Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thông tại thành phố tuy hòa (luận văn thạc sĩ tâm lí học chuyên ngành tâm lí học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.05 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Tâm

KĨ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ TUY HỊA

ḶN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Tâm

KĨ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ TUY HỊA

Chunngành Tâm lí học
Mãsố: 8310401

ḶN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN HỮU LONG


Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, phịng Sau đại học, các thầy cơ khoa Tâm lý học trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tác giả có thể
hồn thành chương trình học tại trường cũng như thực hiện tốt đề tài này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trung học
phổ thông Nguyễn Huệ, trung học phổ thông Nguyễn Trãi và trung học phổ
thông Duy Tân cùng Quý Thầy, Cô giáo đang giảng dạy tại 03 trường trên đã
tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng tơi trong q trình
thực hiện đề tài, góp phần quan trọng để đề tài nghiên cứu triển khai có kết
quả. Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý bậc phụ huynh và toàn thể
300 học sinh của 03 trường đã hỗ trợ tích cực cho tơi khi thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý
Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp Cao học Tâm lí K29
cùng với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Long – người hướng dẫn khoa học, đã ln tận
tình, ân cần hướng dẫn, giúp đỡ và luôn động viên tơi trong q trình thực hiện
đề tài.


PHẠM THỊ TÂM


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................3
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc khóa luận ..........................................................................................5
CHƢƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THỜI GIAN VÀ KĨ NĂNG QUẢN LÍ
THỜI GIAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu trên Thế Giới .............................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 12
1.2. Quản lí thời gian và kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ
thơng ................................................................................................................. 18
1.2.1. Quản lí thời gian ............................................................................... 18
1.2.2. Kĩ năng ............................................................................................. 31
1.2.3. Lí luận về kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thông40

1.2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian của học sinh
trung học phổ thơng .......................................................................................... 46
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 49


CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 50
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của học sinh
trung học phổ thơng tại Thành phố Tuy Hịa ..................................................... 50
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của học sinh
trung học phổ thơng tại thành phố Tuy Hòa ...................................................... 55
2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung
học phổ thông tại Thành phố Tuy Hòa .............................................................. 68
2.4. Một số biện pháp tác động đến kĩ năng quản lí thời gian của học sinh
trung học phổ thơng tại Thành phố Tuy Hịa ..................................................... 75
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 83
1. Kết luận ........................................................................................................ 83
2. Kiến nghị những biện pháp tác động tâm lí nhằm hình thành kĩ năng quản lí
thời gian cho học sinh trung học phổ thông ....................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 87
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC


Độ lệch chuẩn

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KNKT,ĐG
KNLKH

Kĩ năng kiểm tra, đánh giá
Kĩ năng lập kế hoạch

KNQLTG

Kĩ năng quản lí thời gian

KNXĐMT

Kĩ năng xác định mục tiêu

PHHS
TP
THPT

Phụ huynh học sinh
Thành phố

Trung học phổ thông


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Danh sách khách thể nghiên cứu ...........................................................4
Bảng 2: Mô tả khách thể nghiên cứu ................................................................ 51
Bảng 3: Nhận định của học sinh về quan niệm kĩ năng quản lí thời gian .......... 56
Bảng 4: Đánh giá của học sinh trung học phổ thơng về lợi ích của việc có kĩ năng
quản lí thời gian (Mức độ: 4: Rất đồng ý; 3: Đồng ý; 2: Đồng ý một phần; 1:
Không đồng ý) ................................................................................................. 56
Bảng 5: Mức độ thực hiện kĩ năng xác định mục tiêu của học sinh .................. 57
Bảng 6: Mức độ thực hiện lập kế hoạch của học sinh ....................................... 59
Bảng 7: Mức độ thực hiện kĩ năng kiểm tra, đánh giá của học sinh .................. 62
Bảng 8: Kĩ năng quản lí thời gian giữa hai nhóm học sinh nam và nữ .............. 64
Bảng 9: Kĩ năng quản lí thời gian giữa ba khối lớp 10, 11 và 12 ...................... 65
Bảng 10: Kĩ năng quản lí thời gian giữa ba trƣờng học .................................... 66
Bảng 11: Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian ................. 68
Bảng 12: Yếu tố gia đình ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian .................. 71
Bảng 13: Yếu tố nhà trƣờng ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian .............. 72
Bảng 14: Một số yếu tố khác ảnh hƣởng đến kĩ năng quản lí thời gian ............ 74
Bảng 15: Một số biện pháp hỗ trợ học sinh nâng cao kĩ năng quản lí thời gian......... 76


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ để quản lí thời gian tốt hơn ........................................................ 25
Hình 2: Nguyên tắc S.M.A.R.T ........................................................................ 29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng (Vũ Xuân Hùng, 2011)


