Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CAC DAO TRUONG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Song Tử Tây Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Song Tử Tây(Southwest Cay) trong quần đảo Trường Sa Song Tử Tây (tên quốc tế: Southwest Cay) là một cồn san hô trong quần đảo Trường Sa. Đảo nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Đảo rồng 12 hecta, là đảo lớn hàng thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa, và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa.. đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa Song Tử Tây cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy đảo này ở đường chân trời. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm 1933, chính quyền Pháp chính thức sát nhập quần đảo Trường Sa, bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Chuyến đi này bao gồm ba thuyền, Alerte, Astrobale và De Lanessan. Tới năm 1956, Pháp chuyển các đảo này cho chính quyền Việt Nam cộng hòa. Năm 1959, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đổi tên các đảo này thành Song Tử, và nhập vào tỉnh Phước Tuy. Tới năm 1963, thủy thủ các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa của Việt Nam cộng hòa thiết lập bia chủ quyền tại các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Năm 1968, binh lính Philippine chiếm đóng các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, mà họ gọi là Parola và Pugad. Năm 1974, sau khi hải quân Trung Quốc giao tranh với hải quân Việt Nam cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa cho tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ quân Phillipine khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Tây dự tiệc mừng viên chỉ huy tại đảo này. Sau tháng 4 năm 1975, hải quân Việt Nam dân chủ cộng hòa đánh chiếm lại đảo này từ tay lực lượng đồn trú hải quân Việt Nam cộng hòa tại đây. Kể từ đó không có ghi nhận về một cuộc xung đột nào nữa tại đảo này. Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập xã Song Tử Tây thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận[1]. Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993. Đây là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế[2]. Trên đảo còn có một đường băng và một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân, có một trạm khí tượng thủy văn. Trên đảo trồng nhiều cây xanh như phong ba, bão táp, mu, keo lá tràm, nhầu, phi lao, bàng vuông, tra biển... Đảo trồng được rau và tự túc được rau xanh quanh năm. Trên đảo còn chăn nuôi bò, lợn, chó, gà, vịt... Song Tử Đông Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Song Tử Tây(Southwest Cay) trong quần đảo Trường Sa Song Tử Đông (tên quốc tế: Northeast Cay, tên Philippines: Parola) là đảo lớn thứ 5 trong quần đảo, do Philippines chiếm giữ từ năm 1971. Diện tích 12,7 ha. Đảo nằm ở vị trí 11°28' Bắc, 114°21' Đông. Đảo này cách đảo Song Tử Tây do Việt Nam quản lý 2,82 km và có thể nhìn thấy ở đường chân trời, cách đảo Thị Tứ 45 km về phía tây bắc. Trên đảo có cây cỏ sinh sống. Năm 1933, chính quyền Pháp chính thức sát nhập quần đảo Trường Sa, bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Chuyến đi này bao gồm ba thuyền, Alerte, Astrobale và De Lanessan. Tới năm 1956, Pháp chuyển các đảo này cho chính quyền Việt Nam cộng hòa. Năm 1959, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đổi tên các đảo này thành Song Tử, và nhập vào tỉnh Phước Tuy. Tới năm 1963, thủy thủ các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa của Việt Nam cộng hòa thiết lập bia chủ quyền tại các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Năm 1968, binh lính Philippine chiếm đóng các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, mà họ gọi là Parola và Pugad. Năm 1974, sau khi hải quân Trung Quốc giao tranh với hải quân Việt Nam cộng hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa cho tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ quân Phillipine khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Tây dự tiệc mừng viên chỉ huy tại đảo này. Khi đó Việt Nam cộng hòa và Phillipine trên danh nghĩa vẫn là đồng minh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sau tháng 4 năm 1975, hải quân Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản đảo Song Tử Tây từ lực lượng đồn trú hải quân Việt Nam cộng hòa tại đây. Kể từ đó đảo Song Tử Tây nằm dưới sự quản lý của Việt Nam, đảo Song Tử Đông tiếp tục do Phillipine quản lý.. Sơn Ca (đảo) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Đảo Sơn Ca (tên quốc tế: Sand Cay, tên Trung Quốc: Đôn Khiêm Sa Châu, 敦谦沙洲, tên Philippines: Bailan) là một hòn đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, cách cảng Cam Ranh 331 hải lý về phía Đông, do Việt Nam sở hữu.. Mục lục    . 1 Đặc điểm 2 Hành chính 3 Chú thích 4 Tham khảo. . 5 Liên kết ngoài. Đặc điểm Đảo nằm ở vĩ độ 10°22'42"N và kinh độ 114°28'33"E; cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm thích nghi với điều kiện sinh sống của loài chim sơn ca. Do có nhiều chim sơn ca thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca. Đảo hình bầu dục, dài khoảng 450 mét, rộng khoảng 130 mét, theo hướng Tây Bắc Đông Nam, hình dạng thay đổi tùy thuộc vào mùa gió. Đảo có diện tích vào loại trung bình trong cụm đảo Nam Yết. Khi thủy triều xuống thấp nhất, mỏm cao nhất trên đảo có độ cao từ 3,5 đến 3,8 mét. Địa hình đảo nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo. Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim, đảo không có nước ngọt. Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động khoảng 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc (mùa đông), Đông Nam và Tây Nam (mùa hè). Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng hay có giông gió bão..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thực vật ở đảo bao gồm các loài bàng vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do được mang từ đất liền ra đảo. Cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong những đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt. Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều nhất là chim sơn ca và một số loài chim di cư. Do các hoạt động quân sự và sự săn bắt của con người nên các loài chim, cá ngày càng ít đi. Ven đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa khô, sóng yên biển lặng, nhiều tàu thuyền từ ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản.. Hành chính Về mặt hành chính, đảo Sơn Ca thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa[1]... Xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận[2].. Ba Bình Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Đảo tranh chấp. Ba Bình Tên khác: Ligaw, Ligao, Taiping Island, Tàipíng Dǎo (太平 島, Đảo Thái Bình), Huángshānmǎ Jiāo (黃山馬礁, Hoàng Sơn Mã Tiêu), Huángshānmǎ Zhì (黃山馬峙, Hoàng Sơn Mã Trĩ), Changdao (長島, Trường Đảo-tên người Nhật đặt cho đảo này trong thời gian chiếm đóng) Địa lý Vị trí Biển Đông Tọa độ Quần đảo Chiều dài. 10°22′30″B 114°22′0″ĐTọa độ: 114°22′0″Đ. Trường Sa 1.400 mét (4.600 ft) 400 mét (1.300 ft). Chiều rộng Quốc gia quản lý Trung Hoa Dân Quốc Tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Philippines Đài Loan. 10°22′30″B.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Việt Nam Dân cư Dân số. 600. Đảo Ba Bình (tên quốc tế: Itu Aba, tên Trung Quốc:太平島, Thái Bình Đảo) (toạ độ 10° 23’ bắc, 114° 22’ đông) là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện đang thuộc sự kiểm soát của Đài Loan. Đảo có chu vi 2,8 km, diện tích 43,2 ha và có một vòng đá san hô bao chung quanh. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trước thế chiến thứ hai người Pháp đã xây dựng một nhà quan trắc khí tượng trên đảo. Trong thế chiến tứ hai, Nhật chiếm đóng đảo này Pháp nhận đảo Ba Bình năm 1887, và sau đó chiếm đảo năm 1932, như một phần của ViệtNam để phản ứng lại tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc (ROC - ta quen gọi là. Sinh Tồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (đổi hướng từ Đảo Sinh Tồn) Bước tới: menu, tìm kiếm Sinh Tồn (tên quốc tế: Sin Cowe Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 9°53′00″B, 114°19′00″Đ. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận là địa phận của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam, cách đất liền 320 hải lý, cách đảo Sinh Tồn Đông 15 hải lý về phía đông. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma vài hải lý, nơi xảy ra chiến sự giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.. Mục lục     . 1 Đặc điểm 2 Lịch sử 3 Hành chính 4 Thông tin thêm 5 Chú thích. . 6 Liên kết ngoài. Đặc điểm Đảo chạy dài theo hướng đông tây chiều dài khoảng 400 mét chiều rộng 140 m. Đất ở đảo là cát và san hô. Đảo có nhiều cây xanh không có giếng nước ngọt, xung quang đảo.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> có tường kè chắn sóng. Hai đầu của đảo theo hướng đông tây có hai dải cát di chuyển theo mùa sóng gió. Đảo nằm trên nền san hô ngập nước cách bờ kè từ 300 đến 600mét, khi nước thủy triều xuống thấp nhất nền san hô lộ khỏi mặt nước từ 0.2 đến 0.4 m. Cũng như các đảo khác trên Quần đảo Trường Sa, Đảo Sinh Tồn nắng nóng và có hai mùa gió chính đó là đông bắc và tây nam, Chế độ thủy triều và bán nhật triều không đều. Trên đảo nuôi được lợn, gà, vịt, chó, trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi và rau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa và mù u để chống sóng. Sinh Tồn là hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".. Lịch sử Đảo Sinh tồn là một trong năm đảo được hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa từ tay hải quân Việt Nam cộng hòa. Ngày 28 tháng 4 năm 1975 đảo chính thức được giải phóng, và từ đó đến nay ngày 28 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của đảo. Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata (tiếng Việt gọi là Cồn San Hô Lan Can), đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực do Việt Nam đang đóng giữ. Trước tình hình đó, ngày 15 tháng 3 1978, tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng hải quân ra đổ bộ đóng trên đảo.. Hành chính Năm 2007, chính phủ Việt Nam thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận[1] như đảo Nam Yết[2], đảo Sơn Ca[3]... Sinh Tồn là một trong những đảo của quần đảo Trường Sa có dân thường cư trú[4]. Hiện nay trên đảo Sinh Tồn có Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn (đồng thời là lớp học của Trường Tiểu học Sinh Tồn). Ngoài ra trên đảo có một ngôi chùa mang tên chùa Sinh Tồn. Tính đến năm 2010, đây là một trong ba ngôi chùa hiện diện trên quần đảo Trường Sa[5].. Thông tin thêm Nhà thơ Việt Nam Trần Đăng Khoa trong một lần ra thăm đảo Sinh Tồn năm 1982 đã viết bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn: Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ... Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong nhịp đập trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi... ... Bài thơ này đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ thành ca khúc Lính đảo đợi mưa.. Việt Nam đã biết kế hoạch Trung Quốc chuẩn bị tấn công ở Trường Sa? Tháng Ba 13, 2011 VietInfo: Như truyền thông đã đưa tin, thời gian gần đây có quá nhiều diễn biến, động thái bất thường liên quan đến khả năng rất cao việc Trung Quốc chuẩn bị gây chiến tranh chiếm biển đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Một loạt các sự kiện căng thẳng xảy ra với nguy cơ cao xâm phạm đến chủ quyền Biển Đông đã được nhiều nhà phân tích chiến lược, các trang chuyên đề đánh giá nhận định một cách lo-gic với mối nghi ngại tăng lên rõ rệt. Điểm lại chỉ trong vòng gần 3 tuần nay, đã có rất nhiều các sự kiện leo thang nguy hiểm xảy ra xung quanh vấn đề chủ quyền Biển Đông, cụ thể là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 24/ 2 hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Trường Sa, có nơi chỉ cách địa điểm quân đội Việt Nam đóng chưa đến 5 km. Chỉ vài ngày sau đó, quân đội Đài Loan từ đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đã tập trận bắn đạn pháo thật khiến bầu không khí căng thẳng nơi đây càng hun nóng hơn. Ngày 2/3 hai tàu chiến của hải quân Trung Quốc di chuyển vu hồi áp sát khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Trường Sa đe dọa tàu thăm dò của Philippines. Ngay hôm sau, ngày 3/3/2011, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố “Cương yếu qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12″, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Một mặt Việt Nam lên tiếng phản đối kịch liệt ở khía cạnh ngoại giao, nhưng mặt khác cũng thấy Việt Nam đang có những bước chuẩn bị mạnh mẽ, tìm biện pháp sẵn sàng đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự, không để mình vào thế bị động..