Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi núi Vức, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

ĐẶNG VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ
ĐÁ VÔI NÚI VỨC, THÀNH PHỐ THANH HOÁ,
TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

ĐẶNG VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỎ
ĐÁ VÔI NÚI VỨC, THÀNH PHỐ THANH HOÁ,
TỈNH THANH HOÁ
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác Giả

Đặng Văn Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn thành.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của ban giám hiệu Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa sau
Đại học, cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa Môi trường đã giúp
tôi hoàn thành khóa học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS. Nguyễn Thanh Hải đã rất tận lòng hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học./.
Tác giả

Đặng Văn Thành


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.3. Tình hình khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng trên thế giới .................................. 7
1.4. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam ...................................................................... 8
1.4.1. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam................................................................... 8
1.4.2. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến ....................................................... 9
1.4.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi đến môi trường ............. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 21

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 21
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 21
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................ 21
2.2.2. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi núi Vức, thành phố
Thanh Hóa........................................................................................................................... 21
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi Núi Vức đến
môi trường .......................................................................................................................... 21
2.2.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi
trường tại mỏ đá vôi núi Vức ............................................................................................. 22


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ....................................................... 22
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp ......................................................... 22
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích ............................................................................. 22
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 26
2.3.5. Phương pháp đối chiếu, so sánh .............................................................................. 27
2.3.6. Phương pháp chuyên gia.......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 33
3.2. Tình hình khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi núi Vức, thành phố
Thanh Hóa........................................................................................................................... 36
3.2.1. Vị trí khu vực, trữ lượng khai thác .......................................................................... 38
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi núi Vức đến
môi trường.......................................................................................................................... 39

3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường đất..................................................................................................................... 39
3.3.2. Chất lượng môi trường nước ................................................................................... 44
3.3.3. Chất lượng môi trường không khí........................................................................... 53
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường và sức khoẻ dân
cư qua ý kiến của người dân ................................................................................................ 57
3.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi
trường tại mỏ đá vôi núi Vức ............................................................................................. 62
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước .......................................................................... 62
3.4.2. Đối với đơn vị hoạt động khoáng sản ..................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 70
1. Kết luận ........................................................................................................................... 70
2. Kiến nghị......................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 72


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đă ̣c điể m phân bố và hàm lươ ̣ng đá vôi trong các mỏ điể n hiǹ h trong cả
nước .............................................................................................................................8
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất .................................23
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước ..............................24
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí ......................26
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí bình quân ..................................................................29
Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình (%) ..............................................................29
Bảng 3.3. Lượng mưa bình quân (mm) .....................................................................30
Bảng 3.4. Số giờ nắng bình quân ..............................................................................30
Bảng 3.5. Các đơn vị đang khai thác đá vôi tại núi Vức, thành phố Thanh Hóa ......37
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2014 .........................39

Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2015 .........................40
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất năm 2016 .........................41
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2014 ................44
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2015 ................45
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt năm 2016 ..............46
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2014 .................................49
Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2015 .................................50
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng nước thải năm 2016 .................................51
Bảng 3.14. Chất lượng môi trường không khí năm 2014 .........................................53
Bảng 3.15. Chất lượng môi trường không khí qua các năm 2015 ............................54
Bảng 3.16. Chất lượng môi trường không khí qua các năm 2016 ............................55
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của hoạt động
khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn xã .................................................................58
Bảng 3.18. Ý kiến của người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường............60
tại địa phương ............................................................................................................60
Bảng 3.19. Tình trạng sức khỏe của người dân trên địa bàn xã Đông Hưng và xã
Đông Vinh .................................................................................................................61


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác .......................................................9
Hình 11.2: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác lớp xiên gạt chuyển và dòng thải 12
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và dòng thải ............13
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá và dòng thải ...............................14
Hình 3.1. Vị trí núi Vức, thành phố Thanh Hóa .......................................................28
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH ................................................................42
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng OM ...............................................................42
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NTS ...............................................................43

