Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kiemtraOxiluuhuynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.8 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA MÔN: HÓA HỌC - 10 THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Điện phân nước. C. Điện phân dung dịch NaOH. D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2. Câu 2: Phân hủy V lít khí ozon, sau phản ứng thể tích bình tăng lên 3 lít. Giá trị của V là: A. 2 lít B. 4 lít. C. 5 lít. D. 6 lít. Câu 3: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ? A. SO2 B. H2S C. O3 D. H2SO4 Câu 4: Các chất nào trong dãy sau đều làm đục dung dịch nước vôi trong ? A. CaO ; SO2 ; CO2 B. CO2 ; SO2 ; SO3 C. CO ; CO2 ; SO2 D. SO3 ; H2S ; CO Câu 5: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của m cần tìm là : A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam Câu 6: Chọn câu phát biểu sai trong các phát biểu sau (xét ở đk thường) A. Hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối, tan nhiều trong nước. B. Lưu huỳnh đioxit là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí tan nhiều trong nước. C. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước. D. Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng. Câu 7: Giả sử hiệu suất của các phản ứng đều đạt 100% thì khối lượng H2SO4 sản xuất được từ 1,5 tấn quặng chứa 40% FeS2 là bao nhiêu tấn ? A. 1,568 tấn B. 0,725 tấn C. 1,200 tấn D. 0,980 tấn Câu 8: Chất không tác dụng với axit sunfuric đặc, nguội là : A. Fe B. Zn C. CaCO3 D. CuO Câu 9: Khi sục khí O3 vào dung dịch KI có chứa sẵn vài giọt hồ tinh bột, dung dịch thu được A. Có màu vàng nhạt B. Trong suốt C. Có màu đỏ nâu D. Có màu xanh Câu 10: Trong sơ đồ phản ứng sau : S  H2S  A  H2SO4 (loãng)  Khí B. Chất A, B lần lượt là : A. SO2 ; H2 B. SO3 ; SO2 C. SO3 ; H2 D. H2 ; SO3 Câu 11: Cho V ml dung dịch BaCl2 2M vào dung dịch H2SO4 dư, sau phản ứng thấy tạo thành 69,9 gam kết tủa. Giá trị của V là : A. 50 ml B. 150 ml C. 75 ml D. 100 ml Câu 12: Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 12% với 400 gam dung dịch H 2SO4 40%. Dung dịch thu được có nồng độ là bao nhiêu ? A. 34,4 % B. 28,8% C. 25,5% D. 33,3% Câu 13: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3, tổng số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 14: Sau khi hoà tan 8,45g oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hòa dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum là: A. H2SO4. 10SO3 B. H2SO4 .3SO3 C. H2S04 . SO3 D.H2SO4 .2SO3 Câu 15: Dãy kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là: A. Cu, Zn, Na B.Ag, Fe, ba, Sn C. K, Mg,Al,Fe, Zn D. Au, Pt, Al Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn 3,634 gam KMnO4, thể tích O2 thu được ở đktc là: A. 224 ml B. 257,6 ml C. 515,2 ml D. 448 ml Câu 17: trong công nghiệp, người ta thường điều chế oxi từ : A. Không khí hoặc H2O B. KMnO4 C. KClO3 D. All đều sai Câu 18: Xét sơ đồ phản ứng giữa Mg và dung dịch H2SO4 đặc nóng: Mg + H2SO4  MgSO4 + S + H2O Tổng hệ số cân bằng (số nguyên) của các chất trong phản ứng trên là A. 15 B. 12 C. 14 D. 13 Câu 19: Cho các chất sau: (1) khí clo; (2) khí oxi; (3) axit sunfuric đặc; (4) lưu huỳnh đioxit; (5) lưu huỳnh. Chất nào trong số các chất trên vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử? A. (1); (2); (3) B. (1); (4); (5) C. (2); (3); (4). D. (1); (3); (4). Câu 20: Phản ứng nào sau đây không chứng minh được H2S có tính khử? A. H2S + 4Cl2 + 4H2O  H2SO4 + 8HCl. B.H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O. C. 2H2S + 3O2  2H2O + 2SO2. D. 2H2S + O2  2H2O + 2S. Câu 21: Để phân biệt được 3 chất khí : CO2, SO2 và O2 đựng trong 3 bình mất nhãn riêng biệt , người ta dùng thuốc thử là: A. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2) B. Dung dịch Br2 C. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2) và dung dịch Br2 D. Dung dịch KMnO4 Câu 22: Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M? A. Al B. Fe C.Zn D.Cu Câu 23: Chọn phản ứng sai: A. H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3 B. H2S + Cl2 + H2O  H2SO4 + 2 HCl C.2H2S + O2  2S + 2H2O D. H2S + Zn(NO3)2  ZnS + 2HNO3 Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: X + H2SO4 loãng  Fe2(SO4)3 + Y + H2O Hai chất X,Y lần lượt là: A. Fe3O4, SO2 B. FeO, FeSO4 C. Fe3O4, FeSO4 D. Fe, SO2 Câu 25: Thổi SO2 vào 500 ml dung dịch Br2 đến khi vừa mất màu hoàn toàn, thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Nồng độ dung dịch Br2 ban đầu là A. 0,020 M B. 0,005 M C. 0,010 M D. 0,025 M Câu 26: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Muối thu được sau phản ứng là A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. Na2SO3 và NaHSO3 D. NaHSO3 và NaOH.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu27: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. Vmin=2,24; Vmax=3,36 B.Vmin=1,12; Vmax=3,36 C. Vmin=1,12; Vmax=2,24 D.Vmin=2,24; Vmax=4,48 Câu 28: Có thể đựng axit H2SO4 đặc,nguội trong bình làm bằng kim loại A. Cu B. Fe C. Mg D. Zn Câu 29: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO 3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu bằng (Mg = 24; H = 1; C = 12; O =16) A. 15,38 % B. 30,76 % C. 46,15 % D. 61,54 % Câu 30: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu (H = 1; Cl =35,5; Na =40; O = 16) A. màu xanh B. không xác định được. C. màu đỏ D. không đổi màu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×