Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện kinh môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.53 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ TƯƠI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ TƯƠI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng

Thái Nguyên, năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kì cơng trình nào. Các thơng tin, số liệu trích dẫn trong q trình
nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Tươi

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hồng,
người đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận được sự chỉ đạo, động viên,
đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong Khoa Địa lí, sự chỉ
đạo động viên của các thầy cô trong Khoa Sau đại học. Tác giả xin chân thành
cảm ơn các thầy, cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương, Sở
Giáo dục và đào tạo Hải Dương, Chi cục Bảo vệ mơi trường, Phịng quản lí tài
ngun Khống sản - Nước thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Hải
Dương, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã
cung cấp cho tác giả có được các nguồn tài nghiên cứu.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình của
các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng khóa học trong lớp Cao học Địa K23 đã

nhiệt tình đóng góp ý kiến, những người thân trong gia đình đã tạo mọi thời
gian cho tác giả hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Tuy nhiên, nội dung trình bày trong luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các
nhà khoa học và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Tươi

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
5. Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................3
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu......................................................... 6
7. Đóng góp chính của luận văn..........................................................................8
8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ


ẢNH

HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN............................10
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................... 10
1.1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................10
1.1.2.Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên. .14
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác đá vôi.......................17
1.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên.....19
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 23
1.2.1. Một số chủ trương, chính sách về khai thác đá.......................................23
1.2.2. Kinh nghiệm hoạt động khai thác đá vôi của một số nước trên Thế giới
...........................................................................................................................24

iii


1.2.3. Những tác động đến môi trường tự nhiên do hoạt động khai thác
đá vôi ở Việt Nam............................................................................................. 25
1.2.4. Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở Hải Dương và các
vấn đề môi trường.............................................................................................28
Tiểu kết chương 1..............................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI
HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG.................................................32
2.1. Khái quát chung về huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.............................32
2.1.1. Vị trí địa lí...............................................................................................32
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.............................................32
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................36
2.2. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi ở huyện Kinh Mơn, tỉnh
Hải Dương.........................................................................................................38

2.2.1. Tiềm năng, tình hình khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
...........................................................................................................................38
2.2.2. Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động khai thác đá vôi ở Kinh Môn.....45
2.2.3. Công nghệ khai thác, vận chuyển đá vôi ở huyện Kinh Môn.................48
Tiểu kết chương 2..............................................................................................50
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI
DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.....................................51
3.1. Nguồn tác động trong quá trình khai thác đá vơi đến mơi trường tự
nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.......................................................... 51
3.1.1. Nguồn tác động giai đoạn nổ mìn phá đá................................................52
3.1.2. Nguồn tác động do hoạt động vận chuyển..............................................53
3.1.3. Nguồn tác động do việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc...........53
3.1.4. Nguồn tác động do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ............54
3.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên huyện kinh Môn, tỉnh Hải Dương do
ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi........................................................55

iv


3.2.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí............................................................55
3.2.2. Hiện trạng mơi trường nước....................................................................63
3.2.3. Hiện trạng môi trường đất.......................................................................68
3.2.4. Hệ sinh thái, cảnh quan khu vực.............................................................71
3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn..............................................................74
3.4. Một số biện pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên
nhằm phát triển bền vững huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương..........................76
3.4.1. Sự cần thiết phải bảo vệ và kiểm sốt mơi trường tự nhiên....................76
3.4.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường tự nhiên và

cảnh quan thiên nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương................................77
Tiểu kết chương 3..............................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 83
1. Kết luận.........................................................................................................83
2. Kiến nghị.......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................86
PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................ 89

v


Chữ viết tắt
As
BOD
BTNMT
BVMT
Bụi PM10
Bụi TPS
Cd
Cl
CNCOD
CrIII
CrVI
ĐTM
DO
Fe
Hg
Kphđ
MTV
NH4+ - N

NO2-N
NO3- - N
Pb
pH
PHMT
PO43- - P
QCCP
QCVN
TNKSNKTTV
TSS
VLXDTT
VOC


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kinh Môn...................................34
Bảng 2.2. Tổng hợp tiềm năng và trữ lượng đá vơi huyện Kinh Mơn tỉnh
Hải Dương tính đến thời điểm 30/6/2015

39

Bảng 2.3. Sản lượng khai thác đá vôi trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh
Hải Dương, giai đoạn 2012 - 2016