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng PTS ................................................................43
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng KTS ...............................................................43
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH ................................................................47
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO ...............................................................47
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS ..............................................................48
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ...........................................................48
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 .........................................................48
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH ..............................................................51
Hình 3.13. Biều đồ thể hiện hàm lượng BOD5 .........................................................52
Hình 3.14. Biều đồ thể hiện hàm lượng BOD5 .........................................................52
Hình 3.15. Biều đồ thể hiện hàm lượng Colifrom ....................................................52
Hình 3.16. Biều đồ thể hiện hàm lượng Bụi .............................................................56
Hình 3.17. Biều đồ thể hiện hàm lượng NOx ............................................................56
Hình 3.18. Biều đồ thể hiện hàm lượng SO2 .............................................................57
Hình 3.19. Biều đồ thể hiện hàm lượng CO..............................................................57
Hình 3.20. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới môi trường đất ..............59
Hình 3.21. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới nguồn nước mặt ............59
Hình 3.22. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tới nguồn nước mặt ............59
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn ............61
Hình 3.24: Hệ thống phun nước tại trạm đập – Giảm thiểu ô nhiễm bụi .....................63
Hình 3.25: Xe chở nước tưới đường – Giảm thiểu ô nhiễm bụi ..................................64
Hình 3.26: Trồng cây xanh khu vực quanh mỏ .........................................................68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, trong quá trình hội
nhập và phát triển đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần sự nghiệp phát

triển đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, yêu cầu phải
phát triển cơ sở hạ tầng: Các công trình giao thông, đô thị, các công trình xây dựng
công nghiệp... Ở mỗi công trình đó, vai trò của đá vật liệu xây dựng hết sức quan
trọng. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, chủ trương khuyến khích phát triển
Ngành công nghiệp khai thác đá vật liệu xây dựng của Đảng và Nhà nước là đúng
đắn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp một phần vào ngân
sách cho tỉnh và Nhà nước. Với chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng
của tỉnh Thanh Hóa thì việc khai thác chế biến các mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng
được chú trọng hàng đầu. Với công suất sản xuất đá xây dựng như hiện nay ở tỉnh ta
mới chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu thực tế. Giai đoạn tới (2015- 2020) nhu
cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng (khoảng 15%/năm). Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế xã hội, nhu cầu xây dựng trở nên phong phú và đa dạng, sản phẩm
chế biến từ đá dăm qui chuẩn như bê tông tươi, bê tông nhựa … ngày càng được thị
trường ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
Theo báo cáo Quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn núi Vức
có 10 đơn vị được UBN tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Tuy nhiên hiện
nay có 03 đơn vị đang tiến hành hoạt động khai thác đá vôi tại đây gồm: Công ty
TNHH Một thành viên Tân Thành 9, Công ty Cổ phần Bê tông thương phẩm Thanh
Hóa và Công ty Cổ phần Tân Thành.
Mỏ đá vôi núi Vức với sản phẩm chính là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông
thường và tận thu đá khối làm đá ốp lát. Hằng năm, mỏ đã cung cấp một khối lượng
đá lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khu vực thành phố Thanh Hoá và các vùng
phụ cận. Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn núi Vức, xã Đông Hưng
và xã Đông Vinh của các đơn vị hoạt động khoáng sản đã tạo việc làm, thu nhập
cho người dân địa phương, đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường sá, cầu


2


cống..., công trình công cộng: trường học, nhà trẻ... và đóng góp vào ngân sách nhà
nước thông qua các khoản thuế, phí.... Bên cạnh những lợi ích, thì hoạt động khai
thác đá vôi cũng tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội: mất an ninh trật
tự xã hội, gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông, sức khỏe của người dân...,
chất lượng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực và xung quanh khu vực khai thác,
chế biến đá vôi.
Xuất phát từ một số vấn đề thực tiễn trên và để phát triển bền vững ngành
than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt
động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi núi Vức, thành phố Thanh Hoá,
tỉnh Thanh Hoá”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá
vôi vúi Vức, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hoạt động khai thác và chế biến đá vôi của mỏ đá vôi núi Vức,
thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá;
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá vôi núi Vức
đến môi trường đất, nước, không khí.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến
môi trường tại mỏ đá vôi núi Vức.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Áp dụng và bổ sung và phát huy các kiến thức đã học vào thực tiễn;
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá
hiện trạng môi trường;
- Bổ sung tư liệu, kinh nghiệm, kỹ năng thực hành cho việc học tập và nghiên cứu.



