biệt với sự tác động của môi trường đặc thù (trường học, lớp học) và dưới sự dẫn dắt của giáo viên, sự khống chế về thời gian (tiết học) và sự quy định chặt chẽ của tính chất văn bản – tác phẩm (có giờ học thơ, có giờ học truyện, kịch…) Đó vừa là phương tiện, công cụ nhận thức, vừa là đối tượng thẩm mĩ của những độc giả đặc biệt – học sinh. - Thường xoay quanh các chủ điểm: gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước, măng non, Bác Hồ kính yêu,… - Sự đa dạng về thể loại, đề tài, nội dung phản ánh....

<span class='text_page_counter'>(14)</span> => Đặc trưng của một tác phẩm văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học: - Vừa đáp ứng được cả phần văn, vừa phải là công cụ để các em học tập phần tiếng, vừa phải là một văn bản mẫu mực, vừa là sự gợi mở để các em tiếp tục sáng tạo theo sự hiểu biết của mình. - Mở mang kiến thức, sự hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội, xây dựng cho các em những tình cảm đẹp, lối sống đẹp, cách cư xử, quan hệ trong đời thường và trong các mối quan hệ xã hội khác. - Góp phần nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển vốn ngôn ngữ mà còn góp phần tạo ra chất văn cho các em. - Vừa phải đảm bảo tính sư phạm, vừa phải đảm bảo tính khoa học, vừa phải là “văn mẫu” vừa là cơ sở để các em tưởng tượng, sáng tạo theo trình độ, vốn sống, sự hiểu biết của mình. => Có thể nói, văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học là cuốn bách khoa toàn thư, giúp các em có chiếc chìa khóa phù hợp nhất mở cánh cửa cuộc đời và bước vào một cách tự nhiên. Phần lớn chúng đều thấm đượm sâu sắc chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc của con người Việt Nam trong thời đại mới..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4. Nội dung dạy văn tích hợp với dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay • 4.1. Lớp 1 • Gồm ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, thơ hoặc đoạn trích thơ có minh họa; văn xuôi hoặc đoạn trích có minh họa (độ dài khoảng 70 tiếng); truyện cổ dân gian (cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn…) (độ dài từ 1 đến 2 trang) vui, giản dị, dễ hiểu của dân tộc và thế giới viết về thiên nhiên, con vật, nhà trường, gia đình, thiếu nhi, đất nước… có tác dụng giáo dục nhân cách và cung cấp những hiểu biết thú vị về đời sống. • Trên các văn bản đó, học sinh đọc đúng, đọc trơn trọn vẹn câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ; hiểu nghĩa của từ, ý của câu, đoạn, bài; tìm được những từ ngữ tả đặc điểm nhân vật, tả bức tranh trong bài, trả lời được một vài câu hỏi về nội dung đã đọc; kể lại (nói, viết) được nội dung bài học..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> • 4.2. Lớp 2 • Học sinh học ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ,. • • •. câu đố, thơ hoặc đoạn trích (có minh họa); các bài văn hoặc đoạn trích (có minh họa) (khoảng 150 tiếng); các truyện kể dân gian (độ dài từ 2 đến 3 trang)… Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng văn học đối với học sinh lớp 2 là: - Có khả năng đọc – đúng, đọc – hiểu tốt hơn lớp 1, bước đầu biết tập đọc đóng vai, biết chuyển từ đọc thành tiếng sang đọc nhẩm rồi đọc thầm. - Biết tìm những từ ngữ, sự kiện, chi tiết chính và quan trọng trong bài; hiểu nghĩa từ; bước đầu nhận biết được sự khác nhau về sắc thái của từ trong những câu khác nhau; hiểu được ý chính của một đoạn, ý nghĩa của một bài; nhận xét được đơn giản về nhân vật, về ý nghĩa của những hành động của nhân vật và sự việc trong tác phẩm..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Biết chọn từ, đặt câu, trả lời câu hỏi khi xem tranh, khi đọc một đoạn, một bài văn; sau đó, biết nối các câu đơn lẻ trên thành một văn bản ngắn. - Kể lại tóm tắt một đoạn, một văn bản ngắn hoặc kể tỉ mỉ dưới hình thức sáng tạo (ví dụ: kể theo lời một nhân vật) bước đầu có cái riêng. - Nói, viết được theo một đề tài tự chọn bằng một văn bản gồm 5 đến 7 câu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> • •. 