Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

Nguyễn Thị Tuyết Mai

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

Nguyễn Thị Tuyết Mai

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
nghiêm túc của bản thân. Số liệu trong luận văn được thu thập từ những nguồn
thông tin đáng tin cậy. Cơ sở lý luận được kế thừa, đúc kết từ các nghiên cứu có uy
tín trong nước và trên thế giới, được dẫn nguồn cụ thể, trung thực. Các nhận định,
kiến nghị trong khuôn khổ luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi và chưa từng được
công bố. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng... năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .......................................1

1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.5. Kết cấu đề tài........................................................................................................3
1.6. Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC....................................5
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả của ngân hàng thương mại .........................................5
2.1.1. Khái niệm hiệu quả của ngân hàng thương mại .........................................5
2.1.2. Phân loại hiệu quả của ngân hàng thương mại ...........................................8
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng thương mại .............9
2.2. Cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.......................... 12
2.2.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại ..........................12
2.2.2. Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại ............................13
2.3. Hiệu quả của ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc ......................17
2.4. Một số phương pháp nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hiệu quả của
ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc ...................................................20

Kết luận chương 2 ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ............27


3.1. Sơ lược về quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011-2015.........................................................................................................27
3.2. Thực trạng hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình
tái cấu trúc .................................................................................................................28
3.2.1. Thực trạng hiệu quả sản xuất của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong quá trình tái cấu trúc..................................................................................29

3.2.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước ...........................29
3.2.1.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần ..............................34
3.2.2. Thực trạng hiệu quả trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại
Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc .................................................................43
3.2.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước ...........................43
3.2.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần ..............................45
Kết luận chương 3 ...................................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC53
4.1. Giới thiệu về phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA.....................................53
4.1.1. Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA.................................................53
4.1.2. Các biến được sử dụng trong phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA..57
4.2. Hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc 58
4.2.1. Hiệu quả sản xuất của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá
trình tái cấu trúc .......................................................................................................59
4.2.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước ...........................61
4.2.1.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần ..............................62
4.2.2. Hiệu quả trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong quá trình tái cấu trúc ......................................................................................66
4.2.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước ...........................66
4.2.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần ..............................69
Kết luận chương 4 ...................................................................................................71


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU
TRÚC........................................................................................................................73
5.1. Kết luận về hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình
tái cấu trúc từ năm 2011-2014 ..................................................................................73
5.2. Một số khuyến nghị............................................................................................74

5.2.1. Khuyến nghị trong ngắn hạn ....................................................................74
5.2.2. Khuyến nghị trong dài hạn .......................................................................77
5.3. Mặt hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài..............................79
5.3.1. Một số mặt hạn chế của đề tài ..................................................................79
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.....................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

:

Báo cáo tài chính

CAR

:

Capital Adequacy Ratio
Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

CRS

:

Constant Return to Scale
Quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất


DEA

:

Data Envelopment Analyst
Phương pháp phân tích bao dữ liệu

DMU

:

Decision Making Unit
Đơn vị ra quyết định

GDP

:

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

:

Giá trị gia tăng

IMF


:

The International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ Quốc tế

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

:

Ngân hàng Thương mại cổ phần

NHTMNN

:

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTW


:

Ngân hàng Trung ương

ROA

:

Return On Assets
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE

:

Return On Equity
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

TCKT

:

Tổ chức kinh tế

TCTD

:

Tổ chức tín dụng


TE

:

Technical Efficiency
Hiệu quả kỹ thuật


VAMC

:

The Vietnam Asset Management Company
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

VRS

:

Variable Return to Scale
Quy mơ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

WB

:

Word Bank
Ngân hàng thế giới


VBPL

:

Văn bản pháp luật

WTO

:

The World Trade Organization
Tổ chức Thương Mại Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1.

Một số phương pháp nghiên cứu về hiệu quả của NHTM

21

Bảng 3.1.


ROA của các NHTMNN Việt Nam trong quá trình tái cấu

0

trúc
Bảng 3.2.

ROE của các NHTMNN Việt Nam trong quá trình tái cấu

30

trúc
Bảng 3.3.

Tỷ lệ chi phí hoạt động/tài sản của các NHTMNN Việt Nam

32

trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.4.

NIE của các NHTMNN Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc

32

Bảng 3.5.

Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập của các NHTMNN Việt Nam trong

33


quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.6.

ROA của các NHTMCP trải qua tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc

34

sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.7.

ROE của các NHTMCP trải qua tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc

35

sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.8.