3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm được ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi tới môi
trường đất, nước, không khí để từ đó giúp cho các đơn vị tổ chức khai thác có các
biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Tạo cơ
sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá;
- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các
thành viên tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật” [18].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
đến con người và sinh vật” [18].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Quy chuẩn

kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [18].
- Khái niệm tài nguyên khoáng sản:
Theo khoản 1 điều 2 Luật khoáng sản 2010: “Khoáng sản là khoáng vật,
khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ” [19].
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí (khí
đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra
trên bề mặt trái đất);


5

- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu,
kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây
dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng
sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các loại khoáng sản
do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”.
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ
công nghiệp;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về
vật liệu nổ công nghiệp;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về việc quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;


6

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Thủ Tướng Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Chính phủ ngày 12/5/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày

23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ
sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy
định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng
sản rắn;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác
động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 265/GP-UBND ngày 28/7/2014 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất


7

tại mỏ đá vôi núi Vức, xã Đông Hưng và xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa đối
với Công ty TNHH MTV Tân Thành 9;
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 335/GP-UBND ngày 23/9/2014 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất
tại mỏ đá vôi núi Vức, xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa đối với Công ty CP bê
tông thương phẩm Thanh Hóa;

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 77/GP-UBND ngày 23/2/2016 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất
tại mỏ đá vôi núi Vức, xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa đối với Công ty CP
Tân Thành;
- Công văn số 9064/UBND-CN ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản
tại các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
1.3. Tình hình khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng trên thế giới
Đá vôi chiếm khoảng 10% tổng khối lươ ̣ng của tấ t cả các đá trầ m tić h, đo đó đá
vôi rất phổ biến trong kiến trúc, đă ̣c biê ̣t ở Châu Âu và Bắ c My.̃ Nhiề u nơi trên thế
giới bao gồ m cả các kim tự tháp và các công trin
̀ h liên quan phức tạp ở Giza, Ai Câ ̣p
cũng được làm bằng đá vôi. Nhiề u tòa nhà ở Kingston, Ontario, Canada đã đươ ̣c xây
dựng từ loại vật liệu này và đươ ̣c biế t đế n với biê ̣t danh “Thành phố đá vôi”.
Qua thời gian, loại vật liê ̣u có sẵn này vẫn thường xuyên đươ ̣c sử du ̣ng trên tấ t
cả các tòa nhà và các tác phẩ m điêu khắc. Đá vôi phổ biế n nhấ t trong cuố i thế kỷ
XIX đầ u thế kỷ XX. Trạm xe lửa, ngân hàng và các cấ u trúc khác từ thời đó thường
được tạo ra từ đá vôi. Nó đươ ̣c sử du ̣ng như mô ̣t mă ̣t tiề n trên các tòa nhà tro ̣c trời.
Tại Hoa Kỳ, Indiana, đáng chú ý nhấ t là vùng Bloomington, từ lâu đá vôi đã đươ ̣c
khai thác và sử du ̣ng dưới dạng vật liệu chấ t lươ ̣ng cao. Nhiề u tòa nhà nổ i tiế ng ở
London đươ ̣c xây dựng từ đá vôi da ̣ng Portland.
Thời Trung cổ, đá vôi là mô ̣t loa ̣i vật liê ̣u rấ t phổ biế n bởi nó có tin
́ h chấ t
cứng, bề n và dễ dàng liên kế t ta ̣i bề mă ̣t tiế p xúc. Nhiều nhà thờ Trung cổ và lâu đài
ở Châu Âu đã được làm bằng đá vôi, Đá Bia là mô ̣t da ̣ng phổ biế n của đá vôi cho
các tòa nhà thời trung cổ ở miề n Nam nước Anh.


8


1.4. Tình hình khai thác đá vôi tại Việt Nam
1.4.1. Đặc điểm phân bố và trữ lượng khoáng sản
Kết quả điều tra và thăm dò khoáng sản cho thấ y Viê ̣t Nam cho thấy, 125 tu ̣
khoáng đá vôi đã đươ ̣c tìm kiế m và thăm dò, trữ lượng ước đa ̣t khoảng 13 tỷ tấ n, tài
nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấ n. Đá vôi Viê ̣t Nam tâ ̣p trung chủ yế u ở các tin
̉ h
Phía Bắc và Cực Nam, có tiề m năng hơn tất cả là trữ lượng đá vôi ở Bắ c Sơn và
Đồng Giao. Đặc điểm phân bố và hàm lươ ̣ng đá vôi trong các mỏ điể n hin
̀ h trong cả
nước đươ ̣c thể hiê ̣n như sau:
Bảng 1.1. Đă ̣c điể m phân bố và hàm lươ ̣ng đá vôi trong các mỏ điể n hin
̀ h
trong cả nước
Hàm lươ ̣ng (%)