39


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo Từ điển tiếng Việt, thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất
(cùng với khơng gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không
ngừng (Vân Tâm, 2000). Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là nguồn tài sản
mà mỗi ngƣời có giống nhau nhƣ: mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày,
mỗi năm có 12 tháng. Thời gian là sự tồn tại bên ngoài con ngƣời nhƣng con
ngƣời có thể quản lí nó một cách hiệu quả. Có thể thấy, thời gian là thuật ngữ
dùng phổ biến trong đời sống. Hay hiểu một cách đơn giản, thời gian là tài
sản của mỗi ngƣời trong cuộc sống mà con ngƣời có đƣợc từ khi bắt đầu tồn
tại.
Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có
cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian khơng
có nghĩa ln tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi
đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và
chi tiết. Quản lí thời gian là q trình làm chủ, sắp xếp, sử dụng thời gian một
cách khoa học và nghệ thuật (Diệm Kim Thị Hồng, 2019). Thực tế cuộc đời
của chúng ta là hữu hạn khiến thời gian là cái cấp thiết nhất và là cái bí ẩn sâu
sắc mang dấu ấn cá nhân về thực tại. Thời gian hình thành nên tuổi tác và thái
độ thì hình thành nên con ngƣời. Quản lí thời gian là hiểu, làm chủ và sử dụng
thời gian một cách hiệu quả, thơng minh nhất. Chính vì thế việc quản lí thời
gian một cách hiệu quả là cần thiết cho mỗi cá nhân.
Học sinh trung học phổ thơng cịn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi

thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tƣợng, nó
đƣợc giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lí. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp
vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lí
cũng giống với các thời kì trƣởng thành về mặt xã hội. Đồng thời, trong giai


2

đoạn này hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh trung
học phổ thông nhƣng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập
trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội đƣợc sâu sắc các mơn học, các em phải có
một trình độ tƣ duy khái niệm, tƣ duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó
khăn trở ngại mà các em gặp thƣờng gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong
những điều kiện mới trong đó có kĩ năng quản lí thời gian.
Học sinh phải hiểu đƣợc tầm quan trọng của thời gian, hiểu đƣợc hệ
thống quản lí thời gian, những vƣớng mắc khi ta thực hành quản lí và lập kế
hoạch về thời gian. Có nhƣ thế, học sinh mới có đƣợc ít nhất là một hành
trang vững chắc để tiếp tục đi vào giảng đƣờng đại học, tiếp tục học tiếp
những môn học và đạt kết quả cao trong các kì thi mà khơng ảnh hƣởng đến
sức khỏe dẫu áp lực học tập có lớn đến đâu đi chăng nữa.
Vấn đề quản lí thời gian đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc
nghiên cứu trên nhiều đối tƣợng và hoàn cảnh khác nhau, nhƣng những
nghiên cứu về kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thơng thì
chƣa nhiều. Trên thực tế, trong q trình học tập, kĩ năng quản lí thời gian của
học sinh trung học phổ thơng có sự khác nhau, thậm chí một số học sinh trong
số đó chƣa có kĩ năng quản lí thời gian. Việc nghiên cứu kĩ năng quản lí thời
gian của học sinh trung học phổ thông sẽ giúp hiểu rõ thực trạng này và trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động đến các kĩ năng thành phần: kĩ
năng xác định mục tiêu; kĩ năng lập và thực hiện kế hoạch phù hợp nhằm giúp
kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thông đƣợc chặt chẽ và

đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Kĩ năng quản lí thời gian của học
sinh trung học phổ thơng tại Thành phố Tuy Hịa” đƣợc chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ
thơng tại Thành phố Tuy Hịa từ đó đề xuất một số biện pháp nhƣ hƣớng dẫn


3

học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để quản lí thời gian và xây dựng
các câu lạc bộ về mảng kĩ năng để tăng cƣờng kĩ năng quản lí thời gian của
học sinh trung học phổ thơng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lí luận về thời gian và kĩ năng quản lí thời gian của
học sinh trung học phổ thông.
3.2. Khảo sát thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học
phổ thơng tại thành phố Tuy Hịa. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhƣ hƣớng
dẫn học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để quản lí thời gian và xây
dựng các câu lạc bộ về mảng kĩ năng để tăng cƣờng kĩ năng quản lí thời gian
của học sinh trung học phổ thông.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số học sinh trung học phổ thông tại thành phố Tuy Hịa đƣợc khảo sát
có kĩ năng quản lí thời gian ở mức độ trung bình.
Có sự khác nhau về kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ
thơng theo phƣơng diện giới tính, khối lớp và trƣờng học.
Nếu có một số biện pháp nhƣ hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch
hoạt động cụ thể và xây dựng các câu lạc bộ về mảng kĩ năng thì học sinh
trung học phổ thơng sẽ tăng cƣờng kĩ năng quản lí thời gian của mình.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung
học phổ thơng.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Khách thể chính: Học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) tại thành
phố (TP) Tuy Hòa.
+ Khách thể bổ trợ: Giáo viên (GV) và phụ huynh HS (PHHS) THPT
tại TP Tuy Hòa.


