Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Xa hoi Viet Nam duoi trieu Nguyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.12 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”:


Thời Nguyễn, chế độ sở hữu ruộng đất công đã suy yếu nhiều. Nạn chấp chiếm ruộng đất của
địa chủ ngày càng trầm trọng. Sách Minh Mạng chính yếu cho biết vào năm 1840 tại tỉnh Gia
Định ”khơng có ruộng công, các nhà giàu đã bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu,dân nghèo
không được nhờ cậy”. Nạn cường hào nhũng nhiễu đã nhiều lúc làm cho triều đình Huế lo ngại.
Song vì đây là bộ phận riềng cột của chế độ, cho nên dù có biết vậy mà triều đình đành phải
làm ngơ.


Vì khơng cịn ruộng cơng để phong cấp cho quan lại như trước, mà lại cần nhiều tiền để chi
dùng, nhà nước Nguyễn không có cách nào khác là phải vơ vét bóc lột nhân dân bằng mọi
mánh khóe, thủ đoạn.


Do bị áp bức trăm đường, không chịu nổi nên nhiều nông dân đã phải bỏ làng mà đi. Có năm
tại trấn Hải Dương, trong tổng số 13 huyện, dân phiêu tán mất 108 thơn xã.


Tình trạng của nơng nghiệp đã như vậy, thì cơng thương nghiệp lại càng bi đát.


Dưới thời Nguyễn, nhà nước vẫn duy trì chế độ cơng tượng cũ. Việc lùng bắt các thợ giỏi đưa
về kinh đơ phục vụ cuộc sống cung đình khiến cho thủ cơng dân gian ngày thêm tàn lụi. Thêm
vào đó là chính sách ngăn sơng cấm chợ, tục giấu nghề và các quy định ngặt nghèo vô lý của
nhà nước như cấm buôn bán đồ sắt, cấm khai thác mỏ ở một số vùng; tư nhân không được
giao thương với nước ngoài... đã khiến cho các trung tâm thương mại trở nên thưa thớt, công
thương nghiệp tiêu điều. Những người thợ khéo tay nhiều khi chỉ được sử dụng vào việc làm
thỏa mãn tính hiếu kì của các bậc vương giả... đã khiến cho nền công nghiệp chân chính khơng
thể ra đời.


Chính sách ”bế quan tỏa cảng” khước từ mọi quan hệ thông thương với bên ngoài đã làm cho
Việt Nam bị tách biệt với các nước. Chính sách thuế ngặt nghèo lại giáng tiếp địn nặng nề vào
cơng thương nghiệp làm cho nó khơng sao phát triển được; cơng nghiệp cũng khơng có điều
kiện để trở thành một ngành riêng, ngược lại, nó có xu hướng bị hịa tan vào nền kinh tế tự


cung tự cấp của xã hội phong kiến lạc hậu.


<b>Về Chính trị xã hội</b>
<i>Về chính trị :</i>


Thừa hưởng thành quả của phong kiến Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt
lãnh thổ nhà Nguyễn đã xây dựng một bộ máy tập trung, độc đốn cao độ chưa từng có trong
lịch sử nước ta. Nhà Nguyễn đã nghi kỵ tất cả những ai dính líu đến nhà Tây Sơn và đã trả thù
một cách tàn khốc, kể cả những người đã nằm trong lịng đất, chính Gia Long đã tun bố
“Trẫm vì chín đời mà trả thù”, “Trẫm khơng đội trời chung với nông dân”. Nhà Nguyễn đã làm
tổn thương tinh thần đoàn kết thống nhất của dân tộc, làm suy yếu tiềm lực của đất nước, gây
thù hằn trong nhân dân. Những chính sách nhằm duy trì sự tồn tại của nhà Nguyễn nó trở
thành xiềng xích trói buộc nhân dân.


<i>Về xã hội</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngày càng lớn hơn. Năm 1821 có cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành ở vùng Nam Định (kéo dài tới
tận năm 1827). Năm 1833 có khởi nghĩa của Lê Duy Lương ở Ninh Bình, Lê văn Khơi ở Gia
Định, Nơng văn Vân ở Tuyên Quang. Năm 1854 nổ ra cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát ở Bắc
Ninh...


Trong vòng 7 năm ở ngơi của Thiệu Trị, đã có tới 56 cuộc khởi nghĩa nông dân.