Mỏ

CaO

SiO2

Fe2O3

MgO

MKN

55,44

0,2


0,48

0,4

41,36

Chùa Trầ m (Hà Nội)

55,33

0,23

0,1

0,41

43,28

Núi Voi (Thái Nguyên)

50,57

0,87

0,63

0,65

31,3


Núi Vức (Thanh Hóa)

53,4

0,8

0,65

1,21

43,5

Diễn Châu (Nghê ̣ An)

50,51

1,24

0,24

3,12

43,57

Tràng Kênh (Hải
Phòng)

(Nguồn: Tập đoàn hoá chất Việt Nam, năm 2002)
Ở miề n Bắ c Việt Nam hiê ̣n có 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoa ̣t

động với quy mô công suất khai thác khác nhau khá nhiề u.Trên các mỏ đá lớn ở
Việt Nam người ta áp du ̣ng công nghê ̣ khai thác lớp bằ ng. Hiê ̣n nay, đá vôi ở nước
ta chủ yếu đươ ̣c khai thác để phục vụ cho làm đường giao thông và sản xuấ t xi
măng…, sản lượng phu ̣c vu ̣ các ngành khác như luyê ̣n kim, thủy tinh, sản xuất hóa
chấ t… là tương đố i ít [24].


9

1.4.2. Phương pháp và công nghệ khai thác, chế biến
Mỏ
Khoan, nổ mìn

Khai thác lớp xiên

Khai thác lớp bằng

Gạt chuyển
Xúc bốc
Ô tô tự đổ
Trạm nghiền sàng
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác
a. Về công tác mở vỉa
Các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh phần lớn nằm xã các tuyến Quốc lộ. Về địa hình
các mỏ khu vực này có những núi đá vôi độc lập, diện tích nhỏ, nhưng cũng có những
dãy núi đá liên tiếp nhau, có những vị trí núi đá nằm khuất sau dãy núi phía ngoài. Độ
cao đỉnh lớn nhất có thể lên đến +250 m. Địa hình bị phong hóa mạnh tạo ra những
vách đá tai mèo lởm chởm. Biên giới mỏ được cấp phép thường cấp theo quy mô dự
định đầu tư của đơn vị xin cấp phép khai thác.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của địa hình mỏ, diện tích mỏ nói chung, diện tích

thân khoáng và hệ thống khai thác của mỏ, các hình thức mở vỉa thường là:
- Sử dụng hệ thống đường hiện có hoặc thiết kế, thi công tuyến đường tạm với
chất lượng thấp, không tuân thủ theo các quy chuẩn, quy phạm.
- Khối lượng công tác mở vỉa nhỏ, không đảm bảo duy trì được các thông số
kỹ thuật và an toàn.
- Phương pháp mở vỉa thường là làm đường lên núi theo kiểu hào bán hoàn
chỉnh, độ dốc lớn, mục đích để di chuyển thiết bị khoan lên tầng. Một số mỏ chỉ làm
các đường công vụ lên núi theo hình thức kè đá tạo thành các bậc để người đi lại,
mang vác các dụng cụ khai thác lên núi như búa khoan tay, choòng khoan. Một số mỏ


