Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ke hoach boi duong HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.4 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI</b>


<b>NĂM HỌC: 2010 – 2011</b>



<b>I. Nhiệm vụ chung:</b>


Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được các năm qua trong việc bồi dưỡng
học sinh giỏi, đào tạo được một đội ngũ học sinh có kiến thức vững làm nguồn nhân
lực cho tương lai của đất nước mà toàn ngành giáo dục đã và đang ra sức chỉ đạo,
phát động nhiều phong trào dạy tốt, học tốt từ đó giúp các em luôn được mở rộng,
nâng cao kiến thức tạo nền tảng cho việc tự học, tự khám phá ra những kiến thức
mới. Trên cơ sở đó xây dựng cho học sinh có thái độ, lịng tự tin, sự say mê học tập,
góp phần nâng cao chất lượng ngày càng cao so với mặt bằng chung của cả huyện
và cũng là tiền đề vững chắc khi bước vào bậc học phổ thông cơ sở cho những năm
sau.


<b>1. Đối với nhà trường</b>:


- Nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức đối với chất lượng mũi nhọn.


- Chỉ đạo cho giáo viên thống kê, phân loại đối tượng học sinh dựa trên kết quả
học sinh có học lực mơn giỏi ở 2 mơn Tiếng Việt và Toán năm trước. Đồng thời lập
sổ theo dõi tình hình học sinh của từng lớp để có biện pháp bồi dưỡng.


- Qua kết quả khảo sát đầu năm, nắm bắt tình hình học tập của học sinh nhà
trường tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.


- Nhà trường phối hợp với phụ huynh về việc quản lý giờ giấc học tập của các
em ở nhà trong việc làm thêm một số bài tập nâng cao. Đặc biệt là giáo dục cho học
sinh có thái độ, động cơ tự học xác định đúng mục tiêu của việc học.


- Nhà trường đã kết hợp với Hội cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các


đối tượng học sinh có hồn cảnh khó khăn như hỗ trợ cho các em về vật chất cũng
như tinh thần.


- Tổ chức Đoàn - Đội nhà trường kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm
thường xuyên phát động, tổ chức các phong trào tự học và sáng tạo.


- Chỉ đạo chặt chẽ trong cách đánh giá đúng thực chất học sinh thông qua các bài
kiểm tra, qua đó xếp loại học sinh đúng theo chương trình tiểu học mới.


<b>- </b>Trường tổ chức thi và tuyển chọn một số học sinh ở khối lớp 4,5 để tiếp tục bồi
dưỡng đi dự thi học sinh giỏi vòng huyện, tỉnh. Thi giao lưu học sinh giỏi giữa các
khối lớp cấp trường.


- Nghiên cứu văn bản và chỉ đạo công tác bồi dưỡng theo đúng quy trình.


- Tổ chức gặp mặt, trao đổi, động viên trước khi đi thi. Phân công giáo viên đưa
học sinh đi thi đảm bảo an toàn.


-Động viên giáo viên tham gia bồi dưỡng, có chế độ bồi dưỡng hỗ trợ, đảm bảo
quyền lợi quyền lợi cho giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Đối với giáo viên:</b>


- Trong quá trình giảng dạy giáo viên tổ chức thành một nhóm học sinh có lực
học khá giỏi để tổ chức cho học sinh học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tăng
cường rèn kỹ năng tự tìm tịi, suy nghĩ phát hiện ra kiến thức mới dựa trên kiến thức
đã học phù hợp với từng môn học, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia
nghiên cứu, phát biểu xây dựng bài học mới.


- Tập trung ôn tập củng cố mở rộng nâng cao ở hai môn tiếng Việt – Toán.



- Thường xuyên theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện nội dung giảng dạy, giờ giấc
lên lớp.


- Thực hiện nghiêm túc việc coi chấm các đợt tổ chức khảo sát đúng quy chế.
- Theo dõi việc kiểm tra thường xuyên và vở ghi của học sinh để kịp thời uốn
nắn chỉnh sửa nội dung, phương pháp giảng dạy.


- Theo dõi sĩ số lớp học, kiểm tra phần chuẩn bị bài cũ, đẩy mạnh việc khuyến
khích, động viên học sinh biết cách tự học.


- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội, phụ huynh học
sinh, các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục học sinh có ý thức tự
tin trong học tập nhưng không thoả mãn với kết quả đạt được.


- Phối hợp với từng gia đình học sinh động viên cho con em đi học đều, không
giao công việc nhà quá nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.


- Chấp hành nghiêm túc thời gian bồi dưỡng theo lịch.