4.3. Lớp 3 Học sinh học các tác phẩm văn học dân gian, những đoạn trích hay những bài văn, thơ trọn vẹn của dân tộc và thế giới, có độ dài khoảng 200 tiếng – với bài văn xuôi, 2 đến 6 trang với các truyện đọc. Ý nghĩa của bài học tuy vẫn được nói rõ ra, nhưng so với văn bản lớp 2 đã phức tạp hơn. • Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh lớp 3 là: • - Đọc có ý thức hơn, lưu loát hơn, thể hiện rõ hơn những phản ứng cảm xúc, tình cảm (tập đọc trong vai nhân vật); tốc độ đọc và đọc thầm tăng so với lớp 2; bước đầu biết đọc lướt để tìm ý chính của văn bản. • - Hiểu nghĩa từ trong văn cảnh, bước đầu hiểu được giá trị biểu đạt của từ, từ đó bước đầu có ý thức về vẻ đẹp của ngôn từ và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Biết rõ hơn những đặc điểm phân biệt các thể loại văn học: thơ, văn xuôi, truyện cổ tích; nhận biết rõ một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa,…; hiểu một số khái niệm: bố cục, cốt truyện, nhân vật, tác giả, ý nghĩa,… - Thấy được mối liên hệ giữa các sự việc, tình tiết; nhận ra cốt truyện và tuyến nhân vật trong các bài có cốt truyện; so sánh được giản đơn đặc điểm tính cách và hoạt động của các nhân vật trong cùng một tác phẩm hay với nhân vật của các tác phẩm khác; hiểu quan hệ của tác giả với các sự kiện, nhân vật, đánh giá đúng điều đọc được. - Dựa trên hệ thống câu hỏi của giáo viên, biết tả, biết kể lại bằng một văn bản ngắn về nội dung bài học, về kết quả quan sát tranh, quan sát hiện thực, về những điều đã học, đã nghe, đã cảm, bước đầu bộc lộ khả năng sáng tạo..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • 4.4. Lớp 4 • Học sinh đọc những đoạn trích hay tác. phẩm trọn vẹn của văn học dân tộc và thế giới, độ dài khoảng 250 tiếng, có nội dung phong phú và phức tạp hơn các lớp 1, 2, 3. • Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh lớp 4 là:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định đề tài, ý chính và những từ ngữ, chi tiết chưa hiểu tốt hơn trước; bước đầu biết đọc diễn cảm một cách có ý thức; xác định được đề tài; nhận ra được các đoạn văn, các tình tiết chính, mạch cảm xúc trong bài thơ. - Biết mở rộng và tích cực hóa vốn từ để dùng từ đúng (và hay) trong nói, viết; hiểu nghĩa của câu văn được sử dụng với dụng ý nghệ thuật; hiểu ý nghĩa của bài đọc được tác giả gửi trong tác phẩm..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Biết nhận xét với óc phê phán về nhân vật, sự việc, về cảm xúc và nghệ thuật của tác giả trong bài. - Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các câu thành đoạn văn, chuyển câu văn ở dạng nói (2 đến 4 câu) sang dạng viết và ngược lại (khi kể lại hay kể lại sáng tạo văn bản); biết kể hay tả bằng một văn bản ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã cảm, đã thích thú; biết viết thư cho bạn bè, người thân; bước đầu biết tranh luận, bảo vệ ý kiến cá nhân bằng chứng lí..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> • 4.5. Lớp 5 • Học sinh học những văn bản thuộc các thể. loại có nội dung như lớp 4 nhưng phức tạp và tinh tế hơn. Chú ý hơn đến các tác phẩm vui, hài hước. Bổ sung thể loại kịch với 1, 2 tác phẩm đơn giản. Độ dài văn bản khoảng 300 tiếng với bài tập đọc, 3 đến 10 trang với các truyện kể dân gian, hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh lớp 5 là: - Biết làm chủ giọng đọc hơn trước để diễn tả cảm xúc; củng cố chắc chắn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm ý của bài (tìm nhanh được dàn ý, đại ý, đặt tên cho đoạn, bài văn)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Hiểu sâu hơn các khái niệm: tác phẩm, nhân vật, tính cách nhân vật, cốt truyện, đại ý, bố cục, nghĩa đen, nghĩa bóng; hiểu và biết dùng đúng hơn các biện pháp tu từ: so ánh, nhân hóa, chơi chữ, điệp…; có khả năng phân biệt thể loại kịch với các thể loại khác. ..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Hiểu nghĩa của từ ngữ, của câu văn được sử dụng với dụng ý nghệ thuật (ở mức vừa sức với lứa tuổi); biết nhận xét, bình giá về nhân vật dựa trên sự phân tích về ngôn ngữ, hành động…; biết nhận xét, bình giá về cảm xúc và nghệ thuật của tác giả; suy đoán được về sự phát triển của nhân vật và tác phẩm.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> • - Biết lập dàn ý chi tiết một văn bản, nói. (viết) theo dàn ý; biết kể sáng tạo những truyện đã nghe, đã đọc, đã học, đã chứng kiến hoặc tham gia; biết tả cảnh, người, vật và việc gần gũi, thân thiết; có khả năng trao đổi, thảo luận về những vấn đề hấp dẫn với lứa tuổi thuần thục hơn so với lớp 4..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Kính chúc quý thầy cô hạnh phúc, sức khỏe và thành đạt..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×