Tỷ lệ chi phí hoạt động/tài sản của các NHTMCP trải qua tự

36

tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong quá trình
tái cấu trúc
Bảng 3.9.

NIE của các NHTMCP trải qua tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc

37


sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.10.

Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập của các NHTMCP trải qua tự tái cấu

37

trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu
trúc
Bảng 3.11.

ROA và ROE của các NHTMCP chưa trải qua sáp nhập, hợp

38

nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.12.

Tỷ lệ chi phí hoạt động/tài sản của các NHTMCP chưa trải
qua sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc

40


Bảng 3.13.

NIE của các NHTMCP chưa trải qua sáp nhập, hợp nhất

41


trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.14.

Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập của các NHTMCP chưa trải qua sáp

42

nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.15.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN Việt Nam

44

trong q trình tái cấu trúc
Bảng 3.16.

Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn của các NHTMNN Việt

45

Nam trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.17.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP trải qua tự tái

47

cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái
cấu trúc

Bảng 3.18.

Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn của các NHTMCP trải qua

47

tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong q
trình tái cấu trúc
Bảng 3.19.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP chưa trải qua

49

sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 3.20.

Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn của các NHTMCP chưa trải

50

qua sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 4.1.

Các biến đầu vào và đầu ra áp dụng sử dụng trong các mơ

58

hình DEA
Bảng 4.2.


Tóm tắt kết quả phân tích bao dữ liệu DEA - Hiệu quả sản

60

xuất của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 4.3.

Hiệu quả sản xuất theo quy mô của các NHTMNN Việt Nam

62

trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 4.4.

Hiệu quả sản xuất theo quy mô của các NHTMCP trải qua tự

64

tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong quá trình
tái cấu trúc
Bảng 4.5.

Hiệu quả sản xuất theo quy mơ của các NHTM chưa trải qua
sáp nhập, hợp nhất Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc

65


Bảng 4.6.


Tóm tắt kết quả phân tích bao dữ liệu DEA - Hiệu quả trung

67

gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái
cấu trúc
Bảng 4.7.

Hiệu quả trung gian tài chính theo quy mơ của các

68

NHTMNN Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 4.8.

Hiệu quả trung gian tài chính theo quy mơ các NHTMCP

70

Việt Nam trải qua tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp
nhất trong quá trình tái cấu trúc
Bảng 4.9.

Hiệu quả trung gian tài chính theo quy mơ của các NHTM
Việt Nam chưa trải qua sáp nhập, hợp nhất Việt Nam trong
quá trình tái cấu trúc

71



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên bảng

Biểu đồ 3.1.

Số dư tín dụng của các NHTMNN Việt Nam trong

Trang
43

quá trình tái cấu trúc
Biểu đồ 3.2.

Số dư tín dụng của các NHTMCP Việt Nam trải qua

46

tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất trong
quá trình tái cấu trúc
Biểu đồ 3.3.

Số dư tín dụng của các NHTMCP Việt Nam chưa trải

48

qua sáp nhập, hợp nhất trong quá trình tái cấu trúc

Biểu đồ 4.1.

Hiệu quả sản xuất của các NHTMNN Việt Nam trong

61

quá trình tái cấu trúc
Biểu đồ 4.2.

Hiệu quả sản xuất của các NHTMCP Việt Nam trong

63

quá trình tái cấu trúc
Biểu đồ 4.3.

Hiệu quả trung gian tài chính của các NHTMNN Việt

68

Nam trong quá trình tái cấu trúc
Biểu đồ 4.4.

Hiệu quả trung gian tài chính của các NHTMCP Việt
Nam trong quá trình tái cấu trúc

69


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.

Lý do chọn đề tài
Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trị hết sức

quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thập kỷ gần đây, hệ
thống NHTM các nước trên thế giới đã diễn ra nhiều cuộc khủng hoảng. Theo Caprio
và Klingebiel (2003), hơn hai phần ba các cuộc khủng hoảng hệ thống NHTM diễn ra
tại các nước đang phát triển. Một trong những cuộc khủng hoảng khủng khiếp nhất lịch
sử tại các nước đang phát triển được Luc và Ariff (2008, 2009) nhắc đến như: tại
Mexico 1994-1995, tại các nước Châu Á 1997-1998, tại các nước Đông Á 1997-1999,
tại Bzazil 1999, tại Argentina 2001, tại Thổ Nhĩ Kỳ 2001-2002...
Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu kéo dài từ
năm 2008 vẫn cịn để lại hậu quả nặng nề mà nguyên nhân chính là sự kém hiệu quả
của hệ thống NHTM lại tiếp tục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc thực hiện tái cấu trúc
nhằm khắc phục những yếu kém và khôi phục lại hiệu quả của các NHTM nói riêng,
cũng như hệ thống NHTM nói chung.
Tại Việt Nam, chủ trương tái cấu trúc hệ thống NHTM được nêu ra tại Hội nghị
Trung Ương 3, khóa 11 (tháng 10/2011) thuộc một trong ba lĩnh vực chủ đạo, quan
trọng nhất cần quyết tâm thực hiện nhằm đẩy lùi tác động, ảnh hưởng tiêu cực của
khủng hoảng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững. Kể từ ngày
01/03/2012, quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM được chính thức triển khai bằng
quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 20112015” của chính phủ. Qua q trình tái cấu trúc, hiệu quả của các NHTM Việt Nam đã
có nhiều thay đổi quan trọng, mang ý nghĩa to lớn trong sự phát triển chung của kinh tế
đất nước. Với tầm quan trọng đó, nhằm đánh giá hiệu quả của các NHTM Việt Nam
trong quá trình tái cấu trúc giai đoạn 2011-2014 vừa qua, tác giả đã lựa chọn thực hiện
đề tài này.



2

1.2.

Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm có được những đánh giá cụ thể về hiệu quả

sản xuất (Productive Efficiency) và hiệu quả trung gian tài chính (Intermediate
Efficiency) của các NHTM Việt Nam trong q trình tái cấu trúc theo chủ trương của
Chính phủ từ năm 2011-2014, từ đó đưa ra khuyến nghị.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
-

Có được những nhận định về thực trạng hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung

gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong q trình tái cấu từ năm 2011-2014.
-

Đánh giá được về mức độ hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của

các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này.
-

Đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể (nêu trên) như sau:

-

Hiệu quả của NHTM và tái cấu trúc hệ thống NHTM là gì? Hiệu quả của


NHTM trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM như thế nào?
-

Thực trạng hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của các NHTM

Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc từ năm 2011-2014 như thế nào?
-

Hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam

trong q trình tái cấu trúc từ năm 2011-2014 được đánh giá ra sao?
-

Những kiến nghị nào cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả

trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc?
1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của

các NHTM Việt Nam trong q trình tái cấu trúc theo chủ trương của Chính phủ từ
năm 2011-2014.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm hoạt động của 29 NHTM Việt Nam (Phụ lục 01)
từ năm 2011-2014, không bao gồm NHTM 100% vốn Nhà nước, NHTM 100% vốn
nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi
nhánh-văn phịng đại diện các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam.



3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài tương ứng với từng mục tiêu nghiên cứu cụ

thể (nêu trên) như sau:
-

Tham khảo, tổng hợp lại lý thuyết, cơ sở lý luận từ các nghiên cứu về hiệu quả

của NHTM trong q trình tái cấu trúc đã có trong nước và trên thế giới.
-

Thu thập số liệu, so sánh, thống kê, mơ tả để phân tích về thực trạng hiệu quả

sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái
cấu trúc từ năm 2011-2014.
-

Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) để ước

lượng hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam
trong quá trình tái cấu trúc từ năm 2011-2014.
-

Tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài để nêu ra một số khuyến nghị nâng cao

hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

1.5.

Kết cấu đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả của NHTM trong quá trình tái cấu trúc
Chương 3: Thực trạng hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái

cấu trúc
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong quá
trình tái cấu trúc
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị về hiệu quả của các NHTM Việt Nam
trong quá trình tái cấu trúc
1.6.

Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn của đề tài

-

Đề tài đã tổng hợp lại các sơ sở lý luận về hiệu quả của NHTM và tái cấu trúc hệ

thống NHTM, giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng trên
thế giới. Các kiến thức nền tảng này có thể được tham khảo để tiếp tục sử dụng trong
việc nghiên cứu đối với các đề tài khác có liên quan.


4

-

Đề tài đã trình bày một cách tổng quan về thực trạng hiệu quả sản xuất, hiệu quả


trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong q trình tái cấu trúc theo chủ
trương của Chính phủ từ năm 2011-2014 và đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả sản
xuất và hiệu quả trung gian tài chính của các NHTM Việt Nam trong thời gian này.
-

Đề tài đóng góp các khuyến nghị cụ thể về hiệu quả của các NHTM Việt Nam

trong quá trình tái cấu trúc.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA NHTM TRONG QUÁ
TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
2.1.

