Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Logic của những cổ phiếu giá trị docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.28 KB, 6 trang )

Logic của những cổ phiếu giá trị
Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán,
trước khi quyết định mua cổ phiếu, bạn
cần phải hết sức cẩn trọng. Ðặc biệt là
cần tính toán kỹ và xác định xem cổ phiếu
của công ty đó có giá trị hay không. Tốt
nhất là nên nắm được cách thức đầu tư và
an toàn nhất nên chọn các công ty đã có
những thành công và tiếng tăm nhất định
trên thị trường.



Nói thì rất dễ, nhưng để tìm ra được
những dấu hiệu quan trọng giúp bạn nhận
biết việc đầu tư của mình có chính xác và
khôn ngoan hay không lại không đơn giản
chút nào. Dưới đây là cách thức và các
dấu hiệu giúp bạn nhận ra các cổ phiếu c
giá trị trên thị trường.
ó


Đầu tiên, bạn hãy lập ra một danh sách các công ty lớn, đã phát hành cổ phiếu ra thị
trường. Sau đó bạn sẽ thường xuyên theo dõi sự lên xuống giá cổ phiếu đó trên thị
trường.

Tuy nhiên, để xác định đâu là một công ty lớn, cổ phiếu của nó sẽ có giá trị trên thị
trường, bạn cần phải căn cứ vào năm dấu hiệu phân biệt quan trọng sau đây:

1. Có thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường



Trước hết, bạn hãy nghĩ đến các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới mà chủ sở hữu của nó
đã đầu tư vào sản xuất trong đất nước bạn, dưới dạng các công ty 100% vốn nước ngoài
hay các công ty liên doanh. Ví dụ như General Electric, Microsoft, Apple, Marlboro…,
đó là những thương hiệu được xếp hạng trong 40 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới,
theo sự bình chọn và đánh giá của Tổ chức tư vấn thương hiệu Interbrand. Dấu hiệu này
rất quan trọng, đảm bảo sự thành công trong kinh doanh của công ty này trên đất nước
của bạn, và hiển nhiên cổ phiếu của họ chắc chắn sẽ có giá trị trên thị trường. Nếu bạn
quyết định đầu tư vào cổ phiếu của những công ty này, mức độ rủi ro sẽ rất ít.

2. Kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa

Bạn hãy tìm kiếm những công ty mà sản phẩm/dịch vụ của chúng thực sự là nhu cầu thiết
yếu và là sở thích của người tiêu dùng. Các công ty dược phẩm, ví dụ, như hãng dược
phẩm khổng lồ Novartis của Thụy Sĩ chẳng hạn, những sản phẩm do công ty này sản xuất
ra như thuốc bổ Calcium và dầu nong… bán đắt như tôm tươi. Bất kể khách hàng là
người lắm tiền nhiều của hay không dư dả lắm, họ đều sẵn sàng mua những sản phẩm
như vậy.

Tại sao vậy? Bởi kinh tế ngày một tăng trưởng đã khuyến khích người dân có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cao hơn. Đồng hành với sự thịnh vượng kinh tế là xu hướng ngồi làm
việc tại chỗ trước màn hành vi tính nhiều hơn. Trẻ em cũng không thoát khỏi xu hướng
này. Các nhân tố đó sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng huyết áp hay tiểu đường, khiến
nhu cầu sử dụng thuốc gia tăng.

Bên cạnh đó, các hãng khác như Coca-Cola hay Yum!... cũng là chủ sở hữu những sản
phẩm rất được ng
ười tiêu dùng ưa chuộng, và chắc chắn chúng sẽ còn được mua nhiều.

3. Thu nhập chắc chắn và đáng tin cậy; tăng trưởng trong bán hàng và lợi nhuận

chính đáng

Tức là trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, bạn nên xem xét ba vấn
đề cơ bản của công ty là: thu nhập; lượng hàng bán ra trên thị trường và lợi nhuận.

- Về thu nhập, bạn có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá sự chắc chắn và đáng
tin cậy của công ty:

+ Chỉ số thu nhập trên một đơn vị cổ phiếu – EPS (Earning per Share): thu nhập dòng
hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị
cổ phiếu gọi là chỉ số EPS. Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi
tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. Một cổ phiếu tốt, có tốc độ
gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với ba hay bốn quý trước. Tăng trưởng của
chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ
phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với ba năm trước.

