Quản lý một sếp tồi
Bạn có một người sếp tồi - một kẻ hay bắt nạt, một người không biết cách xử sự
và một người bạn muốn làm mọi thứ để tránh xa. Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có
thể quản lý tốt vị sếp "đáng kính" này.
Quan hệ sếp - nhân viên luôn là mối quan hệ hai chiều, nhưng điều đó không có
nghĩa rằng ở đây có sự cân bằng về quyền lực. Chắc chắc bạn sẽ cần giữ cho các ưu
tiên của sếp ở vị trí cao nhất, thứ đến mới là ưu tiên của bạn.
Trước tiên, có một danh sách ngắn các cách thức mà chúng ta có thể thực hiện
để môi trường làm việc trở nên chấp nhận được khi bên cạnh là một vị sếp không như
mong muốn.
• Thân thiện hơn với đồng nghiệp. Những vị sếp tồi nhất luôn tạo ra các mối
quan hệ đồng nghiệp tốt nhất. Bạn có thể kết thúc bất cứ cuộc tranh cãi nào bằng việc
nói rằng: "Tôi chỉ muốn giữ cho chúng ta khỏi rắc rối với sếp mà thôi"
.
• Phá hoại. Sếp của bạn có một chiếc tủ lạnh cá nhân mà sẽ là không được phép
theo quy định của công ty
? Bạn có thực sự nhận một gói đồ cho sếp hay nó vô tình bị
chuyển nhầm địa chỉ sang một văn phòng ở Tunisia?
• Hỏi mọi thứ. Bạn không muốn mắc bất cứ sai lầm nào, vì vậy hãy kiểm tra
mọi chi tiết có thể. Màu xanh, sếp có chắc đó là xanh lục, hay xanh lam? Sếp có thể
nói rõ hơn về chi tiết màu xanh mà tôi đang phải tìm kiếm? Để an toàn, bạn cần chắc
chắn nhất mọi chi tiết cho đến khi bạn quyết định chính xác.
• Du lịch, Du lịch, Du lịch. Nơi nào trên thế giới mà chiếc Blackberry của bạn
không hoạt động? Trong trường hợp của bạn, bất kỳ nơi nào thú vị hơn ngoài phạm vi
5 mét từ chiếc bàn của bạn.
•
YouTube. Có rất nhiều thứ bạn có thể xả stress trên YouTube.
Tất cả những hành vi trên có thể không mấy thích hợp lắm tại công sở và đó có
thể không là một phương thức hợp lý cho bạn và cho cả sếp của bạn để cùng sinh tồn
trong một môi trường làm việc lành mạnh. Song đó là những cách thức đôi khi bạn cần
sử dụng tới để giảm thiểu các căng thẳng trước một người sếp thái quá.
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, để thực sự vượt qua một người sếp tồi
bạn cần có làn da dày, có đôi tai luôn để âm thanh lọt từ bên này sang bên kia. Tuy
nhiên, không phải không có những phương thức hợp lý để làm thay đổi mối quan hệ
giữa bạn và sếp.
Trong một mối quan hệ sếp-nhân viên tốt đẹp, mối quan hệ này là hai chiều.
Sếp thường xuyên tìm cách để biết rõ những gì bạn muốn và giải thích rõ điều này.
Tuy nhiên, một vị sếp tồi không quan tâm tới bạn sẽ sẽ không bao giờ mở lòng
cũng như chân thực với bạn. Điều này khiến các nỗ lực làm hài lòng sếp của bạn trở
nên khó khăn hơn, mặc dù không phải là không thể.
Rất có thể bạn và vị sếp tồi của bạn đang ở điểm giao nhau của các mục tiêu
nghề nghiệp, chứ không thẳng hàng với nhau. Có thể sếp có một dự án nào đó mà bạn
cảm thấy thật phù phiếu và rối rắm. Hay có thể bạn muốn được thăng tiến nhưng sếp
của bạn muốn giữ bạn ở vị trí hiện tại để ông ta luôn là điểm sáng trong mắt mọi
người.
Nếu điều đó là sự thật, vị sếp này sẽ nhìn nhận bạn và cả các hành động của bạn
như là mối đe doạ cho sự ổn định của ông ta.
Và để quản lý tốt vị sếp tồi của mình cũng như dần dần tạo dựng một mối quan
hệ tốt đẹp hơn, bạn cần nắm rõ và thực hiện tốt các vấn đề sau:
•
Hiểu rõ các mục tiêu của sếp là gì (chẳng hạn "thăng tiến" hay "ổn định") và
chúng khác biệt với các mục tiêu của bạn như thế nào. Sếp có thể nhìn nhận bạn như
một đe doạ ra sao, theo cách thức nào? Hãy sử dụng những kiến thức đó để tránh giẫm
lên mũi giày của sếp.
•
Cho sếp thấy bạn có thể giúp đỡ, ủng hộ họ như thế nào. Hãy tập trung vào
việc giúp đỡ với các nhiệm vụ mà sếp yếu kém nhất, trong khi tránh mọi sự phê bình.
•
Tránh xa mọi sự đối đầu. Việc sếp gửi cho bạn 20 email trong dịp nghỉ hè
không có nghĩa là bạn cần phản ứng hồi khi đang tắm biển. Hãy hít thở thật sâu và khi
bạn viết thư trả lời, hãy để nó thật chuyên nghiệp.
• Nắm rõ và ghi lại các yêu cầu công việc của bạn. Việc lên danh sách tất cả
các dự án và nhiệm vụ của bạn sẽ giúp tối thiểu hoá số lượng các email "và thêm một
việc nữa nhé" từ sếp. Và nếu sếp của bạn tiếp tục đẩy thêm việc về bạn, bạn ít nhất có
căn cứ để nhờ đến sự trợ giúp của những đồng nghiệp khác
.
• Giữ cho các mục tiêu của bạn ở vị trí thứ hai cho đến khi bạn chiếm được
sự tin tượng từ sếp của bạn
.
Hãy làm điều này và bạn có thể có được tình cảm từ sếp để giúp đỡ cho con
đường sự nghiệp của bạn. Sếp sẽ không quan tâm về bạn, nhưng sẽ có ích hơn với sếp
nếu để giúp đỡ bạn thay vì phá huỷ tinh thần làm việc của bạn.
Và nếu không gì hiệu quả, bạn hãy nhớ rằng: điều này cũng sẽ qua nhanh.
Nhưng bạn cũng cần làm gì đó để mọi việc trôi đi, vậy hãy dừng đọc và tìm kiếm một
hướng đi công việc mới.