Cơ sở lý luận về hiệu quả của NHTM

2.1.1. Khái niệm hiệu quả của NHTM
Theo lý thuyết kinh tế doanh nghiệp, hoạt động của ngân hàng cũng như một
doanh nghiệp bất kỳ đều diễn ra trong một mơi trường kinh doanh mà tại đó các nhà
quản lý đều cố gắng để tối đa hóa lợi nhận bằng cách cố gắng điều hành hoạt động sản
xuất theo cách hiệu quả nhất có thể (Evanoff và Israilevich, 1991).
Theo Kablan (2010), hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả với nguồn lực tối thiểu,
được đo lường bằng cách so sánh với đường biên sản xuất. Nói cách khác, đó là khả
năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra. NHTM sử dụng các
nguồn lực như: lao động, cơ sở vật chất (vốn vật chất), nguồn tài chính (vốn tài chính)
cho hoạt động: nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ.
Tương tự như vậy, trong nghiên cứu của mình về tái cấu trúc và hiệu quả hoạt

động các NHTM Đài Loan, Chang và cộng sự (2010) cũng nêu rằng hiệu quả thể hiện
khả năng quản lý trong việc kiểm sốt chi phí và sử dụng nguồn lực để tạo ra đầu ra.
Trong các nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, một số tác giả theo cách tiếp cận
sản xuất coi ngân hàng như các đơn vị sản xuất: Benston (1965), Ferrier và cộng sự
(1990), Schaffinit và cộng sự (1997), Zenios và cộng sự (1999); một số tác giả theo
cách tiếp cận trung gian xem ngân hàng như các trung gian tài chính: Sealey và
Lindley (1977), Maudos và cộng sự (2002), Casu và cộng sự (2003); và một số khác
theo cách tiếp cận hiện đại cho rằng ngân hàng đóng cả hai vai trị này: Frexias và
Rochet (1997), Denizer và cộng sự (2000), Athanassopoulos và Giokas (2000).
Tóm lại, theo các cách tiếp cận này, hiệu quả của ngân hàng bao gồm hai khía
cạnh cơ bản là hiệu quả sản xuất (Productive efficiency) và hiệu quả trung gian tài
chính (Intermediate efficiency).
Theo cách tiếp cận sản xuất: Các NHTM cũng được xem như là các nhà cung
cấp dịch vụ cho khách hàng. Các đầu vào thiết lập theo cách tiếp cận này bao gồm các


6

yếu tố có trạng thái vật lý (lao động, vật liệu, không gian, các thông tin hệ thống,... ),
các chi phí cần thiết để thực hiện giao dịch tài chính hoặc cung cấp dịch vụ cho khách
hàng. Các đầu ra theo cách tiếp cận này thể hiện các dịch vụ tài chính ngân hàng cung
cấp cho khách hàng và được đo lường bởi số lượng và loại giao dịch, số lượng văn bản
xử lý được hoặc các dịch vụ chuyên cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp khơng có số liệu lưu lượng giao dịch chi tiết thì thay thế bằng các dữ
liệu về tiền gửi, thu nhập cho vay, dịch vụ được cung cấp. Cách tiếp cận này chủ yếu
được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng cụ thể (Benston, 1965).
Theo cách tiếp cận trung gian: Các lý thuyết kinh tế vi mô truyền thống cho
rằng ngân hàng và công ty chỉ khác nhau ở đặc điểm hoạt động. Các ngân hàng sản
xuất dịch vụ trung gian tài chính thơng qua huy động vốn từ nền kinh tế để đầu tư vào
các tài sản sinh lãi. Cách tiếp cận này bao gồm cả chi phí hoạt động và lãi suất là yếu tố