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngoài những việc như Việt Nam điều động, tăng cường quân ra các đảo ở Trường Sa thì có thông tin được biết mấy ngày này các máy bay chiến đấu từ các sân bay quân sự Việt Nam như Sao Vàng, Thành Sơn, Biên Hòa, v.v. tăng tần suất hoạt động một cách bất bình thường. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy có thêm mấy sự kiện xảy ra trong các ngày hôm 7/ 3 và 9/ 3, qua đó có thể thấy điều gì đó cũng không bình thường liên quan đến dấu hiệu Trung quốc gây chiến tranh ở Biển Đông mà vẻ như Việt Nam đã nhận biết và đang tìm giải pháp tối ưu. Sự kiện gợi lên nhiều dấu hỏi khó hiểu nhất là việc tân Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Đại sứ Trung Quốc, ông Tôn Quốc Tường hôm 7/ 3 tại Hà Nội. Việc có cuộc gặp gỡ giữa một tướng lĩnh Việt Nam cấp cao và một nhà ngoại giao mà đã từng vô lễ, hung hăng hơn cả Đặng Tiểu Bình (họ Đặng chỉ to miệng khi ngồi ở Trung Nam Hải) khi ngồi giữa Hà Nội từng dọa nạt Việt Nam “hợp tác thì phát triển- đấu tranh sẽ thất bại” chắc chắn không thể là cuộc gặp gỡ chỉ để mỗi bên hô vài câu khẩu hiệu về sự hợp tác toàn diện như truyền thông các phía đã đưa tin. Máy bay Su-30MK2 của VN bay trên bầu trời Trường Sa Một điều rất lí thú, cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc trên các bản tin không hề có một thông tin nào về nguyên nhân để có cuộc gặp gỡ này. Đúng nguyên tắc đưa tin ngoại giao, ít nhất phải có vài từ đại loại như “nhận lời mời”, v.v. Ở đây không thấy nói tướng Tỵ mời ông Tôn hay là ông Tôn tự ý đến Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam chơi. Chỉ có thể giải thích cho điều này là cả hai đều không muốn gặp nhau, không thích thú gì nhau, chẳng qua do tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Phía Việt Nam đã phát hiện, nhận biết nhiều động thái chuẩn bị gây hấn của Trung Quốc nên họ Tôn bị triệu đến để nghe phía quân đội Việt Nam cảnh báo Trung Quốc sẽ thất bại khi cố tình gây chiến tranh. Trong một diễn biến khác cùng ngày 7/ 3, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cầm đầu một đoàn tướng lĩnh cao cấp sang thăm làm việc với Quân đội Lào. Điều rất ngạc nhiên, mặc dù có nhiều nước tranh chấp ở Biển Đông nhưng tại Lào tướng Phùng Quang Thanh chỉ nêu tên mỗi Trung Quốc, vẻ như là mối lo số một đối với nguy cơ Việt Nam bị mất biển đảo. Tướng Thanh cũng bóng gió về chiến lược chia rẽ sự đoàn kết của khối ASEAN từ bên ngoài. Không loại trừ, phía Việt Nam đã có những thỏa thuận ngầm cùng với nước Lào anh em về chiến lược phòng thủ, quân đội Lào sẽ chịu trách nhiệm làm phên dậu sau lưng cho Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cũng cố cho lập luận này là việc ngoài sự kiện Quân đội hai nước có thỏa thuận hợp tác trong vòng một năm, còn có việc Việt Nam muốn mời tất cả các sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn của Lào sang Việt Nam giao lưu, thăm nhau. Và ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Đuông-chay Phi-chít cũng mời chỉ huy các quân khu Việt Nam, thậm chí không có đường biên giới với Lào thường xuyên sang thăm Lào. Tiếp theo, ngày 9/ 3 đoàn tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam có mặt tại Campuchia. Ngoài một loạt các hoạt động mang tính ngoại giao, vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được nêu ra với việc Việt Nam kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ Công ước về biển 1982 cũng như “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) vào năm 2002. Hai bên cũng có cam kết về hợp tác hải quân và cũng như giống đối với Lào, phía Việt Nam mời các sĩ quan cấp sư đoàn của Campuchia sang thăm, gặp gỡ trao đổi với quân đội Việt Nam. Việc mời các sĩ quan quân đội từ cấp sư đoàn sang Việt Tên lửa S-300 của Việt Nam Nam biết đâu đây là kế hoạch của Việt Nam muốn thao diễn hợp đồng tác chiến nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Sự đảm bảo không bị tấn công từ phía sau lưng sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn khi chống trả Trung Quốc ngoài mặt biển. Đồng thời, sự hợp tác quân sự của ba nước Đông Dương luôn luôn là vũ khí chiến lược mạnh nhất khiến Trung Quốc khiếp sợ. Từ đây có thể nhận định, Việt Nam đã ý thức được chiến tranh xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ các diễn biến tình hình phức tạp ở khu vực rộng lớn Trường Sa, cụ thể từ thái độ hung hăng và tham vọng điên cuồng của Trung Quốc. Dù các bên hô hào kiềm chế, nhưng chiến tranh rất có thể nổ ra từ những lí do như vừa mới xảy ra mấy ngày qua. Nếu oanh tạc cơ Philipines xuất hiện mà tàu chiến của Trung Quốc vẫn cố tình khiêu khích không chịu bỏ đi thì xung đột ở Truờng Sa đã bùng nổ hôm 2/ 3. Chiến tranh cũng dễ nổ ra, nếu đạn pháo của Đài Loan từ Ba Bình hôm vừa rồi “bắn nhầm” sang đảo Sơn Ca và Nam Yết bên cạnh, nơi quân đội Việt Nam đồn trú. Thế nhưng, nếu Trung Quốc gây chiến thì biết đâu đây cũng lại là cơ hội cho Việt Nam sẽ giành lại được những khu vực lãnh hải đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Vấn đề là liệu trong hàng ngũ tướng lĩnh Việt Nam có ai đủ tầm thao lược, có dũng khí biết “tương kế tựu kế”, nhân lúc Trung Quốc gây chiến tranh mà tìm cách phản công thu hồi lại các đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng hay không!.