41

Bảng 2.4. Tổng hợp doanh thu và số lao động sử dụng của các doanh

nghiệp khai thác đá vôi làm VLXDTT giai đoạn 2012-2016
của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương 44
Bảng 2.5. Tổng tiền kí quỹ PHMT và phí BVMT của hoạt động khai
thác đá vơi trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

47

Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình khai thác đá vôi..............51
Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu DO dùng cho máy móc, thiết bị............54
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu vực khai trường
và tuyến đường vận chuyển trên địa bàn huyện Kinh Môn 56
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu dân cư trên địa
bàn huyện Kinh Môn

59

Bảng 3.5. Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí khu dân cư theo mạng
lưới quan trắc môi trường năm 2015 và 2016 trên địa bàn
huyện Kinh Mơn 61
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các mỏ trên địa bàn
huyện Kinh Mơn(mg/l) 64
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm quanh khu vực khai
thác đá vôi huyện Kinh Mơn

67

Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực mỏ đá vôi ở Kinh Môn. .69

v



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương.....................33
Hình 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Kinh Mơn năm 2014.......37
Hình 2.3. Biểu đồ sản lượng khai thác đá vôi xi măng huyện Kinh Mơn,
giai đoạn 2012 - 2016........................................................................41
Hình 2.4. Sơ đồ các điểm mỏ khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương.........................................................................................42
Hình 2.5. Biểu đồ sản lượng khai thác đá vôi làm VLXD thông thường
huyện Kinh Môn, giai đoạn 2012-2016............................................ 43
Hình 2.6. Doanh thu từ khai thác đá vơi làm VLXDTT trên địa bàn huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2012-2016............................44
Hình 2.7. Sơ đồ cơng nghệ khai thác có hoạt động nổ mìn.............................. 48
Hình 3.1. Sơ đồ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường
tự nhiên............................................................................................. 52
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc mơi trường khơng khí trên
địa bàn huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương năm 2016.......................58
Hình 3.3. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước khu vực
khai thác đá vôi của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương năm 2016...65
Hình 3.4. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường đất ở các mỏ khai
thác đá vôi của huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương năm 2016

70

Hình 3.5. Sơ đồ cơng nghệ giảm thiểu bụi khơng khí.......................................78

vi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trên Thế giới có khoảng 50 quốc gia có nguồn tài ngun dầu mỏ,
khống sản phong phú và nhiều ưu đãi của các nguồn tài nguyên khác. Tuy
nhiên, việc chuyển hóa nguồn tài nguyên của cải này thành sự thịnh vượng cho
mỗi quốc gia khơng phải quốc gia nào cũng làm được.
Về lí thuyết, nhiều ý kiến cho rằng ngành khai thác khoáng sản có thể tác
động tích cực đến phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nguồn thu
từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản là nguồn ngân sách quan trọng cho các
chương trình phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng: ngành khai thác mỏ
khiến cho tình trạng đói nghèo ở nhiều quốc gia ngày càng trầm trọng
hơn(Scott 2004). Thực tế này đã được phản ánh rõ nhất ở các nước đang phát
triển nhưng giàu tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi như: Nigieria, Congo,
Xudan... vẫn luôn phải đối mặt với nghèo đói, khủng hoảng kéo dài.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Tài
nguyên khoáng sản Việt Nam (trừ dầu mỏ) tập trung chủ yếu ở những vùng
miền núi, đây là những vùng kinh tế cịn nhiều khó khăn. Chủ trương chung
của Chính phủ Việt Nam là tiếp tục khuyến khích và ủng hộ các địa phương
đầu tư khai thác khoáng sản (trong đó có đá vơi) với mong muốn tạo cơng ăn
việc làm, góp phần giảm nghèo, tăng ngân sách địa phương. Bên cạnh những
tác động tích cực lên kinh tế - xã hội đất nước, thực tiễn cũng chỉ ra rằng hoạt
động khai thác khống sản cịn để lại những mặt trái. Những ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng cuộc sống dân cư, môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm
trọng, các hệ sinh thái tự nhiên đã và đang bị suy giảm một cách rõ rệt.
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng với lợi thế
phát triển nông nghiệp nhiệt đới, nhưng cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng khống

