Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC - LỚP: 11 (LẦN THỨ 16) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP (TỈNH) HẬU GIANG
TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ 16
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC ; LỚP :11
Câu hỏi 1: (4 điểm)
A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ
CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.Hãy cho biết:
a. Tên của hai chất đó.
b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng?
c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2?
d. Giải thích hai trường hợp c và b.
B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng
ánh…Hãy cho biết:
a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không?
b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì?
c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích
tại sao lại sắp xếp như vậy?
Trả lời:
A. a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin:
ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG).(0.5đ)
b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. (0.25đ)
c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm.
d. Giải thích theo sơ đồ sau: (0.5đ)
CO2
RiDP APG
ATP
NADPH2

AlPG
B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình
tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc


khác nhau. (0.5đ)
b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp
lục càng thấp. (0.25đ)
- Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác
nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên
mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng
lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. (0.25đ)
c. Tảo lục  Tảo lam  Tảo nâu  Tảo vàng ánh  Tảo đỏ. (0.5đ)
Số phách
Số phách
Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển
nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối
sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được
ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. (0.5đ)
Câu hỏi 2 : Sinh lý động vật
a. Vì sao khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong?
b. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể
như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?
c. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng
gì ?
Trả lời:
a. Khi bị chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong vì:
- Đó là vùng hành tủy, chứa trung tâm điều hòa hô hấp. 0.5đ
- Nếu hành tủy bị chấn thương, trước tiên hoạt động hô hấp tạm ngừng. 0.25đ
- Nếu sau một thời gian, trung tâm hô hấp không phục hồi được liên lạc với cầu não và vỏ não,
hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 0.25đ
b. Các dạng hemoglobin khác nhau:
- Thai nhi đến 3 tháng chứa hemoglobin E(HbE) gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi
globin epsilon. 0.25đ

- Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin
gammam. 0.25đ
- Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi anpha và hai chuỗi beta. 0.25đ
* Nhận xét:
- Gen quy định cấu trúc chuỗi polipeptit anpha đã hoạt động liên tục trong suốt thời kì phát
triển phôi và hậu phôi. 0.25đ
- Các gen quy định cấu trúc các chuỗi polipeptit epsilon và gamma chỉ hoạt động trong giai
đoạn phôi. (0.25đ)Gen quy định cấu trúc chuỗi beta hoạt động trong giai đoạn hậu phôi.
0.25đ
- Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có
một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chế điều hòa tổng hợp protein. 0.5đ
C.
Đặc điểm bể mặt TĐK Tác dụng Điểm
- Tỷ lệ
V
S
lớn
- Bề mặt mỏng và ẩm ướt.
- Bề mặt có nhiều mao mạch.
- Có sự lưu thông khí.
- Tăng S bề mặt TĐK
- Giúp O
2
, CO
2
dễ dàng khuếch tán qua.
- Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí.
- Tạo sự chênh lệch về nồng độ O
2
và CO

2
.
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu hỏi 3: (4 điểm)
a. Ứng động khác hướng động ở những điểm nào?
b. Hãy giải thích hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi có kích thích? Nêu vai trò
của hướng động và ứng động đối với đời sống thực vật?
c. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm(diệp tiêu)
- Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sang một chiều.
- Cây mầm 3 : che tối phần bao lá mầm, chiếu sang một chiều.
Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích.
Đáp án câu 3:
a. Phân biệt ứng động và hướng động
Điểm Ứng động Hướng động
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
- Là hình thức phản ứng của một
bộ phận của cây trước tác nhân
kích thích không định hướng.
- Phản ứng nhanh
- Hoạt động theo nhịp đồng hồ sinh
học (ngoại trừ ứng động tiếp xúc)
- Ví dụ: Sự nở hoa của hoa mười
giờ

- Là hình thức phản ứng của một bộ
phận của cây trước tác nhân kích thích
theo 1 hướng xác định.
- Phản ứng chậm
- Hoạt động không theo nhip đồng hồ
sinh học
-Ví dụ: Ngọn cây luôn hướng về phía có
ánh sáng

b. Khi có kích thích sức trương nước của nữa dưới của chỗ phình bị giảm do nước di
chuyển vào các mô lân cận làm cho lá trinh nữ bị cụp lại (0,5đ)
Vai trò của ứng động và hướng động đối với thục vật:
Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ
đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. (0,5đ)
c. - Cây 1: ngọn cây cong về phía ánh sáng do sự quang hướng động. (0.25đ)
Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giản dài tế bào.
Auxin bị quang ôxy hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn
đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sang. (0.5đ)
- Cây 2 và 3 : Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy
cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng.
(0.25đ)
Câu hỏi 4: (4 điểm)
a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa
của động vật ăn thịt?
b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng
núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu?
c. Trình bày sự thích nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường sống?
Trả lời:
a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt :
- Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh

hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. (0,5đ)
- Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu
nhất là chất xơ. (0,25đ)
- Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ
thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. (0,5đ)
- Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng
tiêu hóa Xelulô.Ví dụ động vật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây
là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh. (0,5đ)
b. Tập luyện trên vùng núi cao:Vùng núi cao có nồng độ O
2
loãng hơn vùng đồng bằng
thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì: (0.25đ)
+ Hồng cầu tăng số lượng. (0.25đ)
+ Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức. (0.25đ)
c. Thay đổi cấu trúc và chức năng của nephron giúp động vật có vú điều hoà thẩm
thấu trong các môi trường sống khác nhau. (0.25đ)
Động vật có vú sống ở sa mạc, nơi khan hiếm nước, có quai Henlê rất dài, giúp tăng
hiệu quả hấp thu nước, nước tiểu thải ra ít và cô đặc. (0.25đ)
Hải li kiếm ăn ngâm mình trong nước, do vậy không phải đôi phó với tình trạng
thiếu nước.Quai Henlê ngắn nên khả năng cô đặc nước tiểu giảm, nước tiểu thải ra
nhiều. (0.25đ)
Chim có quai Henlê ngắn hơn so với thú do vậy khả năng cô đặc nước tiểu kém hơn .
khắc phục hiện tượg đó chim bảo tồn nước bằng cách thải ra axit uric tốn rất ít nước.
(0.25đ)
Thận của bò sát không có quai Henlê, khả năng cô đặc nứơc tiểu kém. Khắc phục
nhược điểm đó trực tràng có khả năng tái hấp thu nước rất mạnh từ phân và nước tiểu,
đồng thời cũng thải ra axit uric tốn rất ít nước. (0.25đ)
Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước nên nước từ môi trường
xung quanh ngấm vào cơ thể qua da và mang. Vì vậy thận có xương thải một lượng lớn
nước tiểu rất loãng kèm theo NH

3
. Cá xương bảo tồn muốn bằng cách tăng cường tái
hấp thu muối ở ống thận và hấp thu muối từ nước vào mang. (0.25đ)

×