Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.61 KB, 2 trang )
Một số điều nên và không nên trong giảng
dạy toán(p2)
Nên: Dạy và kiểm tra kiến thức học sinh theo lối “học để hiểu”Không nên: Tạo cho học
sinh thói quen học vẹt, chỉ nhớ mà không hiểu
Các nhà giáo dục học và thần kinh học trên thế giới đã làm nhiều phân tích và thí nghiệm
cho thấy, khi bộ óc con người “hiểu” một cái gì đó (tức là có thể “make sense” cái đó,
liên tưởng được với những kiến thức và thông tin khác đã có sẵn trong não) thì dễ nhớ nó
(do thiết lập được nhiều “dây nối” liên quan đến kiến thức đó trong mạng thần kinh của
não — một neuron thần kinh có thể có hàng chục nghìn dây nối đến các neuron khác),
còn khi chỉ cố nhồi nhét các thông tin riêng lẻ vào não (kiểu học vẹt) mà không liên hệ
được với các kiến thức khác đã có trong não, thì thông tin đó rất khó nhớ, dễ bị não đào
thải.
Thực ra thì môn học nào cũng cần “hiểu” và “nhớ”, tuy rằng tỷ lệ giữa “hiểu” và “nhớ”
giữa các môn khác nhau có khác nhau: ví dụ như ngoại ngữ thì không có gì phức tạp khó
hiểu lắm nhưng cần nhớ nhiều (tất nhiên để nhớ được các câu chữ ngoại ngữ thì cũng
phải liên tưởng được các câu chữ đó với hình ảnh hay ỹ nghĩa của chúng và với những
thứ khác có trong não), nhưng toán học thì ngược lại: không cần nhớ nhiều lắm, nhưng
phải hiểu được các kiến thức, và quá trình hiểu đó đòi hỏi nhiều công sức thời gian. Có
những công thức và định nghĩa toán mà nếu chúng ta quên đi chúng ta vẫn có thể tự tìm
lại được và dùng được nếu đã hiểu bản chất của công thức và định nghĩa đó, còn nếu
chúng ta chỉ nhớ công thức và định nghĩa đó như con vẹt mà không hiểu nó, thì cũng
không dùng được nó, và như vậy thì cũng không hơn gì người chưa từng biết nó. Ví dụ
như công thức tính Christoffel symbol cho liên thông Riemann của một Riemannian
metric là một công thức hơi dài, và tôi chẳng bao giờ nhớ được chính xác nó lâu tuy
“mang tiếng” là người làm hình học vi phân: cứ mỗi lần đụng đến thì xem lại, nhớ được
một lúc, rồi lại quên. Nhưng điều đó không làm tôi băn khoăn, vì tôi hiểu bản chất của
Christoffel symbol và các tính chất cơ bản của liên thông Riemann, từ đó có thể tự nghĩ
ra lại được công thức nếu cần thiết (tốn một vài phút) hoặc tra trên internet ra ngay.
Sinh viên ngày nay (là những chuyên gia của ngày mai) có thể tra cứu rất nhanh mọi định
nghĩa, công thức, v.v., nhưng để hiểu chúng thì vẫn phải tự hiểu, không có máy móc nào
hiểu hộ được. Cách đây 5-10 năm, theo thông lệ của những người dạy trước tôi, tôi