1



sản, trong đó đặc biệt là đá vơi. Đá vơi của Hải Dương tập trung chủ yếu ở
huyện Kinh Môn. Với lợi thế như vậy, nên trong nhiều năm qua đá vôi đã và
đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn và đã góp phần thay da đổi thịt
cho vùng đất này nói riêng cũng như Hải Dương và cả nước nói chung. Cùng
với sự thay đổi lớn về kinh tế, chất lượng mơi trường nói chung, mơi trường tự
nhiên nói riêng và sinh thái - cảnh quan đã có sự suy giảm nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Nhận thức được
tầm quan trọng và tính cấp thiết đó tơi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh
Mơn, tỉnh Hải Dương” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận định về ảnh
hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến chất lượng môi trường tự nhiên
huyện Kinh Mơn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do hoạt động này gây ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích được thực trạng khai thác đá vôi và những tác động đến chất
lượng môi trường tự nhiên và cảnh quan huyện Kinh Mơn. Trên cơ sở đó đề
xuất, kiến nghị giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi
trường tự nhiên của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn ảnh hưởng của hoạt động
khai
thác đá vôi đến môi trường tự nhiên.
- Thu thập và phân tích xử lý số liệu để làm nổi bật hiện trạng khai thác
đá vôi của huyện và ảnh hưởng của nó đến mơi trường tự nhiên huyện Kinh
Mơn, tỉnh Hải Dương.
- Khảo sát thực tế để tìm ra được những ngun nhân gây nên tình
trạng
ơ
nhiễm mơi trường tự nhiên và thay đổi cảnh quan thiên nhiên tại địa

phương
do hoạt động khai thác đá vôi.


2


-

Kiến nghị một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi

trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên của huyện và một số định hướng phát
triển bền vững trong tương lai.
4.
-

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: đề tài tập trung phân tích được thực trạng khai

thác đá vơi và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu:
+

Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện.

+
Thực trạng môi trường tự nhiên của huyện do tác động của hoạt
động
khai thác đá vôi.

+

Môi trường nước, mơi trường đất, chất lượng khơng khí tại một số khu

vực khai thác, khu dân cư xung quanh.
+
Môi trường, chất lượng khơng khí trên các tuyến đường vận
chuyển.
-Phạm vi thời gian: số liệu sử dụng từ năm 2012 đến 2016.
5. Lịch sử nghiên cứu
Những nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tác động của hoạt động khai
thác tài nguyên đến môi trường và cảnh quan được thể hiện trong nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học, các dự án và báo cáo.


cấp quốc gia có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng

khống sản, hoạt động khai thác khoáng, hay những tác động của hoạt động
khai thác khống sản tới mơi trường, tới đời sống dân cư, ví dụ các đề tài: “
Thực trạng về quản lí khai thác và sử dụng tài ngun khống sản Việt Nam”
do Tổng Hội Địa chất Việt Nam - Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt
Nam - Viện Tư vấn phát triển nghiên cứu. Cơng trình đã chỉ ra được tiềm năng
tài nguyên khoáng sản của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đã và đang
được khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, cơng trình cũng chỉ ra bên cạnh những
tác động tích cực thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của nước


3



ta cịn nhiều bất cập, lãng phí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và môi
trường. Viện Địa chất và Khống sản (RIGMR ) với cơng trình: “Phát triển bền
vững các vùng đá vôi ở Việt Nam”, Hà Nội, tháng 10/2005 đã xuất bản thành tài
liệu với 3000 cuốn năm 2005. Tài liệu này đã khái quát được về đá vôi và các
vùng đá vôi ở Việt Nam, các q trình Karst, giá trị của các vùng đá vơi, ngoài
ra tài liệu này cũng chỉ ra một số nguy cơ ở các vùng đá vôi và đưa ra được một
số giải pháp phát triển bền vững các vùng đá vôi ở nước ta. Trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh thuộc Bộ Cơng Thương đã có báo cáo tổng kết đề tài:
“Nghiên cứu các giải pháp khai thác hợp lí các mỏ đá lộ thiên ở Việt Nam” do
Thạc sĩ Hoàng Tuấn Chung làm chủ nhiệm đề tài...