4

6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi nghiên
cứu kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thông dựa trên 3 kĩ
năng thành phần: Kĩ năng xác định mục tiêu; Kĩ năng lập kế hoạch; Kĩ
năng tự kiểm tra và đánh giá.
- Về khách thể nghiên cứu: Tác giả chọn ngẫu nhiên 300 khách thể là
học sinh trung học phổ thơng tại thành phố Tuy Hịa cụ thể:
Bảng 1: Danh sách khách thể nghiên cứu
Lớp 10
Lớp 11
Tên trƣờng
Nam Nữ Nam Nữ

Lớp 12
Nam

Nữ

Tổng cộng


THPT Nguyễn Huệ

16

17

17

16

17

17

100

THPT Nguyễn Trãi

16

17

17

16

17

17


100

THPT Duy Tân

16

17

17

16

17

17

100

Tổng cộng

48

51

51

48

51


51

300

Ngồi ra tác giả cịn nghiên cứu 60 GV ở 3 trƣờng: 20 GV trƣờng THPT
Nguyễn Huệ, 20 GV trƣờng THPT Nguyễn Trãi, 20 GV trƣờng THPT Duy
Tân và 60 phụ huynh ở 03 trƣờng.
- Về thời gian nghiên cứu: Học kỳ 2 năm học 2019 - 2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp đồng bộ nhiều phƣơng pháp. Trong đó phƣơng
pháp điều tra bằng bảng hỏi là phƣơng pháp nghiên cứu chính, các phƣơng
pháp nghiên cứu còn lại là phƣơng pháp bổ trợ. Cụ thể:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm văn bản, đọc và sắp xếp văn bản, phân tích văn bản có liên quan đến
Kĩ năng quản lí thời gian của học sinh trung học phổ thông.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phƣơng pháp phỏng vấn


5

7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS
8. Cấu trúc khóa luận
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Lí luận về quản lí thời gian và kĩ năng quản lí thời gian của
học sinh trung học phổ thơng.
- Chƣơng 2: Kết quả nghiên cứu
- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ THỜI GIAN VÀ KĨ NĂNG
QUẢN LÍ THỜI GIAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên Thế Giới
Tạp chí Tâm lí giáo dục, tác giả Macan et al, 1990 đã nghiên cứu “Quản
lí thời gian của sinh viên đại học tƣơng quan với kết quả học tập và căng
thẳng”. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc: Nhiều sinh viên đại học có thể thấy kinh
nghiệm học tập rất căng thẳng (KJ Swick, 1987). Một chiến lƣợc đối phó tiềm
năng thƣờng đƣợc cung cấp bởi các dịch vụ tƣ vấn đại học là quản lí thời
gian. 165 HS đã hồn thành một bảng câu hỏi đánh giá hành vi và thái độ
quản lí thời gian, căng thẳng và nhận thức của bản thân về hiệu suất và điểm
trung bình (GPA). Nghiên cứu đã tiết lộ 2 phát hiện chính. Thang đo hành vi
quản lí thời gian bao gồm 4 yếu tố tƣơng đối độc lập; dự đoán nhất là kiểm
soát thời gian nhận thức. Những sinh viên nhận thấy sự kiểm soát thời gian
của họ đã báo cáo những đánh giá lớn hơn đáng kể về hiệu suất của họ, sự hài
lịng trong cơng việc và cuộc sống lớn hơn, sự mơ hồ về vai trị ít hơn, q tải
vai trị ít hơn và ít căng thẳng hơn do công việc gây ra. Các kết quả phù hợp
với lí thuyết và lời khuyên về quản lí thời gian (ví dụ, RS Schuler; 1979)
nhƣng cũng chỉ ra rằng động lực của quản lí thời gian phức tạp hơn so với
trƣớc đây. Nhƣ vậy, sinh viên Đại học biết quản lí thời gian, có thái độ và
hành vi phù hợp sẽ giúp cho sinh viên giảm bớt căng thẳng và có nhận thức
đúng đắn trong vấn đề quản lí thời gian.
Theo tạp chí Tâm lí học ứng dụng (1994) tác giả Therese HofMacan đã
cho thấy mặc dù các tài liệu phổ biến về quản lí thời gian cho rằng hành vi

quản lí thời gian dẫn đến việc tăng năng suất công việc, sự thoải mái và ít
căng thẳng hơn trong công việc. Đây là một lí thuyết khá là khn khổ và
máy móc, thiếu thực nghiệm. Vì vậy để giải quyết sự thiếu hụt này, tác giả đã
đề xuất và thử nghiệm một mơ hình quy trình quản lí thời gian. Một loạt các