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trường Sa giữa các mối căng thẳng về xung đột Biển Đông Theo giới phân tích, bài viết của học giả Pháp Virginie Raisson, Giám đốc nghiên cứu Phòng nghiên cứu chính trị và phân tích bản đồ học (LEPAC) đăng trên Monde Diplomatique ngày 20/3/1996 vẫn còn nguyên tính thời sự. Mang tên một thuyền trưởng một tàu săn cá voi thế kỷ XIX, quần đảo Trường Sa gồm rất nhiều đảo nhỏ và đá ngầm san hô nằm giữa Biển Đông, cách các bờ biển Trung Quốc 1500 km, bờ biển Việt Nam 400 km và bờ biển Philippine hay Malaysia khoảng 300 km. Đây không phải là một vùng chính xác về mặt địa lý, mà là một không gian tại đó ngày nay thể hiện các tương quan lực lượng giữa các nước Đông Nam Á và Đông Á(1). Ngày 25/2/1992, Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật biển đặt đại bộ phận Biển Đông dưới chủ quyền của mình. Như vậy, Bắc Kinh tự chiếm hữu một vùng có ý nghĩa chiến lược về ba mặt: có tài nguyên quan trọng về dầu khí, nằm trên những hải lộ quốc tế quan trọng, và bị sáu nước có yêu sách, một phần hay toàn bộ (Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippine và Đài Loan). Quyết định đơn phương đó làm gia tăng những tin đồn về xung đột. Theo luật mới, từ nay lãnh thổ Trung Quốc sẽ bao gồm các quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), Paracels - Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly - Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thực hiện chủ quyền của mình đối với lãnh hải (12 hải lý) và các vùng tiếp giáp (12 hải lý) nên chủ quyền đó sẽ bao phủ đại bộ phận Biển Đông và tài nguyên ở đó. Về mặt pháp lý, yêu sách vẫn còn không rõ ràng. Để hợp pháp hoá các yêu sách ở phía Đông Hải hay ở Hoàng Hải, Trung Quốc dựa vào diện tích thềm lục địa của mình. Nhưng đối với Biển Đông, họ lại viện dẫn "các lý do lịch sử", mà họ không chịu phát biểu rõ - họ không thể viện dẫn sự có mặt từ xưa và tiên tục trên các đảo. Giá trị pháp lý của từ ngữ được sử dụng để gọi các diện tích biển yêu sách (như nội thuỷ, lãnh hải, các vùng nước quần đảo) cũng không rõ rang. Ngoài ra, về mặt địa lý, các yêu sách của Trung Quốc lại có vẻ có ý mơ hồ: việc thể hiện bằng các dấu chấm biên giới biển mới có thể cho thấy một phạm vi có thể thiêng liêng. Trên thực tế, vùng yêu sách bao gồm các vùng khai thác và các thiết bị lắp đặt do Indonesia, Malaysia hay Philippin kiểm soát. Nếu không có một giải pháp riêng về việc phân chia các.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> vùng nước ở Biển Đông, pháp chế quốc tế sẽ cho các nước nói trên các quyền của một vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy việc chiếm hữu đơn phương của Bắc Kinh vừa ít hợp pháp lẫn đáng tin.. Do đó có giả thiết sau đây: bằng cách mở rộng chủ quyền của họ như vậy, Trung Quốc có thể yêu sách không phải một lãnh thổ được xác định bằng các tiêu chuẩn vật chất, định hình và pháp lý khách quan, là một không gian chính trị và kinh tế được xác định theo các thông số khác. Nhưng thong số nào? Câu trả lời đầu tiên nằm ở vị trí địa lý quần đảo, mà hai bên quần đảo đó có tới một phần tư thương mại toàn cầu được vận chuyển qua. Và như vậy Trung Quốc sẽ có thể tiến hành việc kiểm soát không những đối với các đường biển đó có mà cả với mạng lưới dầy đặc các đường hang không trên khu vực. Thông số thứ hai là lòng đất của quần đảo: theo Trung Quốc, nó có thể có các trữ lượng dầu khí bằng 205 tỷ thùng tương đương dầu lửa(BEF), nhưng theo các công ty dầu lửa thăm dò trong khu vực thì khối lượng dầu khí ít hơn rất nhiều. Ngoài các mỏ tiềm năng, có thêm các bồn đang sản xuất bao quanh quần đảo: các bồn Nam Côn Sơn, Thanh Long và Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam. Natuna ở Bắc Indonesia, Nalampaya và Camago ở Bắc đảo Palawan, Jintan, Serai và Sederi ngoài khơi Sarawak và các bồn ở Tây Bắc Sabah(3). Như vậy, tổng cộng, Trung Quốc đòi đặt tay lên phần lớn các bồn dầu ở Biển Đông. Không chỉ có thế, cuộc chiến đã sôi sục giữa người Việt Nam và người Trung Quốc qua các công ty dầu khí liên quan..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tháng 5/1992, Trung Quốc cho công ty dầu khí Mỹ Crestone thăm dò đặc nhượng 25 155 km2 ở phía Tây quần đảo Trường Sa cách thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 300 km, ngay cạnh đặc nhượng Đại Hùng của Việt Nam. Lúc đó Chính phủ Hà Nội đã lên tiếng phản đối kịch liệt đối với việc mà Hà Nội coi là một sự vi phạm chủ quyền kinh tế của mình (4). Câu trả lời của Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng: tháng 7/1992, họ đổ bộ như đã từng làm năm 1988 - một số quân trên một đảo đá ngầm của quần đảo, đặt một mốc biên giới và đã đảm bảo với công ty Mỹ sự hỗ trợ của quân lực của họ. Việt Nam đáp lại vào tháng 4/1994 bằng cách đặc nhượng cho một công ty dầu lửa Mỹ thuộc Mobil việc khai thác mỏ Thanh Long ngay cạnh mỏ Crestone khai thác. Tình hình năng lượng của cả Việt Nam và Trung Quốc soi sáng phạm vi thực sự của cuộc tranh chấp đó. Đối với Hà Nội, việc khai thác và thăm dò dầu khí nằm ở trung tâm việc tái thiết kinh tế. Với 12% các khoản đầu tư của nước ngoài từ 1988, và gần 1/4 xuất khẩu, dầu lửa là một nguồn thu nhập chính. Nó cung cấp năng lượng rẻ tiền cần thiết cho việc công nghiệp hoá (các nhà máy thép, phân bón, lien hợp hoá dầu và nhà máy điện). Theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, thềm lục địa Việt Nam mà phần lớn bị Trung Quốc yêu sách, chứa các trữ lượng dầu ước tính từ 3 đến 5 tỷ thùng và vào khoảng 300 tỷ mét khối khí. Ở Trung Quốc cũng vậy, tài nguyên năng lượng là điều kiện phát triển công nghiệp. Các mỏ được khai thác trên mặt đất đang cạn kiệt và giá dầu thấp không có lợi cho việc khai thác ở các vùng mới; các nhà đầu tư nước ngoài ngày nay thích khoan ở những nơi có lợi nhuận nhiều hơn. Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc về khai thác và vận chuyển còn không đủ. Nằm ở Đông Bắc và cực Tây đất nước, các nơi khai thác đều ở xa những vùng tiêu thụ nhiều năng lương: các đặc khu kinh tế tập trung ở Nam Trung Hoa phải trả tiền năng lượng đắt lên rất nhiều do vận chuyển bằng ống dẫn dầu. Với việc gia tăng hạn chế ở mức 2% năm, việc sản xuất dầu không còn đáp ứng nhu cầu mà sự phát triển kinh tế hang năm là 10% từ 10 năm nay tạo ra. Điều đó giải thích tại sao đối với Bắc Kinh việc cần phải khai thác những dầu mỏ mới ở quần đảo Trường Sa. Một khoảng trống chiến lược cần lấp Ngoài Việt Nam, mưu toan của Trung Quốc nắm lấy dầu ở Biển Đông cuối cũng có thể dẫn đến đối lập Trung Quốc với tất cả các nước ven biển. Thí dụ các yêu sách của Trung Quốc trùm lên các đảo Natuna của Indonesia, và đặc biệt là mỏ lớn nhất thế giới: được ước tính là 137000 tỷ mét khối, đó là đối tượng vào tháng 1/1995, của một thoả thuận khai thác 35 tỷ đô la giữa công ty dầu khí nhà nước Pertamina và công ty Mỹ Exxon. Tuy nhiên sự cam kết của.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> một công ty Mỹ mới trong khu vực không làm đủ yên lòng người Indonesia nhất là khi yêu cầu làm sáng tỏ về pháp lý Jakarta nêu ra với Bắc Kinh tháng 7/1994 vẫn không được trả lời. Đe dọa bằng lời của Bắc Kinh là sẽ dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình làm gia tăng các sự bấp bênh. Không những quân giải phóng nhân dân tổ chức rất nhiều cuộc thao diễn từ đầu thập kỷ, mà nó còn ngày càng can thiệp thêm vào phía Nam Biển Đông. Từ các đụng độ năm 1974 ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm cao hơn ở phía Bắc, trong đó một chiến hạm Trung Quốc đã đánh đắm một chiến hạm Việt Nam - đến các cuộc va chạm Trung Việt mới năm 1994, người ta không kể hết các sự kiện, nhất là trong dịp quân lực Bắc Kinh đặt các cột mốc chủ quyền. Bằng cách đó, Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ của quần đảo. Họ không phải là nước duy nhất: Việt Nam chiếm 25 đảo, Philippin 8 đảo, Malaysia 3 và Đài Loan 1. Nhưng, tuy việc lắp đặt các cấu trúc vĩnh cửu chủ yếu nhằm củng cố các vị trí tương ứng của nước này, nước kia về mặt pháp lý, cuộc xung độ đối lập họ với nhau từ nay đã vượt qua khuôn khổ một cuộc tranh chấp đơn giản về tài nguyên trong khu vực. Khuôn khổ kinh tế của cuộc tranh luận đã bị vượt qua bởi các tham vọng quốc gia chủ nghĩa qua các diễn văn của Philippin, Việt Nam và nhất là của Trung Quốc. Ngược lại, mặc dầu sự gia tăng những chuyện được thua mọi loại, những đối tượng lien quan ngày càng nhiều, và các sự căng thẳng quân sự ngày càng lớn, đe doạ gây mất ổn định khu vực, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện đã không tiến triển. Sự chậm chễ đáng quan tâm đó là một phần là do, cho đến năm 1994, thiếu một cơ cấu thích hợp để giải quyết vấn đề an ninh ở châu Á. Sự kết thúc chiến tranh lạnh đã dẫn đến việc hợp để rút cam kết ra khỏi khu vưc, như việc người Nga rút ra khỏi căn cứ Cam Ranh của Việt Nam và Mỹ rút ra khỏi căn cứ Subic của Philippin. Diễn đàn khu vực về an ninh do ASEAN thành lập năm 1994 không thể lấp khoảng trống chiến lược đó. Số thành viên của diễn đàn này cũng như sự khác nhau về quyền lợi của họ dường như là đã là những trở ngại nghiêm trọng. Còn phải xác định một vị trí đối với các nước không phải là thành viên của ASEAN (5) trong việc chấp nhận các biện pháp an ninh không chỉ liên quan đến người châu Á. Mà không quên các câu hỏi lớn về chính trị.Làm thế nào đảm bảo được tính thành thực của các ý Trung Quốc hay Triều Tiên khi thảo luận với các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng ngoài các tập hồ sơ như Đài Loan hay Triều Tiên và Hàn Quốc?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Liệu Trung Quốc sẽ có tham hữu hiệu vào một diễn đàn mà họ ngờ là được thành lập để kiềm chế họ? Liệu người ta có xây dựng được một không khí tin cậy với một nước mà các thành viên của ASEAN coi như mối đe doạ chính đối với an ninh khu vực nhất là khi đó các cuộc đàm phán về các căng thẳng mà Trung Quốc được coi là nhân vật chính? Không có thể giải quyết các cuộc xung đột, các nước ASEAN đã chọn nền ngoại giao phòng ngừa với mục tiêu đầu tiên là thông qua các biện pháp tin cậy. Ta hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy chương trình nghị sự của diễn đàn gần đây nhất họp tháng 7/1995 không có cả vấn đề xung đột Trường Sa lẫn vấn đề các cuộc thử nghiệm quân sự của Trung Quốc ngoài khơi vùng lãnh thổ Đài Loan, mà chỉ có các vụ thử hạt nhân của Pháp hay tình hình chính trị ở Myanma (nước không phải thành viên). Tuy nhiên các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông đã là đối tượng của nhiều cuộc thảo luận trong các hành lang, có mặt tất cả các nước quan tâm đến vấn đề Trường Sa. Cuộc xung đột đẩy Hoa Kỳ vào những mâu thuẫn đáng sợ. Một mặt các áp lực của ngân sách "chủ nghĩa không can thiệp" của Quốc hội Cộng hoà và việc co về các lập trường quân sự cổ truyền. Mặt khác, sự có mặt trong khu vực của nhiều công ty dầu lửa được nhiều nhóm áp lực mạnh mẽ ủng hộ ở Washington, các bất trắc của việc vận tải biển, quyết tâm kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc và các yêu cầu của các nước trong khu vực buộc họ phải tham gia vào cuộc tranh luận. Xét về mặt chính thức thì người Mỹ chống lại việc sự dụng doạ nạt hay vũ lực để thực hiện các yêu sách của bất kỳ nước nào. Nếu họ từ chối tỏ thái độ về tính hợp pháp của các yêu sách thì họ lại viện dẫn luật quốc tế để bố cáo các đe doạ đối với quyền tự do trên biển ở vùng Trường Sa. Nhưng Lầu Năm Gócdo dự giữa sự cần thiết phải làm yên ổn long các nứoc trong khu vực trong đó có việc thể hiện sự cương quyết đối với các tham vọng của Trung Quốc và nhu cầu duy trì đối thoại với Bắc Kinh vì những lý do chiến lược chung, như thâm nhập vào thị trường Trung Quốc hay hạn chế việc cung cấp các công nghệ hạt nhân cho Pakixtan hay Iran. Vì không thể dứt khoát giữa nhiều đòi hỏi cấp bách như vậy, Washington đóng vai trò trong mọi màn trình diễn. Các áp lực kinh tế và việc xử lý tính nhạy cảm của Bắc Kinh đối với vấn đề Đài Loan được phối hợp với các biểu hiện quan sự: khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu F16 cho Philippin từ tháng 5/1995, gửi các đơn vị biệt kích hải quân đến Puerto Princesa để huấn luyện bộ đội Philippin; hạm đội 7 cùng thao diễn với người Nhật và Nam.