10

được thiết kế đường hào mở vỉa để đưa các thiết bị khai thác lên tầng phục vụ khai thác
nhưng trong thực tế không thi công theo đúng thết kế mở vỉa được phê duyệt.
- Về tầng công tác đầu tiên và xén chân tuyến cải tạo sườn núi, các mỏ đều
thiết kế tầng công tác đầu tiên theo hệ thống khai thác lớp xiên cắt tầng nhỏ và chân
tuyến được xén tạo điều kiện thuận lợi cho tập kết, bốc xúc đá tại chân tuyến đảm
bảo an toàn nhưng trong thực tế tầng công tác và chân tuyến không được thi công.
Sở dĩ các mỏ không thực hiện tốt khâu mở vỉa, làm đường lên núi, tạo tầng
công tác đầu tiên, xén chân tuyến là do những nguyên nhân:
- Diện tích mỏ nói chung và diện tích thân khoáng nhỏ hẹp, độ cao của mỏ lớn,
địa hình phân cắt phức tạp, khó khăn cho công tác đào tuyến hào lên núi.
- Việc mở các hào chung ngoài biên giới mỏ cũng gặp nhiều vướng mắc do
không nằm trong ranh giới mỏ được cấp phép dẫn đến việc sử dụng đất, đền bù giải
phóng mặt bằng khi xây dựng đường hào gặp khó khăn do sự không thống nhất về
cơ chế chính sách cũng như việc phối hợp giữa các ngành.
- Mặt khác xung quanh biên giới được phép khai thác cũng là tài nguyên đá,
khi mở hào chung cho mỏ thì cũng phải mở trên vùng có tài nguyên vì vậy càng khó
khăn cho công tác quản lý nhà nước.

- Ngoài ra nhiều vị trí điểm mỏ nằm trong khu vực có mật độ mỏ cao, các mỏ
có biên giới liền kề nhau nên khó có không gian để thiết kế hay thi công tuyến
đường hào mở mỏ hoàn chỉnh mà không chồng lấn lên diện tích của mỏ liền kề.
Từ những lý do đó các mỏ lựa chọn hình thức mở vỉa bằng hào trong biên giới mỏ.
- Các đơn vị được phép khai thác là các thành phần kinh tế khác nhau, được
thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đăng ký hành nghề khai thác chế
biến khoáng sản. Trong số các tổ chức cá nhân được cấp phép khai thác một số ít là
doanh nghiệp lớn còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính hạn chế,
vốn đầu tư cho mỏ không tập trung mà công tác mở vỉa mỏ là giai đoạn cần huy
động nguồn vốn lớn nhất, trong thời gian ngắn để hoàn thiện xây dựng cơ bản mỏ.
Vì thiếu vốn, khả năng tài chính không đáp ứng cũng là lý do dẫn đến công tác mở
vỉa thực hiện không tốt.
b. Về hệ thống khai thác


11

Hệ thống khai thác thường được lựa chọn là hệ thống khai thác hỗn hợp. Giai
đoạn đầu của mỏ do độ cao khai thác lớn, diện tích tầng công tác nhỏ, hệ thống hào
mở vỉa dốc thì áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng. Ở giai đoạn sau, khi
mỏ được hạ thấp về cao độ khai thác, diện tích mặt tầng đã lớn hơn, hệ thống hào
mở vỉa có thể cải tạo để giảm độ dốc, mở rộng nền hào, có thể cho phép các máy
khoan, máy xúc, ô tô lên mặt tầng thực hiện khai thác. Hệ thống khai thác áp dụng ở
giai đoạn sau là hệ thống khai thác chia lớp bằng xúc chuyển hoặc gạt chuyển.
Về mặt lý thuyết việc áp dụng hệ thống khai thác theo từng giai đoạn trên (hệ
thống khai thác hỗn hợp theo thời gian) là hợp lý nhưng các điều kiện để thực hiện
hệ thống khai thác hỗn hợp của các mỏ không thực hiện được.
Qua nghiên cứu thực tế ở mỏ, các mỏ hiện nay hầu hết đều thực hiện khấu tự
do, trên diện tích mỏ phân chia làm nhiều khu vực khai thác, sử dụng búa khoan con
khoan trực tiếp vào các sườn núi, đá sau khi nổ mìn tự rơi theo trọng lực dưới chân