7

cơng việc của nhân viên là phải hồn thành một số quy mô; giám sát viên
cung cấp xếp hạng hiệu suất công việc. Kiểm tra các hệ số đƣờng dẫn trong
mơ hình đề xuất rằng tham gia vào một số hành vi quản lí thời gian có thể có
tác dụng tốt trong việc căng thẳng và tăng sự hải lòng về công việc nhƣng
không phải tăng năng suất công việc.
Trong “Một đánh giá của các tài liệu quản lí thời gian” của Brigtitte JC
Claessens et al, 2007 đã cung cấp một cái nhìn tổng quan cho những ngƣời
quan tâm đến tình trạng hiện tại của nghệ thuật trong nghiên cứu quản lí thời
gian. Tổng quan này bao gồm 32 nghiên cứu thực nghiệm về quản lí thời gian
đƣợc thực hiện từ năm 1982 đến 2004. Kết quả đánh giá chứng minh rằng các
hành vi quản lí thời gian có liên quan tích cực đến việc kiểm sốt nhận thức
về thời gian, sự hài lịng trong cơng việc và sức khỏe và tiêu cực đối với căng
thẳng. Mối quan hệ với công việc và kết quả học tập không rõ ràng. Đào tạo
quản lí thời gian dƣờng nhƣ tăng cƣờng kĩ năng quản lí thời gian, nhƣng điều
này khơng tự động chuyển sang hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu
đƣợc xem xét cho thấy một số hạn chế. Đầu tiên, quản lí thời gian đã đƣợc
xác định và vận hành theo nhiều cách khác nhau. Một số công cụ khơng đáng
tin cậy hoặc hợp lệ, có thể giải thích cho những phát hiện không ổn định. Thứ
hai, nhiều nghiên cứu dựa trên các khảo sát cắt ngang và chỉ sử dụng các báo
cáo tự. Thứ ba, rất ít chú ý đến các yếu tố công việc và tổ chức. Cần có một
nghiên cứu nghiêm ngặt hơn về các cơ chế quản lí thời gian và các yếu tố góp
phần vào hiệu quả của nó. Những cách thức mà hành vi quản lí thời gian ổn

định có thể đƣợc thiết lập cũng đáng đƣợc điều tra thêm.
Đánh giá này cho thấy rõ những hiệu ứng nào có thể đƣợc mong đợi
trong quản lí thời gian, khía cạnh nào có thể hữu ích nhất cho cá nhân nào và
đặc điểm cơng việc nào sẽ tăng cƣờng hoặc cản trở các hiệu ứng tích cực. Kết
quả của nó có thể giúp phát triển thực hành quản lí thời gian hiệu quả hơn.


8

Nhƣ vậy, đánh giá này là lần đầu tiên cung cấp một cái nhìn tổng quan
về nghiên cứu thực nghiệm về quản lí thời gian. Cả thực tiễn và nghiên cứu
khoa học có thể đƣợc hƣởng lợi từ việc mơ tả các nổ lực trƣớc đây để đo
lƣờng và kiểm tra các khái niệm phổ biến về quản lí thời gian.
Tạp chí Khoa học tuyệt vời (JBS), tập 2, số 2 tác giả Hafezi S. et al,
2008 đã cho rằng “Quản lí thời gian là một trong những nguyên tắc hiệu quả
của quản lí và nó cần một số kĩ năng. Kĩ năng này đƣợc chia thành hai loại
bao gồm kĩ năng cá nhân và kĩ năng hành vi tổ chức. Mục đích của nghiên
cứu này nhƣ là một nghiên cứu mô tả, là đánh giá mối quan hệ tổng thể giữa
các kĩ năng hành vi cá nhân và tổ chức của quản lí thời gian và mở rộng cả
hai theo kinh nghiệm chuyên môn và một số biến số nhân khẩu học giữa
ngƣời quản lí giáo dục của trƣờng đại học khoảng cách đƣợc chọn ở Iran.
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn 100 ngƣời và đƣợc chọn ngẫu nhiên
trong số các quản trị viên giáo dục của trƣờng đại học Payam Noor. Dựa trên
tài liệu ôn tập, một bảng câu hỏi hai lần đã đƣợc thực hiện, phần đầu tiên của
nó bao gồm phần cá nhân và phần thứ hai cho các kĩ năng hành vi tổ chức của
yêu cầu quản lí thời gian. Kết quả thu đƣợc: Theo các thử nghiệm phân tích
dữ liệu, mặc dù thấy rằng có mối quan hệ tích cực có ý nghĩa giữa các kĩ năng
hành vi cá nhân và tổ chức của quản lí thời gian giữa các nhà quản lí (r = 43,
p < 0,001), nhƣng thử nghiệm t độc lập cho thấy khơng có sự khác biệt đáng
kể giữa trung bình điểm số của quản lí thời gian giữa các nhà quản lí nam và

