Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DIABENTRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.9 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT BẾN TRE. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 - NĂM HỌC 2006 - 2007 MÔN THI: ĐỊA LÝ THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề). (gồm có 2 trang). ĐỀ:. Câu 1.. (5,0 điểm) Sơ đồ các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.. Hình 1.. Nguồn lực Nguồn lực trong nước …. …. …. Nguồn lực nước ngoài …. …. …. …. …. a) Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thiện sơ đồ trên (hình 1). b) Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu 2.. (6,0 điểm). Bảng 1.. Số dân của nước ta phân theo thành thị và nông thôn (thời kỳ 1979 – 2003) Năm. Số dân (Triệu người). 1979. 1985. 1990. 1995. 2000. 2003. Thành thị Nông thôn. 10,09 42,37. 11,36 48,51. 13,28 51,91. 15,09 59,22. 18,78 58,82. 20,87 60,03. a) Dựa vào bảng 1, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong thời kỳ 1979 – 2003. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó. b) Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3.. (5,0 điểm). Bảng 2.a. Sự thay đổi cơ cấu vốn đất của nước ta, thời kỳ 1993 - 2002 (%) Các loại đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất chuyên dùng và đất ở Đất chưa sử dụng. Năm 1993 22,2 30,0 5,6 42,2. Năm 2002 28,6 36,6 6,3 28,5. Bảng 2.b. Cơ cấu đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 (%) Loại đất Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm -Trong đó: Đất lúa – màu Đất vườn tạp Đất trồng cây lâu năm -Trong đó: Cây ăn trái Đất cỏ dùng cho chăn nuôi Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đồng bằng sông Hồng 100,0 84,2 78,0 5,8 2,5 2,1 0,2 7,3. Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 75,0 70,1 3,9 13,4 6,2 0,0 7,7. Dựa vào kiến thức đã học và bảng 2.a, 2.b: a) Trình bày đặc điểm cơ cấu vốn đất và giải thích sự thay đổi cơ cấu vốn đất của nước ta trong thời kỳ 1993 – 2002. b) Phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4.. (4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, trình bày: a) Những điều kiện chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. b) Sự phân bố các ngành công nghiệp trên. – Hết – Ghi chú:. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN ĐỊA LÝ Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 – Năm học 2006-2007 Nội dung. Điểm. Câu 1. a) Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (theo sơ đồ): -Nguồn lực trong nước: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, đường lối phát triển KT-XH,… -Nguồn lực nước ngoài: quy trình công nghệ, trang thiết bị, vốn, kinh nghiệm quản lý kinh tế,… b) Phân tích các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. -Nguồn lực chính là nguồn lực trong nước, là tổng thể các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, các đường lối chính sách phát triển KTXH của đất nước. Các nguồn lực này đóng vai trò quyết định sự phát triển KTXH của đất nước. -Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: +Thuận lợi: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng; nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, trong đó có một số loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao. (có dẫn chứng). +Hạn chế: Một số tài nguyên phân tán theo không gian, không đều về trữ lượng, sự khai thác không hợp lý; (có dẫn chứng). Thiên tai làm thiệt hại đến sản xuất.. 0,5 0,5. 0,5. 0,5. 0,5 -Dân cư và nguồn lao động: +Thuận lợi: đông dân, dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật – công nghệ tiên tiến. (có dẫn chứng). +Hạn chế: dân số tăng nhanh, sự phân bố dân cư và lao động chưa hợp lý, chất lượng lao động chưa cao. (có dẫn chứng). -Đường lối phát triển kinh tế - xã hội: +Thuận lợi: Công cuộc đổi mới, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế tạo bước ngoặt cho sự phát triển KTXH (đối chiếu với những hạn chế về kinh tế trước khi tiến hành đổi mới) +Hạn chế: mô hình mới còn đang trong quá trình hình thành, mô hình cũ chưa hoàn toàn bị phá vỡ. -Cơ sở vật chất kỹ thuật: +Thuận lợi: CSVC-KT từng bước được đầu tư, xây dựng để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. +Hạn chế: trình độ KT-CN còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng kém phát triển, phân bố chưa đều giữa các vùng. Câu 2. a) -Vẽ biểu đồ: +Hình thức: biểu đồ miền hoặc cột chồng.. 0,5 0,5. 0,5 0,25. 