núi. Một số mỏ cắt được các tầng nhỏ với chiều cao tầng 2m đến 2,5 m, bề rộng mặt
tầng 1,5 m đến 2 m chuyển đá xuống chân núi bằng năng lượng nổ mìn nhưng chiều
dài tuyến công tác ngắn, độ dốc sườn tầng không được duy trì ổn định dẫn đến chập
tầng, không duy trì được hệ thống khai thác. Việc khai thác tự do hệ thống khai thác
bị phá vỡ xẩy ra ở hầu hết các mỏ trong phạm vi từ chân núi lên đến đỉnh núi, vì
vậy không thể áp dụng được hệ thống khai thác lớp bằng ở giai đoạn sau.
Nguyên nhân của việc các mỏ khấu theo hình thức tự do, không tuân thủ một
hệ thống khai thác cơ bản nào ở các mỏ đá trên địa bàn là:
- Công tác mở vỉa, đầu tư xây dựng ban đầu của các mỏ không được quan tâm
thực hiện bài bản theo đúng thiết kế từ ban đầu như đã phân tích trên.
- Do đặc điểm của mỏ đá vật liệu xây dựng thường có độ cứng lớn, địa hình
phức tạp, sau khi thực hiện công đoạn nổ mìn là tạo được sản phẩm dưới dạng thô
vì vậy các đơn vị khai thác tập trung chạy đua theo sản phẩm, chạy đua theo năng
suất, ít chú trọng đến công tác cải tạo tầng công tác một cách thường xuyên vì vậy
các thông số của hệ thống khai thác bị phá vỡ. Tầng bị chập; khi sửa chữa cải tạo trả
lại tầng công tác cũ thì chi phí cải tạo tăng.
- Do quan điểm của các doanh nghiệp khai thác mỏ, chú trọng về năng suất và
lợi nhuận, ít quan tâm đến các lĩnh vực về kỹ thuật khai thác, không tổ chức khai
thác mỏ một cách khoa học.


12

- Trình độ chuyên môn Giám đốc điều hành mỏ của các đơn vị khai thác mỏ
còn yếu, chưa có kinh nghiệm.
- Do công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác còn nhiều hạn chế. Với các
điểm mỏ khai thác đá trên địa bàn thì số lượng các điểm mỏ là quá lớn, mật độ dầy đặc ở
mỗi khu vực tập trung nhưng các khu vực lại nằm phân tán rải rác ở khắp toàn tỉnh gây
khó khăn cho công tác quản lý của địa phương.
Một số hệ thống khai thác đang được áp dụng tại các mỏ khai thác đá vôi hiện nay.


Hình 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác lớp xiên gạt chuyển và dòng thải


13

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và dòng thải


14

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đá và dòng thải
c. Công nghệ và thiết bị
Theo hồ sơ thiết kế mỏ của các mỏ đá vôi hầu hết công nghệ được sử dụng vào
khai thác là phá vỡ đá ra khỏi khối nguyên bằng khoan nổ mìn, đá sau nổ mìn rơi
xuống chân núi. Đá quá cỡ được khoan nổ mìn lần hai, một số mỏ dùng đầu đập thủy
lực để phá đá quá cỡ. Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng bánh xích


15

bốc xúc lên các phương tiện vận tải vận chuyển về nơi chế biến. Ở một số mỏ dùng lao
động thủ công để bốc lên phương tiện.
Với công nghệ khai thác bán thủ công nêu trên có nhiều bất cập, năng suất lao
động thấp, nguy cơ mất an toàn lao động cao, phát sinh nhiều yếu tố gây ô nhiễm
môi trường.
Tính toán đồng bộ thiết bị chưa căn cứ vào những cơ sở khoa học, các yếu tố
tự nhiên, yếu tố sản trạng của mỏ, quy mô sản lượng, khoảng cách vận tải
v.v…Những luận cứ chọn đồng bộ thiết bị thiếu tính thuyết phục mà thường mang
tính áp đặt theo kinh nghiệm hoặc điều kiện của những mỏ tương tự. Lựa chọn đồng