Thời Tự Đức, cao trào nông dân khởi nghiã đã làm cho nền tảng chế độ phong kiến lung lay
muốn đổ. Từ năm 1848 khi Tự Đức lên ngôi đến năm 1862 là năm thực dân Pháp cuớp trắng
ba tỉnh miền Đơng Nam Kì đã có 40 cuộc khởi nghĩa và nếu tính đễn năm 1883, khi nhà
Nguyễn ký điều ước Hác măng, thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp trên tồn cõi Việt nam thì
các cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã lên tới con số 103.


Tóm lại: với những chính sách đàn áp nhân dân, quan lại tham nhũng, cường hào ức hiếp nhân


dân, làm cho mâu thuẩn xã hội ngày càng sâu sắc. Do đó ta có thể khẳng định rằng xã hội triều
nguyễn là “ một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”.


Trách nhiệm của Vương triều Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp


Thế kỉ XVIII và XIX là thế kỉ có đầy rầy những biến động đối với thế giới và khu vực Đông Nam
Á, trong đó có Việt nam.


Ở phương Tây, giai cấp tư sản các nước lần lượt nắm chính quyền. Công thương phát triển
mạnh, khoa học kỹ thuật trong thế kỉ ánh sáng gặt hái được nhiều thành công. Vào những năm
60-70 của thê kỉ XVIII cách mạng Anh đã nổ ra. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ thành
công đã đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hàng hoá của tư bản
các nước ùn ùn được chở ra nước ngoài và cũng tới tấp chở về những vàng, bạc châu báu,
hương liệu và các sản vật quý hiếm.


Khi thị trường thương mãi đã trở nên chật hẹp, các nước tư bản phương Tây bắt đầu đua nhau
kéo sang phương Đông, vừa để bán sản phẩm của nền công nghiệp, vừa đầu tư vốn để kiếm
lời trong các ngành kinh doanh, khai thác nguyên liệu và nguồn nhân công rẻ mạt.


Vận mạng của các dân tộc bị chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây đe doạ. Giữa lúc đó, trật
tự phong kiến ở các nước châu Á đang lung lay trước mâu thuẫn khơng thể điều hồ giữa giai
cấp phong kiến nắm quyền và nông dân trong nước.


Cuộc chạy đua xâm chiếm các nước phương Đông làm thuộc địa đã dần dẫn xác lập vị trí của
thực dân Anh và Pháp ở vùng này.


Sau khi một số nước ở Châu Á bị thơn tính như Hà Lan chiếm Inđơnêsia, Tây Ba Nha chiếm
Philíppin vào nủa đầu thế kỷ XVIII. Một số nước ở Châu Á cịn lại phải đặt mình vào hai con
đường lựa chọn : một là tiến hành cải cách mở cửa giao lưu kinh tế để đưa đất nước hát triển
đi lên, hai là giữ nguyên chính sách bảo thủ lạc hậu, bế quan tỏa cảng đối với việc giao thương


về kinh tế và văn hóa.


Trong hai khuynh hướng trên chính quyền phong kiến Nguyễn chọn thương án thứ hai, điển
hình các vụ quan hệ buôn bán giữa Anh, Pháp, Mỹ muốn đặt quan hệ bn bán với ta đã bị
chính quyền phong kiến từ chối và tiến hành cấm đạo ngặt nghèo


Chúng ta có thể thấy trách nhiệm của nhà Nguyễn trước vận mệnh dân tộc, cụ thể :


- Từ 1858 cho đến trước hiệp ước 1862, nói chung triều Nguyễn có chủ trương kháng chiến,
nhưng đã xuất hiện tư tưởng hịa hỗn, thương lượng.


- Từ sau hiệp ước 1862, nhất là thập niên 70 của thế kỷ XIX nhà Nguyễn lấy tư tưởng chủ hòa
làm quốc sách


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trở đi thì phải chủ hịa chiếm ưu thế vượt trội và đẩy chính quyền Nguyễn trượt dài từ thất bại
này đến thất bại khác và cuối cùng là để mất nước, mất quyền tự do dân tộc.


Ta có thể kết luận rằng, nhà Nguyễn khơng phải chỉ có chủ trương hịa mà lúc đầu vẫn giữ ý
thức trong việc bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng do đường lối chiến lược thực hiện sai lầm,
không phù hợp để cuối cùng biến nguy cơ mất nước từ chỗ khơng tất yếu trở thành tất yếu đó
là trách nhiệm của triều đình Nguyễn.


</div>

<!--links-->

×