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Triều Tiên ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, cũng có các dự án cùng loại như trên với người Thái Lan và người Singapore. Về phía Nhật, họ đã từ bỏ vào năm 1951 mọi quyền của mình đối với các đảo thuộc quần đảo mà họ đã chiếm đóng từ 1939 (6). Nhưng gần 70% số dầu cung cấp cho họ chuyển qua Biển Đông. Như người Mỹ, họ muốn bảo vệ các quyền lợi của các công ty dầu lửa của họ. Việc người tq quyết định hay không quyết định vận dụng Luật biển năm 1992 của họ, có ý nghĩa đối với các đảo Sankaku của Nhật Bản. Ở Tokyo kín đáo là bắt buộc. Người ta ủng hộ việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình nhưng không tuyên bố về tính có cơ sở của các yêu sách khác nhau. Tuy nhiên, người Nhật có sẵn những đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ đối với các nước chủ chốt, nhất là đối với Bắc Kinh. Là người đầu tư thể chế hang đầu ở Trung Quốc, Nhật Bản đối với Trung Quốc là người bảo lãnh thu hút các nguồn vốn tư nhân; việc Nhật Bản ngừng cho vay sẽ có thể gây hại rất nhiều cho việc Bắc Kinh tìm kiếm các nguồn vốn của nước ngoài. Ngoài ra, tuy quân đội Nhật Bản không có các phương tiện triển khai quân đội của mình trong khu vực, họ vẫn được trang bị những thiết bị tinh vi và được huấn luyện tốt trong môi trường biển. Trong lúc này, các mục tiêu của Tokyo là không làm cho Bắc Kinh mất lòng, mà trái lại muốn bảo đảm các lợi ích của mình trên một thị trường rất hứa hẹn. Căn cứ vào kinh nghiệm của eo biển Malaca trong những năm 1960, một số người thậm chí còn trông chờ vào sự trung gian hoà giải của Nhật Bản để giải quyết cuộc xung đột về chủ quyền ở Biển Đông. Những sự trung gian hoà giải của Indonesia. Từ 5 năm trở lại đây, chình nhờ người Indonesia mà người ta đã có phần lớn các nỗ lực trung gian hoà giải. Vì không có yêu sách nào đối với các đảo của quần đảo, Jakarta đã can thiệp hoà giải bằng cách tổ chức các cuộc họp hang năm để thảo luận các biện pháp "tránh một cuộc xung đột tiềm năng ở Biển Đông". Nhưng sáng kiến của họ chịu những cơn choáng váng mạnh mẽ. Năm 1993, Indonesia mất sự trung lập của mình khi thấy rằng đường yêu sách của Trung Quốc trùm lên các đảo Natuna. Năm 1994, chỉ vài ngày sau khi một trong các cuộc gặp gỡ hàng năm, Trung Quốc không ngần ngại đặt một cột mốc chủ quyền mới trên đá ngầm Đalac. Các quan hệ Trung Quốc - Philippin lại xấu đi vào năm 1995 sau cuộc phát hiện vào tháng 2 những thiết bị quân sự mới cua Trung Quốc trên đá Vành Khăn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Dù sao sự thương nghị dưới sự đỡ đầu của Indonesia vẫn có thể lại được triển khai nhờ lời tuyên bố về ý đồ của Bắc Kinh nhân dịp Diễn đàn khu vực về an ninh của ASEAN họp tháng 7/1995. Lần đầu tiên, Trung Quốc khẳng định sẵn sàng đàm phán với toàn bộ các nước trong tổ choc. Và họ chấp nhận lấy cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ký tại Montego Bay năm 1982 để thảo luận, nhưng quốc hội của họ lại chưa phê chuẩn Công ước này(8). Xem xét theo tư liệu nói trên, ta thấy các lập luận đã nêu ra để làm cơ sở cho các yêu sách khác nhau có vẻ yếu kém. Không bên nào có thể nói rõ sự có mặt thường xuyên của mình thực ra thì không thể được - trong quá khứ trên các đảo đó, cũng như trong thực tế đã kiểm soát liên tục chúng. Không thích hợp với cuộc sống của con người và không có đời sống kinh tế, những đảo và đá ngầm đó không có tư cách pháp lý để biện minh cho một vùng đặc quyền kinh tế hay them chí cho việc hoạch định thềm lục địa. Các thềm lục địa Việt Nam và Malaysia mở rộng ra đến vùng Trường Sa sẽ có thể có trọng lượng trong việc xác định các biên giới trên biển hơn là các đá ngầm của quần đảo nhiều. Phương pháp cách đều sẽ dẫn đến việc ấn định các biên giới trên biển không cần tính đến các đá ngầm, mà bằng cách vạch những đường trung tuyến từ các điểm trên bờ của các nước ven biển. Theo giả thiết đó, Trung Quốc và Đài Loan kết hợp nhau, Việt Nam và Philippin sẽ thu được các vùng có diện tích gần tương đương nhau. Quần đảo Hoàng Sa sẽ thuộc về Trung Quốc - Đài Loan trong thực tế; tuy nhiên họ sẽ không thể đòi có quyền nào đối với các khối địa chất nằm xa hơn ở phía Nam, nghĩa là đối với các mỏ dầu khí và dầu chính của khu vực. Trong trường hợp không có được sự thoả thuận của các nước hữu quan, công ước đề xuất, đối với các cùng biển nửa kín, một sự thoả thuận về phân chia các tài nguyên ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hảI lý. Có thể Trung Quốc sẽ ưu tiên chọn công thức này vì nó phù hợp với lập trường truyền thống của họ, và cho phép họ thâm nhập nơi có dầu khí trong vùng trong khi vẫn giữ được khả năng vận động về vấn đề chủ quyền. Một công thức cùng phát triển trong vùng cũng sẽ thoả mãn Hoa Kỳ và Nhật Bản đang lo ngại không thể can thiệp để bảo đảm an toàn cho các tàu hay các công ty dầu lửa của họ. Bắc Kinh thêm cứng rắn Liệu việc phân chia dầu lửa có loại bỏ được các rủi ro xung đột không? Thực đáng nghi ngờ vì vấn đề chủ quyền vẫn còn đó. Thế mà những người đang nắm quyền ở Bắc Kinh sẵn.