đầu vào, trong khi các khoản vay và tài sản lớn khác được tính là kết quả đầu ra. Tuy
nhiên, có nhiều tranh luận về phương pháp này trong việc xác định tiền gửi phải được
coi là đầu vào hay đầu ra (Sealey và Lindley, 1977).
Theo Elyasiani và Mehdian (1990a, 1990b) và Mester (1987), đầu ra trong hoạt
động trung gian tài chính là tài sản của ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, vốn,
lao động và được xem như là yếu tố đầu vào. Khoản mục quan trọng nhất trong cơ cấu
lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi, phụ thuộc vào lượng cho vay. Do đó, khả năng
phát triển tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng trong các giai đoạn trung gian tài
chính. Nếu vốn cho vay được xem như là một sản phẩm thì đơn giá sản phẩm là lãi suất
cho vay. Ngồi ra, nguồn vốn đi vay là các khoản tiền gửi của các chủ sở hữu vốn. Do
đó, tiền gửi có thể được xem như là đầu vào để tạo ra các khoản vay như một sản phẩm
trong giai đoạn sản xuất. Đơn giá là lãi suất tiền gửi, và chi phí kinh doanh.
Cách tiếp cận hiện đại kết hợp và cải tiến từ hai cách tiếp cận trên khi đưa một
số hoạt động cụ thể của ngân hàng vào lý thuyết cổ điển. Nghiên cứu về việc xác định
các đầu ra trong hoạt động của NHTM đã hình thành nên nhiều phương pháp tiếp cận
hiện đại cụ thể hơn như: (i) Tiếp cận theo tài sản; (ii) Tiếp cận theo chi phí sử dụng;


7

(iii) Tiếp cận theo giá trị gia tăng; (iv) Tiếp cận theo phương diện hoạt động...(Frexias
và Rochet, 1997)
(i)

Tiếp cận theo tài sản (Sealy & Lindley, 1977) tương tự như cách tiếp cận trung

gian trong lý thuyết cổ điển khi tập trung vào vai trị trung gian tài chính giữa người
gửi tiền và người sử dụng tài sản cuối cùng của ngân hàng. Tiền gửi và các khoản nợ
khác, cùng với nguồn lực thực tế (lao động, vốn...) được xác định là đầu vào, trong khi
đầu ra bao gồm các tài sản của ngân hàng như cho vay, hoặc tiền đi gửi.

(ii)

Tiếp cận theo chi phí sử dụng (Hancock, 1985) xác định liệu một sản phẩm tài

chính là một đầu vào hay đầu ra dựa trên cơ sở mức độ đóng góp của vào doanh thu
rịng của ngân hàng. Nếu lợi nhuận tài chính trên một tài sản lớn hơn chi phí cơ hội của
vốn, hoặc nếu các chi phí tài chính của các khoản nợ phải trả ít hơn chi phí cơ hội thì
nó được coi là kết quả đầu ra. Ngược lại, nó được coi là yếu tố đầu vào.
(iii)

Tiếp cận giá trị gia tăng (Berger, Hanweck & Humphrey, 1987) xác định rằng

các số liệu trên bảng cân đối kế toán (tài sản hoặc nợ phải trả) như là đầu ra, đóng góp
vào giá trị gia tăng của ngân hàng. Ví dụ như, kinh doanh gắn liền với những nhu cầu
về nguồn lực thực. Nói chung, theo cách tiếp cận này, các hạng mục chính của các
khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn) và cho vay (ví dụ: cho
vay khách hàng, cho vay các TCTD, tiền gửi tại các TCTD khác) được xem như là kết
quả đầu ra vì chúng thể hiện giá trị gia tăng của ngân hàng. Các phương pháp tiếp cận
hiện đại tìm cách tích hợp thêm một số biện pháp đo lường rủi ro, chi phí đại diện và
chất lượng của các dịch vụ ngân hàng. Một trong những sáng tạo của phương pháp này
là đề cập đến chất lượng tài sản và xác suất thất bại của ngân hàng trong tính tốn các
chi phí bằng việc áp dụng một số chỉ tiêu của phương pháp CAMELS.
(iv)

Tiếp cận hoạt động (hoặc tiếp cận dựa trên thu nhập) (Leightner và Lovell,

1998) tương tự như cách tiếp cận sản xuất trong lý thuyết cổ điển khi xem ngân hàng là
đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo thu nhập từ tổng chi phí phát sinh cho
hoạt động kinh doanh. Theo đó, cách tiếp cận này định nghĩa các đầu ra của ngân hàng



8

là tổng doanh thu (từ lãi vay hoặc từ các hình thức cung cấp dịch vụ phi lãi suất khác)
và các đầu vào như tổng chi phí (lãi suất và chi phí hoạt động).
Từ các nghiên cứu trên, theo tác giả có thể khái quát khái niệm hiệu quả của
NHTM như sau: Hiệu quả của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu nhằm tối thiểu hóa
các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các yếu tố
khác trong các hoạt động trung gian tài chính và kinh doanh của bản thân NHTM như
huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ, để đạt được kết quả đầu ra tối đa.
2.1.2. Phân loại hiệu quả của NHTM
-