nữ và các nhà quản lí chun gia và khơng chun gia”.
Nhƣ vậy, do tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian (KNQLTG)
trong lãnh đạo tổ chức và năng suất của các trƣờng đại học, để có năng suất
cao hơn, nó cần đƣợc các nhà quản lí xem xét nhiều hơn. Kĩ năng cá nhân về
quản lí thời gian có thể hữu ích trong việc phát triển các kĩ năng hành vi tổ
chức của quản lí thời gian. Kĩ năng hành vi tổ chức quản lí thời gian có thể
đƣợc ƣớc tính bằng kĩ năng cá nhân của điều đó.


9

Tác giả Jan Yager (2010) đã nghiên cứu về “Nghệ thuật quản lí thời gian
sáng tạo cho kỷ nguyên mới”. Ơng đã tìm ra những trở ngại trong cơng việc
khi khơng quản lí thời gian và cách để khắc phục nó. Trong suốt những năm
nghiên cứu về cách quản lí thời gian, Jan Yager đã phát hiện ra một vấn đề
phổ biến về quản lí thời gian đƣợc chia sẻ bởi những ngƣời thƣờng xuyên bận
bịu nhƣng hiếm khi có thể hồn thành tất cả cơng việc họ mong muốn hoặc
biết đƣợc mình có khả năng hồn thành. Họ là những con ngƣời đối phó chứ
khơng phải chủ động. Họ phản ứng với các yêu cầu bên ngoài, họ đƣa ra
những quyết định ngắn hạn nhất thời chứ không hành động theo mục đích dài
hạn đề ra cho chính mình. Qua q trình nghiên cứu, ơng đã đƣa ra 125 ý
tƣởng tiết kiệm thời gian hàng đầu và các cách để cải thiện quản lí thời gian.
Ơng cho rằng “lợi ích lớn nhất của quản lí thời gian là kiểm soát đƣợc cuộc
sống của bạn”. Những ai nhận thấy họ đang kiểm sốt đƣợc cuộc sống của
mình thƣờng ít bị căng thẳng và cảm thấy thƣ giãn, có năng suất lao động cao,
mức độ tự hài lòng đƣợc cải thiện và dĩ nhiên sống thọ hơn. Nhƣ vậy, thông
qua nghiên cứu của tác giả Jan Yager ta có thể thấy đƣợc việc quản lí thời
gian là rất cần thiết và giúp cho con ngƣời giảm đƣợc phần nào căng thẳng
trong cuộc sống (Nguyễn Nhƣ Ý, 2013).
Nor Haniza Abdul Wahat et al, 2012 đã nghiên cứu “KNQLTG và mức

độ căng thẳng giữa khoa học thính giác và khoa học ngơn ngữ Sinh viên Đại
học Kebangsaan Malaysia”. Đây là một nỗ lực sơ bộ để điều tra các yếu tố có
thể ảnh hƣởng đến kết quả học tập trong các sinh viên khoa lâm sàng của
chƣơng trình khoa học thính giác và khoa học ngôn ngữ của Đại học
Kebangsaan Malaysia. Ba mƣơi tám sinh viên (tức là 92% tổng số sinh viên
năm lâm sàng) tình nguyện làm đối tƣợng. Kết quả học tập của họ đƣợc dựa
trên điểm trung bình tích lũy của họ. KNQLTG tự báo cáo và mức độ căng
thẳng nhận thức đƣợc đánh giá bằng cách sử dụng một bộ câu hỏi. Kết quả
nhấn mạnh rằng khơng có yếu tố nào trong số này có ảnh hƣởng đáng kể đến