cấp địa phương thì trong những năm qua, hoạt động khai thác khống

sản trong đó có khai thác đá vơi đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu. Do vậy, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về hiện trạng khai thác đá và những ảnh hưởng của nó đến mơi
trường nói chung và mơi trường tự nhiên nói riêng như: Đề án cải tạo phục hồi
môi trường của dự án: “Khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường công
suất 35.000m3/năm” Do Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Định triển khai. Đề tài luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động khai thác đá xây dựng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ở huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” của Nguyễn Thị Thùy Linh - Khoa Môi trường - Đại
học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội. Đề tài “Đánh giá tác động môi trường
từ hoạt động khai thác đá vôi La Hiên” do Công ty Than nội địa thực hiện năm
2004...[25]. Tất cả các đề tài này đều chỉ ra rõ một vấn đề là hoạt động khai
thác, vận chuyển và chế biến đá có ảnh hưởng rõ rệt tới mơi trường, tới sinh
thái-cảnh quan khu vực và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người lao
động và dân cư khu vực xung quanh.
Tại Hải Dương, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo,

phóng sự, dự án quan tâm đến chất lượng môi trường, hoạt động khai thác

4


khoáng sản như: Đề tài: “Điều tra đánh giá các yếu tố gây sự suy thối ơ nhiễm
tài ngun nước dưới đất, đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Hội Địa chất tỉnh Hải Dương đang thực
hiện [13]; Đề tài: “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả
năng tiếp nhận ô nhiễm môi trường của các nhánh sơng chính trên địa bàn tỉnh
Hải Dương” do Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trường thực hiện [22];
Dự án: “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường
tỉnh Hải Dương đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020“, dự án do kĩ sư Vũ Bảo
Dương - Giám đốc Sở KHCN và môi trường tỉnh Hải Dương thực hiện trong
thời gian 1998 - 1999; Dự án “Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường xã Hưng
Thịnh huyện Bình Giang”, mơ hình này cũng đã được nhân rộng trên quy mơ
tồn tỉnh Hải Dương. Dự án “Cải tạo phục hồi môi trường mỏ đá vôi núi Voi
thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương“ do Công ty Cổ phần tư vấn
thiết kế xây dựng và thương mại Hải Dương thực hiện. Đề tài luận văn Thạc sĩ:
“Áp dụng chính sách cơng nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt
động khai thác mỏ (nghiên cứu trường hợp các mỏ đá vôi tại huyện Kinh Môn,
Hải Dương)" - Vũ Văn Cường - Trường Đại học KHXH & NV- ĐHQG Hà
Nội. Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Tuyền - 2014 “Tìm hiểu tác động
của sản xuất xi măng huyện Kinh Môn, Hải Dương". Đề tài “Khảo sát hiện
trạng quản lí chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn, Hải Dương và đề
xuất biện pháp giảm thiểu". Đề tài: "Đánh giá thực trạng, biện pháp khai thác
khống sản, hiện trạng mơi trường và công tác cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác khống sản trên địa bàn huyện Kinh Mơn và thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương và kiến nghị các biện pháp thực hiện" của Chi cục
Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương thực

hiện năm 2014...[5].
Mỗi đề tài nghiên cứu, dự án hay báo cáo đều có cách nhìn nhận và đánh
giá về hiện trạng môi trường, sự tác động của hoạt động khai thác đá vôi đối

5


với mơi trường và cảnh quan ở những góc độ khác nhau. Trên cơ sở kế thừa
phát huy những kết quả đó, luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Mơn, tỉnh
Hải Dương” góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn vào hệ thống các
chương trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi, cũng
như làm rõ hơn ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện
Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương. Qua đó đưa ra được một số biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm đảm bảo cho sự phát triển bền vững môi trường trên địa bàn huyện.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng tạo thành một
chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Hệ thống ấy bao gồm
cấp thấp hơn và có quan hệ tương hỗ với nhau. Hệ thống tự nhiên và hệ thống
kinh tế - xã hội vừa có sự tách biệt, vừa có mối quan hệ tương hỗ. Đây là quan
điểm chủ đạo khi nghiên cứu đề tài, vận dụng quan điểm hệ thống vào xem xét
tác động của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường tự nhiên và cảnh quan
thiên nhiên địa phương.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Khi nghiên cứu bất kì một đối tượng nào của địa lí ta đều phải xét gắn
liền với một lãnh thổ cụ thể và mối quan hệ với các đối tượng địa lí trong lãnh
thổ. Huyện Kinh Mơn là một huyện có diện tích tương đối lớn trong tỉnh và
quan trọng là một huyện tập trung lớn nguồn tài nguyên đá vôi của tỉnh và hiện