Ví dụ, Tập đoàn Johnson & Johnson có thu nhập tăng trong 73 năm liên tiếp, có tốc độ
tăng đột biến tiền lãi cổ phần (cổ tức) trong 44 năm liên tiếp, và công khai yết thị thu
nhập kiếm được tăng trong 21 năm liên tiếp. Theo bạn, cổ phiếu của tập đoàn này có thực
sự hấp dẫn không?

+ Chỉ số thị giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phần – P/E là một trong những chỉ số phân
tích quan trọng quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ
có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối
quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – PM) và thua nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) và
được tính như sau:

P/E= PM/EPS.

Thông thường, nhiều người cho rằng nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp vì theo

họ những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua. Nhưng trên thực tế, những
cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này rất cao.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử bạn đang muốn mua một cổ phiếu
hiện tại chưa được giao dịch trên thị trường, nhưng chưa biết mua với giá bao nhiêu là
hợp lý. Nếu bạn biết thu nhập của công ty này (EPS), bạn có thể lấy nó nhân với chỉ số
P/E được công bố trên thị trường giao dịch chứng khoán của nhóm cổ phiếu tương tự như
cổ phiếu này, bạn sẽ xác định được giá của cổ phiếu mà bạn muốn mua.

- Về sự tăng trưởng bán hàng: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty
có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt
hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Tiêu
chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu ba quý gần nhất có sự tăng lượng
hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

- Về lợi nhuận: có thể đánh giá trên hai chỉ tiêu:

+ Lợi nhuận ròng: đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của
nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu. Con số
này càng lớn thì có nghĩa công ty đang có xu hướng quản lý và các hoạt động khác tốt
lên. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh
thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.

+ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn
cổ phần của cổ đông.

ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.

Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau
trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu

càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi
nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty
khác.

4. Chịu sự quản lý và điều hành bởi các nhà lãnh đạo tài ba

Đây là một trong những tiêu chuẩn và dấu hiệu khá quan trọng mà bạn nên tìm hiểu trước
khi quyết định đầu tư. Nếu nhà lãnh đạo giỏi, công ty sẽ phát triển đúng hướng và sẽ là
yếu tố đảm bảo sự thành công trong đầu tư vào cổ phiếu của bạn. Thậm chí, nếu chẳng
may công ty rơi vào tình trạng gay go, trước bờ vực của sự phá sản, nhưng nếu được điều
hành và dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba, rất có thể nó sẽ vượt qua được khó khăn,
quay về đúng hướng.

Richard Parson – Giám đốc điều hành của Time Warner là một trong những nhà lãnh đạo
tài giỏi như thế. Ông đã làm được một điều kỳ diệu: giá cổ phiếu của hãng gần như đã
quay về mức trước khi rơi vào khủng hoảng, trước khi ông về nắm quyền. Sau cuộc sáp
nhập khủng hoảng với AOL trong năm 2001, giá cổ phiếu Time Warner đã rớt tự do. Thế
nhưng trong năm 2005, Parson đã dần kéo công việc kinh doanh của hãng truyền thông
lớn nhất thế giới này trở về quỹ đạo cũ. Ông đã giải quyết dứt điểm từng vấn đề đau đầu
của Time Warner, từ trả bớt nợ, bán bớt các bộ phận làm ăn không hiệu quả cho đến dàn
xếp ổn thỏa các các cuộc điều tra liên bang và vụ kiện của các cổ đông.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin có ích và ấn tượng về các nhà lãnh đạo giỏi, có uy tín trên
các trang web giới thiệu về doanh nghiệp và doanh nhân. Ví dụ, trên trên web
www.fool.com, có nhiều tin tức về những nhà lãnh đạo này trên chuyên mục “xác định sự
quản lý có hiệu quả” (Identifying effective management) hay “Điều tra về đầu tư”
(Investigative Investing).

5. Có lợi thế cạnh tranh nhất định


Trở lại ví dụ của hãng Time Warner và AOL sau khi sáp nhập. Mặc dù trong thời gian
đầu, AOL gặp rất nhiều khó khăn, song họ vẫn giữ được nhiều khách hàng trung thành.
Tại sao nhiều khách hàng vẫn trung thành với họ? Bất cứ một nhà cung cấp dịch vụ trực
tuyến nào cũng muốn cung cấp cho người sử dụng một địa chỉ e-mail miễn phí và lôi kéo
khách hàng sử dụng địa chỉ email của mình, chứ không phải của các đối thủ cạnh tranh.
Và khi một ai đó đã sử dụng địa chỉ email do hãng của bạn cung cấp, chắc chắn họ sẽ

×