- Có đề xuất kiến nghị với nhà trường để có giải pháp phù hợp.


<b>3. Đối với phụ huynh:</b>


- Nhận thức đúng đắn, quan tâm tạo điều kiện cho học sinh tham gia bồi dưỡng.
- Hỗ trợ một phần kinh phí để nhà trường phát huy hơn về hoạt động mũi nhọn
và động viên nhắc nhở con em học tập ở nhà.


<b>4. Đối với học sinh:</b>



- Chấp hành nhiệt tình, chuyên cần tham gia bồi dưỡng.
- Thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.


<b>II. CÁC BIỆN PHÁP, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:</b>
<b>1. Thời gian tổ chức:</b>


Thực hiện từ đầu tháng 10/ 2009.


+ Giáo viên chủ nhiệm tự lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của lớp.
+ Xây dựng nội dung nâng cao kiến thức và phương pháp trong việc giảng dạy.
+ Tổ chức thi, tuyển chọn và thành lập đội tuyển học sinh giỏi khối lớp 4,5.
+ Tập trung dạy các bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức.


+ Đối với khối 1,2 bồi dưỡng lồng ghép trong thời gian giảng dạy trên lớp.
+ Đối với khối 3, 4, 5 bồi dưỡng ngoài giờ lên lớp 2 buổi/ tuần. Cụ thể:


<b>Khối 3,4:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chiều thứ tư: Bồi dưỡng môn Tiếng Việt.


<b>Khối 5:</b>


Chiều thứ tư: Bồi dưỡng môn Toán


Sáng thứ bảy: Bồi dưỡng môn Tiếng Việt.


+ Tiếp tục bồi dưỡng số học sinh khá giỏi để nâng cao chất lượng.
+ Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch và bồi dưỡng tại lớp.


+ Tổ chức thi tuyển học sinh giỏi ở tất cả các khối lớp.



<b>2. Đối tượng dạy:</b>


- Đối với lớp 3,4,5 sắp xếp bố trí cho giáo viên có trình độ tay nghề vững, yêu
nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm bồi dưỡng qua các năm học
trước để dạy bồi dưỡng.


- Đối với lớp 1, 2 phân công cho các giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng cho học
sinh thông qua các tiết học hàng ngày trên lớp.


<b>3. Hình thức tổ chức:</b>


- Nhà trường phân loại đối tượng, tiến hành họp phụ huynh học sinh để thống
nhất về thời gian học.


- Cử giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 4, 5.


<b>4. kinh phí bồi dưỡng:</b>


- Đóng góp khoản tiền bồi dưỡng giáo viên do phụ huynh học sinh thoả thuận
với nhà trường.


<b>III.CÁC MỐC THỜI GIAN THỰC HIỆN:</b>
<b>* Tháng 9/2009</b>


- Tổ chức khảo sát đầu năm, từ đó giáo viên chủ nhiệm theo dõi, kiểm tra, phân
luồng và lập danh sách học sinh khá giỏi báo cáo về chuyên môn.


- Tổng hợp danh sách học sinh, họp giáo viên chủ nhiệm, họp Phụ huynh học
sinh bàn bạc, thống nhất cách tổ chức, thực hiện việc dạy bồi dưỡng.



<b>* Tháng 10/2009 </b>


- Tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đề ra của trường, của lớp.


- Trao đổi với đồng nghiệp nghiên cứu phương pháp dạy học sinh khá giỏi sao
cho phù hợp.


<b>* Tháng 11/1009 </b>


- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Chuyên môn theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giảng dạy.


<b>* Tháng 12/2009 - Tháng 1/2010 </b>


- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện giảng dạy các lớp.
- Họp phụ huynh học sinh báo cáo kết quả.


<b>* Tháng 02 – 03/2010 </b>


- Thực hiện lịch bồi dưỡng nghiêm túc


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>* Tháng 04 – 05/2010 </b>


- Tổng kết đánh giá việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học
sinh.


- Họp phụ huynh học sinh cuối năm để báo cáo kết quả.


<b>MƠN</b> <b>SỐ LƯỢNG</b> <b>THỜI GIAN</b> <b>NGƯỜI DẠY</b>



Tốn 3
T Việt 3


20 học sinh Thứ hai
Thứ tư


Lê Thị Xuân
Hồ Thị Bích Ngọc
Toán 4


T Việt 4


21 học sinh Thứ hai
Thứ tư


Lê Thị Thuý Hằng
Trần Thị Tố Nga
Toán 5


T Việt 5


24 học sinh Thứ tư
Thứ bảy


Lê Thị Sương


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×