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> sàng, và luôn luôn nhắc lại, sẽ dùng vũ lực để chủ quyền của Trung Quốc được tôn trọng. Các nước trong khu vực lo ngại về ý đồ của Trung Quốc nhất là vì tuy các yêu sách có vẻ hơi mơ hồ, họ không đưa ra tín hiệu nào có thể làm yên lòng mọi người. Các nước ASEAN chỉ nhận thấy chế độ Trung Quốc thêm cứng rắn; gia tăng kiểm soát ở Tây Tạng và mọi hình thức bất đồng, bắn tên lửa ngoài khơi Đài Loan trước ngày họp của Diễn đàn ASEAN, không khoan nhượng trong các cuộc đàm phán về tương lai của Hồng Công. Họ lại thấy Trung Quốc gia tăng ngân sách dành cho việc hiện đại hoá quân đội với các hậu quả của nó; thử vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo, mua vũ khí của Nga (24 máy bay SU - 27 năm 1992 và gần đây 10 tàu ngầm) và đề án chế tạo các vũ khí đó ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong vùng còn có dư luận về các việc lắp đặt thiết bị quân sự ở biển Andaman, ngoài khơi các bờ biển Ấn Độ và Miến Điện. Những yếu tố đó có thể giảI thích là có ý nghĩa đối với quyền tâm bá quyền của một nước Trung Quốc với quyền lực của quân đội có xu hướng tăng cường. Và lý do là: trong cuộc đấu tranh dành quyền thừa kế Đặng Tiểu Bình, từng người có ý đồ đó - Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Phó Thủ tướng Chu Dương Cơ - đều tìm cách nhận được sự ủng hộ của quân đội, những kẻ cuối cùng đang nắm mạnh mẽ di sản của cách mạng. Thay vì thúc đẩy các cuộc thảo luận về các cuộc cảI cách cần thiết, cuộc chạy đau nắm ngai vàng khiến cho các quan điểm bảo thủ càng có thêm trọng lượng: mục tiêu đầu tiên là kinh tế, hướng về sự kiên quyết cả đối nội lẫn đối ngoại, giọng điệu quốc gia chủ nghĩa... Việc gia tăng quyền lực của chính quyền Trung ương và của quân đội được nuôi dưỡng bằng những sự lo ngại của bộ máy. Các chính khách và các nhà quân sự sợ sự sụp đổ của thế giới cộng sản và các giá trị của nó làm suy giảm tính chính đáng của Đảng; các biểu hiện ngày càng nhiều của những người chống đối; tính độc lập gia tăng của các tỉnh ven biển làm trỗi dậy bóng ma của một nước Trung Quốc chia cắt. Họ sợ trật tự mới phát sinh từ cuộc chiến tranh vùng vịnh và các hậu quả của nó: đó là sự khẳng định lại quyền lãnh đạo của Mỹ và thái độ ngạo mạn chính trị của Washington (như việc cấp cho Lý Đăng Huy, ứng cử viên Tổng thống Đài Loan một visa nhập cảnh Hoa Kỳ trong một chuyến đI riêng), việc lập một diễn đàn khu vực về an ninh được người Trung Quốc xem như kiềm chế họ,.v.v. Trong khi đó, về mặt lịch sử, Biển Đông kết tinh sự mỏng manh của nền phòng thủ Trung Quốc. Chính từ đó các cường quốc phương Tây đã đến kiểm soát khu vực vào thế kỷ XIX. Cũng từ đấy, Quốc dân Đảng đã thoát khỏi các lực lượng cách mạng. Cuối cùng cũng từ đó.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Mỹ và Liên Xô đã thiết lập khống chế khu vực trong cuộc chiến tranh lạnh. Tóm lại, Việc kiểm soát sườn phía Nam đảm bảo an toàn cho nước cộng hoà nhân dân. Như vậy, đã hội tụ đủ các yếu tố của một cuộc xung đột. Bối cảnh đang nuôi dưỡng tính hiếu chiến của chính quyền trung ương. Quần đội cùng với sự tăng sự cường của ảnh hưởng chính trị và việc hiện đại hoá trang bị của nó, có các phương tiện làm việc nói trên. Dầu lửa cũng như sự quay trở lại của Đài Loan trong vòng tay Bắc Kinh là những chuyện được thua to lớn. Chủ nghĩa quốc gia quá khích nuôI dưỡng việc leo thang, trong khi việc chiếm đóng các đảo không gian sinh tồn ở Biển Đông tạo ra một dodọng cơ thúc đẩy. Và Luật năm 1992 có tham vọng hoàn thành điều được trình bày như một việc chính đáng về lịch sử: báo chí không quên nhắc lại những ngày vinh quang khi người Trung Quốc đi lại ở quần đảo Trường Sa, phổ biến khắp nơI nền văn hoá và công nghệ tiên tiến của người Hán. Phải chăng ngày mai sẽ có chiến tranh? Dù sao giả thiết đó cũng không có gì chắc chắn. Trước hết vì lý do giới hạn về hậu cần của quân đội Trung Quốc. Nếu rõ ràng các lực lượng thuỷ lục chiến, tàu ngầm và lực lượng chuyên chở bằng máy bay trực thăng của họ khiến cho việc chiếm đóng các đảo không gặp quá nhiều khó khăn thì khoảng cách giữa Trường Sa và các căn cứ hậu phương của Trung Quốc vẫn đòi hỏi các khả năng không quân mà hiện nay họ còn chưa có. Việc huấn luyện các phi công láI SU-27 không đảm bảo ưu thế của Trung Quốc trong các hoạt dộng trên biển. Như vậy, hảI quân dễ bị thương tổn trước các lực lượng không quân và tên lửa của Malaysia và Indonesia ở vị trí địa lý tốt hơn đối với quần đảo và được trang bị các công nghệ hàng không tinh vi hơn. Nền kinh tế cũng không biện hộ cho cuộc phiêu lưu. Sự phát triển của Trung Quốc dựa vảo thương mại địa phương và vào đầu tư của nước ngoài, nhưng việc đó lại không phù hợp với cuộc xung đột ở Trường Sa. Vậy tại sao lại hy sinh cho một nền an ninh tạm thời và những nguồn năng lượng còn bấp bênh, một quá trình kinh tế đảm bảo sự duy trì chế độ hiện này của Trung Quốc và tài trợ cho việc hiện đại hoá quân đội? Các nước ASEAN đã nắm vững mâu thuẫn đó. Tuy họ tự biết là không có khả năng ngăn cản Trung Quốc đang bị thúc đẩy bởi động cơ cấp thiết về chính sách đối nội cần phát động một cuộc đối đầu, nhưng họ cũng không quên rằng sự phát trio đầu tư, sự lệ thuộc vào thương mại và sự hoà nhập kinh tế cung cấp cho họ những công cụ ngăn cản có tính thuyết phục hơn. Vì những lý do đối nội và đối ngoại, Bắc Kinh phải khẳng định sức mạnh của mình: Biển Đông cho phép họ làm việc đó. Trung Quốc có lợi nhờ khoảng trống về chiến lược do người Mỹ và người Nga để lại, cũng như một tương quan lực lượng có lợi cho họ. Họ vận dụng dễ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> dàng các ảo ảnh của các nước láng giềng bằng cách phối hợp bí mật về ngân sách quân sự với tính không rõ ràng của các ý đồ . Họ có thể mơ tưởng đến việc trả thù các sự xúc phạm mà người phương Tây buộc họ phải chịu trước đây bằng cách loại họ ra khỏi cuộc thương lượng. Họ cũng tiến hành các cuộc gây áp lực trực tiếp lên Hồng Công và Đài Loan kể cả bằng cách cô lập các vùng này ra khỏi sự đoàn kết châu á có thể có. Họ phát ra những tín hiệu kín đáo cho cả các tỉnh ven biển phía Nam của họ, nhắc lại cho các tỉnh đó biết là chính quyền trung ương sẵn sàng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, Cuối cùng họ còn thể hiện không mập mờ để mọi người đều biết, các tham vọng của họ trong khu vực, thậm chí trên toàn thế giới. Chắc hẳn then chốt của lập trường của Bắc Kinh nằm ở chỗ đó. Một cách sử dụng khôn khéo hồ sơ quần đảo Trường Sa có thể mở ra cho họ các tài nguyên chiến lược của khu vực. Không tạo ra rủi ro thực sự, họ hy vọng làm như vậy sẽ khẳng định được hình ảnh đại cường quốc của mình, trong khi chờ đợi có các phương tiện kinh tế và quân sự để trở thành một đại cường quốc thực sự. Vậy sẽ không gì phải ngạc nhiên là các vấn đề gắn với việc khai thác dầu khí sẽ cho thấy một giải pháp