nay hoạt động khai thác ở mức độ cao nên có sự tương tác mạnh mẽ giữa các
hoạt động của con người và môi trường tự nhiên và cảnh quan trong phạm vi
lãnh thổ của huyện.
6.1.3. Quan điểm môi trường sinh thái
Quan điểm môi trường sinh thái ngày càng được ứng dụng nhiều trong
nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên với nhau
6


và với các hoạt động của con người. Trong nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động khai thác đá vôi đến môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên nhất
thiết cần sử dụng quan điểm môi trường sinh thái để làm rõ nguyên nhân và hậu
quả phát sinh.
6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát
triển của các nước, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng tương
lai. Nghiên cứu theo quan điểm phát triển bền vững có thể xem vừa là quan
điểm, vừa là nhiệm vụ nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp cần thiết trong vấn đề tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
Các tài liệu cần thu thập gồm: Các dự án, báo cáo, đề tài đã được nghiên cứu về
vấn đề khai thác khống sản, khai thác đá vơi trong nước cũng như của Hải
Dương. Bản đồ, lược đồ khu vực nghiên cứu, khu vực khai thác, sơng ngịi, bản
đồ khí hậu thủy văn, bản đồ mật độ dân cư, bản đồ các ngành kinh tế… của tỉnh
Hải Dương.
Đặc biệt để xác định ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi
trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo khơng gian, đề tài cần
có lược đồ các điểm quan trắc nguồn nước, khơng khí trên địa bàn huyện Kinh
Môn, xung quanh các điểm mỏ khai thác và các số liệu thống kê, bảng biểu tại

các điểm quan trắc về hiện trạng môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương...
Để thực hiện đề tài, cần phải có các tài liệu, thơng tin liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau, như: các số liệu điều tra, báo cáo của Sở Tài ngun và Mơi
trường, Phịng Tài ngun và Môi trường huyện, Trung tâm nước sạch và vệ sinh
môi trường tỉnh Hải Dương, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, tài liệu về địa lí địa phương
của Sở giáo dục, các nguồn thông tin trên sách báo, trên mạng Internet...

7


6.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Dựa trên số liệu sưu tầm về thực trạng khai thác đá vôi huyện Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương của các đề tài nghiên cứu trước đó, tài liệu quan trắc của Sở
Tài ngun mơi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường... tiến hành phân
tích, tổng hợp, so sánh, kiểm tra tính xác thực và độ tin cậy của tài liệu. Trong
quá trình nghiên cứu, cần chọn lọc và tổng hợp các tư liệu cần thiết để rút ra
những nhận xét, đánh giá khái quát những ảnh hưởng của hoạt động khai thác
đá vôi đến môi trường tự nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
6.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa điểm khai thác đá vôi trên địa
bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương gồm khu khai thác, khu tập kết vật liệu
và các khu vực dân cư xung quanh, khảo sát nguồn nước, chất lượng khơng khí,
chụp ảnh thực địa, nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu với thực tế, đồng thời
xác định mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự
nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
6.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ - GIS
Dựa trên các bản đồ tự nhiên, sơng ngịi của huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải
Dương, báo cáo tình hình khai thác đá vơi và kết quả quan trắc của Phịng tài
nguyên và môi trường, Sở tài nguyên môi trường, thành lập một số bản đồ, biểu

đồ về hiện trạng khai thác đá vôi và ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vơi
đến mơi trường khơng khí, mơi trường nước, đất và cảnh quan thiên nhiên của
huyện.
7. Đóng góp chính của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục làm rõ bức tranh hiện trạng khai
thác đá vơi và tác động của nó đến chất lượng mơi trường tự nhiên huyện Kinh
Mơn, tỉnh Hải Dương, phân tích được các nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm
chất lượng mơi trường tự nhiên ở đây, từ đó tăng thêm tính thực tiễn để các
ban, ngành đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả.