bộ thiết bị có những mỏ không phù hợp với hình thức mở vỉa và hệ thống khai thác.
Trong thực tế thiết bị sử dụng tại các mỏ đá là những thiết bị cũ, lạc hậu, thiết
bị khoan sử dụng loại có đường kính mũi 105mm, 76mm, 42mm, 36mm …, hiện
nay thì đa số sử dụng loại 105mm nhưng máy không có bộ phận di chuyển, bộ phận
hút bụi. Vì sử dụng những máy khoan này các thao tác như thay hoặc nối dài
choòng khoan, di chuyển trên bãi mìn đều thực hiện thủ công, năng suất khoan thấp
từ đó để chạy theo năng suất bố trí mạng khoan thưa, không phù hợp làm ảnh hưởng
đến chất lượng nổ mìn, tăng tỷ lệ đá quá cỡ, mặt tầng sau khi nổ mìn không bằng
phẳng, độ dốc sườn tầng không duy trì từ đó mất nhiều thời gian cho công tác cải
tạo sườn tầng, phá mô chân tầng.
Thiết bị bốc xúc chủ yếu sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng
xích, dung tích gầu xúc từ 0,5 m3 đến 1,25 m3. Thực hiện xúc tại chân núi nơi tiếp
nhận đá từ tầng khai thác.
Thiết bị vận tải sử dụng các loại xe ô tô tự đổ tải trọng từ 5 đến 15 tấn.
Thiết bị phụ trợ như máy gạt, ủi thường sử dụng loại D85A, D185, D6D, T75.
1.4.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi đến môi trường
Hiê ̣n nay nước ta đang trên đà phát triể n, gắ n liền với sự phát triể n đó là hàng
loạt các công trình xây dựng mo ̣c lên, đòi hỏi nguồ n nguyên vâ ̣t liệu ngày càng lớn
cả về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng. Do đó viê ̣c khai thác và chế biế n đá vôi làm vâ ̣t liê ̣u
xây dựng là rất cần thiết và ý nghiã , không chỉ đáp ứng nhu cầ u trong xây dựng phát
triể n mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho vùng và đấ t nước.


16

Song song với những lợi ích kinh tế mà các hoa ̣t đô ̣ng khai thác và chế biế n
đá vôi mang la ̣i thì trong quá trin
̀ h khai thác và chế biế n không tránh khỏi các tác
đô ̣ng xấ u đế n môi trường đấ t, nước, không khi,́ sức khỏe và con người.
1.4.3.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đến môi trường không khí

a. Tác động do bụi, khí độc, tiếng ồn và độ rung
* Tác động do bụi
Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong môi trường không khí với nồng độ
và tải lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người cũng như động, thực vật trong vùng.
Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến đá
và vận chuyển đá ra khu vực chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất
là công tác khoan, nổ mìn và chế biến đá (nghiền sàng) khi điều kiện thời tiết bất lợi
xảy ra (Trời khô hanh, vận tốc gió lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu
chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể ảnh hưởng tới vị trí cách xa khu mỏ. Khi đó
người, động vật và cây cối sống trong vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi.
Tác động của bụi đối với con người:
- Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những
người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản quá trình bài tiết. Đặc biệt với
các cơ sở có công nghệ liên quan đến đến bụi đá, xi măng thì khả năng gây bệnh
phổi cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình,
tràn khí phế mạc,… Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây bẩn nguồn nước, làm ảnh
hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô
nhiễm bụi nói trên.
- Ô nhiễm bụi còn có tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện
thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ lớp bụi trên lá, từ đó
gây cản trở quá trình quang hợp của cây cối, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng phát triển của cây trồng. Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên
nhân gây bào mòn hóa học các công trình, làm mất mỹ quan và hư hại công trình.


17

* Tác động do khí độc hại:
Các khí độc hại sinh ra chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và bốc xúc,

các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC,… Khí độc hại sinh ra do các phương tiện
tham quá trình khai thác, chế biến đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy
nhiên khi số lượng máy tham gia tăng lên và thời gian tiếp xúc với các khí này tăng
sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển của cây cối trong
khu vực dự án.
* Tác động do tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, chế biến đá, bốc xúc và
phương tiện vận chuyển đá…. sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, môi
trường lao động của công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người
tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhỉ, ù tai, điếc…)
* Tác động do độ rung:
Quá trình nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và
thời gian tác động ngắn, mức lan tỏa rộng.
Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời gian
tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới người
lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn thương các
cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc có thể bị biến
dạng, hư hỏng, nứt gãy… khi bị tác động.
b. Tác động do nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt
* Tác động do nước mưa chảy tràn:
Tác động dễ nhận thấy của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập
úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung có thể truyền nhiễm bệnh cho con người
và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, bột đá nguyên
vật liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi, gây nên hiện tượng bồi lắng, tăng độ đục
của nước và giảm lượng ôxy hòa tan trong nước. Sự ô nhiễm này sẽ góp phần làm
suy giảm động vật, thực vật dưới nước.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn ở giai đoạn này thường có xu hướng lớn hơn ở
giai đoạn trước do diện tích che phủ và lớp đất tơi xốp giúp giữ nước bị bóc phủ
không còn khả năng giữ nước.



×