10

CGPA của họ. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn về nhóm mục tiêu lớn hơn
để xác định các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến thành tích học tập của HS.
Theo

trang ngày

truy cập 20/12/2019, tác giả Beverly D.Flaxington – chuyên gia nghiên cứu
về hành vi của con ngƣời và quản lí thay đổi (2012), tác giả nghiên cứu “Phát
triển kĩ năng quản lí thời gian”. Thơng qua q trình nghiên cứu bà đã phát
hiện ra rằng “hầu hết mọi ngƣời nghĩ rằng họ có thể quản lí thời gian hiệu quả
bằng cách chỉ cần gắn thẻ một vài giờ thêm vào - đôi khi bị mất khoản ngủ để
làm nhƣ vậy. Điều này có vẻ nhƣ là một ý tƣởng tốt để tăng năng suất nhƣng
không phải. Mọi ngƣời cần trung bình 7 - 8 giờ ngủ để cho cơ thể và tâm trí
của họ khơi phục, khỏe mạnh. Vâng, nó đã đƣợc nói trƣớc, mặc dù mọi ngƣời
đều biết điều này nhƣng 73% ngƣời Mỹ không ngủ đủ giấc, theo khảo sát thì
có khoảng 54% ngƣời Mỹ căng thẳng là do họ làm việc không nghỉ ngơi đầy
đủ vào ban đêm, trong khi 37% đổ lỗi lãng phí thời gian là do phƣơng tiện

truyền thơng xã hội. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đã lãng phí thời gian của bạn,
nó rất có thể là bởi vì bạn đã khơng quản lí nó một cách đúng đắn và hợp lí.
Dựa vào bảng khảo sát, bà đã đề ra 6 biện pháp để quản lí thời gian một cách
hiệu quả.
Tác giả Tayebeh Mirzaei RN et al, 2012 đã nghiên cứu “Quản lí thời
gian của sinh viên điều dƣỡng, giảm căng thẳng và đạt đƣợc sự hài lịng”.
Trong q trình học, sinh viên điều dƣỡng phải học nhiều kĩ năng và có đƣợc
kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp tƣơng lai của họ. Nghiên cứu này điều tra
làm thế nào sinh viên điều dƣỡng Iran quản lí thời gian của họ theo hoàn cảnh
và trở ngại của lĩnh vực học thuật của họ. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng
phƣơng pháp lí thuyết có căn cứ. Hai mƣơi mốt sinh viên điều dƣỡng đƣợc
chọn có chủ đích làm ngƣời tham gia. Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua các
cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp đƣợc đề
xuất bởi Corbin và Strauss. Một trong ba quy trình mà các sinh viên điều


11

dƣỡng sử dụng là quản lí thời gian một chiều. Mơ hình này bao gồm chấp
nhận lĩnh vực điều dƣỡng, khắc phục sự không chắc chắn, đánh giá các điều
kiện, cảm thấy căng thẳng và cố gắng giảm căng thẳng và tạo sự hài lịng. Nó
đã đƣợc tìm thấy rằng các sinh viên dành phần lớn thời gian của họ cho các
nhiệm vụ học tập trong một nỗ lực để vƣợt qua căng thẳng của họ. Những
phát hiện của nghiên cứu này cho thấy sự cần thiết của những sinh viên này
để có thời gian cho các hoạt động ngoại khóa và trách nhiệm phù hợp với độ
tuổi của họ.
Theo trang />ngày truy cập 20/12/2019, đã nghiên cứu “Kĩ năng quản lí thời gian”.
Skillyouneed cho rằng: Quản lí thời gian khơng phải là rất khó khăn nhƣ một
khái niệm nhƣng khó để thực hiện trong thực tế. Nó địi hỏi sự đầu tƣ một
chút thời gian trƣớc đó để ƣu tiên và làm những cơng việc mà mình đã đề ra.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra đƣợc cần phải có sự phân biệt
giữa mức độ khẩn cấp và quan trọng. Nhƣ vậy, khi bạn quản lí đƣợc thời gian
thì cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn.
Tạp chí giáo dục và thực hành, 2016 “Hiệu quả của nghệ thuật quản lí
thời gian đối với thành tích học tập ở học sinh trung học tại Jordan” đã công
nhận tác dụng của nghệ thuật quản lí thời gian đối với thành tích học tập của
HS trung học ở vƣơng quốc Hashemite của Jordan. Nhà nghiên cứu đã sử
dụng nghiên cứu mơ tả - phân tích để đạt đƣợc mục đích của nghiên cứu. Nơi
ơng đã chọn một mẫu (2000) HS nam và nữ trung học làm ngƣời trả lời câu
hỏi. Trong kết luận, các phát hiện cho thấy rằng có một mức độ trung bình và
ý nghĩa thống kê ở cấp độ quản lí thời gian theo các HS trung học ở thành phố
Irbid. Và sự hiện diện của mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng
quản lí thời gian và thành tích học tập ở HS trung học, cũng cho thấy có một ý
nghĩa thống kê ở cấp độ (a = 0.05) về mối quan hệ này liên quan đến biến giới
tính chạy thay cho nữ giới trong khi khơng có sự khác biệt nào theo giờ học.