0,5 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> +Nội dung: số liệu chính xác; tỉ lệ phù hợp; có tên biểu đồ, chú giải đầy đủ. -Nhận xét và giải thích: +Có xu hướng tăng tỉ trọng dân ở thành thị, giảm ở nông thôn. Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tăng ở khu vực II và III, giảm ở khu vực I). +Dân thành thị tăng nhưng chậm (quá trình đô thị hoá chậm); dân nông thôn vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn. Do nền kinh tế chưa phát triển, trình độ lao động thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm.. 1,0. 0,75. 0,75. b) Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với sự phát triển KTXH: -Mặt tích cực: +Tạo thuận lợi, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của đất nước như: thu hút lực lượng lao động có tay nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển KTXH trong vùng,… +Thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các lãnh thổ, quốc tế. +Xây dựng đời sống văn minh, hiện đại,… -Mặt tiêu cực: ĐTH diễn ra nhanh ở 1 số vùng  chuyển cư ồ ạt dân cư nông thôn vào thành phố  hậu quả xấu: nạn thiếu việc làm, thất nghiệp, sức ép về nhà ở, quá tải về cơ sở hạ tầng, môi trường sống bị ô nhiễm… -Cần có những giải pháp để thúc đẩy ĐTH theo hướng tích cực: +Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ, kết hợp đào tạo nghề  tạo việc làm cho lao động thành thị; +Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn; đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình  giải quyết việc làm cho lao động nông thôn --. hạn chế nạn chuyển cư vào thành phố; +Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, các ngành.. 0,5 0,25 0,25. 1,0 0,5. 0,5 0,5. Câu 3. a) Đặc điểm cơ cấu vốn đất và giải thích: -Bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp (0,4 ha/người) -Diện tích đất nông nghiệp tăng khá (có dẫn chứng) do có các chính sách khuyến khích khai hoang, phát triển kinh tế trang trại… Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều. -Diện tích đất lâm nghiệp có rừng cũng tăng (có dẫn chứng), do có các chính sách bảo vệ rừng, trồng mới rừng. Nhưng tỉ lệ che phủ rừng vẫn còn quá ít. -Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Tuy nhiên, việc mở rộng đất chuyên dùng và đất ở chủ yếu do chuyển từ đất nông nghiệp sang sẽ có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp (có dẫn chứng). -Đất chưa sử dụng đang thu hẹp do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trồng rừng…(có dẫn chứng). b) Phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp ở ĐBSH và ĐBSCL. -Đồng bằng sông Hồng: +Đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp (do dân số đông) +Có trình độ thâm canh cây lương thực cao, chủ yếu là lúa, hoa màu. (có dẫn chứng).. 0,25. 0,5 0,5. 0,5 0,5. 0,75.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Sử dụng đất hợp lý: đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tân dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản; giảm tỉ lệ tăng dân số và phân bố lại dân cư. -Đồng bằng sông Cửu Long: +Có diện tích đất nông nghiệp lớn do sử dụng, cải tạo tốt các diện tích đất phèn, mặn, diện tích mặt nước, bãi bồi. +Phần lớn diện tích trồng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. (có dẫn chứng).  Sử dụng đất hợp lý: cải tạo dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, thâm canh lúa 2-3 vụ hoặc trồng cây ăn trái quy mô lớn; các công trình cải tạo lớn ở Đồng tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cà Mau để mở rộng diện tích đất canh tác; cải tạo vùng ngập triều để nuôi trồng thủy sản. Câu 4. a) Các điều kiện phát triển: -Ngành CN chế biến nông, lâm, thủy sản: có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú là các sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp (có phân tích, dẫn chứng cụ thể ở từng ngành) -Ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng: có nguồn lao động dồi dào, cần cù, có kỹ thuật, giá rẻ (có dẫn chứng) -Ngoài ra, còn có các điều kiện thuận lợi chung để cả 2 ngành đều phát triển là: +Việc định hướng thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Nhà nước; +Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước và thế giới) b) Phân bố: -Xác định các trung tâm CN chính: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… -Xác định quy mô, tên các ngành sản xuất của mỗi trung tâm CN.. 0,75. 0,75. 0,5. 1,5 0,5. 1,0. 1,0. - Hết – * Lưu ý: -Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ ràng, chính xác. -Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu. -----------//-----------.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×