trung hạn. Nhưng rất có thể là những vấn đề chủ quyền vẫn để treo đấy, khiến cho Bắc Kinh vẫn giữ được con ngáo ộp ngoại giao của mình. Bài đăng trên báo Monde Diplomatique (Pháp) ngày 20/3/1996 Theo nguồn của www.nghiencuubiendong.vn Chú thích: (1) Chữ Trường Sa vừa dùng để chỉ một quần đảo vừa để chỉ các đảo nhỏ thuộc quần đảo này. Ngoài ra, việc xác định vị trí địa lý của một số đá ngầm so với các vùng đất chỉ gần nhất tạo ra các lập trường khác nhau. (2) Rất nhiều đã ngầm nửa nổi nửa chìm trên măt biển ngăn không cho các tàu có tải trọng lớn chạy ngang qua đảo. (3) Xem bản đồ (4) Vùng mở rộng của thềm lục địa Việt Nam. (5) Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) tập hợp TháI Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunây, Philippin và từ tháng 7/1995 có thêm Việt Nam. Mỗi năm một lần diễn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đàn tập hợp 19 thành viên của mình, gồm có: 7 thành viên của ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên hiệp chấu Âu, Canada, Australia, New Zealan và nam Triều Tiên, kể cả Trung Quốc, Nga , Lào và Cămpuchia, để thảo luận vấn đề an ninh châu á. (6) Sau Hội nghị San Francisco đánh dấu sự kết thúc chiến tranh ở TháI Bình Dương, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với quần dảo Trường Sa. Nhưng trong văn bản của Hội nghị không có chỉ dẫn nào về chủ quyền đối với các đảo đó. (7) Cuộc xung độ về chế độ hàng hảI trong eo biển chiến lược hiện nay làm cho Singapore, Indonesia và Malaysia đối đầu nhau đã được giảI quyết năm 1968 nhờ sự hỗ trợ về hậu cần và kỹ thuật của người Nhật. (9) Theo một nhà ngoại giao Indonesia được "Thời báo kinh tế" ngày 15/2/1996, trích dẫn ý kiến, sẽ có phê chuẩn trước mùa hè.. Suy ngẫm: Đặt vấn đề Hoàng Sa trước lương tâm của tất cả người Việt Nam, ở bên này hay bên kia, hãy đặt quyền lợi tối thượng muôn đời lên trên mọi tranh chấp nhất thời, đừng đổ lỗi cho nhau, đừng chia cách, mà hãy nhìn thẳng vào thân phận nhược tiểu để sáng suốt tìm cách bảo vệ di sản của tiền nhân. Vấn đề Hoàng Sa như thế biết đâu sẽ là khởi điểm cho các nỗ lực tìm hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau không chối bỏ nhau....(Tiến sĩ Nguyễn Nhã). (Chùm ảnh)Trường sa sau sự kiện 14/3/1988 Liên tiếp các đoàn đại biểu cấp cao nhà nước ta ra thăm hỏi các chiến sỹ đóng quân trên quần đảo Trường sa sau trận hải chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 . Ảnh được gi lại bởi nhà báo lão thành Nguyễn Viết Thái .. Chiến sỹ trên đảo Phan Vinh - Quần đảo Trường Sa. Đô đốc Giáp Văn Cương thăm bộ đội Công binh xây dựng đảo Tiên Nữ Đảo Tốc Tan 1988..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ủy viên Bộ Chính Trị, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đọc diễn văn tại Mít tinh kỷ niệm Ngày truyền thống Quân chủng Hải Quân tại Trường Sa ngày 7/5/1988. Bà Nguyễn Thị Định, nguyên Tổng tư lệnh các lực lượng Vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam thăm cán bộ chiến sỹ Trường Sa Đại tướng Lê Đức Anh và đoàn công tác chụp ảnh chung với cán bộ chiến sỹ đảo Phan Vinh.( Nguyễn Viết Thái đứng ngoài cùng bên trái ). Đoàn Phóng viên và Văn nghệ sỹ đến với Trường Sa tháng 5 năm 1988..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Sửa sang công sự, sẵn sàng chiến đấu. Chiến sỹ lái xe PTS trên dảo Trường Sa lớn..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đảo Tốc Tan 1988.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Phương tiện, khí tài luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.. Đô đốc Giáp Văn Cương kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Buổi chào cờ đầu tuần trên Đảo Thuyền Chài..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bên cột cờ đảo Trường Sa.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Giây phút thư giãn vẫn sẵn sàng, cảnh giác..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Cột chủ quyền trên đảo Trường Sa Đảo Đá Lát tháng 5/1988. Công việc hàng ngày của lính đảo.. Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đọc diễn văn trong lễ mít tinh tại Trường Sa Đến thăm những người đã nằm xuống vì chủ quyền của Tổ quốc, không phải lúc nào cũng có được những bó hoa tươi. Nhưng xin các anh hãy nhận ở chúng tôi lòng cảm phục và biết ơn về sự hy sinh của các anh cho cuộc sống bình yên của nhân dân. Chiến sỹ trẻ đảo Đá Lát tháng 5/1988.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Văn công ra đảo Trường Sa Đảo Trường Sa tháng 5 năm 1988. Luyện tập sẵn sàng chiến đấu..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Chuyển quà của Đất liền đến đảo Phan Vinh..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Chiều trên đảo Núi Le..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Luyện tập chiến đấu trên đảo Thuyền Chài Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương thăm đảo Phan Vinh..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Đảo Thuyền Chài tháng 5 năm 1988..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Đường vào đảo Đá Đông..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 13 giờ ngày 15/5/1988, tại tọa độ 112 độ 52 phút kinh đông- 8 dộ 46 phút vĩ bắc, 2 tàu chiến Trung quốc ( Trong đó có một tàu số hiệu 677 ) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường. Đại tướng Lê Đức Anh và các sỹ quan trên đảo Phan Vinh..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Xây dựng đảo Thuyền Chài..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đại úy nguyễn Văn Hiền, thuyền trưởng Tàu HQ 961 đã điều khiển tàu đưa đoàn công tác hoàn thành an toàn chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Nhạc sỹ Xuân An và ca sỹ Thanh Thanh phuỵc vụ chiến sỹ trên đảo Phan Vinh Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các chiến sỹ Tàu HQ 505 dã kiên cường bám trụ, chiến đấu trên đảo Cô Lin tháng 5/1988. Ca sỹ Thanh Thanh trên đảo Trường Sa.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Đơn vị bảo đảm thông tin trên đảo Trường Sa..

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×