12

Kết thúc nghiên cứu, nhà nghiên cứu khuyến nghị cần tổ chức các buổi hội
thảo và diễn thuyết cho sinh viên để giúp họ biết cách phân bổ thời gian cho
phù hợp các mơn học để đạt đƣợc thành tích học tập cao hơn.
Nhƣ vậy, ngoài những nghiên cứu trên thì vẫn cịn một số đề tài khác
nghiên cứu về quản lí thời gian cũng nhƣ KNQLTG. Tuy nhiên, ít thấy có tác
giả nào trên thế giới nghiên cứu về KNQLTG của HS THPT.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Vũ Thùy Chi, Đặng Anh Tài (2007) nghiên cứu về “Kĩ
năng quản lí thời gian”. Trong đề tài, tác giả đã đƣa ra những giá trị của thời
gian và nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thời gian chƣa tốt. Đồng thời tác
giả chỉ ra đƣợc cách xác định mục tiêu của cơng việc. Ngồi ra, qua q trình

nghiên cứu tác giả đƣa ra cách để sử dụng thời gian hiệu quả. Việc sử dụng
thời gian hợp lí sẽ góp phần đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, giảm áp lực thời gian
trong giải quyết công việc, trong một chừng nào đó điều này cịn giúp tiết
kiệm đƣợc chi phí và thành cơng trong cơng tác cũng nhƣ trong cuộc sống
(Nguyễn Vũ Thùy Chi và Đặng Anh Tài (2007)).
Cuốn sách “Quản lí thời gian” của tác giả Trƣơng Vỹ Quyền dịch, 2008
đã phần nào đó đƣa ra lợi ích thiết thực mà nó mang lại:
- Nâng cao hiệu quả và hiệu suất.
- Nâng cao năng suất sản xuất.
- Tăng lƣợng thời gian ngồi giờ hành chính (làm việc có hiệu quả cũng
có nghĩa là bạn tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian riêng tƣ cho mình).
- Gia tăng niềm vui trong cơng việc (Giả sử bạn có thể thao tác thuần
thục cơng việc của mình chứ khơng phải để cơng việc thao túng bạn, bạn sẽ
tìm thấy niềm vui thực sự trong công việc).
- Giảm bớt áp lực (Quản lí thời gian có hiệu quả sẽ giúp bạn giảm bớt áp
lực trong công việc).


13

- Có đƣợc nhiều dịp nghỉ ngơi ngồi giờ hành chính (chỉ khi bạn hồn
thành đƣợc nhiều nhiệm vụ vào ban ngày, bạn mới có đƣợc tinh thần thoải
mái vào buổi tối).
- Bạn có thể dự trù đƣợc nhiều việc cho kế hoạch tƣơng lai và giải quyết
các vấn đề mang tính dài hạn (nếu nhƣ sự phấn đấu của bạn khơng phải chỉ vì
để theo kịp bản thân mình, thì phía trƣớc vẫn cịn đủ khơng gian để bạn phóng
tầm mắt).
- Nâng cao sức sáng tạo (nếu bạn có thể nhín đƣợc chút thời gian để ngồi
xuống suy nghĩ và mơ màng, sức sáng tạo sẽ đƣợc dịp phát huy tốt nhất).
Bên cạnh đó, tác giả cịn liệt kê ra một số tình huống, nó tuyệt đối khơng

thể xuất hiện đƣợc nếu bạn sắp xếp thời gian một cách chính xác. Đồng thời,
tác giả đã đề cập đến một số phƣơng pháp thơng qua việc luyện tập thì việc
quản lí thời gian sẽ đạt đƣợc hiệu quả. Tuy tập luyện có thể làm chúng ta tiêu
tốn một lƣợng thời gian, nhƣng nó khơng khó thực hiện và sẽ mang lại những
kết quả đáng phấn khởi cho chúng ta.
Nhƣ vậy, tác giả đã đƣa ra một số phƣơng pháp quản lí thời gian hiệu
quả. Tuy nhiên, cho dù bạn có chọn phƣơng pháp nào đi chăng nữa, bạn đều
có thể nhận ra rằng việc lập kế hoạch quản lí thời gian và ứng dụng nó trong
cuộc sống hoặc cơng việc hàng ngày khơng phải là chuyện có thể thực hiện
đƣợc trong một sớm một chiều, điều quan trọng nhất là bạn phải xem nó nhƣ
là một nhiệm vụ phải hồn thành trong một thời gian lâu dài. Một khi bạn đã
vạch ra đƣợc một kế hoạch chính xác mang tính khả thi để quản lí thời gian,
bạn sẽ đạt đƣợc hiệu quả một cách rõ rệt trong việc nâng cao hiệu suất cơng
việc, về mặt hồn thành các nhiệm vụ đƣợc giao trong công việc cũng nhƣ về
mặt giảm thiểu áp lực cơng việc và sự lo âu.
Ngồi ra, theo tác giả Lại Thế Luyện (2010) nghiên cứu về “Kĩ năng
quản lí thời gian”. Tác giả đã bàn đến KNQLTG dành cho cơng việc, khi biết
quản lí thời gian một cách hợp lí thì sẽ giúp:


14

- Nâng cao nhận thức về việc quản lí thời gian.
- Thay đổi thái độ về vấn đề sử dụng thời gian.
- Biết cách đề ra những mục tiêu cho bản thân.
- Biết cách quản lí thời gian của bản thân một cách hiệu quả.
- Nhận ra những lợi ích thiết thực từ việc quản lí thời gian.
- Nâng cao tính tích cực của bản thân.
- Làm đƣợc nhiều việc hơn với lƣợng thời gian ít hơn.
- Giảm đƣợc áp lực trong công việc và cuộc sống.

- Đạt kết quả tối đa trong công việc với nổ lực tối thiểu.
- Biết tập trung vào những nhiệm vụ ƣu tiên của công việc.
- Cảm nhận đƣợc ý nghĩa của công việc.
- Có thêm thời gian dành cho bản thân, gia đình và ngƣời thân.
- Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bản thân. (Lại Thế Luyện, 2010)
Theo trang web ngày truy cập 20/12/2019 với tên đề tài “Tiểu luận về thời
gian và kĩ năng quản lí thời gian”. Tác giả cho rằng “Thời gian luôn là thứ
bạn cần để thực hiện công việc, đạt mục tiêu đặt ra, dành thời gian cho những
ngƣời bạn yêu thƣơng, tận hƣởng tất cả những gì cuộc đời mang lại cho bạn”.
Tác giả đã đƣa ra các lợi ích giúp cho việc quản lí thời gian chuyên nghiệp và
hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu tác giả chỉ ra cách lập kế hoạch quản lí
thời gian và để quản lí tốt thời gian chúng ta cần phải đề ra các mục tiêu mà
mình cần đạt đƣợc:
- Nhận diện các cách gia tăng hiệu suất và hiệu quả thơng qua việc quản
lí thời gian tốt hơn.
- Phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các đòi hỏi đối với quỹ thời gian và
xác định ƣu tiên.
- Biến nhiều mục tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử
dụng thời gian hiệu quả hơn.


15

- Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lí thời gian và đƣa ra cách
giải quyết chúng.
Tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và Huỳnh Văn Sơn, 2011 đã nghiên
cứu “Thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trƣờng Đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử
dụng thời gian”. Bài báo đề cập đến thói quen sử dụng thời gian của sinh viên
tại TP Hồ Chí Minh. Thơng qua đó, đánh giá về kĩ năng quản lí thời gian của

sinh viên. Kết quả cho thấy, kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên chỉ ở mức
trung bình. Một số thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với khá nhiều
sinh viên nhƣ: chia các cơng việc khó, phức tạp thành những việc nhỏ với
khoảng thời gian tƣơng ứng, luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những dụng
cụ nhắc nhở để quản li thời gian, xác định khoảng thời gian bị lãng phí,…
Tóm lại, đề tài này đƣợc thực hiện nhằm hỗ trợ sinh viên điều chỉnh
những thói quen tiêu cực, có KNQLTG, có nhận thức, thái độ đúng thì mới có
hành vi, hành động đúng.
Đề tài: “Giải pháp nâng cao quản lí thời gian cho sinh viên trƣờng Đại
học Nội vụ Hà Nội cơ sở miền Trung” của sinh viên Vũ Thị Hiền. Đã đƣa ra
giải pháp để nâng cao KNQLTG cho sinh viên, là do chƣa có đủ kĩ năng cũng
nhƣ chƣa có hiệu quả cao trong việc quản lí thời gian.
“20 Giờ Đầu Tiên” của tác giả Josh Kaufman đã viết trong cuốn sách
này, chúng ta sẽ bắt đầu bằng những nguyên tắc học kĩ năng nhanh: Làm cách
nào để học những kĩ năng mới nhanh nhất có thể.
“Ngay Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ” cuốn sách của tác giả J.S.Cott sẽ
giúp bạn đọc khám phá ra hàng loạt ý tƣởng giúp bản thân vƣợt qua sự trì
hỗn hằng ngày. Trong khi nhiều cuốn sách khác chỉ cung cấp những mẹo
mực đơn giản, thì với cuốn sách này, bạn sẽ biết đƣợc tại sao một chiến lƣợc
lại trở nên hiệu quả, nó loại bỏ những hạn chế và niềm tin nào và bằng cách
nào chiến lƣợc ấy có thể đƣợc ứng dụng tức thì vào cuộc sống của bạn…


×