Phân loại hiệu quả của NHTM theo quan điểm hoạt động: Theo quan điểm

hoạt động, hiệu quả của NHTM tập trung vào hai hoạt động chính của NHTM: (i) Hiệu
quả sản xuất (Productive Efficiency) và (ii) Hiệu quả trung gian tài chính (Intermediate
Efficiency) (Das và Ghosh, 2006).
(i)

Hiệu quả sản xuất (Productive Efficiency) là sự kết hợp tối ưu nhằm tối đa

hóa sản phẩm đầu ra với một lượng tối thiểu yếu tố đầu vào trong bản thân các hoạt
động kinh doanh của NHTM. Đo lường hiệu quả sản xuất bao gồm việc xác định và
đánh giá hiệu quả chuyển hóa các yếu tố đầu vào (như chi phí hoạt động, chi phí lãi
vay, các chi phí vốn khác) thành các yếu tố đầu ra (thu nhập lãi, thu nhập phi lãi).
(ii)

Hiệu quả trung gian tài chính (Intermediate Efficiency) là mức độ hiệu quả


trong chức năng trung chuyển tài chính của NHTM giữa người gửi và người vay thông
qua đánh giá hiệu quả chuyển hóa các yếu tố đầu vào (như tiền gửi, chi phí hoạt động,
chi phí lãi vay, các chi phí vốn có liên quan) thành các yếu tố đầu ra (các khoản cho
vay, các tài sản tài chính khác)
-

Phân loại hiệu quả của NHTM theo quan điểm kinh tế: Theo quan điểm

kinh tế, hiệu quả của NHTM cũng như doanh nghiệp nói chung có hai thành phần là (i)
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) và (ii) Hiệu quả phân bổ (Allocative
Efficiency) (Farrell, 1957; Lovell, 1993)
(i)

Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) là tính hiệu quả trong q trình sản

xuất kinh doanh bằng cách tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào nhất định hoặc tối


9

thiểu hóa đầu vào để sản xuất ra một lượng đầu ra theo kế hoạch. Hiệu quả kỹ thuật
bao gồm hiệu quả theo kỹ thuật thuần túy (Pure Technical Efficiency-PTE) và hiệu quả
theo quy mô (Scale Efficiency-SE)
(ii)

Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency) là tính hiệu quả trong việc phân bổ

các loại chi phí đầu vào cùng lúc cho nhiều sản phẩm đầu ra trong hoạt động của
NHTM theo tỷ lệ tối ưu dựa trên cơ sở giá cả hiện hành.
-


Phân loại hiệu quả của NHTM theo quan điểm quản lý: Theo quan điểm

quản lý, Maudos và cộng sự (2002) nghiên cứu hiệu quả của NHTM theo (i) Hiệu quả
về chi phí (Cost Efficiency) và (ii) Hiệu quả về lợi nhuận (Profit Efficiency)
(i)

Hiệu quả về chi phí (Cost Efficiency) thể hiện hiệu quả quản lý của NHTM

trong tối thiểu hóa chi phí đầu vào, và được đo lường bằng cách so sánh chi phí thực
hiện với chi phí tối thiểu có thể được dùng để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định.
(ii)

Hiệu quả về lợi nhuận (Profit Efficiency) thể hiện hiệu quả quản lý của

NHTM trong việc tối đa hóa lợi nhuận và cũng được đo lường bằng cách so sánh lợi
nhuận của NHTM với lợi nhuận tối đa có thể thực hiện được trong điều kiện cụ thể về
giá cả đầu vào và giá cả đầu ra.
Như đã nêu trên, phân loại hiệu quả theo quan điểm hoạt động phù hợp với các
khía cạnh hoạt động cơ bản của NHTM. Trong khuôn khổ của đề tài lựa chọn đánh giá
hiệu quả các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc từ năm 2011-2014 theo quan
điểm hoạt động, bao gồm: Hiệu quả sản xuất (Productive Efficiency), và Hiệu quả
trung gian tài chính (Intermediate Efficiency)
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của NHTM
Theo Gul và cộng sự (2011), hiệu quả của NHTM chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố và được phân thành hai nhóm: Các yếu tố nội tại (Internal Factors) và các yếu tố bên
ngoài (External Factors). Theo đó, các yếu tố nội tại thể hiện các đặc điểm riêng của
NHTM, chủ yếu bị chi phối bởi các quyết định về quản lý và mục tiêu chính sách của
bản thân mỗi ngân hàng. Trong khi đó, Các yếu tố bên ngoài phản ánh các mối liên hệ