8


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về ảnh hưởng của hoạt động khai
thác khoáng sản và những tác động tới môi trường tự nhiên.
Chương 2. Thực trạng hoạt động khai thác đá vôi huyện Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương.
Chương 3. Tác động của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tự
nhiên huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và một số giải pháp khắc phục.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG TỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Các khái niệm về hoạt động khai thác
-

Khai thác mỏ: là hoạt động khai thác khống sản hoặc các vật liệu địa

chất từ lịng đất, thường là thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được
khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương,
đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải
từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phịng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được
khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ theo nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các
nguồn tài nguyên không tái tạo như: dầu mỏ, khí thiên
nhiên hoặc thậm chí cả nước.
-

Hoạt động khai thác đá: là một loại hình khai thác khoáng sản lộ thiên

các loại đá hay khoáng. Khai thác đá thường cung cấp nguồn vật liệu cho xây
dựng như các loại đá có kích thước lớn như đá hộc, đá vơi, đá ong, đá hoa
cương …Ngồi ra, cịn cung cấp cho các ngành chế tác, mỹ nghệ các sản phẩm
từ đá như đá lát, đá tạc tượng… (theo Wikipedia). Các loại đá được khai thác từ
mỏ đá bao gồm: đá phấn(chalk), đá phấn sét/cao lanh(chalk clay), đá bọt
(clinder), cát(sand), sỏi(gravel), đá granit(granite), đá vôi (limestone), thạch cao
(gypsum), đá cẩm thạch(marble), đá phiến(slate), sa thạch(slate) và các loại
quặng(ores). Nhiều loại đá như đá cẩm thạch(marble), đá granite(granite), đá
vôi(limestone), đá sa thạch(sandstone) sau khi khai thác được cắt thành các tấm
lớn. Bề mặt đá được gia công với các mức độ khác nhau và được sử dụng trong
các ngành khác nhau, đặc biệt là trong xây dựng vì có độ bền cao, do đó vừa là
mặt hàng hấp dẫn đồng thời là vật liệu được ưa chuộng sử dụng.
10



1.1.1.2. Khái niệm môi trường
-

Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống

trên Trái đất, nên môi trường của lồi người chính là khơng gian bao quanh Trái
đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người.
Trong Địa lí học, người ta gọi đó là mơi trường xung quanh hay mơ i
trường địa lí [9].
-

Mơi trường tự nhiên: Bao gồm các thành phần của tự nhiên: Địa hình,

địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật. Mơi trường tự nhiên xuất hiện trên
bề mặt Trái đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự
nhiên, làm cho nó bị biến đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển
theo quy luật riêng của nó [9].
-

Mơi trường sống của con người, tức là hồn cảnh bao quanh có ảnh

hưởng đến sự sống, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Môi
trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên (địa hình, địa chất,
đất, khí hậu, nước, sinh vật), mơi trường xã hội (quan hệ xã hội trong sản xuất,
trong phân phối, trong giao tiếp), môi trường nhân tạo (các đối tượng lao động
do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người) [9].
Mơi trường có ba chức năng chính là: khơng gian sống của con người,
nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên, nơi chứa đựng các chất phế thải do con

người tạo ra, do vậy, con người có thể làm nâng cao hoặc làm suy thối chất
lượng mơi trường, chính điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của
xã hội lồi người [9].
-

Ơ nhiễm môi trường tự nhiên là sự làm thay đổi tính chất vật lí, hóa

học... của mơi trường bởi các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm là những
chất độc hại được thải ra trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hay trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng, hoặc các
chất khác [9].

11


-

Suy thối mơi trường tự nhiên là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng

của các thành phần tạo ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con
người và thiên nhiên [9].
-

Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt

động sản xuất của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên gây suy
thối mơi trường nghiêm trọng gồm: bão lụt, hạn hán, sạt lở đất, hỏa hoạn,
cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại đến môi trường của cơ sở sản xuất kinh
doanh, cơng trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật [12].
-


Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm đầu của thập

kỷ 80 thế kỷ 20, điển hình có khái niệm do tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) đưa ra: “Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng đến sự phát triển kinh tế mà phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [11].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua báo cáo
Brundtland (còn gọi là báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ Phát triển bền vững là “sự
phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai…” [11].
Hội nghị mơi trường tồn cầu tại Rio de Janerio (6/1992) đưa ra khái
niệm: "Phát triển bền vững nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn
tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển
kinh tế."
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới và phát triển bền vững nhóm
họp với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế,
xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết và đưa ra quyết sách
liên quan đến các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa
dạng sinh thái.

12


×