10

giữa NHTM với các thành phần kinh tế khác, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô
đến nền kinh tế cũng như môi trường pháp lý hoạt động của NHTM.
-

Các yếu tố nội tại (Internal Factors) của NHTM như:

(i)

Năng lực tài chính thể hiện ở tính quy mơ và khả năng mở rộng tài sản, nguồn

vốn của NHTM. Theo đó, năng lực tài chính của NHTM ảnh hưởng tích cực tới hoạt
động kinh doanh cũng như trung gian tài chính của NHTM như: huy động vốn, cho
vay, đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ tài chính,... (Gul và cộng sự, 2011)
(ii)

Khả năng sinh lời: Theo Dziobek và Pazarbasioglu (1997 và 1998), khả năng

sinh lời của NHTM được thể hiện bằng một số chỉ tiêu như tỷ lệ chi phí hoạt động/tài
sản, thu nhập lãi/tài sản và lợi nhuận/tài sản. Tái cấu trúc hoạt động tác động đến khả
năng sinh lời của NHTM bằng các biện pháp nhằm giảm chi phí, tăng thu nhập lãi và
tăng lợi nhuận, qua đó các ngân hàng có thể tăng vốn và khả năng phát triển của mình.
(iii)

Khả năng phịng ngừa và chống đỡ rủi ro của NHTM thể hiện qua việc tn

thủ theo các quy định về trích lập dự phịng rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các
quy định kiểm soát rủi ro để đảm bảo hoạt động của NHTM ở mức an toàn, ổn định

(Gul và cộng sự, 2011).
(iv)

Năng lực quản trị, điều hành phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,

trình độ lao động và cơ chế điều hành của bản thân NHTM để có thể ứng phó tốt trước
những diễn biến phức tạp của thị trường. Năng lực quản trị, điều hành được phản ánh
bằng khả năng giảm thiểu chi phí họat động trong kinh doanh để nâng cao năng suất sử
dụng các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất (Gul và cộng sự, 2011).
(v)

Khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ: Mỗi NHTM phải không

ngừng cải tiến nền tảng công nghệ thông tin để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng thể hiện ở khả năng
trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết cơng nghệ giữa các
ngân hàng và tính độc đáo của mỗi ngân hàng (Gul và cộng sự, 2011).
(vi)

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động của bất kỳ tổ chức

nào. Chất lượng của nguồn nhân lực phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu


11

kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp,
chun mơn cao sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô khách hàng, ngăn ngừa được
những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân
tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí họat động (Gul và cộng sự, 2011).

-

Các yếu tố bên ngoài (External Factors) như:

(i)

Nền tảng, cở sở pháp lý hoạt động của hệ thống NHTM thể hiện ở tính đồng

bộ, đầy đủ và phổ cập của hệ thống luật, văn bản dưới luật, việc chấp hành luật pháp và
trình độ dân trí (Gul và cộng sự, 2011). Khác với các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển, tại Việt Nam, mặc dù đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang kinh
tế thị trường nhưng hệ thống luật pháp cịn nhiều thiếu sót, do đó có thể tạo ra sự thiếu
niềm tin vào hệ thống NHTM. Môi trường pháp lý đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối
với các họat động kinh tế nói chung và đối với họat động của NHTM nói riêng, là cơ
sở tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống NHTM.
(ii)

Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước: NHTM là trung

gian tài chính giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến
động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt
động của NHTM. Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các NHTM, vì đây cũng là điều kiện giúp cho sản xuất của nền kinh tế diễn ra
bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp. Khi
nền kinh tế có tăng trưởng và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu
mở rộng họat động sản xuất, kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng, từ đó các NHTM
dễ dàng mở rộng họat động tín dụng của mình đồng thời giảm nợ xấu vì năng lực tài
chính của các doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, khi mơi trường kinh tế, chính
trị, xã hội bất ổn làm giảm hiệu quả của các NHTM.
(iii)


Ngoài các nhân tố bên ngoài nêu trên, các yếu tố khác như: tập quán, tâm lý, xã

hội, khuynh hướng tiết kiệm, đầu tư, trình độ dân trí… cũng là những nhân tố bên
ngồi tác động đến hiệu quả của các NHTM.


12

2.2.

Cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống NHTM

2.2.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống NHTM
Thuật ngữ “Tái cấu trúc” trong nguồn gốc Tiếng Anh là “Restructuring” được
sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trên thế giới từ thập niên 90 đến nay. Trong
lĩnh vực ngân hàng, phần lớn các đề tài thống nhất áp dụng theo cách sử dụng thuật
ngữ từ các nghiên cứu, báo cáo do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB) đã công bố.
Theo Waxman (1998) tại báo cáo “The legal framework for systemic bank
restructuring” của WB, thuật ngữ “Bank Restructuring” được sử dụng phổ biến khi nói
về tái cấu trúc của một ngân hàng cụ thể, còn thuật ngữ “Systemic Bank Restructuring”
là “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”. Theo đó, đối tượng của tái cấu trúc có thể bao
gồm: Hệ thống NHTM, NHTW, một NHTM hoặc chi nhánh ngân hàng cụ thể, hoặc tất
cả các thành phần của hệ thống ngân hàng. Cách sử dụng này cũng phù hợp với các đề
tài khác do WB hay IMF công bố của các tác giả như: Sheng (1996), Alexander và
cộng sự (1997), Dziobek và Pazarbasioglu (1998). Thống nhất với quan điểm của
Alexander và cộng sự (1997), cũng tại báo cáo này Waxman (1998) cho rằng, khi
những thất bại trong hệ thống ngân hàng có dấu hiệu lây lan làm ảnh hưởng đến hơn
20% tổng lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng, gói giải pháp về thể chế và quy định

dùng để giải quyết các ngân hàng yếu kém và đưa hệ thống ngân hàng trở nên mạnh
mẽ, bền vững hơn được gọi là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Tương tự như vậy, Dziobek và Pazarbasioglu (1997) cũng cho rằng, một nước
được coi là đang trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng nếu ít nhất một phần năm
tổng số tiền gửi trong hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng. Tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng không giống như tái cấu trúc một ngân hàng cụ thể mà theo Waxman (1998), tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng là một quá trình lâu dài bao gồm thực hiện hàng loạt các
giải pháp tiến bộ nhằm duy trì hệ thống thanh tốn quốc gia và khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng, đồng thời xử lý những vấn đề của hệ thống tài chính do khủng hoảng


13

hoặc có thể tác động lên tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển, việc kết hợp thực hiện các giải pháp với nhau có vai trị rất quan trọng.
Phạm vi các chương trình, kế hoạch của Chính phủ trong tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng bao gồm cả xác định ở tầm vĩ mô những nguyên nhân cơ bản của các vấn đề
mang tính hệ thống cũng như nỗ lực ở tầm vi mô để cải thiện giám sát ngân hàng, sửa
chữa những điểm yếu trong khung kế toán, pháp lý và quy định, và phục hồi chức năng
hoặc giải quyết các ngân hàng mất khả năng thanh tốn. Sự thành cơng hay thất bại của
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế một chiến lược toàn
diện để giải quyết tất cả những vấn đề này (Waxman, 1998).
Theo Dziobek và Pazarbasioglu (1998) tại báo cáo “Lessons from Systemic
bank restructuring” của IMF, Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu cải thiện
hiệu quả của cả hệ thống ngân hàng, đó là khơi phục thanh khoản và khả năng sinh lời,
cải thiện năng lực của hệ thống ngân hàng trong vai trị trung gian tài chính giữa người
gửi tiền và người đi vay, và khơi phục lịng tin của công chúng đối với hệ thống ngân
hàng. Theo đó, về cơ bản tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bao gồm: Tái cấu trúc tài
chính (Financial Restructuring), tái cấu trúc hoạt động (Operational Restructuring) và
nền tảng về cơ chế, thể chế cho tái cấu trúc (Legal Framework for Restructuring). Bên

cạnh đó, theo Nyberg (1997), tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có liên quan chặt chẽ với
tình kinh tế vĩ mô, một số vấn đề của hệ thống ngân hàng cũng có thể được giải quyết
thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tiền tệ hay chủ trương tái cấu
trúc doanh nghiệp.
Như vậy, từ những nghiên cứu trên, theo tác giả có thể khái quát về khái niệm
tái cấu trúc hệ thống NHTM như sau: Tái cấu trúc hệ thống NHTM là một quá trình
lâu dài bao gồm nhiều biện pháp về thể chế và quy định được áp dụng để khôi phục
thanh khoản, khả năng sinh lời, cải thiện năng lực trung gian tài chính, và khơi phục
lịng tin của cơng chúng đối với hệ thống NHTM nhằm mục tiêu giải quyết các NHTM
yếu kém và đưa hệ thống NHTM trở nên mạnh mẽ, bền vững hơn.
2.2.2. Nội dung tái cấu trúc hệ thống NHTM


×